Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 13/04/2007 18:14
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:Hi hi...lại một sự trùng hợp tình cờ nữa! :), quê ngoại của NT là Quảng Ngãi đó HXT à! Nhưng không phải là Đức Phổ- nơi mà HXT đã đến, mà là Sơn Tịnh, nơi có núi Ấn và trải dọc hạ lưu sông Trà Khúc. Mình đang định, sau những bài thơ về Huế, sẽ là những bài thơ viết về quê ngoại QN, trong topic " Một miền quê dấu yêu" đó! :)
Đọc đi đọc lại đoạn nói về tiếng Huế mà cứ buồn cười... Khoái chí nữa... Nhưng em thấy tiếng Huế nghe vẫn còn dễ, không đến nỗi hoàn toàn không nghe được như em đã từng khi đến Quảng Ngãi. Lần ấy em đến huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi... Em gặp một anh xe ôm giọng nói đã lai lai ngoài Bắc, phải nhờ anh ấy đi cùng để phiên dịch... Có lần đi vào chợ, mấy chị bán hàng nói ríu rít, em cứ "vâng vâng"... rồi có chỗ hình như không nên vâng thì vẫn "vâng dạ" khiến mọi người cười ầm. Nhưng người dân ở đó thì cũng dễ thương và hiếu khách lắm.
Ngày gửi: 14/04/2007 08:30
Ngày gửi: 14/04/2007 08:34
Ngày gửi: 15/04/2007 16:28
Ngày gửi: 15/04/2007 16:42
Ngày gửi: 15/04/2007 21:49
Ngày gửi: 16/04/2007 05:02
Nguyệt Thu đã viết:
:) Hi hi...Nói lan man bên topic thơ, rút cuộc cũng ..." bị la"! :D. HXT chuyển sang đây chắc là " an toàn" rồi hỉ? :P Có vậy, NT sẽ " yên tâm" mà rủ rỉ tiếp cho đến khi cả hai chị em chán thì thôi, nhỉ? :)
Cái giọng Huế trong các cuộc chuyện trò nhẹ nhàng thì nghe...tạm được! :D, Chứ cứ cho nó " thiên nhiên" như vậy lên Tivi hoặc Radio là lại khó nghe vô cùng. Không biết mọi người thì sao, chứ như NT , mỗi lúc xem một bộ phim nào có lồng tiếng Huế cho nhân vật là lại vừa xem, vừa nhăn mặt như lúc bị đau răng vậy! Những lúc ấy, thấy giọng Huế nó trọ trẹ làm sao, chướng chang thế nào ấy! NT đã từng gặp cái cảnh ngộ, mình thì nói mà người bán hàng xứ Bắc hay Nam bộ cứ ngẩn tò te, chẳng hiểu mình đang "mô - tê " những gì! :D Có điều, NT cũng công nhận rằng, ngôn ngữ Huế khá là đa dạng. Khi thủ thỉ tâm tình, người nghe cứ là mát lòng hỡi dạ. Khi đay nghiến , chì chiết ( người Huế vẫn gọi là " làm đày")- dù người nói không hề có vẻ chua ngoa, đanh đá- người nghe lại thấy cay đắng , tái tê đến tận từng tất lòng! Khi than thở, oán hờn thì da diết,não nuột. Có đứa con trai nào mà lại không mềm lòng khi nghe Mẹ than thở với chỉ riêng mình sau chái thổ công: "Con thương Mạ thì con bỏ hút thuốc cho Mạ nhờ. Con mà cứ hút ri, không ốm đau thì cũng ốm o xo bại, Mạ ngó con mà đau cả ruột đây nì!" ( Sở dĩ phải ra sau chái nhà để rầy la vì sợ " ba mi" nghe thấy, la thêm! :D). Có cô con gái nào mà lại còn nỡ lòng cãi bướng, khi hai Mẹ con vừa lo chuẩn bị bữa cơm chiều vừa rủ rỉ: " Mạ thấy cái thằng T. mà con quen hắn không ra răng hết, con trai chi mà tóc tai dài thoòng, móng tay thì để dài, gớm chết! Mai ngày lấy nó về có mà cơm đưa trà rước suốt đời chứ hắn chẳng đụng tay đụng chân mà chăm sóc con mô! Nghe Mạ đi con, thôi quách! ". :D
HXT mới tới Huế có một lần, chắc chưa nếm mùi "làm đày " của dân Huế? Ví như, HXT muốn mua một món hàng để mang về đất Bắc làm quà chẳng hạn, vào chợ Đông Ba, thấy "nói thách" cao quá, không mua, vậy là O ( hoặc Chị, Mệ gì đó) quở một câu: "Cái O ni thiệt lạ! Mới đầu sáng mà đã ám tui rồi, trả chi mà rẻ rứa, làm răng mà bán được! Hui miệng hui mồm, mì xưa mì xảy!". Hì hì, lúc đó kô biết HXT nghĩ răng hè?!:P
Có nghe người Huế khóc trong đám ma, mới thấy hết cái nỗi đau thế thái nhân tình ! ( Mà chắc chắn là phụ nữ rồi! :D ): " Hờ hờ hờ...cha hờ hờ hờ! Cha anh ơi! Anh đi mô mà vội mà vàng, để mạ con em chừ mạ góa con côi, chân yếu tay mềm, ăn chưa nên đoại, noái chưa nên lời,thân cô thế cô, nội xa ngoại cách... biết làm răng mà sống chừ... chớ à ...anh ơi!" :(
Nghe mà thảm thiết quá, HXT nhỉ?
Còn để chửi bậy, thì người Huế cũng đanh đá cá cày ra phết: " Cái mụ cô tam đợi, tứ đợi nhà thằng tê! Tau có làm chi động mã mi kô mà mi chọc tau rứa hả? Mi coi chừng, tau về nhà tau bới cái mã cha mi ra, đem trôi sông bỏ xó cho chó nó ngửi! " Hì hì, " ác liệt" chưa?!
Nhưng đó là đối với người ngoài, còn với " nội thân" trong nhà thì câu chửi thường...nhẹ nhàng hơn: " Ông nội mi nờ, bày cái trò chi lá lay rứa con?" , " Tổ cha mi! Con với cháu, răng dám nói với người lớn bằng cái giọng hỗn đẩu nớ hả?" . Riêng ông nội của NT thì lại có một câu chửi cháu thật độc đáo, NT chưa nghe người Huế khác dùng bao giờ...( mấy chị em trong nhà vẫn thường "tự hào" về cái câu chửi đó :D ) : "Cha mi máu tau! Con gái mà cả ngày cứ leo trèo khắp ngoài vườn, coi chừng họ nói là bà mụ bắt lộn đó con! Cha mi máu tau!" . Hì hì, cái điệp khúc này hồi nhỏ NT nghe mãi, riết rồi thấy như một câu hát!
Hôm nay " tản mạn" chừng đó đã, HXT đọc để cười vui, hôm khác lại " phiếm luận" khác nhé? :)
Ngày gửi: 16/04/2007 05:42
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
... Lần đấy bọn em cũng không tìm được mộ chú. Không hiểu chú nằm đâu trên những cánh đồng cằn cỗi này :-(.
Ngày gửi: 16/04/2007 07:22
Hoa Phong Lan đã viết:Hi hi hi... Tớ cũng giống HPL, đọc mãi bài của chị Nguyệt Thu mà cười rúc rích khiến cu Dế cứ tò mò mẹ cười cái gì. Phải nói chị ấy tả rất sinh động!
Vừa đọc vừa tủm tỉm cười, khiến ông bạn bên cạnh cứ dòm dòm rồi thấy ngứa ngáy khắp người vì ngồi gần thằng chập.
Nói đến Huế, lão Lan cũng đã đi qua đó rất nhiều lần, nhưng chưa một lần nào ở lại đó quá 1 ngày.
Con gái Huế cũng đã gặp nhiều, nhưng có lẽ chưa đủ lâu để hiểu được những điều như chị Nguyệt Thu viết.
Lão Lan từ trước tớ giờ chỉ tưởng tượng ra rằng: người Huế là những người luôn nhẹ nhàng mà không biết cáu giận... hì... hôm nay đọc bài này mới thấy mình quá tam thập rồi mà còn ngây ngô như trẻ 3 tuổi.
Một điểm thú vị nữa mà lão Lan nhận ra là người Huế dùng từ rất cầu kỳ nhưng bằng cách rất bình dân. Chẳng hạn như khi muốn nói "phía sau nhà" thì phải nói là "phía sau chái Thổ Công"... hì... ban đầu lão Lan chưa có hiểu... mãi về sau có đàn thỏ chạy qua lêu lêu mới hiểu. Hoặc như ông nội chị Nguyệt Thu cũng rất cầu kỳ khi chửi "cha mi máu tau"...
Còn cái câu "ăn chưa nên đoại" là sao? có phải giống như người Bắc nói: "ăn chưa no, lo chưa tới"...
Về sự khéo léo của con gái Huế thì lão Lan cũng được thưởng thức mấy lần rồi.
Một lần vào chợ Đông Ba chơi, ban đầu tính đi qua đó chơi thôi. Thế rồi do đứng ngắm hơi lâu chỗ hàng túi, nghĩ bụng "mấy cái túi xinh xinh, mua một cái tặng chị hai cũng hay" (hồi ý còn chưa cưới). Như đoán được ý của mình, cô bán hàng từ đâu xuất hiện xinh không kém gì mấy cái túi... hì... (mình mắc bệnh phong lưu). Chẳng hiểu cô ấy tán cái kiểu gì mình đồng ý mua một cái không hề mặc cả, lại còn nhờ cô ấy chọn giùm.
[/color][/size]
Ngày gửi: 16/04/2007 07:32
Hoa Phong Lan đã viết:Lão Lan nghĩ thế nào về chuyện tìm mộ qua nhà ngoại cảm như thế này? Tớ chẳng biết nên tin hay không tin, mặc dù cũng rất tin ở những khả năng kỳ diệu của con người... nhưng chỉ sợ thật giả lẫn lộn...Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
... Lần đấy bọn em cũng không tìm được mộ chú. Không hiểu chú nằm đâu trên những cánh đồng cằn cỗi này :-(.
Năm 1971 một chú hy sinh, mất xác, mất mộ phần. Mãi gần đây mới nhờ một nhà ngoại cảm ở HN (cậu Liên thì phải) tìm mộ qua điện thoại di động (cậu ngồi ở HN, gọi điện chỉ đường cho đoàn quân tìm kiếm). Năm đó tớ không có trong đội quân đi tìm kiếm vì đang ở nước ngoài. Gia đình tớ đã tìm được mộ của chú tớ được qui tập về nghĩa trang Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị. Bia mộ là "liệt sĩ vô danh". Đành phải tin là thật vì nó có rất nhiều sự trùng khớp mà người thường không giải thích được.
Ban đầu tính là tìm mộ, nếu tìm được sẽ qui tập về nghĩa tranh dòng họ ở quê. Nhưng khi tìm được rồi thì quyệt định là để nguyên bởi không có được 100% chắc chắn. Chỉ làm một cái bia thay cho cái bia "liệt sĩ vô danh".
Ông chú thứ hai thoát chết trong chiến tranh, có lẽ đây là kỳ tích của ông trời. Thành cổ Quảng Trị năm 1972, một cuộc cá cược đầy máu và nước mắt giữa hai bên cầm quyền "xem bên nào giữ được thành cổ?". 82 ngày đêm, quân đội Bắc Việt mỗi ngày nướng 1 đại đội để giữ thành. Mỗi đại đội là 100 người. Cứ đại đội này vào tiếp quản thì dọn xác của đại đội trước. Mãi tận 82 ngày, quân Bắc Việt mới thấy là mình ngốc. Một cái "ngốc" nực cười mà cười không nổi, một cái cười méo xệch đầy máu và nước mắt. Lấy mạng người làm mồi cho bom và phi pháo. Trong một lần dọn xác đồng đội, họ phát hiện một người còn thoi thóp thở, bị đè bên dưới lớp lớp xác đồng đội, tất cả các lỗ chân lông trên toàn thân đang rỉ máu. Họ đưa người chiến sĩ đó lên cáng đưa về hậu tuyến. Tuy nhiên họ nghĩ: "anh ấy cũng không thể thoát khỏi quỉ môn quan". Thế nhưng không biết ông trời làm kỳ tích, hay ý chí muốn sống của người chiến sĩ ấy đã tạo ra kỳ tích. Ba tháng sau, người chiến sĩ ấy đã trở về đến quê nhà, trên mình còn đầy thương tích, nhưng người chiến sĩ ấy còn sống. Người đầu tiên gặp là ông nội tớ, ông bán hàng nước, và ông không nhận ra anh bộ đội đến ngồi ở quán nước mà không nói chuyện. Từ dưới bếp, cô của tớ đi lên, nhìn thấy anh bộ đội đang nửa ngớ ngẩn kia rất giống em mình. Cô của tớ đã kêu lên: "ơ!... Trình", rồi chạy ra ôm chầm lấy em mà khóc tức tưởi.
Xuýt nữa tớ cũng đã không có mặt trên đời này vì chiến tranh. Cha tớ thoát chết trong vụ đánh bom bến phà Bãi Cháy năm 1972 cũng là một kỳ tích. Một vụ đánh bom chết tất cả, chỉ 2 người còn sống là 1 hành khách là cha tớ và một bác thợ máy của cái ca-nô đẩy phà.
Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối