Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

@ Chị Nguyệt Thu : "Hi hi...cái phim ấy, chị thích dến nỗi, cái họng bị viêm cả nửa tháng, vừa đỡ, giữa cuộc café với bạn bè lại...say sưa kể và phân tích. Kết cục là lãnh thêm nửa tháng uống kháng sinh!  
Kệ! Xem như đó cũng là "khi có thể thì làm điều mình thích" vậy!  "

Em khoái chị thật đấy. Nghĩ lại thấy tiếc vì em đã không làm điều mình thích chị ạ ,ví dụ như em rất thích cái phim ấy nhưng thường dạy học buổi chiều xong em hay phải đi làm thêm nên một vài tập  không xem được về nhà cứ phải hỏi lại con gái.Cái hôm tập cuối em có hẹn việc ,không dám huỷ về phải gọi điện cho nhỏ bạn tận Hà Nội để chia sẻ thông tin và cảm xúc.Em thấy bực nhất với con trai bà ấy đã cho rằng tại bà ấy mà vợ anh ta suýt sảy thai.Em thấy buồn vì mặc dù bà ấy trở về nhưng tất cả mấy đứa con đều không hiểu thực sự bà ấy muốn gì.
Và khi  mình đã trình bày rõ ràng điều mình cảm thấy ,điều mình mong muốn với người thân yêu  mà vẫn nhận được sự không thông cảm ,không hiểu thì thật đáng buồn.
Chị đã rất chí lí khi phân tích rằng chính chúng ta :những người cùng cảnh như bà ấy thấm thía nỗi khổ của bà ấy mà còn khó chấp nhận hành động của bà ấy thì nói chi đến con cái bà ấy :những người chỉ biết hưởng thụ sự chăm sóc của bà.
Để thay đổi một nếp nghĩ thì thời gian bao nhiêu lâu mới đủ khi nếp nghĩ ấy ăn sâu xuyên quốc gia chị ơi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
Lối cũ, ngẩn ngơ

... đến trước cổng nhà Ông Bà xưa... Dừng xe, ngồi trên yên, ngóng vào chiếc giếng xưa cuối sân - chiếc giếng Ông Nội xây năm mình ra đời, chiếc giếng mà có lần Ba mình điên tiết vì cô con gái ngỗ nghịch, cho vào chiếc tăng của lính, thòng xuống dọa cho chết khiếp! Cây hoa mộc góc vườn không còn, cây khế ngọt không còn, cây bát bát cũng không còn... Bao thứ khác không còn! Khu vườn của những trưa nghịch ngợm, chiều cổ tích và đêm tò mò khám phá...vườn hàng xóm, sao giờ nhỏ bé quá thế này? Người ta đã cắt đất bán bớt? Qua hơn 30 năm đổi chủ, giờ sao hiu hắt, lạ xa... Chẳng trách mình vẫn cứ chần chừ, cố tránh những lúc có dịp phải ghé về vùng đất cũ. Bởi mỗi lúc quay đi, lòng quá ngậm ngùi!

        Phải về thôi. Đến lúc phải về rồi. Nhưng đã định thì phải đi đến cùng cho ngày hoài niệm....

...

NT, Huế-01/12/2009
Nhà đệ cũng bán mất ngôi nhà chứa đầy kỉ niệm của tuổi thơ bọn đệ.
Đệ cũng đã xa nó 20 năm nay.
Mỗi lần về nơi ấy, thực sự chẳng dám đến gần nó, vì sợ rằng mình không muốn rời nó mà đi
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thanh Ngọc đã viết:
@ Chị Nguyệt Thu :

Em khoái chị thật đấy. Nghĩ lại thấy tiếc vì em đã không làm điều mình thích chị ạ ,ví dụ như em rất thích cái phim ấy nhưng thường dạy học buổi chiều xong em hay phải đi làm thêm nên một vài tập  không xem được về nhà cứ phải hỏi lại con gái.Cái hôm tập cuối em có hẹn việc ,không dám huỷ về phải gọi điện cho nhỏ bạn tận Hà Nội để chia sẻ thông tin và cảm xúc.Em thấy bực nhất với con trai bà ấy đã cho rằng tại bà ấy mà vợ anh ta suýt sảy thai.Em thấy buồn vì mặc dù bà ấy trở về nhưng tất cả mấy đứa con đều không hiểu thực sự bà ấy muốn gì.
Và khi  mình đã trình bày rõ ràng điều mình cảm thấy ,điều mình mong muốn với người thân yêu  mà vẫn nhận được sự không thông cảm ,không hiểu thì thật đáng buồn.
Chị đã rất chí lí khi phân tích rằng chính chúng ta :những người cùng cảnh như bà ấy thấm thía nỗi khổ của bà ấy mà còn khó chấp nhận hành động của bà ấy thì nói chi đến con cái bà ấy :những người chỉ biết hưởng thụ sự chăm sóc của bà.
Để thay đổi một nếp nghĩ thì thời gian bao nhiêu lâu mới đủ khi nếp nghĩ ấy ăn sâu xuyên quốc gia chị ơi!
Cái chi tiết cậu con trai trách móc mẹ mình cũng hay lắm! Cậu ấy rất yêu vợ, thương vợ (cái này hay, tính tốt :D) và quên mất Mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục mình! Nhưng em cứ nghĩ mà xem: đấy là lo-gic cuộc sống! Có ông con trai nào mà Mẹ còn chiếm vị trí độc tôn trong trái tim khi trong đó đã có một bóng hình phụ nữ khác? :DLúc nhỏ nghe Mẹ, lớn lên...nghe vợ mà! Hi hi...Nói thì nghe trái khoáy nhưng đó là thực tế cuộc sống mà các bà mẹ phải biết chấp nhận dù không thấy thế làm vui. Bởi vì nếu chịu khó nhìn lại chính mình, bà ấy cũng sẽ thấy lại mình cũng đã có thời là người nắm giữ trái tim của chồng mình chứ không phải cụ mẹ chồng! :)
Đã là quy luật thì phải chịu thôi! Ai đi ngược lại quy luật bất thành văn ấy sẽ đau khổ. Tốt nhất là nên điều hòa lại mối quan hệ Mẹ-con trai sau khi con đã có vợ, đừng có nhất nhất đòi: con phải thương mẹ hơn vợ con!:D

Cái hay của phim này là ở sự giáo dục của người cha với cậu con trai mình: ông ấy đem con trai ra quán rượu (cái này không hay nhưng nó là "văn hóa Hàn" :D), tâm tình. Chị nhớ câu này của ông ấy: Con à! Con thương vợ con nhưng con cũng cần phải biết thương cả người mẹ già nua của con nữa! Bởi vì mẹ con là người thương con nhất nhà, lo lắng cho con nhiều hơn ai cả.... Trời ơi! Một cách giáo dục ứng xử gia đình hay làm sao, giản dị mà hiệu quả làm sao! Sau cuộc nói chuyện ấy, cậu ấy đã nhận ra thái độ sai trái của mình, khi vì xót cho vợ mà to tiếng với mẹ!

Phim Hàn chị vẫn ít thích xem vì những chuyện tình tay ba sướt mướt. Nhưng phim bộ về đời sống gia đình, các mối quan hệ, những mâu thuẫn đời thường, cách hóa giải và thoại, đặc biệt gần gũi, đặc biệt nhân văn, chị lại thích xem, theo dõi. Và cũng như em, buổi nào chị không sắp xếp được để xem thì yêu cầu "người nhà" xem giúp (dù không thích, ngáp lên ngáp xuống) để kể lại cho chị nghe. Hi hi...:P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:
Nguyệt Thu đã viết:
Lối cũ, ngẩn ngơ

... đến trước cổng nhà Ông Bà xưa... Dừng xe, ngồi trên yên, ngóng vào chiếc giếng xưa cuối sân - chiếc giếng Ông Nội xây năm mình ra đời, chiếc giếng mà có lần Ba mình điên tiết vì cô con gái ngỗ nghịch, cho vào chiếc tăng của lính, thòng xuống dọa cho chết khiếp! Cây hoa mộc góc vườn không còn, cây khế ngọt không còn, cây bát bát cũng không còn... Bao thứ khác không còn! Khu vườn của những trưa nghịch ngợm, chiều cổ tích và đêm tò mò khám phá...vườn hàng xóm, sao giờ nhỏ bé quá thế này? Người ta đã cắt đất bán bớt? Qua hơn 30 năm đổi chủ, giờ sao hiu hắt, lạ xa... Chẳng trách mình vẫn cứ chần chừ, cố tránh những lúc có dịp phải ghé về vùng đất cũ. Bởi mỗi lúc quay đi, lòng quá ngậm ngùi!

        Phải về thôi. Đến lúc phải về rồi. Nhưng đã định thì phải đi đến cùng cho ngày hoài niệm....

...

NT, Huế-01/12/2009
Nhà đệ cũng bán mất ngôi nhà chứa đầy kỉ niệm của tuổi thơ bọn đệ.
Đệ cũng đã xa nó 20 năm nay.
Mỗi lần về nơi ấy, thực sự chẳng dám đến gần nó, vì sợ rằng mình không muốn rời nó mà đi
Tỉ cũng vậy đó. Nhìn lại thấy buồn, thấy nhớ bao kỷ niệm của một thời ấu thơ nơi ấy. Vậy mà giờ đã là của người ta, và mình nghiễm nhiên là kẻ xa lạ! :(

Tỉ kể thêm cho đệ nghe: hôm đó, có một ông đứng đằng xa xa, cách đó mấy nhà, thấy tỉ cứ đứng ngoài đường nhìn vào mảnh vườn trước nhà, đã tò tò đi tới, nhìn tỉ mà ánh mắt đầy vẻ e ngại! Chắc ngỡ tỉ là kẻ tọc mạch hay kẻ gian, "điều nghiên" địa điểm trước khi đồng bọn "tập kích" hay sao ấy. Hi hi...:D
Tuy ổng không hỏi nhưng tỉ "tự giác" khai: đây là nhà cũ của ông bà nội, nhân đi ngang qua có việc, ghé nhìn lại xem có đổi thay gì không thôi! Nghe vậy, ông ấy mới yên tâm bỏ đi! :)
Đệ có thấy cuộc đời...oái ăm không? :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Ở một xã hội như VN mình bây giờ, người ta như vậy cũng dễ hiểu thôi. Đệ không có chút khái niệm gì về thời "thuộc Pháp", qua một số tác phẩm văn học chỉ thấy được sự cơ cực của người dân. Tuy nhiên, bây giờ những người cơ cực như vậy đâu có thiếu. Nhưng những người của thời đó kể lại rằng hồi đó dân trí cao hơn bây giờ, có nghĩa là người ta không coi thường pháp luật như bây giờ.
Thực sự không hiểu ra sao nữa.
Nhưng nhìn lại thế hệ tương lai thì quả có thế thật.
Chuyện thế này tỉ ạ:
Một cô giáo dạy văn THCS kể với đệ rằng cô ấy quá chán cái trình độ cảm thụ văn học của học sinh, bao nhiêu kiến thức truyền đạt vào lỗ tai nó chui qua lỗ mũi rơi tiệt xuống đất.
Cô ấy làm một thử nghiệm là "đề bài: các em hãy viết thoải mái về những gì mà em yêu thích"
Kết quả nhận được là 80% số bài viết là về "game online" và đó là những bài viết hay hơn mức tưởng tượng. Cô giáo đó thực sự thấy "choáng" khi đọc những bài viết của những trò vốn "đội sổ", "tại sao lại có cảm xúc dồi dào đến vậy?".
Với cái trí tuệ chỉ dành cho "game" như vậy thì "dân trí" kém là phải thôi.

Nếu suy nghĩ xa hơn một chút thì những nhà cung cấp dịch vụ "game online" là những "công cụ" của quân xâm lược, hay có thể gọi bọn họ là những kẻ "bán nước", vì ít nhất 3 lý do:
1. Tiền đổ vào tài khoản "game online" chủ yếu là chạy vào túi bọn "xâm lược"
2. Dân nghiền "game" thuộc sử giặc hơn sử Việt
3. Dân nghiền "game" trở thành những kẻ sống trong "cuộc sống ảo" mất hết khả năng trở thành một QUỐC DÂN VIỆT NAM.

"cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai"

Hỡi những tên tham quan ô lại, lời người xưa các ngươi quên hết rồi sao?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

Nguyệt Thu đã viết:
Thanh Ngọc đã viết:
@ Chị Nguyệt Thu :

Em khoái chị thật đấy. Nghĩ lại thấy tiếc vì em đã không làm điều mình thích chị ạ ,ví dụ như em rất thích cái phim ấy nhưng thường dạy học buổi chiều xong em hay phải đi làm thêm nên một vài tập  không xem được về nhà cứ phải hỏi lại con gái.Cái hôm tập cuối em có hẹn việc ,không dám huỷ về phải gọi điện cho nhỏ bạn tận Hà Nội để chia sẻ thông tin và cảm xúc.Em thấy bực nhất với con trai bà ấy đã cho rằng tại bà ấy mà vợ anh ta suýt sảy thai.Em thấy buồn vì mặc dù bà ấy trở về nhưng tất cả mấy đứa con đều không hiểu thực sự bà ấy muốn gì.
Và khi  mình đã trình bày rõ ràng điều mình cảm thấy ,điều mình mong muốn với người thân yêu  mà vẫn nhận được sự không thông cảm ,không hiểu thì thật đáng buồn.
Chị đã rất chí lí khi phân tích rằng chính chúng ta :những người cùng cảnh như bà ấy thấm thía nỗi khổ của bà ấy mà còn khó chấp nhận hành động của bà ấy thì nói chi đến con cái bà ấy :những người chỉ biết hưởng thụ sự chăm sóc của bà.
Để thay đổi một nếp nghĩ thì thời gian bao nhiêu lâu mới đủ khi nếp nghĩ ấy ăn sâu xuyên quốc gia chị ơi!
Cái chi tiết cậu con trai trách móc mẹ mình cũng hay lắm! Cậu ấy rất yêu vợ, thương vợ (cái này hay, tính tốt :D) và quên mất Mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục mình! Nhưng em cứ nghĩ mà xem: đấy là lo-gic cuộc sống! Có ông con trai nào mà Mẹ còn chiếm vị trí độc tôn trong trái tim khi trong đó đã có một bóng hình phụ nữ khác? :DLúc nhỏ nghe Mẹ, lớn lên...nghe vợ mà! Hi hi...Nói thì nghe trái khoáy nhưng đó là thực tế cuộc sống mà các bà mẹ phải biết chấp nhận dù không thấy thế làm vui. Bởi vì nếu chịu khó nhìn lại chính mình, bà ấy cũng sẽ thấy lại mình cũng đã có thời là người nắm giữ trái tim của chồng mình chứ không phải cụ mẹ chồng! :)
Đã là quy luật thì phải chịu thôi! Ai đi ngược lại quy luật bất thành văn ấy sẽ đau khổ. Tốt nhất là nên điều hòa lại mối quan hệ Mẹ-con trai sau khi con đã có vợ, đừng có nhất nhất đòi: con phải thương mẹ hơn vợ con!:D

Cái hay của phim này là ở sự giáo dục của người cha với cậu con trai mình: ông ấy đem con trai ra quán rượu (cái này không hay nhưng nó là "văn hóa Hàn" :D), tâm tình. Chị nhớ câu này của ông ấy: Con à! Con thương vợ con nhưng con cũng cần phải biết thương cả người mẹ già nua của con nữa! Bởi vì mẹ con là người thương con nhất nhà, lo lắng cho con nhiều hơn ai cả.... Trời ơi! Một cách giáo dục ứng xử gia đình hay làm sao, giản dị mà hiệu quả làm sao! Sau cuộc nói chuyện ấy, cậu ấy đã nhận ra thái độ sai trái của mình, khi vì xót cho vợ mà to tiếng với mẹ!

Phim Hàn chị vẫn ít thích xem vì những chuyện tình tay ba sướt mướt. Nhưng phim bộ về đời sống gia đình, các mối quan hệ, những mâu thuẫn đời thường, cách hóa giải và thoại, đặc biệt gần gũi, đặc biệt nhân văn, chị lại thích xem, theo dõi. Và cũng như em, buổi nào chị không sắp xếp được để xem thì yêu cầu "người nhà" xem giúp (dù không thích, ngáp lên ngáp xuống) để kể lại cho chị nghe. Hi hi...:P
@chị Thu, chị Ngọc: Em không xem phim này nên không dám lạm bàn. Em chỉ muốn chia sẻ chút thôi: Em nghĩ đàn ông hay đàn bà cũng thế, đôi khi, đôi người vì người này mà quên mất người kia. Nhưng những người có tâm, có tình họ chỉ lãng quên trong một lúc nào đó thôi các chị nhỉ? Người phương Đông mình luôn coi trọng nề nếp gia phong mà...Tự nhiên em nhớ tới hai câu thơ của ai đó, em đọc đã lâu: "Anh lớn khôn nhờ đôi bầu sữa mẹ/ Lại dại khờ dưới vòm ngực của em" và em cũng nhớ tới bài thơ (đã phổ nhạc) "Người đàn bà thứ hai nữa"...Em góp chuyện tí các chị nhé!
Luôn mong các chị vui và hạnh phúc!
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

@ hoa cỏ : Câu thơ ai đó viết ngộ ghê,và đó cũng là một trong những biểu hiện của quy luật bất thành văn mà chị Thu nói đó em nhỉ.
@ Chị Thu : Cuộc nói chuyện giữa hai cha con em lại không xem ,nghe chị kể lại ,thấy hết bực rồi :p
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Hoa cỏ, Thanh Ngọc:

Có lẽ đó là thứ quy luật mà không ai muốn nó tồn tại, nhất là những bà mẹ! Và chị nghĩ, ngay cả các cậu con trai cũng không muốn chấp nhận sự thật này! Có thể không là tất cả (đời đâu có chuyện tuyệt đối!:)) nhưng cái chung nó thể hiện như thế. Các ông sẽ phản ứng khi nghe chị em mình nói thế này nhưng nếu nhìn sâu vào lòng, họ cũng sẽ nhận ra mình đã và đang như vậy. Hy vọng rằng, họ sẽ chạnh lòng cho mẹ-người phụ nữ đã sinh ra họ- mà khéo cư xử cho mẹ già đỡ thấy tủi thân! Và cũng hy vọng cả những nàng dâu nghĩ ra được điều này: đó là tương lai không xa của chính mình, khi những đứa con trai của mình lớn lên, thoát ra khỏi vòng tay mẹ, sà vào vòng tay vợ! :D Có thể nghĩ đến điều này, các cô sẽ hiểu và thương hơn mẹ chồng để...gượng nhẹ được trong mọi ứng xử chăng?

Chị nhớ một câu chuyện nhỏ trong đời thường mà chính chị gặp.

Một lần, nghe một cô đồng nghiệp (khá lâu rồi) than phiền chuyện đức ông chồng "cái gì" cũng muốn đưa về cho mẹ, giấu giấu giếm giếm. Chị đã cười và hỏi "lẩn thấn" một câu: Nếu một ngày nào đó, con trai bạn lớn lên, nàng dâu của bạn cũng không muốn chồng nghĩ nhiều đến mẹ, kiểm soát gắt gao việc chòng đưa về cho mẹ món quà này, tiền nọ, liệu lúc đó bạn có nổi giận mà gào lên rằng: "ai nuôi mi lớn lên, cho mi thành người, thành tài, đủ lông đủ cánh để chừ chỉ biết có vợ không rứa?!" Và :nếu bạn là người chủ động bàn với chồng chuyện chu cấp cho mẹ chồng, chuyện mua sắm cho mẹ khi cái áo, lúc món quà bằng tấm lòng thơm thảo, liệu chồng bạn có phải khổ sở vì phải giấu vợ mà lo cho mẹ thế không?
Hôm ấy cô bạn này không nói gì. Cả sau này, chị không thấy cô ấy giở chuyện như vậy ra than thở ở cơ quan nữa! Không biết rồi có đỡ hơn chút nào hơn trong cái cách mà cô ấy "quản lý chồng" chăm lo cho mẹ!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

@ Chị Nguyệt Thu ,hoa cỏ: Em nghĩ rằng nếu người đàn ông nào yêu quý mẹ mình thì người đó cũng mới yêu quý vợ chị ạ.Còn đâu đó có người chỉ yêu quý vợ mà không yêu quý mẹ thì tình yêu ấy chưa đến hồi kết đâu ,cái cách mà anh ta yêu vợ  nghĩ cho cùng cũng là vì cái tôi ích kỷ của anh ta thôi. Người chồng cô đồng nghiệp của chị chắc sẽ rất vui khi vợ mình thay đổi chị ạ.
Có những điều đơn giản mà có khi ngộ ra được thì quá muộn màng.Có những điều xưa như trái đất mà luôn mới với những người chưa biết phải không chi và hoa cỏ ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cuộc đời mà em! Chuyện gì cũng có thể có và không có điều gì hoàn toàn tuyệt đối! Con người cũng mang thêm một cái tật "trời cho": đó là chỉ khi thấy gần mất đi cái đáng quý, người thương yêu thì mới sực thấy mình đã bỏ qua nhiều điều, đã quá sơ sài, đã không kịp làm những việc cần làm, nên làm, lẽ ra phải làm... Rồi ân hận muộn màng, rồi day dứt, hối tiếc...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối