Trang trong tổng số 14 trang (139 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY
Nguyễn Tiến Hưng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgmlYrZvlxfQy2NEhD59EvxsVSE8VB8ZU7hqhniiePBQLiqVYOnbPcogrOIhI059Gsix1ab9J6GfsbJ7vUpeBdlnyhoqP30Cibuyv58P3eH_Cr6gKhPp9sNoZOvl6_QfojI2AZ7ILdHnc1eTMI3Ii9CiOq7eHaXaMleaDXoYP3FRQczr_ODVrhAgF4iVCJA/w640-h312/612.PNG
CHƯƠNG 20
Những bài học từ cuộc chiến Việt Nam


Bài học cho Mỹ
Về những bài học của cuộc chiến, có nhiều tác giả đã đưa ra những bài học cho Mỹ, cả về quân sự, chính trị, lẫn ngoại giao. Vắn tắt, một số bài học quan trọng được tóm gọn như sau:
Về quân sự:
- không thể chỉ dùng sức mạnh của vũ khí để theo đuổi một mục tiêu chính trị;
- quân đội Mỹ không được tổ chức thích hợp cho chiến tranh du kích;
- khi có quyết định bước vào cuộc chiến, lãnh đạo không nên trói tay quân đội và phải ủng hộ hết mình; vừa đánh vừa rụt rè là chỉ có thất bại;
- những bài học về chiến thuật và khí giới thì đã quá nhiều và ngày nay đang được áp dụng. Thí dụ như từ sau chiến tranh Việt nam, chưa có máy bay B-52 nào bị bắn rơi. Và những bài học về du kích chiến thì đang được sử dụng vào chiến tranh chống quân khủng bố (terrorister).
Về chính trị:
- Dân chúng Mỹ không chịu đựng được một cuộc chiến kéo dài; khi thương vong lên tới trên 1,000 một tháng là tâm lý nhân dân lên cơn sốt;
- đừng can thiệp quá nhiều vào nội bộ chính trị của đồng minh;
- đừng Mỹ hoá chiến tranh;
- đừng đặt quá cao mục đích của Mỹ khi bước vào cuộc chiến;
- đừng thổi phồng lên những thắng lợi ở chiến trường, nó có tác động nâng cao triển vọng của nhân dân, để rồi họ vỡ mộng khi được phanh phui là không đúng; vì báo chí, truyền thông Mỹ thường hay đưa tin tức, bình luận chứng minh ngược lại với những tuyên bố hay lập trường của Chính phủ; và
Về ngoại giao:
- Phải quốc tế hoá chiến tranh qua Liên Hiệp Quốc, hoặc kéo theo nhiều đồng minh;
- Phải giữ tính nhất quán của Hoa kỳ trong việc biện hộ cho mục tiêu của cuộc chiến, đừng có thay đổi mục tiêu liên tục;
- Trong một xã hội dân chủ, mở rộng như Mỹ, nếu Tổng thống chỉ dựa vào một hai viên chức để làm chính sách về ngoại giao là rất nguy hiểm; và
- Đừng bội tín; phải giữ được niềm tin của các nhà lãnh đạo những quốc gia khác; đừng dối trá, nay thế này mai thế khác.
Điểm cuối cùng hết sức quan trọng. Nhiều khi nó còn là yếu tố quyết định giữa chiến tranh và hoà bình. Về điểm này, các cấp lãnh đạo tối cao của Hoa kỳ như Tổng thống Nixon, Tổng thống Ford, đã phải công nhận rằng sự thất bại ở Việt nam làm tổn hại rất nhiều tới uy tín của Hoa kỳ. Vì vậy, cho dù việc giải kết, tháo chạy khỏi Miền Nam là điều có lợi cho nước Mỹ đi nữa, nó cũng chỉ là ích lợi ngắn hạn, vào thời điểm đó. Về lâu về dài, nó đã làm tổn hại tới độ tin cậy (credibility) của chính sách ngoại giao cũng như uy tín Hoa kỳ không ít. Chính Henry Kissinger cũng phải nhận định rằng chỉ sáu tháng sau chiến tranh Việt nam, phía Cộng sản đã dùng chiến tranh du kích bung ra tại Phi Châu, Afghanistan; và ba năm sau, Chính phủ của quốc vương Iran là đồng minh của Mỹ đã sụp đổ, làm mất hẳn thế quân bình ở Trung Đông. Ảnh hưởng của biến cố này còn kéo dài cho tới ngày nay. Khi quốc vương Shah còn ngồi đó thì đâu có chuyện Saddam Hussein xưng hùng xưng bá, và đâu có thù địch nước ngoài nào dám tấn công thẳng vào ngay Ngũ Giác Đài và Trung Tâm Thương Mại Quốc tế ở New York? Suýt nữa còn phá hoại cả vào Quốc hội hay Toà Bạch Cung. Cũng chính Kissinger đã đặt câu hỏi có phải sự sụp đổ của quốc vương Iran là do chính ông ta mất tin tưởng vào Mỹ hay không?
Và phe chống đối ông Shah đã bắt đầu coi thường Mỹ đến độ còn bắt ngay cả 52 nhân viên Toà đại sứ Mỹ ở Teheran làm con tin vào tháng 10, 1979. Tổng thống Carter cho trực thăng bí mật vào cứu, nhưng đã hoàn toàn vô ích; và ông đã thất bại trong kỳ tuyển cử nhiệm kỳ hai vào năm 1980. Khủng hoảng này kéo dài tới hơn một năm. Sau khi ông Reagan lên Tổng thống (tháng 1, 1981), những con tin mới được thả.
Về việc các chính khách khối A rập nghi ngờ về mức độ tín nhiệm của Hoa kỳ, tôi chỉ nhắc lại một câu chuyện xảy ra vài tháng trước khi Miền Nam sụp đổ. Khi viện trợ Mỹ bị cắt gần hết, Chính phủ VNCH gấp rút xúc tiến việc vay tiền xứ Saudi Arabia như Quốc vương Faisal đã hứa (trước khi ông bị người cháu hạ sát). Ngoại trưởng Bắc đi thương thuyết để sớm giải ngân. Ông Bắc nói với Tổng trưởng dầu lửa Sheik Yamani rằng: "Mỹ đã không viện trợ cho chúng tôi như đã cam kết trong văn bản". Ngỡ ngàng, ông Yamani lắc đầu, hỏi: "Làm sao khi chủ tịch của một công ty đã ký kết một tài liệu, rồi người kế vị ông ta lại nói: Tôi không biệt gì về chuyện đó hết".
Bởi vậy, thực ra, cái giá Mỹ phải trả cho việc tháo chạy khói Miền Nam là quá lớn.
Nơi đây, ta có thể rút tỉa một bài học về độ tin cậy quan trọng Hoa kỳ: đó là khả năng duy trì, hay khả năng bền (sustainabitity) của những cam kết do Tổng thống đối với đồng minh. Các nhà chính trị học cần nghiên cứu cho kỹ điểm này: khi Tổng thống Hoa kỳ hứa hẹn bằng lời nói miệng hay trên văn bản, liệu những cam kết đó có khả năng bền vững có kéo dài được lâu hay không? Liệu nó có còn hiệu lực khi hoàn cảnh chính trị thay đổi, thí dụ như có một Tổng thống mới hay một Đảng cầm quyền khác? Hay hoàn cảnh kinh tế thay đổi, thí dụ như lạm phát cao, thất nghiệp nhiều, khủng hoảng kinh tế? Nếu không, thì giá trị của những cam kết đó như thể nào? Khi hứa hẹn như vậy, Tổng thống Mỹ có nên hay không nên thêm một câu: "Những cam kết này chỉ có giá trị bao lâu tôi còn ngồi trong Toà Bạch Ốc", hoặc những cam kết này sẽ không còn giá trị khi hoàn cảnh kinh tế xã hội, chính trị của Hoa kỳ thay đổi?"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[2]
Bài học cho các đồng minh
Nếu những bài học cho Mỹ đã được nhiều tác giả bình luận thì những bài học cho các đồng minh của Mỹ lại chỉ được các nhà lãnh đạo quốc tế rỉ tai nhau và truyền miệng về những nhận xét của họ.
Bài học thứ nhất cho một đồng minh của Hoa kỳ là nên nhận định rõ ràng vấn đề quyền lợi. Lý do quan trọng nhất mà Hoa kỳ nhảy vào một cuộc chiến là quyền lợi của Hoa kỳ. Những mục tiêu khác như bảo vệ nhân dân, tranh thủ nền độc lập, hay xây dựng dân chủ (cho VNCH hay Iraq, hay Afghanitan) thì chỉ là thứ yếu. Năm 1965, trước khi cho TQLC đổ bộ vào Đà Nẵng (ngày 6 tháng 3), trong một cuộc họp mật và cao cấp tại Washington, D.C. vào tháng 1, 1965, Bộ trưởng quốc phòng Robert Mcnamara và thứ trưởng Mcnaughton đã nói toạc ra là mục liêu của Mỹ "không phải là để giúp một nước bạn thắng là để ngăn chặn Trung Cộng".(1)
Về việc đưa quân vào Việt nam, trong buổi họp ngày 24 tháng 3, 1965, Mcnaughton còn tính toán rõ ràng về mục đích của Mỹ theo phần trăm như sau:
- 70% là để tránh một sự thất bại làm bẽ mặt cho Mỹ;
- 20% để giữ Miền Nam khỏi rơi vào tay Trung Cộng; và
- 10% để cho nhân dân Miền Nam được tự do, hạnh phúc (2).
Thứ hai, quyền lợi về kinh tế là bền vững, lâu dài; quyền lợi về chính trị hay ngoại giao chỉ là giai đoạn. Nó chỉ tồn tại vào thời gian nào đó mà thôi. Hoa kỳ can thiệp vào chiến trường Việt nam trong thời điểm lúc cường độ chiến tranh lạnh còn đang lên cao. Tới lúc bắt đầu "détente", giảm căng thẳng được với Liên Xô thì quyền lợi đó cũng bắt đầu giảm. Tới khi Tổng thống Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông (tháng 2, 1972) thì quyền lợi đó coi như đã chấm dứt.
Ngày nay, trong chiến tranh vùng Vịnh chẳng hạn, mục đích là dẹp được Saddam Hussein vì nhiều lý do, đầu tiên là vì Saddam sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD), không tìm được khí giới này thì viện lý do là vì Saddam dính líu với bọn phá hoại Al Qaeda. Khi bằng chứng dính líu cũng không rõ, thì tới nhu cầu xây dựng dân chủ bên Trung Đông. Nhưng còn mục đích khác, rất quan trọng và liên hệ trực tiếp tới quyền lợi của Mỹ là phải làm giảm đi mối đe doạ của Iraq đối với Do Thái. Do Thái là tiền đồn dầu lửa ở Trung Đông. Dẹp xong Saddam rồi, và khi đe doạ về dầu lửa đã giảm bớt, sớm muộn thì quân đội Mỹ cũng sẽ phải rút về. Và muốn rút, trước hết phải có tổng tuyển cử để xây dựng dân chủ. Vì có dân chủ thì nhân dân Iraq mới "thi hành quyền tự quyết của mình" được. Bầu cử xong, Chính phủ Iraq phải sớm "phát triển những sức mạnh sẵn có của mình". Bởi vậy, quân đội và cảnh sát Iraq phải trưởng thành sớm để tự đối diện với quân phản loạn.
Khi chúng tôi đọc đoạn này lấn cuối cùng trước khi in sách (tháng 2, 2005) đã nghe Tổng thống Bush tuyên bố là "Iraq phải tự hảo vệ lấy chính mình" ("Iraq must defend itself"); và có tin là Mỹ cũng sắp sửa rút 15.000 quân về).
Thứ ba, về lâu về dài, thực quyền là ở Quốc hội Hoa kỳ. Theo quy định của Hiến Pháp, Quốc hội có quyền "khuyến nghị và ưng thuận" (advise and consent). Như vậy, khi nào Tổng thống Mỹ có đảm bảo điều gì thì lãnh đạo đồng minh phái yêu cầu ông thông báo cho Quốc hội để yêu cầu họ đồng ý, chớ có hứa hẹn trong bí mật. Về điểm này, Đài Loan đã học được kinh nghiệm từ Việt nam, nên dù phía hành pháp có hứa hẹn là sẽ không để cho Trung Cộng thôn tính bằng võ lực, Đài Loan đã cố gắng vận động để Quốc hội Mỹ ra một đạo luật vào năm 1979 là sẽ trợ giúp Đài Loan để tự vệ; Tuy nhiên, dù Quốc hội có ưng thuận, và Quốc hội thường hay chấp thuận những yêu cầu của Tổng thống nào lúc ban đầu cuộc chiến, nhưng rồi dần dần sẽ giãn ra khi bắt đầu có nhiều thương vong và tốn kém lên cao. Họ sẽ đặt vấn đề "được gì, mất gì?" Quốc hội nắm cái túi tiền, đó là quyền biểu quyết về ngân sách, đặc biệt là ngân sách quốc phòng. Dĩ nhiên, khi có một Tổng thống mạnh và cương quyết, ông sẽ có khả năng thuyết phục Quốc hội tiếp tục chi tiền như trường hợp Tổng thống George W. Bush hiện nay (2004-2005) trong kế hoạch tài trợ cho chiến tranh Iraq. Nhưng nếu ông không sớm giải quyết vấn đề thì sự ủng hộ sẽ kéo dài được bao lâu?
Phản ứng của Quốc hội Mỹ về chiến tranh Việt nam là một thí dụ điển hình. Tôi còn nhớ rất rõ ràng: ngày 2 tháng 8, 1964, khi xem TV thì thấy phát ngôn viên Bạch Ốc thông báo cho dân chúng Mỹ: tầu tuần tiễu (PT boats) của Bắc Việt phóng ngư lôi vào tầu USS Maddox của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ"; hai ngày sau, 4 tháng 8, lại thấy nói: có cuộc tấn công lần thứ hai, lần này vào cả hai tầu USS Maddox và USS Tumerjoy. Dù rằng sự việc này không hoàn toàn chắc chắn, và về sau đã có nhiều chứng cớ cho thấy việc phóng ngư lôi lần thứ hai là không đúng, Tổng thống Johnson cũng đã được Quốc hội lập tức thông qua một quyết định cho phép Tổng thống làm tất cả mọi biện pháp để đẩy lui bất cứ tấn công nào vào quân lực Hoa kỳ và đảy lui mọi gây hấn". Nhà báo nổi tiếng James Reslon của tờ New York Times đã bình luận ngay rằng "quyền hạn trao cho Tổng thống như vậy là quá rộng, vì nó có nghĩa là Quốc hội đã chấp thuận bất cứ biện pháp quân sự nào, ở bất cứ chỗ nào tại Đông Nam Á, gồm cả những biện pháp quân sự để yểm trợ bất cứ quốc gia nào trong Liên minh Đông Nam Á (SEATO)". Và việc chấp thuận lại đồng nhất: số phiếu ở Hạ Viện là 466-0; và Thượng Viện: 88-2 (chỉ có hai nghị sĩ: Gruening và Morse bỏ phiếu chống).
Từ lập trường ủng hộ mạnh mẽ như vậy, Quốc hội đã dần dần đi tới quyết định chống đối hoàn toàn. Liên hệ tới điểm này:
Thứ tư những tuyên bố về quyết tâm của Tổng thống Mỹ thì cũng chỉ có tính cách giai đoạn. Thí dụ như những tuyên bố rằng "Chúng tôi sẽ theo đuổi tới cùng" (We will stay the course) hay "Chúng tôi sẽ ở lại bao lâu còn phải ở lại" (We will stay as long as we have to"). Dù Tổng thống Mỹ có tuyên bố như vậy về chiến tranh Việt nam hay chiến tranh Iraq, thì cũng phải hiểu đây là rất tương đối. Dù thực sự có muốn làm như vậy, Tổng thống Mỹ cũng khó mà thi hành được. Nhân dân Hoa kỳ thường không nhẫn nại đủ để tiếp tục ủng hộ Chính phủ trong những cuộc xung đột kéo dài. Ngoài ra còn tình hình kinh tế, xã hội trong nước. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa do chiến tranh Do-thái A Rập vào mùa Thu 1973, kinh tế Mỹ chịu cảnh thất nghiệp, lạm phát cao, nhân dân lại càng chống đối việc viện trợ cho nước ngoài;
Thứ năm, phía đồng minh nên nhớ rằng trong một hệ thống dân chủ cao như Hoa kỳ, quyền hành tất nhiên là phân tán. Ngay trong nhiệm kỳ của một Tổng thống, vẫn có nhiều phe phái. Nói chung là được phân ra làm hai: phe bồ câu và phe diều hâu. Do đó, thường có những bất đồng ý kiến giữa các lãnh đạo dân sự ở Bộ Quốc phòng và Ngoại giao. Rồi còn phía tướng lãnh quân đội, phía CIA. Nhiều lúc đồng minh phải nhận những tín hiệu đối nghịch từ các phe phái khác nhau. Nhớ lại lúc Miền Nam đi vào giai đoạn hạ màn chẳng hạn, giới Quốc phòng thì thông báo không thể gửi thêm quân viện, trong khi toà Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao thì trấn an là đừng quá lo còn chúng tôi ở đây cơ mà. Bởi vậy, về chính sách, khi ta nói "Mỹ thế này, Mỹ thế khác" là thiếu phần chính xác. Phải đặt câu hỏi "Mỹ thuộc phía nào? "Mỹ" là những ai? và như vậy, đồng minh không nên ỷ y, tưởng là nếu đã nhận được những hứa hẹn của Tổng thống, hay của Tổng trưởng quốc phòng hay Ngoại giao là tốt rồi. Khi lãnh đạo của đồng minh được mời tới thăm viếng Quốc hội Mỹ chẳng hạn, và đọc diễn văn này nọ (như Tổng thống Diệm -1956, hay Tổng thống Afghanistan Kazai - năm 2002, hay Thủ tướng lâm thời Iraq Allawi - tháng 9, 2004) thì chỉ nên nghĩ rằng đây là tượng trưng một sự ủng hộ tương đối. Nhiều khi nó chỉ là một hành động ngoại giao, không có nhiều trọng lượng về thực chất. Tôi cũng còn nhớ hồi 1956, sau khi Tổng thống Diệm được mời sang Mỹ, và đọc diễn văn trước Quốc hội (bác Trịnh Văn Chẩn, đài VOA đi theo, có kể lại là ông Diệm đọc bài diễn văn bằng tiếng Anh nhưng với giọng Huế, Quốc hội hiểu rất ít, nhưng cứ đứng lên vỗ tay vui vẻ). Khi trở về Sài gòn, uy tín ông Diệm lên rất cao; mỗi khi tôi đi xem xi nê là thấy phần tin tức (trước phim chính) cứ chiếu đi chiếu lại cảnh ông Diệm được đón rước long trọng tại New York, và đặc biệt là ông diễn thuyết được Quốc hội Mỹ hoan hô. Không những ông Diệm mà đa số nhân dân, trong đó có tác giả, đều nghĩ rằng: Mỹ ủng hộ như thế này thì chắc ăn quá rồi.
Bởi vậy, điều cần thiết là phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ, giới truyền thông, và thành phần trí thức (tại các đại học và những viện nghiên cứu). Họ là những người vận dụng quần chúng bén nhậy. "Vận động hành lang" (lobby) tại Quốc hội Mỹ là nỗ lực không thể thiếu được (nên ghi nhận thành công của Do Thái, Đại Hàn, Đài Loan trong công tác này);
Thứ sáu, phía đồng minh nên đề cao cảnh giác về cá nhân, tư tưởng và quá trình của một vài viên chức nào có quyền hành tại Washington, vào từng thời điểm. Nếu có một quan chức được Tổng thống tin cậy, thì người này sẽ khuynh loát để đánh bạt đi những lập trường khác và áp đặt giải pháp của mình. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Ngoại trưởng Foster Dulles được Tổng thống Eisenhower tín cẩn, đã gạt đi những chống đối, hết sức ủng hộ Tổng thống Diệm. Tới Tổng thống Kennedy, rồi Tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Dan Rusk và Bộ trưởng quốc phòng Mcnamara rất mạnh, mang quân ồ ạt vào Việt nam dù có nhiều quan chức bất đồng ý. Thời Đệ nhị cộng hoà, một mình Cố Vấn An Ninh (sau này kiêm luôn cả chức Ngoại trưởng) Henry Kissinger được Tổng thống Nixon và Ford hoàn toàn tin cậy, đã thao túng chính sách ngoại giao của cả một cường quốc; và nắm quyết định then chốt về Việt nam như đã được tổng kết trong cuốn sách này.
Thứ bẩy, là sự xoay chiều của chính sách ngoại giao Hoa kỳ mỗi khi có bầu cử Tổng thống. Vào thời điểm đó, Hoa kỳ sẽ có tác động mạnh vào phía đồng minh đang dính líu với mình, để đi theo chiều hướng những thay đổi về chính sách. Sớm là vào năm trước năm tuyển cử. Muộn là vào cuối hè chính năm tuyển cử, lúc hai Đảng họp chọn ứng cử viên Tổng thống. Vào thời điểm đó, áp lực từ nhân dân, báo chí chống đối sẽ lên rất mạnh, ứng cử viên nào muốn được bầu thì phải đưa lập trường hoà bình, thịnh vượng ra cho rõ. Vị Tổng thống đương nhiệm thì phải hứa chắc chắn sẽ giải quyết những khó khăn mà vẫn giữ được danh dự, quyền lợi cho Mỹ. ứng cử viên đối lập thì đả kích, nói là Tổng thống đương nhiệm đã lầm lỡ và mình sẽ giải quyết tốt hơn. Phải chăng bài học Việt nam là Mỹ nên có nhiều đồng minh ủng hộ, cũng đang được áp dụng vào chiến tranh Vùng Vịnh hiện nay? Trong kỳ tranh cử 2004, cả hai ông Bush và Kerry đều có lập trường quốc tế hoá chiến tranh Iraq.
Gần đến ngày bầu cử, vị Tổng thống đương nhiệm còn phải làm cho viễn tượng hoà bình được sáng tỏ lên. Cũng trong kỳ tranh cử năm 2004, vào mùa thu năm 2003, Chính phủ Bush đã tuyên bố là sẽ trao trả quyền hành cho Iraq vào cuối tháng 6, 2004, làm cho những người lãnh đạo mới của Iraq (được Mỹ ủng hộ) rất lo ngại, nhưng cũng phải đồng ý. Ảnh hưởng của bước đi này là làm giảm sự lo sợ của nhân dân Hoa kỳ về chuyện sa lầy. Rồi việc chuyển giao quyền hành lại cũng đã được thực hiện vào lúc bất ngờ: hai ngày trước ngày đã ấn định. Báo chí đăng tin rầm rộ. Gần đến ngày bầu cử, Toà Bạch Ốc lại tuyên bố sẽ rút mấy chục ngàn quân từ các địa điểm ngoại quốc về Mỹ. Washington còn công bố lịch trình bầu cử tại Iraq (cuối tháng 1, 2005). Phải có bầu cử thì mới có dân chủ. Như ở lên đã nhận xét, có dân chủ rồi thì việc trao trả lại trách nhiệm cho người bản xứ là việc dĩ nhiên. Bầu cử xong thì chẳng mấy lúc nữa, báo chí, chính khách Mỹ sẽ biện luận rằng: nước là của họ, Chính phủ là của họ, nhân dân là của họ, và an ninh là việc họ phải tự lo: phải "Iraq hoá" (như "Việt nam hoá");
Thứ tám, khi Hoa kỳ rút đi, nếu lực lượng đối nghịch chiến thắng thì rất có ít hy vọng là một số đông nhân dân của nước đồng minh sẽ được giúp di tản, và đó là bài học vào lúc sụp đổ của Miền Nam Việt nam. Tại sao như vậy?
Thứ nhất, khi rút đi tức là đã có quyết định dứt điểm, và như vậy ít ai muốn sự có mặt của người tỵ nạn vì nó sẽ nhắc nhở mãi về quá khứ; thứ hai, ít nhà lãnh đạo nào muốn đưa thêm nhân lực vào Mỹ để cạnh tranh thêm về công ăn việc làm; và thứ ba, là ảnh hưởng về ngân sách. Phải chăng sự tốn kém vì chiến tranh Việt nam đã làm cho chương trình "Một xã hội vĩ đại" (The Great Society) của Tổng thống Johnson bị thất bại? Phải chăng những chi tiêu tại Iraq (vào thời điểm này tức là đầu 2005, cũng sắp sửa bằng tổng số chi ở Việt nam là 150 tỷ) đã làm cho ngân sách thêm khiếm hụt, và ảnh hưởng tới tất cả những chính sách đối nội như y tế, an sinh xã hội (health care, social security), giáo dục và giảm nghèo?
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[3]
Nguyên nhân chính Mỹ bỏ rơi Miền Nam
Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền Nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa. Sau Thế chiến thứ 2, Hoa kỳ giúp thành lập hai quốc gia: Do Thái và Việt nam cộng hoà. Ngày 14 tháng 5, 1947, Do Thái trở thành một nước độc lập. Ngay sau đó, quân đội của năm nước A Rập (Ai cập, Syria, Jordan, Lebanon và Iraq) tấn công Do Thái. Hoa kỳ vội vàng yểm trợ, chính thức công nhận Quốc Gia Do Thái. Ngày 26 tháng 10, 1955, nước Việt nam cộng hoà được thành lập. Hà nội nhất quyết đòi hỏi phải tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc (vào tháng 7, 1956) để đi tới thống nhất, theo như quy định của Hiệp định Genève. Tổng thống Diệm, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa kỳ, tiếp tục bác bỏ. Tổng thống Eisenhower tuyên bố ông có thể "trỏ tay vào quốc gia Việt nam Tự do với niềm hãnh diện "; Nghị sĩ John F. Kennedy (sau này kế vị Eisenhower) còn bình thêm: "Tự do chính trị ở Miền Nam là một nguồn cảm hứng" cho ông.
Ngày nay, VNCH đã mai một 30 năm rồi, nhưng Do Thái vẫn còn trường tồn, lại còn mạnh mẽ hơn. Lý do chính là vì Mỹ vẫn còn cần đến Do Thái làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông. Vì nhu cầu đó, ngày nay dù đang phải gánh chịu biết bao nhiêu hậu quả của chính sách đối với Do Thái, Mỹ vẫn kiên cường. Đã rõ ràng là những khủng hoảng hiện tại như chiến tranh Iraq, biến cố 9/11, Ai Qaeda, căng thẳng với Iran, nó đã không ít thì nhiều, có dính líu tới chính sách này. Thực ra, nếu Do Thái không có Mỹ yểm trợ thì với chỉ vỏn vẹn chưa tới 6 triệu dân, quân đội Do Thái dù có tài giỏi, lãnh đạo dù có sáng suốt, trong sạch, dân chủ, gấp mấy lần Miền Nam đi nữa thì chắc cũng đã bị toàn khối A Rập áp đảo rồi. Chả cứ chờ đến khi nào thế giới không còn cần nhiều đến dầu lửa nữa vì có được những nguồn năng lượng quan trọng khác như ánh sáng mặt trời hay kỹ nghệ nguyên tử lực, thì lúc đó mới biết Do phái có còn trường tồn được hay không?
Nếu tiền đồn dầu lửa ở Trung Đông còn cần thiết thì tiền đồn của "thế giới tự do" bên Á châu lại không còn cần thiết nữa. Kể từ ngày Tổng thống Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để "ngăn chặn làn sóng đỏ" đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn-thiệt (cost-benefít). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của "thế giới tự do". Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi.

Sụp đổ mau lẹ
Đối nội, về những lý do đã đưa tới sụp đổ mau lẹ, Đại Tướng Cao Văn Viên nhận định rằng quyết định "tái phối trí" của Tổng thống Thiệu đã thay đổi toàn diện chiến lược từ "bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá" sang "bảo vệ lãnh thổ theo khả năng?" Tuy dù nó có hợp lý trong tình thế đang xảy ra, nhưng nó "đã quá trễ sau khi mất Ban Mê Thuộc". Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng "Đó là cái nhìn về phương diện quân sự trong giai đoạn ngắn hạn". Còn về khả năng tồn tại, ông cho là "vẫn còn tuỳ thuộc vào số quân viện Hoa kỳ cung cấp cho VNCVH". Đại tướng Viên đã kết luận: "Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu" (xem chương 8).
Đó là về đạn được, nguyên liệu cần thiết để chiến đấu. Còn về thực phẩm, quần áo, thuốc men, băng cứu thương cho quân đội, cũng như nhu cầu sinh sống của gia đình họ thì sao? Một điều mà cho tới nay cũng ít ai hay biết, đó là việc Quốc hội Hoa kỳ còn đi tới chỗ cạn tàu ráo máng. Ngoài việc cắt viện trợ quân sự, cắt xén viện trợ kinh tế, lại còn xiết chặt cách sử dụng viện trợ kinh tế.
Năm 1974, VNCH sắp đi tới chỗ phải ngừng, không được dùng tiền do Quỹ đối giá (phát xuất từ viện trợ kinh tế đổi sang tiền Việt) để tài trợ cho ngân sách quốc phòng, tức là để trả lương cho 1 triệu 200 ngàn quân nhân. Thế rồi Quốc hội còn đi thêm bước nữa, cấm luôn cả trả lương cho cảnh sát. Lực lượng cảnh sát lúc đó là 120.000 người. Lúc đó, nếu biết được đến nông nỗi này, thì liệu quân, dân Miền Nam đã nghĩ sao? Vì vậy, tin này không được phổ biến. Ngày nay ta có thể đặt lại câu hỏi: thế thì, bắt đầu từ năm 1976 chính phú VNCH lấy tiền đâu mà trả lương cho quân đội, cảnh sát?
Điều mà cuốn sách này muốn nhấn mạnh là cái cung cách mà một số chính khách Hoa kỳ, đặc biệt là Cố vấn Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Henry Kissinger đã sử dụng để bỏ rơi Miền Nam. Trước hết là dùng thủ đoạn dối trá trong bóng tối. Sau đó, là áp lực, đe doạ, và cam kết, bảo đảm. Nhưng hứa hẹn xong rồi thì quay mặt đi, lại dấu giếm cả Chính phủ, Quốc hội lẫn nhân dân Hoa kỳ. Hành động như vậy là trái với nền tảng "công bình", một giá trị mà nhân dân Mỹ đề cao, phản lại sự "minh bạch" (transparency), một nguyên tắc quan trọng vào bực nhất của thể chế dân chủ, và hạ xuống thật thấp uy tín của nền ngoại giao Hoa kỳ.
Hoá ra, những cam kết chỉ là một công cụ để che dấu một kế hoạch gọi là "khoảng thời gian coi được". Kế hoạch này chỉ nhằm ban phát cho Miền Nam một thời gian ngắn ngủi, một khoảng cách coi cho được, từ lúc Mỹ rút cho tới khi sụp đõ
Tới ngày nay, những người lãnh đạo Mỹ có trách nhiệm đối với Miền Nam đều nhất thiết đổ cho Watergate. Vụ này đã làm suy yếu quyền hạn của Tổng thống, nên Mỹ không làm gì được để giúp Miền Nam. Một phần nào luận điệu đó đã bị bác đi trong cuốn sách này.
Ngắn gọn, ta có thể khẳng định rằng, ngay trước cả Watergate, vào thời điểm mà quyền hạn của Tổng thống Mỹ còn rất mạnh mẽ, đó là sau khi ông Nixon đã đại thắng nhiệm kỳ hai, Kissinger đã có ý định bỏ rơi Miền Nam rồi. Như đã thuật lại trong Chương 13, Tổng thống Nixon vừa tái đăng quang thì vài ngày sau, Kissinger ký tắt vào bản Hiệp định Paris. Ký xong, Phụ Tá Tổng thống Nixon là John Ehrlichman có hỏi: "Ông nghĩ rằng Hiệp định này sẽ cho Miền Nam tồn tại được bao lâu nữa?" Tưởng Kissinger sẽ nói vài câu có tính cách đảm bảo. Nhưng không, ông ta trả lời thẳng thừng: "Nêu họ may mắn thì có thể cầm cự được một năm rưỡi" (2).
Chắc chắn rằng việc dân chúng Hoa kỳ chán ghét chiến tranh cũng đã là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc sụp đổ mau lẹ, nhưng ta nên nhớ rằng, từ khi Mỹ đã rút đi hết, không còn bị thương vong nữa, và 519 tù nhân được thả về, thì sự chống đối đã giảm hẳn, và thành phố Washington không còn có những cuộc biểu tình vĩ đại như lúc trước nữa.
Điều tệ hại nhất là vào lúc Quốc hội giơ thanh gươm đao phủ để chặt đứt cái ống dưỡng khí đang nuôi sống Miền Nam, họ đã hoàn toàn không được thông báo gì về những cam kết của phía Hành pháp đối với Miền Nam. Tới khi Tổng thống và Quốc hội VNCH viết thư cầu cứu vào giờ hấp hối, nhân dân Hoa kỳ cũng không được hay biết.
Như đã trình bày trong chương 10, nhìn lại lịch sử, tôi cũng không khỏi suy tư, và đặt một câu hỏi khác: tại sao phía VNCH lại cứ âm thầm từ hè 1973 khi Quốc hội Mỹ bắt đầu cắt xén viện trợ? Tại sao lãnh đạo hành pháp và lập pháp không họp lại để bàn luận về hồ sơ mật xem phải nên đối xử làm sao với Hoa kỳ trong hoàn cảnh chính trị của Watergate, và dưới triều một Tổng thống Mỹ mới? Việc này chỉ được làm sau khi rút khỏi Pleiku. Lúc đó thì đã quá muộn. Ta có thể cho rằng: vì những chống đối chiến tranh từ phía nhân dân, dù Quốc hội Mỹ được biết mọi chuyện, có thể là họ cũng vẫn cứ cắt hết viện trợ. Tuy nhiên, trên căn bản công bình, Quốc hội khó mà cắt đi một cách quá đột ngột và dứt khoát như đã xảy ra. Quốc hội sẽ phải nhận thức rằng, với những đảm bảo vững chắc của Tổng thống Mỹ, mà Tổng thống là người đại diện nước Mỹ, nếu vẫn cắt hết viện trợ cho Miền Nam thì uy tín nền ngoại giao Hoa kỳ sẽ bị tổn thương lớn. Những cam kết bằng văn bản hay nói miệng của Tổng thống Nixon, ông Kissiger, Tổng thống Ford với Tổng thống Thiệu, Ngoại trưởng Lắm đều là những trao đổi giữa hai quốc gia Hoa kỳ và VNCH chứ không phải giữa cá nhân các ông này.
Đã không bao giờ phía Hoa kỳ thông báo cho Chính phủ Miền Nam là họ muốn rút hết lại những cam kết đó, hay là chúng còn cần được sự đồng ý của Quốc hội. Ngược lại, chính Tổng thống Ford khi lên kế vị Tổng thống Nixon vào tháng 8, 1974 lại còn vội vàng gửi thư cho Tổng thống Thiệu để tái xác nhận những cam kết của vị tiền nhiệm. Chỉ trong hai bức thư cuối cùng trước khi sụp đổ, ông Ford mới nói tới việc quân viện còn cần được Quốc hội chấp thuận.
Ông Kissinger, người kiêm nhiệm cả hai chức Cố Vấn An Ninh và Ngoại trưởng, lại là người điều khiển chính sách ngoại giao của cả hai Chính phủ Nixon và Ford, đã che dấu cả chính đồng liêu mình là Tổng trưởng quốc phòng. Khi ông Schlesinger được đọc vài bức thư (do chính tác giả cung cấp) ông đã tìm cách thông báo cho nghị sĩ Henry Jackson biết, và ông này bắt đầu đặt vấn đề. Nhân viên Toà Bạch Ốc vội vàng lục soát hồ sơ, nhưng cũng chỉ tìm được có 7 bức thư của Tổng thống Nixon mà thôi. Vậy còn 20 lá thư kia do ai dấu đi?
Sau những tiết lộ của chúng tôi để chứng minh về sự thất hứa và yêu cầu Chính phủ Mỹ cứu vớt đoàn người tỵ nạn (trong cuộc họp báo tại Washington ngày 30-4-1975), Kissinger chống chế, cho như là việc đã rồi, và đâu có gì là quan trọng về mặt pháp lý! Ông còn cãi lại là nếu chắp nối tất cả những lời tuyên bố chỗ này chỗ nọ của chính ông và của các quan chức trong chính quyền Hoa kỳ trong quá khứ, thì trước sau, nó cũng đã nói lên những điều giống như cam kết trong các thư tín rồi. Có gì đâu mà phải thắc mắc? Hành động lắt léo và dối trá trong bí mật như vậy, chắc chắn đã không xứng đáng với tư cách của kẻ cả, của lãnh đạo một cường quốc.
Về sự phản bội, trong một buổi làm việc giữa các tướng lãnh VNCH tại Mỹ sau ngày sụp đổ để biên soạn 13 cuốn sách chuyên đề nhận định về cuộc chiến tranh VN theo quan điểm của VNCH (trong đó có Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Ngô Quang Trưởng), trong khuôn khổ một chương trình do "Trung Tâm Quân Sử Lục quân Hoa kỳ" khởi xướng (Indochinese Refugee Authored Monograph Program) tướng William Westmoreland, cựu Tư lệnh quân lực Mỹ tại Việt nam có tới thăm. Sau khi truyện trò, ông Westmoreland đã tóm gọn: "Chúng tôi đã phản bội các anh!"(We betrayed you")

Tại sao chỉ cứu vớt số tối thiểu
Câu hỏi sau cùng là: tới lúc sụp đổ, sao Mỹ lại chỉ muốn cứu vớt quá ít người Việt nam? Lúc đầu chỉ định giúp di tản 50.000 người, phút chót mới tăng lên, tổng số là dưới 130.000 người.
Có thể là vì ba lý do:
- thứ nhất, là lý do kinh tế. Nền kinh tế của Mỹ vào năm 1975 đang trong tình trạng khó khăn sau khủng hoảng dầu lửa bắt đầu từ mùa Thu 1973. Khi thất nghiệp lên tới 9%, khó mà nhân dân Mỹ chấp nhận cho mang thêm nhân công vào nước Mỹ;
- thứ hai, về phương diện tố chức, nếu cứu nhiều người thì sẽ lộn xộn, mất nhiều thời gian tổ chức, chuyên chở, và sẽ có thể đem tới nguỵ hiểm cho 6,000 người Mỹ còn kẹt lại; và
- thứ ba, đâu có nhiều chính trị gia Mỹ muốn cho số đông người Việt kéo nhau vào nước Mỹ? Nếu họ vào quá đông thì hình ảnh của chiến tranh Việt nam sẽ cứ lởn vởn mãi. Cũng như sự kiện là có ít người muốn luôn nhìn thấy nhân chứng về sự thất bại của mình. bao giờ Miền Nam hấp hối, Kissinger còn nguyền rủa "Sao chúng không chết phứt cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài".
------------
(1) Xem mật điện của Đại sứ Martin ngày 26 tháng 4, 1975 nói về điểm này: N.T. Hưng and J. Schecter, The Palace File, trang 341.
(2) John Ehrlichman, sđd., trang 288.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY
Nguyễn Tiến Hưng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqoqk_83CHaViDEFCz9poJhOD9_bqmr1uQtVu4A60zoGXd2lyrn29KgRJg2QAG4WWuYhmHCl6e22NWX-OXPZyiFlb35K_LVm37YS1pyUKhIGlGv-sKlVkIPxmA5oQKZTd498yvepdy_DWSAsLfTRTKppp6ogUC7bt8fCwJPB_A9OtAXIf8Qw987VfBvy5p/w640-h312/1.PNG
THAY LỜI CUỐI


Thiện tâm của nhân dân Hoa kỳ
Guam là nơi mà buổi sáng của nước Mỹ bắt đầu sớm nhất, rồi mới đến những địa điểm khác như đảo Wake, Honolulu, và San Francisco. Đó cũng là mảnh đất mà đối với đa số đoàn di tản đợt đầu, ánh bình minh đã hé rạng sau cơn bão tố. Vừa tới đảo đã có nhiều hội từ thiện và cá nhân tình nguyện giúp đo. Họ mang cơm tới trại, thông dịch, nấu ăn, săn sóc trẻ em, thay tã cho con nít. Tuần báo TIME (5 tháng 5, 1975) kể lại là hãng Mcdonald còn muốn tặng mỗi người một bánh hamburger và một chai coke khi họ vừa đặt chân lên đất Mỹ để "giới thiệu lối sống Mỹ". Nhưng ban quản lý trại đã từ chối vì cho là Mcdonald chỉ có dụng ý quảng cáo
Hai địa điểm trên đảo Guam là nơi được chọn: "Thành phố Thiếc" (Tin City) ở phi cảng quân sự Anderson, và trại Hải quân San, một khu nhà cũ kỹ đã bỏ trống từ lâu. Hải quân đã chớp nhoáng mắc điện, làm nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp. Ngày đầu, họ đã làm việc liên tục 24 giờ, rồi chuyển xuống 12 giờ một ngày. Một trại mới đã được dựng thêm, gọi là "Trại Bất ngờ" (Camp Fortuitous). Thái độ những chú lính thuỷ đùa vui với trẻ con, diễu cợt với các cô gái, làm cho mọi người cảm thấy bớt căng thẳng đôi chút.
Từ Guam, một số đông được chở tới Camp Pendleton ở Nam Cali. Nơi đây, các lều vải rộng rãi đã được chớp nhoáng dựng lên. Từng đợt rồi lại từng đợt, khi xe buýt chở đoàn người tới, các quân nhân TQLC mau mắn phát chăn, quần áo ngủ, gói đồ vệ sinh, dép, và mỗi người một thỏi kẹo. Trước cảnh đó, nhiều người đã quá cảm động, không cầm nổi nước mắt. Khi thấy thực sự cơn bão tố đã đi qua, họ đã ôm chầm lấy nhau, bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu niềm vui.
Nhưng Camp Pendleton chẳng mấy lúc đã đầy nghẹt. Phải chọn thêm trại. Tại Bộ Quốc phòng, chúng tôi được ông Von Marbod yêu cầu tham gia ý kiến về địa điểm trại và về nhu cầu của người tỵ nạn. Đoàn chúng tôi dùng một máy bay nhỏ do Bộ thuê của hãng tư để đi xem xét một số trại. Trại Fort Chattèe (Arkansas) và Eglin Air Force Base (Florida) được chọn ngay vì khá rộng và có phương tiện tương đối lốt so với hai trại khác là Camp Roberts ở California và Camp Pickett ở Virginia.
Khi tới trại Indiantown Gap ở Pennsylvania thì chúng tôi thích quá vì trông nó hoang vu, thơ mộng lại có cái "lỗ hổng" (khoảng trũng) nằm giữa hai bên núi đồi, vì thế gọi là "gap". Vì nghĩ rằng cái "lỗ hổng" đó nó phản ảnh được phần nào cuộc đời của chúng ta lúc đó, nên tôi một mực đề nghị nên chọn trại này.

Tổng kết đợt người đầu
Theo thống kê chính thức: tổng cộng đoàn người được di tản lớp đầu là 130.000; trong số này, chỉ có khoảng 30.000, tức là 23% là thuộc thành phần "có nguy hiểm cao độ" mà Mỹ thực sự định cứu; trong đó, 22.294 người là nhân viên và gia đình nhưng người làm việc cho các cơ quan Mỹ; số còn lại, 100 000 người thì chỉ là vì may mắn (1).
Về phương tiện chuyên chở, số người được Toà đại sứ di tản bằng máy bay lớn, trực thăng, và xuồng là 65.000 người; số người đi ghe thuyền ra biển và may mắn được làu Mỹ cứu cũng là 65.000 người, đúng một nửa.
Hoa kỳ cũng cố gắng "quốc tế hoá" việc di tản và kêu gọi nhiều quốc gia. Ngày mồng 5 tháng 9, Đại sứ Dan Brown người được uỷ thác trách nhiệm điều khiển Chương trình định cư gửi một công điện cho các Đại sứ Mỹ tại khắp các nước, khẩn khoản yêu cầu họ tranh thủ với các quốc gia thân hữu dung nạp một số di dân (2).
Đầu tiên có nước Úc rồi tới một số quốc gia khác bày tỏ thiện chí như, Argentina, Brazil, Chile. Tới ngày 10 tháng 5, kết quả là 25.000 người được nhập cảnh ở các quốc gia khác (3).

Cánh tay rộng mở
Sau khi vượt qua được hàng rào của mấy chính trị gia, và sau giai đoạn khó khăn ban đầu, đoàn người di tản đã sớm tiếp xúc được với nhân dân Hoa kỳ.
Việc quan trọng nhất là vấn đề định cư. Vào lúc đó, gần 9% lao động Mỹ, tức 8 triệu người đang thất nghiệp. Đối với lao động các sắc tộc thiểu số, mức thất nghiệp còn cao hơn gấp hai, gấp ba lần. Người Mỹ rất lo ngại về việc người tị nạn sẽ vào cạnh tranh công ăn việc làm với họ. Tuy nhiên, sau khi Đại sứ Dan Brown tuyên bố là toàn bộ người Đông Dương sẽ được phân bố ra khắp nước Mỹ, và "Không có địa phương nào sẽ bị tràn ngập với số người tị nạn", nỗi lo âu lúc ban đầu của nhiều nơi cũng bắt đầu giảm (4). Và sự công bình, thiện tâm, những giá trị căn bản được đề cao của nhân dân Hoa kỳ đã thắng thế.
Báo chí đăng tải câu chuyện nhà thờ Los Gatos Christian ở California đón tiếp 154 người tị nạn hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ. Sau khi ca đoàn nhà thờ hát những bài cầu chúc thánh nhạc, các bà người Mỹ, người Việt xúm nhau nấu cơm cho cả nhà thờ ăn: "Có bao nhiêu nước mắm thì chúng tôi đã mang ra hết", mục sư Marvin Rickard nói với báo chí (4). Thống đốc Guam, ông Ricardo Bordallo ký nghị định chấp nhận 25.000 người. Rồi từ đó, thái độ của chính quyền cũng như nhân dân các tiểu bang như California, Arkansas, Miami cũng thay đổi. Nhiều người như Chủ tịch Nghiệp Đoàn lao động AFL-CIO, ông George Meany cũng như các Thống Đốc Reubin Askew (Florida), James Longley (Maine), Dan Evans (tiểu bang Washington) đều ủng hộ đề nghị của Tổng thống Ford tài trợ cho đoàn di cư(5). Và sau phản ứng chống đối ban đầu, Quốc hội đã chuẩn chi 405 triệu cho mục tiêu này. Các hội thiện nguyện. Hồng Thập Tự, các đoàn thể, tổ chức, cũng như cá nhân bắt đầu xung phong cộng tác.
Làm sao cho công cuộc định cư được thành công và hữu hiệu? Phương thức di tản và định cư Hungary được coi là thành công và đã được chọn làm mô hình để định cư đoàn người Việt tỵ nạn. Năm 1956, sau cuộc nổi dậy của nhân dân Hung bị đè bẹp, ngày 12 tháng 12, Tổng thống Eisenhower cho thành lập Uỷ ban Định Cư để điều hợp các hoạt động công cũng như tư nhằm cứu trợ đoàn người Hung(6). Các Cơ Quan Thiện Nguyện (VOLAG) được kêu gọi tham gia. Trong hai năm 1956-1957, có 30.701 người Hung được định cư tốt đẹp. So sánh với mô hình định cư 675.000 người Cuba di tản năm 1959-60, mô hình Hungary có ưu thế hơn nhiều vì đã rải được người di cư ra nhiều tiểu bang. Khuyết điểm của mô hình Cuba là tập trung quá nhiều vào tiểu bang Florida.
Tất cả có chín Cơ quan Thiện Nguyện tham gia định cư người Việt. Những tổ chức này đã cố gắng hoạt động và phải chi tiêu trung bình là từ 2.500 tới 3.000 đô la để định cư mỗi gia đình. Trong khoản này, phần của Chính phủ tài trợ chỉ là 500 đô la.
Sau khi chọn được mô hình, tới việc kiểm tra an ninh. Thủ tục kiểm tra an ninh lúc đầu hết sức phức tạp, đòi hỏi phải thông qua tới năm cơ quan, gồm cả FBI và CIA? Quá trình định cư bị khứng lại. Có ngày ở trại Eglin (Florida), chỉ có ba, bốn người xuất trại. Trong khi đó, số người tới đảo Guam lên tới 50.000, gây ra khó khăn về tiếp tế, nước uống, vệ sinh. Tôi "hy vọng là đáo này không bị chìm" một nhân viên coi trại đã phải phàn nàn. Tại Fort Chattèe có lúc cũng đã lên tới 25.000 người.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[2]
Xuất trại
Ban quản lý các trại đánh điện về trung ương kêu ca về tình trạng xuất trại chậm trễ. Để giải quyết vấn đề, sở Di trú bắt đầu miễn thủ tục kiểm tra cho tất cả các trẻ em dưới 17 tuổi, những người làm cho các cơ quan Hoa kỳ lúc trước, cùng với gia đình và họ hàng của họ. Sau đó, từng bước một, đã nới lỏng thủ tục cho tất cả những người khác.
Để giúp việc xuất trại cho sớm, tôi có đề nghị một kế hoạch cho xuất trại mau lẹ, qua ông Von Marbod, lên Uỷ ban Đặc Trách Liên Bộ Đông Dương do bà Julia Vadala Taft làm chủ tịch. Vào ngày 23 tháng 6, còn tất cả là 88.392 người trong các trại của Bộ Quốc phòng. Dự phóng đặt ra hai khả năng: nếu giúp xuất trại được 700 người một ngày thì khoảng cuối tháng 10 là ra hết. Nếu làm chậm hơn, là 400 người một ngày thì phải tới tháng 1 năm 1976. Sau cùng, mức xuất trại trung bình là khoảng 600 người một ngày (xem đồ thị về Dự Phóng Xuất Trại).
Sở Di trú quy định là mỗi người đều cần có bảo lãnh, nếu không có thì không được xuất trại. Nhưng tìm việc làm là vấn đề khó khăn nhất vì tình trạng thất nghiệp đang lan tràn. Quốc hội yêu cầu Bà Julia Taft, Giám đốc Uỷ ban định cư Đông Dương (Indochina Task Force) lên điều trần ngày 24 tháng 7 về vấn đề này. Quốc hội sợ rằng vì không có việc làm, đoàn người tỵ nạn sẽ gây nên gánh nặng cho Chính phủ phải trợ cấp. Bà Taft đã hùng hồn biện hộ rằng: "Những lo ngại ban đầu của chúng ta về vấn đề công ăn việc làm cho số người di cư đã là không có cơ sở…".
Muốn giúp cho bà Taft có thêm dữ kiện tranh đấu cho vấn đề này, tôi đã cùng một số anh em bạn làm một khảo sát nhắm vào nhóm người tị nạn vùng thủ đô Washington và lân cận. Khi hoàn thành, nghiên cứu được chuyển cho bà: (xem Phụ Lục E):
Ngày 2 tháng 9, 1975
"Thưa Bà Taft,
"Khởi đầu, tôi vui mừng thông báo là kết quả cuộc điều tra của chúng tôi có chiều hướng chứng minh những điểm bà đã trình bày trước Uỷ ban Di trú Thượng Viện ngày 24 tháng 7 là xác đáng. Thí dụ như về điểm bà nói tới "mối lo ngại ban đầu về vấn đề công ăn việc làm (như là thất học hay khó khăn về hoà nhập) đã là không có cơ sở". Điều tra của chúng tôi cũng chứng minh là đoàn người di tản đang thiệt tha để có thể "được hưởng tất cả những phúc lợi cũng như đóng góp vào sự thịnh vượng của xã hội Hoa kỳ".
Trong thời gian phỏng vấn (người ty nạn), chúng tôi đã đi tới những nhận xét và những biện pháp sau đây, trân trọng chuyển đến để bà xem xét:
1 Yêu cầu các Cơ quan Thiện Nguyện cung cấp nhiều thông tin hơn cho người tỵ nạn, cả trước và sau khi xuất trại;
2. Vì mức thất nghiệp đang cao cũng như vì chi phí tốn kém cho việc đỡ đầu, ta nên khích lệ các cộng đồng đỡ đầu cho người tỵ nạn hơn là các tư nhân;
3. Nghiên cứu và thiết lập một chương trình huấn nghệ tổng hợp càng sớm càng tốt;
4. Cung cấp một ngân khoản tối thiểu cho các trường gia đình đang khi họ tham gia vào những chương trình huấn nghệ này (thí dụ như là cho họ vay tiền để chi phí), và
5. Cho vay nhẹ lãi giúp chính các doanh nhân (trong số người tỵ nạn) tạo ra công ăn việc làm cho người tỵ nạn…
Kính chúc bà luôn thành ông trong việc hỗ trợ đoàn người tỵ nạn Đông Dương.
Trân trọng,
Nguyễn Tiến Hưng, Ph. D.
Nhận được tài liệu này, bà Taft phúc đáp:
Uỷ ban Liên Bộ (Định Cư) Đông Dương
Bộ Ngoại giao
Ngày 6 tháng 10, 1975
"Thưa Giáo sư Hưng,
Với sự quan tâm, tôi đã đọc tài liệu nghiên cứu của Giáo sư và đã yêu cầu các thành viên Uỷ ban của tôi xem xét nó cho kỹ trong công tác đánh giá về chất lượng và hiệu quả những cố gắng của chúng tôi trong công cuộc định cư.
Ngoài ra, tôi cũng đã chuyển một bản sao nghiên cứu của Giáo sư sang bên bộ Giáo dục và An Sinh (HEW) là nơi một Uỷ ban đặc nhiệm về di tản cũng đã được thành lập…".
Trân trọng
(kí) Julia Vadala Taft
Giám đốc
Để cho bớt phần nào sự lo ngại của nhiều địa phương Mỹ về vấn đề công ăn việc làm, nhiều người cũng đã nghĩ đến thành lập một số khu hay làng Việt nam độc lập. Tại trại Indiantown Gap, có hai đề nghị tiên khởi. Chỉ huy phó, Đại tá Robert Travis đề nghị:
Ngày 14 tháng 7, 1975
"Thưa Tiến sĩ Hưng,
Kèm theo đây là bản sao về một quan niệm đối với vấn đề bảo lãnh người di tản trong một cộng đồng. Như chúng ta đã bàn trong chuyên viếng thăm mới đây của tiến sĩ, tôi thấy có hai điều khả thi: một là theo tài liệu đính kèm, và hai là một đề nghị của Đại Học Bucknell. Tuy cả hai đều giống nhau về bản chất, đề nghị Bucknell thiên về nông nghiệp và đề nghị đảo Walllops hướng về kỹ nghệ;
"Tôi yêu cầu giáo sư giúp theo đuổi những ý kiến này…".
Trân trọng
(kĩ) Robert L. Travis
Chỉ huy Phó
Đề nghị của Đại học Bucknell là giúp định cư 2.000 người Việt nam trên 10.000 mẫu đất trang trại ở tiểu bang Pennsylvania. Cộng đồng này sẽ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, và sẽ có thể tự thiết lập cơ cấu xã hội, hành chánh riêng, theo như luật pháp Hoa kỳ. Đề nghị thứ hai là định cư từ 500 tới 1 000 người tại một khu đã có sẵn nhà ở (các căn hộ từ 1 tới 3 phòng ngủ), thuộc Bộ Y tế, Giáo dục và An sinh (HEW), ở sát cạnh đảo Wallops, tiểu bang Virginia. Kỹ nghệ hải sản ở đây phát triển mạnh và rất cần nhân lực. Tôi có chuyển những đề nghị này về các cơ quan thẩm quyền để cứu xét.

Đoàn người vươn lên
Với lòng hăng say và ý chí quả cảm, chính đoàn người tị nạn đã giúp cho các trại di tản được đóng cửa gần như theo kế hoạch. Vào cuối năm 1975, hầu hết số 130.000 người thuộc đợt đầu đã xuất trại, để hoặc định cư, hoặc sống tạm thời với các gia đình bảo lãnh tại Mỹ và một số quốc gia. Hầu hết họ đã thấy chân trời hé rạng và bắt đầu xây lại cuộc đời mới. Về sự thành công của lớp người đầu, không những đại đa số đã không phải nhờ đến trợ cấp của Chính phủ sau một thời gian ngắn, họ lại đã phát triển và tiến bộ rất mạnh.
Theo Điều tra dân số chính thức của Chính phủ Hoa kỳ năm 2000 (U.S. Census 2000) thì vào năm đó, lợi tức mức giữa (median income) của một gia đình Việt nam (4 người) đã lên tới 47.000 đô la, tương đương bằng 75% lợi lức của một gia đình Mỹ nói chung (lợi tức mức giữa là mức mà 50% số gia đình có lợi tức cao hơn, và 50%, thấp hơn, chứ không phải lợi tức "trung bình"). So sánh với năm 1990, nó đã tăng lên được 36%. Số người còn nhận trợ cấp xã hội cũng chỉ còn 10% (so với 25%, năm 1990). Gần 60% của tổng số người Mỹ gốc Việt (1.13 triệu người) đã mua được nhà, so sánh với 43% năm 1990.
Sự thành công tốt đẹp này đã là một yếu tố quan trọng giúp cho Chính phủ Hoa kỳ quyết định tiếp tục các chương trình tỵ nạn nối tiếp. Họ đã không phải quá lo ngại về vấn đề trợ cấp và đặt thêm gánh nặng cho ngân sách. Ngược lại, họ lại nhận thấy rõ ràng sự đóng góp tích cực về nhiều phương diện, đặc biệt là việc đóng thuế cho cả ngân sách từ địa phương đến trung ương.
Cũng chính đoàn người lớp đầu, dù vất vả với công ăn việc làm nhưng đã tiếp tục hoạt động trên mọi lãnh vực: luật pháp, nhân đạo, và có những cố gắng vận động "hành lang", để kéo dài chương trình tị nạn được trên hai thập niên. Ngoại trừ một số những hành động bất chính của phần tử nhỏ, phần đông đã nêu gương sáng, cố gắng, lương thiện làm ăn, sinh sống, học hành. Họ đã đóng góp cho xã hội và nền kinh tế của những quốc gia chấp nhận họ.
Mặt khác, sự thành công đó cũng đã giúp vào việc khích lệ Liên Hiệp Quốc thúc đảy nhiều quốc gia giúp các cuộc di tản tiếp theo. Hai nỗ lực lớn được khởi sự:
Hội nghị Quốc tế thứ nhất: được tổ chức tại Genève vào hai ngày 20 và 21 tháng 7, 1979. Tại Hội nghị này, "Chương trình ra đi có trật tự" ODP (Orderly Departre Program) đã ra đời. Tất cả được 20 quốc gia cam kết sẽ tiếp nhận hoặc nhận thêm số người di tản được nhận vào quốc gia họ, giúp giảm bớt gánh nặng cho các nước Á châu; và
Hội nghị thứ hai: "Hội nghị Quốc tế về Những Người Tị Nạn Đông Dương" tổ chức từ ngày 13 đến 4 tháng 6, 1989, được 70 nước tham dự. Kết quả là một "Kế hoạch hoạt động tổng quát" CPA được thiết kế giúp giải quyết vấn đề thuyền nhân, đặc biệt là giúp định cư số 100 000 thuyền nhân còn kẹt lại ở các trại tại Đông Nam A và Hồng Kông.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ 1990 tới 1999: 507.500 người Đông Dương đã đến được Miền đất mới.
Cuộc di cư vĩ đại đã kéo dài được 25 năm, một trong những cuộc di tản lâu nhất trong lịch sử cận đại (7).
Hiện nay, số người Việt tại Mỹ, dù đã nhập quốc tịch hay chưa, đều đã chứng tỏ khả năng và tư cách của mình trong mọi địa hạt. Từ xã hội, kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật pháp, y học, khoa học, môi trường nào cũng có những thành quả tốt đẹp, đóng góp cho nước sở tại.
Vào những ngày tháng đầu lúc cuộc di tản mới bắt đầu (tháng 5, 1975), khi dư luận chung tại Mỹ còn coi thường dân tị nạn, chính Tổng Giám đốc di trú, ông Leonard Chapman đã có quan niệm khác. Ông cho rằng đoàn người Việt nam tỵ nạn có nhiều đặc tính tốt, và vì vậy chắc chắn sẽ đóng góp. Nhìn vào đám người tay xách nách mang, bồng bế nhau nhập Cam Pendleton, ông Chapman tuyên bố:
"Người Việt nam làm việc rất chăm chỉ, ngay thẳng, rất sùng đạo, có óc nghệ thuật, và nặng tình gia đình" (8).
Giáo sư Tom Pettigrew, một nhà xã hội học trường Đại Học Harvard bình luận thêm:
Trong một cuộc chiến tàn khốc như vậy, mà hầu hết những người khác đã không thể cứng rắn và kiên trì được như thế, tôi nghĩ rằng những đặc tính này sẽ được tìm thấy trong đoàn người di tản ấy". (9).
Giáo sư Pettigrew đã tiên đoán rất là chính xác. Tinh thần cương quyết và lòng kiên trì đã giúp cho lớp người Mỹ gốc Việt vượt qua bao nhiêu rủi ro, bất trắc, bao nhiêu khó khăn trong cuộc hành trình vào Miền Đất Mới. Họ đã không "chết phứt đi" như đã bị nguyền rủa, nhưng trái lại, còn vươn lên và lớn mạnh, đóng góp đáng kể cho những quốc gia đã rộng mở tiếp nhận họ. Nước Mỹ đã không phải rước của nợ mà đã nhận được của có.
Ngày nay, chắc chắn Nữ thần Tự do đã hài lòng về đoàn di dân mới nhất. Và họ đã đến từ Thái Bình Dương, phía sau lưng Bà.
-----------------
(1) Graham Martin, Vietnam Evacuation: Testimony, trang 588, 590; U.S. Government, interagency task force, The Prerident's Advisory Committee On Refugee Back Ground Papers, May 19, 1975, trang 6-7.
(2) Graham Martin, Vietnam Evacuation: Testimony, trang 588, 590;
(3) U.S. Government, interagency task force, The President's Advisory Committee On Refugee Back Ground Papers, May 19, 1975, trang 35-37.
(5) TIME (Magazine), 5 tháng 5, 1975, trang 26; xem thêm: U.S. Government, interagency task force. Background Matenal, May 12, 1975, B. Attachment A-E. 19 tháng 5, 1975, trang 22-29.
(6) Gerald Ford, A time to heal, trang 257.
(7) U.S. Government, interagency task force, Background Paper, May 19, 1975, trang 51-60. Về lịch sử tỵ nạn 1975 tới đầu thập niên 1990, xem Lê Xuân Khoa, Việt nam, 1945-1995, Tập II (sẽ xuất bản trong tương lai).
(8) TIME (Magazine), 12 tháng 5, 1975, trang 25.
(9) TIME (Magazine), 12 tháng 5, 1975, trang 25.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY
Nguyễn Tiến Hưng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifLzV8_2JVqCro2VyPnwrdJBXydOnrfZKclL64UPZ2N9TW6eSZXevB6d6pVNfJhl17pVGj6kYOYcOEJx2WL83DN50CBsDsS4p_OIedTvEtYrv7da4na6dMkGMET6JCUzQJ_BuNYmD1mh0-v8PN7eCwdBC367FSutx0QWQN2UrgJb3652yItGc0n2zV4tnX/w546-h640/598.PNG


HẾT

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÊN THẮNG CUỘC
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2IohJFeGYFyt9hy88UNHZJYAnzVOikLZgOnP_DfciN28svTvEk6yzrN-mxfgnl-hrU3mp6MI0UR_qj9Uc4vbpF24fGcxdDVJ5vXaVOC1DszNoPCsx4w8eKa_9eWtOiT6ahdmeCsDQpyinkn1ekfZhQWVLttkzZcuwFllG_v7WbOa6S_LlUC5sRS_Uw4D9/w640-h312/3.PNG
HUY ĐỨC

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÊN THẮNG CUỘC
HUY ĐỨC
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhDGWuGgdQWvPxwvJyWSHecdCMXnr8YqNtKmAJweD7QPUWBlo00kuHXuH8c8L-f_DMZdhZv67_zIf96ZX53ohrfeD7uHmgkbPIKJj73h1aiY0sABj7ZxyeKgBicp2pUDITnUqO0gtHk_fW4d8pufiuic7yO4w2Jey_tPw06inuMxP_mnpHDsW0TBHaLGZyx/w640-h556/1.PNG
Phần I:
GIẢI PHÓNG
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Chương II: Cải Tạo
Chương III: Đánh Tư Sản
Chương IV: Nạn Kiều
Chương V: Chiến Tranh
Chương VI: Vượt Biên
Chương VII: Giải Phóng

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÊN THẮNG CUỘC
Phần mở đầu
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEibqkFVf4lQ1Fd5QJSx8p9TwaACP9fZ4Vc-JWIUTHJJamUCU5kVBb2sq588MKYbzochb_8Gg5TnUlbjjkI7L6D5Qk8XI7vBb81jw6XzOEreCY6vpBpUumI35nsPjVOND7YkXNjeM9yBhaIX8SX5VyYoxyqYeY1YHswjq6jOpuDzumROpG2Q9WKIKlUYn9du/w640-h508/100-huyduc.PNG
Mấy lời của tác giả


Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.

Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng choé trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.

Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.

Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.

Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thuý Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan… Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.

Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.

Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hoà, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.

Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là uỷ viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.

Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hoá ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.

Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.

Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.

Sài Gòn – Boston, 2009-2012
---------------------------------------
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÊN THẮNG CUỘC
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhCmeGIWHX6J3GPyteoRNGLqZfp4xLBt2-OjI5MRaEsbFQI0XBe9IQHAJfsdazJoEy7UJrrfjWLTWSSNblyGAvmDYcTJsfr1huh5ugEuaH3NYKHsq8gDLaBGItMBhCkeHKXQB8joO8aCHDC8SHK1SuaKXRxBsc3OHDFRClh0iuRoGL-wetYEwFjX7ACb7Oo/w640-h312/300xxx.PNG
Phần một
Chương 01
BA MƯƠI THÁNG TƯ-[1]


Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)

Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hoà bình.

Đi từ bưng biền
Sáng sớm ngày 30-4-1975, “cánh” của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu “đám lá tối trời” thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh6, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng uỷ Đặc biệt Uỷ ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Uỷ ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.

Từ R, căn cứ Trung ương Cục ở huyện Lộc Ninh, ông Kiệt cùng một bộ phận phục vụ gọn, khoảng hai trung đội, chạy xe Honda 67 bọc qua phía Campuchia, tới cửa biên giới Mỏ Vẹt, Long An thì bỏ xe lại, đi bộ. Ông Kiệt không lúc nào rời chiếc radio ba làn sóng hiệu JVC của Nhật. Đài Hà Nội lúc đó gần như liên tục phát Bão Nổi Lên Rồi, một bài hát mà nhịp điệu thì hối hả, lời lẽ thì thôi thúc: “Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên đi tới bưng biền lòng người bừng bừng, cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi”.

Thời cơ đã đến! Anh em phục vụ quan sát thủ trưởng, trong lòng cảm thấy lần này chắc ăn. Nhưng thủ trưởng vẫn im lặng. Ngày 27-4, đoàn vượt qua sông Vàm Cỏ Đông, tới xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hoà, gặp cánh ông Mai Chí Thọ đã về trước ém quân ở đó. Ông Năm Xuân Mai Chí Thọ, phó bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Gia Định vào thời điểm đó, là người thông thạo các đầu mối hoạt động nội thành. Hai đoàn bắt đầu nhập lại làm một. Ít ai nghĩ rồi những người đàn ông mặc đồ bà ba đen, đi dép râu, mặt mũi khắc khổ, đang xắn quần lội ruộng đó, chỉ vài ngày nữa sẽ nắm quyền lãnh đạo Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông.

Sáng hôm sau, khi sương sớm còn phủ trắng, từ nơi tạm dừng nhìn qua phía bên kia cánh đồng, cánh ông Kiệt nhìn thấy lố nhố xe pháo. Lúc đầu có người tưởng là xe tăng “địch”, tới khi sương mù bớt đi mới nhận ra: “Cơ man tăng. Tăng mình!”. Ông Kiệt viết thư, niêm kín, ra lệnh cho thư ký riêng là ông Phạm Văn Hùng (Ba Hùng), đi kiếm Trung tướng Lê Đức Anh. Tướng Lê Đức Anh tới lúc ấy vẫn là phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, được giao chỉ huy Đoàn 232, một lực lượng tương đương quân đoàn, tiến vô Sài Gòn ở hướng Tây Nam. Dọc đường Ba Hùng đi, đạn pháo nằm la liệt trên các bờ ruộng, bờ kênh; dân công rầm rập, bộ đội, xe tăng lớp lớp. Tướng Lê Đức Anh viết thư trả lời “Anh Sáu Dân” (bí danh của ông Kiệt), rồi cũng niêm kín, đưa Ba Hùng cầm về. Sau này ông Phạm Văn Hùng mới biết đó là thông tin về giờ G. Giờ G, ngày N, tức 00 giờ 00 phút ngày 29-4-1975, là giờ quy định cho tất cả năm cánh quân của quân Giải phóng đồng loạt nổ súng tấn công vào Sài Gòn.

Trưa 29-4, đoàn lội bưng, băng vô vườn thơm Tân Nhựt, Bình Chánh, hạ trại nấu cơm. Bếp rơm có khói, một chiếc trực thăng trờ tới, lia vài băng đạn vu vơ. Cách đó không xa lắm là đồn Lý Văn Mạnh, nhưng lính trong đồn giờ đó đã không còn dám ra ngoài. Đêm ấy, ở lại Tân Nhựt, Ba Hùng mắc võng bên cạnh ông Kiệt, nằm nghe tiếng pháo, sau biết là “ta pháo kích vô Tân Sơn Nhất”, hai thầy trò trăn trở không làm sao ngủ được. Sáng 30-4, ông Kiệt, trong khi trao đổi tình hình với ông Mai Chí Thọ, không quên phân công người theo dõi đài phát thanh và cho phép anh em nấu ăn. Từ đêm trước, chưa ai có hột cơm nào vô bụng.

Tới khoảng 9 giờ 30 phút sáng, Đài Sài Gòn im lặng rất lạ, rồi tiếng phát thanh viên: “Mời đồng bào nghe tuyên bố của Tổng thống”. Mọi người xúm lại quanh chiếc radio theo dõi phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hoà giải và hoà hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sỹ Cộng hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sỹ Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.

Lời Tướng Minh vừa dứt, Võ Văn Kiệt ra lệnh: “Giản chính đồ đạc. Đi!”. Đoàn người lúc đó chẳng kịp ăn uống mà vẫn no tới tận cổ, băng đồng ra lộ, đi về hướng Phú Lâm, cửa ngõ phía Tây Thành phố. Dọc đường, lính Sài Gòn bắt đầu trút bỏ quân phục, súng ống, binh khí vất la liệt. Anh em bảo vệ lúc đầu còn khệ nệ xách, sau thấy lếch thếch quá, lại vứt đi. Có nơi lính Sài Gòn ra hàng cả tiểu đoàn. Quân Giải phóng chỉ kịp giải thích chính sách rồi ai ở đâu về đó. Sự tan rã của chế độ Sài Gòn diễn ra gấp gáp khiến ông Kiệt quá sốt ruột. Ông gọi Tư Thạch và Chín Anh, hai người cận vệ vốn là dân thành phố, đến, ra lệnh: “Hai đồng chí tìm cách kiếm xe, nhanh chóng đưa Đại quân vô Sài Gòn!”.

Chín Anh cùng Tư Thạch ra lộ, gặp hai người bận đồ công nhân, chạy xe máy từ phía Sài Gòn ra. Chín Anh nói: “Tụi tôi là Giải phóng. Nhờ mấy anh quay lại, đưa tụi tôi vô Sài Gòn”. Hai người này sốt sắng: “Mời mấy anh”. Chín Anh tính đi thẳng vô Phú Lâm nhưng mới tới xa lộ vành đai thì thấy một chiếc xe tải quân sự hiệu GMC mới cáu đậu sẵn bên lề đường. Trên xe không biết lực lượng nào đã cắm sẵn một lá cờ Giải phóng. Chín Anh hỏi: “Mấy anh biết lái xe không?”. Một người nói liền: “Tôi là tài xế nè”. Chín Anh cho kiểm tra lại xe, thấy xe tốt, kêu hai “chiến sỹ” vừa được “trưng dụng” đưa xe máy vô nhà dân cạnh đường gửi, rồi lái chiếc xe quay lại.

“Đại quân” lúc này vẫn đi bộ theo Lộ 10, gặp xe mừng quá, nhanh chóng leo lên. Chín Anh ngồi bên cạnh tài xế, ông Kiệt và ông Năm Xuân ngồi kế bên. Bốn, năm anh em khác bám hai bên thùng xe để bảo vệ. Một tốp thanh niên thấy chiếc GMC cắm cờ Giải phóng chạy vô phố, cứ thế phóng xe máy theo. Dọc đường, chỗ nào cũng có lính Việt Nam Cộng hoà cởi áo, cởi giày, chạy. Người dân gom vô, lấy chỗ cho chiếc xe quân sự Mỹ chở một trong những nhà lãnh đạo “Việt cộng” đầu tiên tiến vào Sài Gòn.

Ông Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ và những người trên chiếc xe GMC hôm đó, có người đã suốt ba mươi năm mắc võng nằm rừng. Giờ ngắm phố xá chạy vùn vụt bên cửa xe, mắt họ cay xè vì sung sướng. Không ai trong số họ, sau đó, có thể diễn đạt lại được cảm giác khi ấy của mình, nhưng cuộc đời họ rồi sẽ khó lòng có lại một niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui trong cái ngày 30-4 đó.

Xuân Lộc
Trong khoảng thời gian cánh ông Võ Văn Kiệt tìm cách di chuyển vô nội thành, chính những chiếc tăng của Lữ đoàn 203, Quân đoàn II đã viết nốt những dòng cuối cùng của một trang sử.

Kế hoạch “bao vây chiến lược Sài Gòn” bắt đầu từ ngày N. Lúc đầu, theo Tướng Trần Văn Trà, ở phía Tây, Đoàn 232 do Tướng Lê Đức Anh làm tư lệnh cũng gặp không ít khó khăn; phía Đông, đêm ngày 9 rạng sáng ngày 10-4, Quân đoàn IV gồm hai sư đoàn tấn công thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Cuộc tấn công đã chọc thủng tuyến phòng ngự thị xã bằng nhiều mũi, nhanh chóng phát triển vào trung tâm. Tuy nhiên, sau khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hoà được trực thăng vận đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18”.

Cho đến ngày 15-4, gần hết tăng thiết giáp của Quân đoàn III và một lực lượng tương đương một sư đoàn thuộc quân trù bị dù và thuỷ quân lục chiến của Sài Gòn đã được điều về. Trận Xuân Lộc được được coi là khốc liệt nhất trong toàn chiến dịch. Quân đội Sài Gòn đã ném xuống đây hai loại bom có khả năng sát thương hàng loạt: Daisy Cutler và CBU7. “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”, mọi sức mạnh có thể đều được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sử dụng.

Hãng UPI (Mỹ), ngày 12-4, cho rằng, Xuân Lộc được chọn làm nơi thí nghiệm khả năng chiến đấu của quân Nam Việt Nam. Khi quân Giải phóng gặp khó khăn, thương vong rất lớn ở Xuân Lộc, báo chí Sài Gòn đánh giá khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã hồi phục, và còn đủ mạnh để giữ vững chế độ.

Theo Tướng Trần Văn Trà, tình hình đó khiến cho “các đồng chí Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng và cả anh Lê ĐứcThọ rất lo lắng”. Tướng Trà viết: “Trận đánh quá ác liệt, e rằng các đơn vị ta bị thương vong nặng trong thời điểm này không lợi. Vì vậy các anh gợi ý có thể cho anh em rút ra khỏi thị xã… tôi đề nghị cho tôi đến tận nơi, nắm rõ tình hình cụ thể tại chỗ và cùng anh em nghiên cứu cách đánh. Các anh đều đồng ý”8. Chiều 11-4, Tướng Trà đến chỉ huy sở của Quân đoàn IV đóng trên bờ sông La Ngà. Sau khi nghe ý kiến của các tướng chỉ huy ở đây, Tướng Trà kết luận: “Xuân Lộc là điểm then chốt, hết sức quan trọng trong tuyến phòng ngự, nên địch đã tập trung nhiều lực lượng cố giữ. Hiện nay lực lượng chúng đã chiếm ưu thế so với ta. Ta cũng không còn giữ được yếu tố bất ngờ. Vì vậy tiếp tục đánh vào Xuân Lộc là không lợi… Nếu ta chiếm ngã ba Dầu Giây và giữ vững luôn… thì Xuân Lộc tự dưng mất hết tác dụng vì bị đặt ra ngoài tuyến phòng thủ. Biên Hoà thì sẽ lập tức bị uy hiếp”9. Tất cả nhất trí với phương án tác chiến này.

Để chuẩn bị cho chiến dịch được đặt tên là Hồ Chí Minh, Quân đoàn I được điều từ miền Bắc vào; Quân đoàn II thì vừa hành quân vừa tác chiến dọc theo bờ biển. Tướng Trà viết: “Có đơn vị vào tới, nhưng đạn dược chưa tới, có xe tăng đến nơi nhưng xăng dầu hết, đạn pháo chỉ còn một hai viên, cần phải bổ sung chấn chỉnh.

Cán bộ tham mưu và hậu cần vùi đầu với công việc, mỗi ngày làm việc gấp mấy lần ngày thường. Nhưng tinh thần phơi phới”10.

Ngày 18-4, ông Lê Đức Thọ, đại diện Bộ Chính trị đã cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch duyệt lại kế hoạch lần cuối. Trước đó, trong Điện số 07, ông Lê Duẩn viết: “Tôi đã bàn với anh Văn (Võ Nguyên Giáp), nhận thấy cần chuẩn bị thêm mấy ngày nữa, đến khi phần lớn lực lượng của Quân đoàn III và Quân đoàn I (cả bộ binh và binh khí kỹ thuật) đến nơi sẽ bắt đầu cuộc tấn công lớn, chưa nên làm bây giờ”11. Rạng sáng ngày 21-4, các tuyến phòng thủ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn tại Xuân Lộc sụp đổ. Bốn tiểu đoàn còn sống sót của Sư đoàn 18 quân đội Việt Nam Cộng hoà với Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã phải thoát khỏi thành phố đổ nát ấy bằng máy bay lên thẳng.

Đầu tháng 4-1975, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi các phóng viên đặt vấn đề loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu mở đường cho một chính phủ “có thể nói chuyện với Hà Nội” lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Gerald Ford nói: “Tôi không tin là tôi có quyền ra lệnh cho một nguyên thủ quốc gia được dân bầu rời nhiệm sở”12. Tuy nhiên, hơn hai tuần sau, vào ngày 20-4-1975, cả Tổng thống Gerald Ford và Ngoại trưởng Henry Kissinger đều đồng ý để đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin nói bóng gió với ông Thiệu về việc nên “cân nhắc từ chức”.

Nhà Trắng hy vọng với việc từ chức của ông Thiệu, Liên Xô có thể giúp nói với miền Bắc đàm phán để có “thêm vài ngày sơ tán những người Việt Nam có liên hệ với Mỹ”. “Với một điệu bộ khá lạnh lùng, Thiệu trả lời rằng ông sẽ làm tất cả những gì tốt đẹp cho đất nước của ông”13. Tuy nhiên, vào buổi trưa hôm sau, ngày 21-4- 1975, khi không còn Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương đến văn phòng, thông báo là ông từ chức. Chiều tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình công khai quyết định của mình và giao quyền cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

Lúc 3 giờ 30 phút chiều ngày 22-4-1975, từ Hà Nội, một bức điện ký tên Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn được chuyển vào chiến trường: “Các anh ra chỉ thị ngay cho các hướng hành động kịp thời, chú trọng kết hợp tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng, sự hợp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành động. Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng”14.

Ngày 26-4-75, Tướng Văn Tiến Dũng, tư lệnh Chiến dịch, và Tướng Trần Văn Trà di chuyển xuống Sở Chỉ huy tiền phương; hai ngày sau, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng tới. Đến lúc ấy thì tình hình đã ngã ngũ. Sài Gòn hoàn toàn bị vây hãm. Phía Tây, Sư đoàn 5 của Đoàn 232 bắt đầu tấn công vào Sư đoàn 22, từ Tân An lên đến Cầu Voi; Trung đoàn 16 đánh chiếm cầu Bình Điền và cầu An Lạc; hai Trung đoàn đặc công 115 và 117 chiếm Phú Lâm. Xa hơn về phía tây, Lộ 4 bị cắt ở Cai Lậy.

Cũng từ ngày 26-4, Sư đoàn 8 Quân khu VIII đã cắt hoàn toàn Lộ 4 đoạn từ ngã ba Trung Lương lên giáp Tân An. Lực lượng Quân khu IX cũng khống chế được đoạn Cái Vồn-Ba Càng. Con đường chiến lược độc nhất xuyên suốt đồng bằng Cửu Long bị băm nát. Về phía Đông, Quân đoàn II ngày 26-4 cũng nổ súng tấn công căn cứ huấn luyện thiết giáp Nước Trong, đánh chi khu Long Thành; ngày 27-4 chiếm thị xã Bà Rịa. Đường 15 bị cắt đứt hoàn toàn. Cùng đêm 26-4, Trung đoàn đặc công 116 bắt đầu đánh cầu xa lộ Đồng Nai; Trung đoàn 10 đặc công đánh từ Phước Khánh đến ngã ba Đồng Tranh, khoá chặt đường sông. Sân bay Biên Hoà bị bắn phá bằng pháo 130 ly. Ngày 23-4, sân bay Biên Hoà bị đóng cửa cùng lúc với toà lãnh sự Mỹ ở thị xã Biên Hoà. Sài Gòn chỉ còn kiểm soát hai sân bay cuối cùng: Lộ Tẻ (Cần Thơ) và Tân Sơn Nhất”15.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (139 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối