Trang trong tổng số 18 trang (174 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgWmgnn8ZaWMu5HmsOswMjF7IKAKBvbSvbiF_Juuh0MLnhUS_zJfWvKy753NNLMO1s-FoU9_LBoehXUxczfcuOEUIkmRJqq7XW4zor2TbuxFiU3uuYkmN-YM4CLjA3l7pLU3shWiLeCVpTgUOyg7XAoKuJSfvxdj0w-Q9JRvcTF44QLKimGaXY5Pw-OljBq/w640-h426/0-1.PNG


Chính quyền Việt Nam dù đã thừa nhận sai lầm của Cải cách Ruộng đất nhưng vẫn che giấu phần lớn sự thật lịch sử. Ở hải ngoại, đang có nhiều nỗ lực để đưa những trang sử bị chôn vùi này đến với các thế hệ công chúng người Việt.

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 8/2024, tại Bảo tàng Bowers, thành phố Santa Ana, miền Nam California (Mỹ) đã diễn ra hội thảo mang tên: Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam và Di cư 1954, hai sự kiện thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại (North Vietnam’s Land Reform and the 1954 Exodus: Two Life-changing Events in Modern Vietnamese History).

Triển lãm và hội thảo này do Bảo tàng Di sản người Việt (Vietnamese Heritage Museum), Trung tâm Việt Nam Trường đại học Texas Tech và Trung tâm Việt Mỹ Trường đại học Oregon đồng tổ chức.

Soi rọi một lịch sử đẫm máu bị chôn giấu
Người thực hiện phần lớn nội dung cuộc triển lãm và hội thảo này là Giáo sư Alex-Thái Võ từ Trung tâm Việt Nam, Đại học Texas Tech.

Điều đặc biệt trong nghiên cứu về cải cách ruộng đất của giáo sư Alex-Thái Võ là các kết luận được được rút ra từ chính tài liệu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (miền Bắc Việt Nam), trong đó có tập hợp các văn kiện Đảng dài hàng ngàn trang.

Chính trong các tài liệu văn kiện Đảng này mà ông đã phát hiện ra lá thư của viên cố vấn Trung Quốc La Quý Ba, người cố vấn cho Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1951-1976) về Cải cách Ruộng đất.

Ông Alex-Thái Võ cũng có trong tay một bức thư, trong đó người bộ đội miền Bắc ở chiến trường hỏi gia đình mình có được chia đất hay chưa. Tức là Cải cách Ruộng đất cũng được sử dụng để khuyến khích thanh niên nông dân ở miền Bắc đăng lính.

Điều này cũng từng được nhắc tới trong một hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp về trận đánh Điện Biên Phủ (Những năm tháng không thể nào quên), trong đó ông có ghi lại sự sung sướng của người bộ đội, đang ở chiến trường và nghĩ về gia đình mình đang được chia ruộng đất ở hậu phương. Cải cách Ruộng đất đã được Đảng Lao động Việt Nam thực hiện trong các vùng đất do họ kiểm soát trong thời kháng chiến chống Pháp.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Alex-Thái Võ, số người bị giết trong Cải cách Ruộng đất là hơn 170.000 người, trong đó có hơn 70% bị “nâng thành phần” lên thành “địa chủ cường hào ác bá”.

Ông Alex-Thái Võ nói với tôi rằng vào năm 1956, chính quyền miền Bắc đã công nhận có nhiều sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng Đảng Cộng sản vẫn cho rằng việc phát động cải cách ruộng đất là đúng.

Theo ông, việc nhìn nhận sai lầm lúc đó là để đối phó với tình hình hỗn loạn của khối cộng sản, vào thời điểm có sự phê phán của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đối với sự sùng bái cá nhân Joseph Stalin, phong trào nổi dậy của công nhân và trí thức tại Ba Lan và Hungary, chiến dịch Trăm hoa đua nở tại Trung Quốc…

Sự tiếp nhận của công chúng
Vào tháng 9 năm 2014, Bảo tàng lịch sử quốc gia của Việt Nam có tổ chức Triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946-1957.

Báo chí trong nước thoạt tiên hoan nghênh việc tổ chức cuộc triển lãm.

Tờ VnExpress gọi thời kỳ Cải cách Ruộng đất là “một giai đoạn bi thương và xáo trộn, trong bài có nhan đề Khoảng lặng bên trong triển lãm Cải cách Ruộng đất.

Tờ Tuổi Trẻ đăng bài Triển lãm Cải cách Ruộng đất: Cần sòng phẳng với lịch sử.

Cuộc triển lãm được dự định kéo dài đến hết năm đó, nhưng chỉ sau 4 ngày mở cửa đã đóng cửa, viện lý do kỹ thuật và không mở cửa trở lại.

Cuộc triển lãm ấy có bốn chủ đề: Chủ trương, Thực hiện, Sai lầm và Thắng lợi. Tuy nhiên, chủ đề Sai lầm chỉ được nói thoáng qua. Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Thuỷ Chung, cháu nội bà Nguyễn Thị Năm, người có công lớn với Đảng Cộng sản nhưng bị đem ra đấu tố và xử bắn đầu tiên. Ông Chung nói: "...Nội dung thứ ba (Sai lầm) quá khiêm tốn, nhạt nhoà.”

Điểm qua các bài báo được viết trong những ngày đó ở Việt Nam, thì những người đến xem và được trích lời đều là những người lớn tuổi.

Trong các tài liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Santa Ana, có cả một số tác phẩm về cải cách ruộng đất do các tác giả trong nước viết và xuất bản trong nước, như Tô Hoài, Tạ Duy Anh, Phan Thuý Hà.

Ông Tô Hoài (1920-2014), một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam thời cận đại, tác giả tác phẩm Ba người khác, kể lại câu chuyện của chính ông, một cán bộ của Đảng thực hiện Cải cách Ruộng đất. Quyển sách này được ông viết vào năm 1992, nhưng đến năm 2006 mới được xuất bản.

Đáng chú ý là hiện nay có một tác giả trẻ tuổi trong nước là Phan Thuý Hà (sinh năm 1979), với tác phẩm Gia đình, kể lại những chuyện thật mà cô hỏi những nhân chứng còn sống, hoặc con cháu của những nhân chứng, về những gì xảy ra thời kỳ cải cách ruộng đất.

Tuy nhiên, giáo sư Alex-Thái Võ nói với tôi rằng giới trẻ trong nước hiểu biết rất sơ sài về Cải cách Ruộng đất.

Điều này có lẽ cũng dễ hiểu, vì trong thời gian đằng đẳng 70 năm qua, Cải cách Ruộng đất chỉ được công khai nói với dân chúng trong duy nhất một cuộc triển lãm, bị dẹp bỏ ngay sau bốn ngày. Sách giáo khoa lịch sử trong nước, nếu có đề cập đến Cải cách Ruộng đất, thì chỉ vỏn vẹn một vài dòng, như: “Có một số sai lầm khi tiến hành cải cách.” Tối giản đến mức tối nghĩa.

Trong cuộc hội thảo tại Santa Ana, California, hai ngày 17 và 18/8/2024, có câu hỏi rằng làm thế nào để người Việt trẻ tuổi trong nước biết được về câu chuyện Cải cách Ruộng đất 70 năm trước. Ông Châu Thuỵ, Giám đốc Bảo tàng di sản người Việt, nói rằng hoạt động hội thảo được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.

Nhưng còn công chúng người Việt hải ngoại, người Việt ngay tại Little Saigon, miền Nam California, nơi không có sự kiểm duyệt gì cả, thì thế nào?

Quan sát số người đến xem triển lãm và vào nghe hội thảo tại Santa Ana, tôi thấy có khoảng 150 lượt người đến, và rằng dù số người trẻ tuổi có đông hơn so với các sinh hoạt hội đoàn thường thấy, nhưng vẫn là rất ít so với số người ở độ 60 tuổi trở lên.

Hoạ sĩ Ann Phong có nêu một câu hỏi là làm thế nào để đưa những kiến thức lịch sử như thời kỳ Cải cách Ruộng đất và Di cư 1954 vào chương trình học cho các em nhỏ người Việt lớn lên ở Mỹ. Bà được trả lời là người Việt tại các khu học chánh đang cố gắng làm điều đó.

Trong vài năm gần đây, các giáo sư Vũ Tường, Alex-Thái Võ, cùng các đồng nghiệp trẻ, là những người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về Việt Nam, đã có nhiều cố gắng, liên tục tổ chức các cuộc hội thảo về Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam, về Việt Nam Cộng hoà,… và mới nhất chính là cuộc triển lãm và hội thảo tại Santa Ana, nhằm mục đích truyền lại những kiến thức lịch sử ấy cho thế hệ trẻ lớn lên ở Mỹ. Bước đầu đã có một số thành công nhỏ, như đưa được vài chương trình về người Mỹ gốc Việt vào các học khu miền Nam California, xuất bản được một số sách.

Nhưng có lẽ khó khăn vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân của những khó khăn này có thể có nhiều, chẳng hạn như là khoảng cách thế hệ với văn hoá khác nhau. Những người Việt lớn lên ở Mỹ có những lo lắng, quan tâm khác về nước Mỹ, chứ không phải Việt Nam, huống hồ gì là lịch sử Việt Nam. Những người trẻ ấy sống trong một khung cảnh hoàn toàn khác với không gian ký ức mà cha ông họ vẫn đang sống trong đó, dù đang ở Mỹ.

Một người dự hội thảo cho biết rằng gia đình ông đã trải qua cuộc di cư vào Nam vào năm 1954, và sau đó chính ông lại bỏ chạy sang Mỹ. Tuy nhiên, khi ông nói với các con ông về Việt Nam Cộng hoà thì họ rất thờ ơ, tệ hơn nữa khi ông nói về quân đội Việt Nam Cộng hoà thì họ lắc đầu ngao ngán. Ông hy vọng câu chuyện về Cải cách Ruộng đất và những cuộc di cư khổ ải đó sẽ làm cho những người Việt trẻ tuổi hiểu rõ lịch sử hơn, xuất phát từ tình yêu thương gia đình.

Trong hai ngày hội thảo, vào dịp cuối tuần tại Santa Ana, nơi được xem là thủ đô của người Việt hải ngoại, với rất đông người Việt đảm nhận các chức vụ dân cử từ khu học chánh, thị trưởng, hội đồng thành phố, cho tới nghị sĩ tiểu bang California, nhưng tôi không thấy có vị dân cử nào đến dự. Không rõ tôi có bỏ sót không, hay là họ đến tham dự nhưng quá im lặng?!

Tại cuộc triển lãm ở Việt Nam vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: “Có những mất mát không thể nào bù đắp và trở thành nỗi đau kéo dài rất lâu. Và những giá trị bài học ấy luôn có tính thời sự.”

Trong buổi sáng ngày thứ hai của cuộc hội thảo tại Santa Ana vào năm 2024, sau khi sơ lược về cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc vào Nam năm 1954, ông Alex-Thái Võ nói rằng không ngờ là sau đó, vào năm 1975, lại có một cuộc di cư thứ hai, lần này tàn khốc hơn.

Ông xúc động mạnh khi nói điều đó và kết luận rằng mục đích của các nhà nghiên cứu như ông, khi trình bày lại lịch sử không phải là để kích động sự hận thù, mà để nhìn rõ lịch sử, như những gì thật sự đã xảy ra.
Joaquin Nguyễn Hoà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Cải cách Ruộng đất: Số người bị giết ở VN ít hơn bên Trung Quốc nhưng ‘di chứng lâu hơn’


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKj2EzjKMEKUhLOPZy8Ks4IpbFqhNnqkjxwVcQF6yd4dq8HsIvEKQxMe_pfEiAklBSb7HAxVNQ07Z4B50Rvtr_W9D-HHaEFgm3mHE3-Fu-MezkPRVGH3LA7Clwqp_Fevx3ZjgJQA-Y7KUyT6oLD-J0QyUAgVLf6Q30Aer_4G2AghWvuQpJ5JtvgQdY94dQ/w640-h402/0-1.PNG


Cho đến ngày hôm qua, Việt Nam vẫn chưa làm một tổng kết cụ thể, công khai về con số nạn nhân của Cải cách Ruộng đất mà thời gian diễn ra từ 1948 hoặc từ 1953 đến 1955, tuỳ theo tài liệu.

Bernard Fall, tác giả viết về Bắc Việt Nam, nêu ước tính 50 nghìn người ở miền Bắc VN trong giai đoạn 1953-55 bị quy là ‘địa chủ’ và xử tử. Theo ông, con số bị tống vào các trại cải tạo phải “ít nhất là gấp đôi như thế”.

Hoàng Văn Chí trong sách của mình về miền Bắc VN thời VNDCCH cho rằng “chừng 5% dân số miền Bắc, tức vào khoảng nửa triệu người” bị chế độ mới giết.

Nhà báo Gareth Porter lại nêu con số ít hơn nhiều: 800-2500 vụ xử tử trong Cải cách Ruộng đất.

Sử gia Edwin Moïse nêu con số cao hơn nhưng cho là từ 5000 tới 15.000.

Nhà nghiên cứu Mông Cổ, Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Hungary, Đông Âu và Liên Xô cũ về Bắc VN, viết trong bài “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56” (Cold War History, 2005), thì nêu ra con số trong phần so sánh nạn nhân Cải cách Ruộng đất ở Bắc VN và Cải cách Thổ địa ở Trung Quốc.

Theo ông Szalontai, số liệu thu thập được tại Bắc VN cho thấy các con số sau: 1.337 vụ xử tử, 23.748 người bị xử tù.

Phạm vi của ‘khủng bố’ rất rộng
Tuy số bị xử tử không cao bằng chiến tranh, nhưng “tầm vóc của khủng bố” (scope of terror) mà Đảng Lao động Việt Nam tung ra, thì bao trùm toàn xã hội, theo tác giả Mông Cổ.

Quá trình này diễn ra liên tục, nhắm vào người dân, đảng viên đem lại qua các đợt Chỉnh huấn, chỉnh quân, Giảm tô, Cải cách Ruộng đất, thanh trừng văn nghệ sĩ, bộ máy đảng

Chỉ trong đợt Giảm tô: 7,7 triệu người dân và hàng trăm nghìn gia đình buộc phải tham gia và chịu hệ luỵ.

Trong Cải cách Ruộng đất đợt chính thức: 4 triệu người ở 1.594 xã, tính đến tháng 12/1955 chịu tác động.

Trong số này 18.738 bị quy kết là “cường hào ác bá giả danh trung nông”.

Chính quyền tổ chức 3.312 vụ đấu tố, dẫn tới 162 vụ tử hình tại chỗ.

Các vùng duyên hải gần biên giới Trung Quốc (Quảng Ninh ngày nay) có nhiều khối dân cư gốc Hoa không chịu theo chế độ mới. Một số nhóm sắc tộc thiểu số, tôn giáo cũng có thái độ bất hợp tác.

Cải cách Ruộng đất vì thế còn có mục tiêu “thanh lọc và tổ chức lại xã hội” nhằm buộc toàn dân tuân thủ theo một ý thức hệ mới.

Ngoài các vụ bị giết là nhiều trường hợp người ta tự tử, và không khí đen tối chung cũng làm nhiều người hoảng loạn.

Có 12 nghìn người chết đói tại Bắc VN tính đến cuối 1954 vì thiên tai, lụt lội, và cả vì mùa màng thất thu do xáo trộn kinh tế xảy ra ở các vùng “giải phóng”, theo tài liệu ông Szanlontai trích dẫn.

Đến vụ lúa xuân năm 1955, nạn đói tiếp tục lan ra, ảnh hưởng xấu tới ít nhất 1 triệu dân, đa số ở các làng theo đạo Công giáo.

Cùng thời gian, theo lời ông Trường Chinh nói với các “đồng chí Đông Âu” vào cuối 1957, Đảng Lao động VN đã khai trừ 80 nghìn đảng viên, nhiều người trong quân đội, để trừng phạt họ về “xuất thân địa chủ”. Cũng chính ông ta thừa nhận, 60% bị xử lý “oan sai”.

Quân đội Bắc VN tự đánh vào hàng ngũ của họ bằng tiêu chuẩn lý lịch.

Vì số bản thân là công nhân, gốc công nhân, thợ mỏ chỉ chiếm 2,6 % trong 227 nghìn quân nhân nên đa số hoặc gốc tiểu tử sản hoặc nông dân.

Việc quy kết thành phần xấu cho gia đình họ, trên thực tế, đã tác động sâu rộng tới quân đội.

Vì lý do khách quan, Đảng Lao động VN không thực hiện được Cải cách Ruộng đất ở miền Nam, dù đã lên kế hoạch. Nhưng chính sách phân biệt giai cấp khiến họ ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ bỏ vợ con “sai thành phần” ở lại để tập kết ra Bắc.

Với thanh niên Bắc VN tin theo chế độ, chừng 50 nghìn bị “khai trừ khỏi đoàn” vì lý lịch của cha mẹ.

Sau đợt “sửa sai” hàng chục nghìn người bị tù oan được thả về.

Thấp hơn TQ, cao hơn Đông Âu
Tác giả người Mông Cổ nói làn sóng đàn áp, khủng bố ở Bắc Việt Nam cao hơn chương trình tương tự ở Đông Âu:

Hungary chỉ xử tử 500 tù nhân, gồm cả những người gây tội ác thời phát-xít;
Tiệp Khắc xử tử 178 người từ tháng 10/1948 đến cuối 1952;
Romania: 137 người (1945-1964);
Ba Lan chỉ có 20 người chết trong các năm 1950-53.

Đó là không kể 2500 bị thiệt mạng trong ‘nội chiến nhỏ’ ở Ba Lan giữa các nhóm vũ trang đối kháng chính quyền mới, với chiến dịch đầu diễn ra trước khi Thế Chiến kết thúc: 1944, chấm dứt năm 1948.

Nhưng con số của Bắc VN thấp hơn nhiều so với Trung Quốc dù Cải cách Ruộng đất được Trung Quốc khuyến khích, chỉ đạo.

Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ công bố tại Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 7, tính đến tháng 2/1954, đã “tử hình 710 nghìn thành phần kẻ thù giai cấo” trong Cải cách Thổ địa.

Đó là chưa kể 2 triệu “thành phần bất hảo, trộm cướp” bị chế độ mới “tiêu diệt”. Nhiều triệu người ở CHND Trung Hoa bị đi tù vì lý lịch.

Các vụ trấn áp, bỏ tù và xử tử “người của chế độ cũ” tại Bắc Việt Nam làm dấy lên lo ngại rằng đó là hành động vi phạm Hiệp định Geneva, cấm trả thù những người từng làm cho Pháp.

Điều này khiến nay nội bộ Đảng Lao động VN có quan điểm bất đồng.

Các nhà ngoại giao Đông Âu ghi nhận được ý kiến từ nhiều nhân vật của chế độ về không khí chính trị chung.

Ví dụ Tổng thư ký đảng Dân chủ, ông Dương Đức Hiền nói với cán bộ Đại sứ quán Hungary Denes Felkai vào năm 1957 rằng “toàn bộ quan niệm chung về Cải cách Ruộng đất là sai”.

Đáng chú ý là ông Hiền cũng theo dõi tình hình bên ngoài và khoe rằng ông “nghe đài BBC, thấy cách giải thích của họ về biến động ở Hungary 1956 đáng tin hơn báo Đảng”.

Ngoài ra, các quan chức khác của Đảng Lao động và cả lãnh đạo đã nhận ra “sai lầm” trong Cải cách Ruộng đất.

Tuy thế, trên nguyên tắc, Đảng Lao động VN vẫn coi đây là một thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II Trường đại học Nhân dân Việt Nam (8-12-1956) nêu rõ:

“Trong Cải cách Ruộng đất, cán bộ đã phạm những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, cần phải kiên quyết sửa chữa. Nhưng không nên vì sai lầm khuyết điểm mà phủ nhận thành tích của cải cách ruộng đất tức là giai cấp phong kiến địa chủ đã bị đánh đổ, độ 8 triệu nông dân đã có ruộng cày. Đó là một thành tích không ai có thể chối cãi được. Cần nhận rõ như thế để không vì sai lầm khuyết điểm mà bi quan. Trái lại vẫn giữ vững lòng tin tưởng vào Đảng và Chính phủ.”

Di sản khác Đông Âu, khác cả Liên Xô, TQ
Theo ông Balazs Szalontai, chính quyền VNDCCH thừa nhận sai lầm “nhiều hơn Trung Quốc và Liên Xô muốn” trong Cải cách Ruộng đất.

Chính vì thế mà hệ luỵ về sau này lại có khác so với quá trình “tan băng” ở Đông Âu.

Do đã thừa nhận các sai trái bằng lời, Đảng Lao động Việt Nam đã không làm gì cụ thể để thay đổi cơ chế quyền lực.

Khác với ở Việt Nam, sửa sai ở Đông Âu diễn ra cùng quá trình “giải độc chủ nghĩa Stalin” và tại Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, và cả ở Mông Cổ cơ chế Đảng được tách ra khỏi Nhà nước.

Còn tại Việt Nam, cơ chế này, trên thực tế là Đảng “chỉ huy Chính phủ” (mà không chịu trách nhiệm trước Quốc hội), được duy trì tại Bắc VN sau Cải cách Ruộng, trên cả nước sau 1975 và còn tồn tại đến nay, đầu thế kỷ 21.

Ngược lại, việc “sửa sai” riêng một kiểu có ý nghĩa quan trọng với hệ thống chính trị ở Việt Nam: nó trở nên độc lập hơn các nước Đông Âu trong quan hệ với Liên Xô.

Theo BBC tìm hiểu, một bức hình người châu Âu luôn xuất hiện tại các vụ đấu tố kinh hoàng thời Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam.

Đó là ảnh thủ tướng Liên Xô Georgy Malenkov, người lên thay Stalin được chưa đầy hai năm: 1953-55.

Ảnh ông được treo cạnh ảnh Chủ tịch Mao và Chủ tịch Hồ Chí Minh “chứng kiến các cuộc đấu tố”.

Nhưng sau này ông Malenkov bị hạ bệ vì muốn “hoà hoãn, giảm sức mạnh quân sự” của quân đội Liên Xô, một gánh nặng kinh tế, theo quan điểm của ông.

Điều này gần như không được nói đến ở Việt Nam và người ta cũng tránh nhắc tới các nhân vật “cải cách ở Liên Xô”.

So với Trung Quốc thì quá trình “sửa sai” ở Bắc Việt Nam cũng nửa vời hơn nhiều.

Từ 1956, Trung Quốc chỉnh lại chính sách, cho phép con em gia đình thuộc thành phần “tư sản” được thi và vào học đại học.

Còn ở Việt Nam (và sau 1975 ở miền Nam- BBC), việc loại trừ nhiều công dân ra khỏi quyền tiếp cận giáo dục theo chủ nghĩa lý lịch về “thành phần giai cấp” vẫn tiếp tục lâu dài.

Cùng lúc, các thành phần bần cố nông được ưu tiên vào đại học, vào hệ thống kinh tế, chính trị, quân sự và tiếp tục lãnh đạo nước VN cho đến nhiều năm về sau.

Việc tự do hoá tại Liên Xô và Trung Quốc cùng thời gian xem ra không có tác động gì tương tự ở Bắc Việt Nam, theo bài “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56”.

So sánh với các đợt phản kháng rộng khắp như ở Đông Âu sau khi Stalin chết, tác giả của nghiên cứu trích lời một nhà quan sát Hungary ở Hà Nội khi đó, kết luận rằng nhờ “sửa sai kịp thời, cộng với trấn áp tiếp tục (subsequent repressive measures- hàm ý vụ Nhân văn Giai phẩm)” VNDCCH đã ngăn được “cơn bão nổ ra”.

Có thể vì các biện pháp không rốt ráo trong “sửa sai” di chứng của Cải cách Ruộng đất đến nay vẫn còn ở nước VN thống nhất.

Hồi tháng 9/2014 có cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất tại Hà Nội nhưng sau vài hôm bị đóng cửa “do sự cố mất điện”.

Theo sử gia Dương Trung Quốc, triển lãm được thực hiện trong bối cảnh chưa có một tổng kết chính thức về cải cách ruộng đất nên “đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.

Cho đến nay (03/02/2022) chưa có cuộc điều tra hình sự nào tại Việt Nam về các vụ giết người trong Cải cách Ruộng đất.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Cải cách Ruộng đất: Văn bản và ý kiến


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjIFzuo1RBV8Ewu3Uv6XAcGspHTKvk2e23qYjQXjc4BxCJDY83Bw2JfCcTaQvYMsID0BlpCiu58mDmOf-rJ3cAyysnmWBSGn9zqbha9bRGs6x6Qr_quBebmfcz1JTSXI2xDS2-ZCgqA4gG38sGKR2_xqTv55FK-yQvPjRhYrBXYvzbd6YMREoIhnoxApkgv/w640-h384/0-1.PNG


Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang diễn ra tại Hà Nội:

Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký:
Chương IV: Cơ quan chấp pháp và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất

Điều 32. - Trong thời gian cải cách ruộng đất, sẽ lập Uỷ ban cải cách ruộng đất ở Trung ương, khu và tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền, Uỷ ban cải cách ruộng đất có nhiệm vụ thi hành luật cải cách ruộng đất, và lãnh đạo cụ thể cuộc phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Điều 33. - ở cấp xã, hội nghị đại biểu nông dân toàn xã, ban chấp hành Nông Hội xã là những cơ quan hợp pháp chấp hành luật cải cách ruộng đất.

Điều 34. - Khi phân định thành phần giai cấp, phải theo đúng điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Chính phủ quy định.

Thành phần giai cấp do hội nghị đại biểu nông dân bình nghị và quyết định. Người đương sự phải được dự hội nghị để tham gia bàn định.

Quyết định của xã về thành phần giai cấp phải do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh duyệt y, hoặc do cơ quan được Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh uỷ quyền, duyệt y. Gặp trường hợp tranh chấp, thì phải đưa ra Toà án Nhân dân Đặc biệt xét định.

Điều 35. - Nghiêm cấm mọi hành động chống lại hoặc phá hoại phong trào phát động quần chúng cải cách ruộng đất. Từ lúc ban hành luật cải cách ruộng đất đến lúc tuyên bố kết thúc cuộc cải cách ruộng đất, tuyệt đối cấm địa chủ chuyển dịch ruộng đất, trâu bò, nông cụ bằng bất cứ hình thức nào. Kẻ phạm pháp do Toà án Nhân dân Đặc biệt xét xử.

Điều 36. - ở những nơi phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất, sẽ lập Toà án Nhân dân Đặc biệt. Toà án Nhân dân Đặc biệt có nhiệm vụ:

1) Xét xử Việt gian, phản động, cường hào gian ác và những kẻ chống lại hoặc phá hoại cải cách ruộng đất;

2) Xét xử những vụ tranh chấp về ruộng đất và tài sản có liên quan đến cải cách ruộng đất;

3) Xét xử những vụ tranh chấp về phân định thành phần giai cấp.

Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật. Nghiêm cấm bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác. Điều lệ tổ chức Toà án Nhân dân Đặc biệt do Chính phủ, quy định.

Văn bản của Chính phủ Việt Nam:
Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957):

Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khoá II) đã thảo luận kỹ và kết luận về thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Hội nghị đã đề ra phương hướng và chủ trương sửa sai 10 điểm.

Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, với ý thức trách nhiệm cao trước toàn thể nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam một mặt nhanh chóng sửa chữa sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng cố và phát huy thắng lợi, kịp thời có những chủ trương đúng đắn đưa nông thôn miền Bắc tiến lên.

Cuối tháng 10-1956, Hội đồng Chính phủ họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiểm điểm việc thi hành Luật cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức, quyết định những chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm.

Ngày 9-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về chế độ báo chí nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngăn cấm những kẻ lợi dụng báo chí làm hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.

Nguyễn Minh Cần trên trang RFA về ‘đấu tố địa chủ’
"...Của nỗi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc, tiền thì rất khó cho nên phải truy tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ vẫn gọi là “truy của” hay “tra của”. Truy ngày, truy đêm liên tục. Tôi còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình thì có nghe một câu than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:

Truy đêm rồi lại truy ngày Tra lui tra tới của mày để đâu Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao Đào tung, xới hết chẳng sao: có vàng Trời ơi, oan thật là oan Thân con quá khổ biết làm sao đây

Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù...Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản...thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ gọi là “tố điêu” hoặc “tố đại hội”, “tố bừa”.

Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái...Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án...

Tổ chức toà án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ, bắt quì xuống như thế nào…tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất cẩn thận. có cả một kế hoạch, diễn tập như diễn một vỡ tuồng.

Như vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tuỳ theo “tình trạng nghiêm trọng” của địa chủ hay số người...Sau khi kết án thì hành quyết ngay ở trước mặt. "

Về triễn lãm Cải cách Ruộng đất
-Nguyễn Quang Lập trên Facebook:
“Phần trưng bày gây nhiều cảm xúc nhất cho người xem có lẽ là góc đối lập về cuộc sống của giai cấp địa chủ với tầng lớp bần cố nông. Một bên là cuộc sống xa hoa, phong lưu, thừa mứa chứa chan, ăn sung mặc sướng, một bên là rách rưới bần cùng, áo đụp hàng chục tấm vá, cơm không đủ ăn, kéo cày thay trâu, nhà cửa xiêu vẹo, dột nát. Những khung cảnh cách đây gần nửa thế kỷ ấy, đến giờ trông vẫn quen quen.”

-Chau Doan trên Facebook:
“Không một học thuyết cao siêu nào được cho phép con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng để tách mình ra thành một tầng lớp khác, đoạn tuyệt với thành phần cũ. Đời thủa nhà ai con lại gọi bố, mẹ bằng mày, xưng tao? Bố mẹ lại gọi con là ông bà nông dân, thưa gửi thành kính. Còn gì cay đắng hơn không?

...Điều này tàn phá luân lý, quan hệ, niềm tin của con người. Những gì quý giá nhất mà phá đi, thì cuộc sống này còn ý nghĩa gì nữa? Nông dân, bần cố nông mù chữ đứng lên xử những người có học, mà đa phần toàn là vu khống, rồi xử bắn họ. Cuộc cách mạng long trời lở đất hay là một cuộc tàn sát?

Cứ nghe chuyện xử bắn bà Năm là lòng mình xót xa. Người phụ nữ đẹp như thế, giỏi như thế, và bà ta rất yêu cách mạng nữa chứ. Buôn thép, lụa, cưu mang Việt Minh nhiều như thế. Cống hiến số vàng, tiền lớn thế lại bị bắn đầu tiên.

Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng những người cộng sản lúc ấy bị sức ép từ Xô Cộng và Trung Cộng, và đây chính là sự phi lý, nỗi nhục, nỗi khổ của dân tộc này. Điều này cho mỗi cá nhân chúng ta một bài học. Đừng nghe bố con thằng nào, trước hết phải tin ở mình, phải vận dụng đầu óc, suy nghĩ để tự tách bạch đúng sai trong cuộc đời.

Đảng cần nhìn thẳng vào quá khứ. Thời đại thông tin, không thể mập mờ được đâu. Đảng phân minh với quá khứ thì Đảng mới dẫn dắt chúng em tới tương lai tươi sáng được Đảng ạ. Tóm lại, cái triển lãm này là một thất bại hoàn toàn. Không nói thì thôi, đừng nói nửa chừng. Người hiểu biết, vào chỉ thấy bực mình.”

-Trương Huy San trên Facebook:
“Rất tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách ruộng đất không phải là phần đã sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự trao cho mình quyền có thể tước đoạt tính mạng và tài sản của người dân một cách man rợ. Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia “quả thực” nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang. Từ 1958, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh (người dưới sức ép của Mao & Staline đã đưa cải cách ruộng đất vào áp dụng với nhân dân ta) dự hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tại Mascova trở về, nhất trí coi việc áp dụng mô hình Xô Viết (vào VN) là “một vấn đề mang tính bắt buộc”, ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác xã.”

“Nhưng hạn chế lớn nhất của triển lãmchính là thiếu vắng các câu chuyện kể. Sự “nhạy cảm” của đề tài cải cách ruộng đất có lẽ cũng giống như đề tài thời bao cấp. Đó là những thời kỳ chúng ta đã từng có cái sai, để rồi nhìn thấy nó và sửa chữa nó. Nhưng nếu triển lãm bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học cách đây cả chục năm tái hiện được câu chuyện thân phận con người thì triển lãm này chưa chạm vào đó. Không ai rõ, những con người cụ thể, có những hiện vật được trưng bày ở đây, đã đi qua thời kỳ đó ra sao. Họ, con cháu họ, hiện sống thế nào, quan niệm gì về thời kỳ lịch sử ấy.”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Triển lãm ‘Cải cách ruộng đất 1946-57’


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSWSHDdkbECCWwckLEiNt0VkrujzlXU-IQzxlK16diPDFLld-ulkJ2228zn8hTFBzToQWgaoY2iJRi6pI5uOd7wzXBnxwU9wYzgp-sq77PwghyphenhyphenpKZkH4GWM1vakLT7Ou7557GfNc9t3UEMqUPZpTFnTxhFZdT4Clw4YMNroRF7P_ykRsViLmoVOtP_x-Nm/w640-h418/0-1.PNG


Lần đầu tiên một đề tài vốn nhạy cảm trở thành chủ đề triển lãm được khai mạc hôm 8/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội về “Cải cách ruộng đất 1946-1957”.
Theo thông cáo báo chí của Bảo tàng thì mục đích của triển lãm là “Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật gốc và có cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc” trong giai đoạn 1946-1957 nhân 69 năm ngày Việt Nam độc lập và kỷ niệm 60 năm “cuộc vận động cách mạng cải cách ruộng đất”.
Trả lời BBC Việt Ngữ, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết chủ đề triển lãm nói về những thành quả của cải cách ruộng đất như “mang lại tư liệu sản xuất cho người lao động” theo khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Ông cũng cho biết tại triển lãm này còn có cả những tư liệu về những sai lầm và sửa sai liên quan chiến dịch cải cách ruộng đất của giới lãnh đạo Việt Nam, tuy đây không phải là mục đích chính.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Bàn về triển lãm Cải cách ruộng đất


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjb5uSppcv26VeDY0pRzbLLlNkUM2HMF34rbtz18qQ8Kp7QjUFzrpH8_7lnNQC7y2MqITB4T7bRp5-WOu2YMsHrzHibANOidVLZW9Nwobld2iE39qFx5qKZPP0Tz0hkEGCY3OSptbrIVTNkyxGOa8cybexn3d4rh6yBNDpQVSljrA-G0F7JW9eOTrCc89pM/w640-h396/0-1.PNG


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương hôm 8/9/2014 một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957”.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử gây tranh cãi này.

Trong cuộc phỏng vấn của BBC Việt Ngữ với Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Văn Cường cho biết mục đích của triển lãm là “để nhìn lại một chặng đường đã qua nhân 69 năm ngày nước Việt Nam giành độc lập, đồng thời kỷ niệm 60 năm cải cách ruộng đất.”

Ông Nguyễn Văn Cường cho biết đây là triển lãm chính thức đầu tiên về chủ đề này nhằm giới thiệu cho người xem một sự kiện rất quan trong trong giai đoạn đó.

Ông Cường cũng nhắc tới cương lĩnh của Đảng khi đó là “người cày có ruộng” và nói rằng “cải cách ruộng đất là bước đi đầu tiên mang đến cho người dân tư liệu sản xuất và xoá bỏ chế độ phát canh thu tô, chế độ bóc lột giữa địa chủ và bần cố nông”.

Sử gia Dương Trung Quốc, người đã tận mắt tới xem triển lãm, nói “việc thực hiện triển lãm với chủ đề này vào thời điểm này là một điều đáng ghi nhận”.

Nhìn cả hai mặt
“Việc nhìn nhận lại sự kiện ấy là hết sức cần thiết bởi vì nếu chúng ta nhìn được cả hai mặt, không phải không có mặt tích cực của nó, và nhất là nhìn cả vào những sai lầm,” ông Dương Trung Quốc nói.

Đây cũng là điều Bảo tàng cố gắng thực hiện khi tổ chức cuộc triển lãm này như Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Văn Cường nói: “Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”

Khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, ông Nguyễn Văn Cường cho rằng quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.

“Triển lãm có cả những văn bản mật của Trung ương khi chỉ đạo xuống trong việc chấn chỉnh công cuộc cải cách ruộng đất cũng như là việc khắc phục sai lầm khi một số cơ sở tiến hành những bước đi rất cực đoan và giáo điều,” ông Cường nói.

Tuy nhiên ông cũng nói thêm triển lãm lần này không nhấn mạnh vào khía cạnh đó.

Và đây cũng chính là điều ông Dương Trung Quốc cho rằng triển lãm “không phản ánh được một cách thật cần thiết”.

“Tôi nói thật cần thiết ở đây tức là nó tác động tích cực vào nhận thức của con người ngày hôm nay.”

“Không phải chỉ vấn đề ca ngợi mà ngay cả nói những bài học sai lầm, những tổn thất to lớn tôi nghĩ cũng rất cần thiết. Nó giúp làm con người trưởng thành lên qua những sai lầm trong quá khứ, kể cả từ người lãnh đạo đến người dân”, ông Dương Trung Quốc lập luận.

Ông cho rằng 60 năm đã trôi qua và nếu vẫn tiếp tục theo nguyên lí rằng địa chủ thì gian ác và bóc lột còn nông dân thì là người tốt bụng và nông dân dành được ruộng đất là một thắng lợi to lớn thì theo ông tác động vào đời sống xã hội sẽ không được như mong muốn khi nhìn lại một vấn đề của quá khứ và thậm chí có thể sẽ tạo sự phản cảm ở giới trẻ.

“Nói ví dụ cái góc có ngôi nhà tồi tàn của người nông dân nghèo khổ thì bây giờ cũng không hiếm những ngôi nhà như thế ở vùng sâu vùng xa.

“Hay nhìn không gian của một gia đình địa chủ với sập gụ tủ chè thì bây giờ nó quá bình thường với đời sống xã hội rồi.

“Cho nên những cái đó nếu không được sự giảng giải bằng ngôn ngữ bảo tàng thì nhận thức của người xem, nhất là của giới trẻ sẽ không thấu đáo,” ông Dương Trung Quốc nói.

Chưa có tổng kết chính thức
Nhưng điều quan trọng, theo ông Dương Trung Quốc, là triển lãm được thực hiện trong bối cảnh “chưa có một tổng kết chính thức nào thì đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.

Ông nói thêm những hậu quả của cải cách ruộng đất cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết hết mà trường hợp bà Nguyễn Thị Năm làm một ví dụ.

“Một phụ nữ giàu có, có đất đai và sản nghiệp ở đô thị, triệt để ủng hộ cách mạng nhưng cuối cùng lại trở thành người phụ nữ đầu tiên bị mang ra đấu tố và bị giết chết.

“Mặc dù trong hồ sơ tôi cũng được đọc đề nghị của những nhà lãnh đạo cao cấp như ông Lê Đức Thọ, ông Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo biết việc này cũng đề nghị cần sớm có giải toả cho gia đình.

“Nhưng cho đến bây giờ hầu như chỉ có một sửa đổi duy nhất: không gọi là địa chủ cường hào nữa mà chỉ gọi là địa chủ kháng chiến, chứ không hề có một chính sách nào để thể hiện rõ là cái sai thì phải sửa đến nơi đến chốn, nhất là liên quan đến tính mạng con người, liên quan đến niềm tin của một thế hệ,” sử gia Dương Trung Quốc nói.

Ông Dương Trung Quốc cho biết với tư cách là một người làm sử, ông không chấp nhận cách giải quyết vấn đề theo kiểu “thôi, chuyện lịch sử nó phức tạp qúa, không bới ra làm gì nữa”.

Ông nói thêm, mặc dù ông đánh giá tốt việc nhắc lại sự kiện này nhưng còn nhắc lại như thế nó có hiệu ứng như thế nào thì bản thân ông thấy là “nó chưa thoả đáng bởi lẽ chính lịch sử không chỉ cho chúng ta những bài học thành công.”

Theo ông cần phải bàn việc liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?”

“Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa, đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ, giải quyết vấn đề của nước mình trên cơ sở của nước mình, chứ không phải áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan.

“Quá nhiều tài liệu cho chúng ta biết Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa.”

Ông kết luận: “Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay.”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

‘Không đề cập hệ luỵ cải cách ruộng đất’
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicKgyFoBqH0F_Sq_7Sa6yKseizovfgteCsZD2Nmvnt0Y6UVfrzcgTX59Jh_U8tkFywsvnwYF70Zy5-AORxTGuj7KlOGb0aUOxdewU4nJhPtYT0eGcz974dQaHdCyW8ZycxGjyZ34ziUAWVLTBZXOG8l2K3Luoud99TSFMXJhNNr0eJL87-x7LfEavEQu9P/w640-h394/0-1.PNG


Ngày 8/9/2014, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) khai mạc Trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.

Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất.

Các tư liệu cho biết: Từ năm 1953 đến năm 1956 đã có 8 đợt phát động quần chúng giảm tô tại 1.875 xã và 5 đợt cải cách ruộng đất ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi phía bắc.

Trong 3.314 xã, có 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho gần 4 triệu nông dân.

Nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
Tuy nhiên triển lãm này, vẫn như thường thấy ở các triển lãm khác về đề tài chiến tranh hoặc phong trào cách mạng, nghiêng về phía nhấn mạnh những tương phản giữa hai giai cấp bóc lột và bị bóc lột.

Nó cũng nói nhiều về đường lối, chủ trương trong quá trình cải cách và những thành quả người nông dân được hưởng sau Cải cách ruộng đất mà chưa đề cập đến những hệ luỵ của những khuyết điểm do phong trào này để lại cho xã hội Việt Nam nói chung và những thân phận con người nói riêng.

Sự ảnh hưởng của các tác nhân từ bên ngoài tới đường lối, chủ trương và phương pháp tiến hành Cải cách ruộng đất cũng không được nhắc đến.

Cải cách ruộng đất được bắt đầu trước bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến đòi hỏi huy động đến mức tối đa mọi nguồn lực trong nước (mà nông dân là quân chủ lực) và nguồn viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc.

Tất cả tạo nên những áp lực để Luật Cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua tháng 12-1953, trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ ít ngày.

Ngay từ khi bắt đầu, chủ trương “Phóng tay phát động quần chúng” đã bị buông lỏng cho “đoàn”, “đội” cải cách lộng quyền: truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ lên cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù doạ quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có toà án xét xử…

Những điều này không có trong chủ trương chỉ đạo Cải cách ruộng đất. Nhưng ở các cấp dưới, tình hình dường như không thể kiểm soát.

Sai lầm tả khuynh
Cải cách ruộng đất cũng có thể nhìn nhận như một nỗ lực để hoàn tất mục tiêu “Người cày có ruộng”.

Nhưng đó là một bước hoàn tất không trọn vẹn. Phong trào Chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền được tiến hành kết hợp cùng với Cải cách ruộng đất từ đợt 4, đợt 5 đã phạm sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng.

Những sai lầm đã để lại những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã hội ở nông thôn miền bắc. Cải cách ruộng đất đi qua để lại nhiều bài học lịch sử đa chiều và một vết hằn sâu trong ký ức.

Triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” lần đầu tiên động chạm tới chủ đề vẫn được coi là “nhạy cảm” trong suốt gần 60 năm qua và đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm.

Tuy nhiên những gì trình bày trong đó nói rằng chủ đề này vẫn chưa được bàn luận một cách cởi mở.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Triển lãm Cải cách Ruộng đất ‘còn hạn chế’


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBqubbvrJxUn86HAtWZAF4nBWw5S6oCEASBRdUij_Ctwn5XC2LEZ3VihwXwoWQmUA5zhYgR6HBwp0p-qMaJ0UQW7MNVGq2lp387tBoYvL_VEV8YPQ3OeaL-cJ95tTcMLIInlBrZMUwLcoFuXK92zNQhSuwnLpigRGBe3Jzmgq0GnGpIIAx8HxSq-YxuTYh/w640-h380/0-2.PNG


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương hôm 8/9/2014 triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất, mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957” với mục đích “giúp công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật gốc và có cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc”.

Trả lời BBC Việt Ngữ, sử gia Dương Trung Quốc, người đã tới ghé thăm triển lãm cho biết việc đưa ra một triển lãm như vậy vào thời điểm này là một việc làm đáng ghi nhận, đặc biệt nhân 60 năm kể từ khi công bố luật cải cách ruộng đất.

Ông cho biết mặc dù từ trước đến nay đã có nhắc đến những thành quả và sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất nhưng mới chỉ là trên nguyên lý chứ chưa bao giờ đi sâu nghiên cứu hay công bố thực sự.

Nhưng trên cương vị của một người nghiên cứu lịch sử, ông Dương Trung Quốc cho biết triển lãm, với quy mô khá nhỏ, được thực hiện trong bối cảnh chưa có một tổng kết chính thức nên “đương nhiên sẽ có hạn chế lớn”.

Ông cho hay trong các văn kiện công bố về Cải cách Ruộng đất thì phần “sai lầm thì thường nói rất chung chung và có phần nào né tránh”.

“Nói về những tổn thất to lớn là rất cần thiết cho nhận thức của lãnh đạo và người dân,” ông Dương Trung Quốc nói với BBC.

Nếu 60 năm rồi mà vẩn nói “địa chủ gian ác, nông dân tốt bụng” thì tác động vào đời sống xã hội sẽ không được như mong muốn, và với giới trẻ sẽ gây phản cảm.

Chưa kể, sử gia Dương Trung Quốc cũng nói về sự so sánh với tình hình đất đai ngày hôm nay.

Hiện nay, việc tích tụ ruộng đất vào tay ai, những bất công nảy sinh ra cho một bộ phận nông dân cũng đang gây phản cảm.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Trưng bày tư liệu, hình ảnh Cải cách ruộng đất 1946-1957
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3sQZBucImkh-S7lLH5u8MGhD1FeRvl8RHqoy78cLJ-eNV1k5lTdja3XScIMfLs5foWJT_Uqa7Y1pGSYpbOZcIw3SF6KH9b-nBKB7ogabXBJy0-4oxSSdYHIMgbwbsRfaQnRJ0Vg0HHktqtnzz0WxxmRyebcqYxUuAqqE_zZkKHwKq2NUgu_MLQBFf0YXQ/w640-h424/0-1.PNG


150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất được trưng bày trong triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957, khai mạc sáng 8-9-2014.

Đây là những tư liệu được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN (25 Tông Đản, Hà Nội), Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình…

Những hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa.

Những đồ dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ. Đặc biệt, để công chúng hiện tại hiểu hơn về đời sống của người nông dân, ngoài trang phục, đồ dùng thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN đã cho dựng nên một nếp nhà tranh, vách đất, kiểu nhà phổ biến của người nông dân thời trước.

Bên cạnh đó là những hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất và thành quả của nó. Những người nông dân lần đầu tiên có ruộng, lần đầu tiên có con trâu của chính mình đang cười rạng rỡ trên những cánh đồng sau cải cách.

Tuy nhiên, triển lãm cũng dành một phần để nhắc lại những sai lầm và công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất.

Tuy vậy, so với kỳ vọng của công chúng, phần trưng bày này khá ít ỏi. Chỉ có những giấy tờ, chỉ thị liên quan trong thời kỳ đó.

Chính sách ruộng đất của Việt Nam tiến hành qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 1946-1949: tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân.

Giai đoạn 2 từ năm 1950-1953: thực hiện giảm tô giảm tức, hoãn nợ và xoá nợ, thu thuế nông nghiệp, trong đó đánh thuế nặng đối với địa chủ.

Giai đoạn 3 (ở miền Bắc) từ năm 1954-1957: phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất triệt để với các hình thức khác nhau như hiến ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua, chia ruộng đất cho tầng lớp cố nông, bần nông và trung nông lớp dưới.

Kết thúc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hơn 810 nghìn ha ruộng đất của thực dân và địa chủ, ruộng đất công và nửa công, nửa tư đã được chia cho 2,22 triệu hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Triển lãm Cải cách ruộng đất: Cần sòng phẳng với lịch sử
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgr1p7abOk_yyUWfDNI-TIOFe9ZDP2ecPILmVxBTUB5O9ofo78T0_MTtNr4tWGF0pxejnhXO2CpF2UKesN03dQFJItgh_iojvRGVQxSFrI73wclXN3B3729EHTRULebDqDlrXqUNuKbVsHPEgyTg0N4Ov6jAhw1Lo0kjv1COnpHgvgY4wDIrKfN-KqnlrHM/w640-h262/0-1.PNG


150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất vừa được trưng bày trong triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957 khai mạc sáng 8-9-2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội).

150 tài liệu, hiện vật có thể là con số không nhiều cho 11 năm công cuộc cải cách ruộng đất các vùng nông thôn Bắc bộ. Không phải chỉ là những con số, tư liệu, báo cáo hay chỉ thị, cải cách ruộng đất thu hút người xem bởi phía sau mỗi bức ảnh, hiện vật là nụ cười, nước mắt.

Thành quả của cải cách ruộng đất
Ông Nguyễn Hữu Kiều (khu tập thể Trường cao đẳng Đường sắt) gợi nhắc đến nụ cười rạng rỡ trong những bức ảnh kỷ niệm về cải cách ruộng đất.

Nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của người nông dân, tay cầm tấm bảng chia ruộng, lần đầu tiên được đứng trên mảnh ruộng của chính mình.

Gian trưng bày của triển lãm dành một phần lớn giới thiệu những bức ảnh đen trắng về những thành quả của công cuộc cải cách ruộng đất mang lại.

Người dân chia ruộng, hăng hái với khẩu hiệu nâng cao sản xuất, rạng rỡ với những vụ mùa đầu tiên. Đời sống cơ cực của người nông dân không có ruộng cũng hiện lên thông qua các trưng bày về đời sống của họ. Các bộ quần áo sờn rách, vá chằng vá đụp, nếp nhà tranh vách đất loang lổ. Ở phía đối diện là cuộc sống của những địa chủ trước đây, áo the, áo lụa, đồ ngọc, sập gụ, tủ chè...

Có mặt tại triển lãm từ rất sớm, thế hệ thứ ba của một gia đình bị xét oan vào thành phần “tư sản cường hào gian ác” chọn gian trưng bày “Sai lầm và sửa chữa sai lầm” của cuộc cải cách ruộng đất 1946-1957 để nán lại thật lâu, xem thật kỹ từng tư liệu đã được lưu trữ và đang được trưng bày.

Vỏn vẹn một bức ảnh lớn ghi lại cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất tháng 12-1957 cùng vài văn bản như nghị quyết, thông tư, chỉ thị, công văn của Đảng... là toàn bộ tư liệu dành cho nội dung trưng bày này.

“Phần cải cách ruộng đất được giới thiệu trưng bày bốn nội dung: chủ trương, thực hiện cải cách ruộng đất, sai lầm và sửa chữa sai lầm, hoàn thành thắng lợi, nhưng nội dung thứ ba quá khiêm tốn, nhạt nhoà. Những tư liệu được đưa ra cho công chúng xem vẫn không khác gì cách nhìn rụt rè về cải cách ruộng đất từ... 50 năm trước” - ông Nguyễn Thuỷ Chung - cháu nội cụ Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, người hơn 60 năm trước đã bị xử bắn sau khi bị xếp vào thành phần “địa chủ cường hào gian ác” - chia sẻ.

Từ một chủ hiệu buôn Cát Hanh Long lừng lẫy đất Hải Phòng, từng là người đóng góp tiêu biểu cho “Tuần lễ vàng” đầu tiên của đất cảng với hơn 100 lượng vàng, sau năm 1945 cụ Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, tiếp tục dựng nghiệp với hai đồn điền lớn mua lại của “một ông Tây què” tại Thái Nguyên. Nhưng khi thực hiện thí điểm đấu tố cải cách ruộng đất, cụ lại bị lôi ra xử bắn với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”. Và đến năm 1987, UBND tỉnh Bắc Thái - theo đề nghị của Ban Tổ chức trung ương - đã ra quyết định sửa lại thành phần cho cụ.

Một thời kỳ đau thương và xáo trộn
“Năm tôi 13, 14 tuổi, học lớp 5 ở Trường tiểu học Yên Thái ở Bưởi, cả trường đi xem xử án, bắn địa chủ. Mãi đến năm 1956, tôi mới biết có người bị bắn oan. Nhưng bắn người ta chết rồi còn đâu - đó là một mảnh ký ức của một ông già 74 tuổi ở Bưởi - Tại sao hôm nay tôi đi xem triển lãm này? Không biết nói thế nào. Tôi bảo bạn tôi là tôi đi xem lại thời kỳ đau thương và xáo trộn”.

“Vào thời điểm như thế này nên có một đánh giá chính thức. Cũng đã đến lúc chúng ta phải sòng phẳng với lịch sử. Những gì sai sót cần phải nhìn nhận lại. Mặc dù lần này có đưa ra một số sửa sai. Nói về cải cách ruộng đất thì bao giờ cũng nói về sửa sai. Nhưng cũng phải có lời đánh giá sâu sắc, minh bạch trước toàn dân thì có lẽ cũng đến lúc nào đấy theo tôi nên có” - ông Trần Chiến Thắng (nguyên thứ trưởng Bộ VH-TT&DL) đề nghị.

“Bởi vì còn nhiều người chưa hiểu về sửa sai trong cải cách ruộng đất. Thứ hai là sau khi sửa sai rồi thì đi về đâu cũng không ai nói một cách kỹ lưỡng. Dù thành tựu của những năm phục hồi kinh tế 1957-1960 là rất lớn, nhưng thành tựu sau sửa sai lại chưa được nói tới. Có thể sang năm kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám sẽ kiến nghị với Bộ VH-TT&DL và các cơ quan liên quan nên làm rõ hơn. Thật ra về phần sửa sai, triển lãm cũng mới chỉ có những nhấn nhá thuộc về nguyên tắc. Sửa sai thì chúng ta sửa sai những cái gì? Cũng phải có thống kê về sửa sai thì có bao nhiêu người được sửa sai kịp thời. Bao nhiêu người không kịp, có những vị bị đội cải cách xử rồi, chôn rồi. Nên nói lại việc đó. Tất nhiên việc này quá lâu rồi, nếu như một lời xin lỗi muộn còn có ích hơn là chúng ta không nói gì” - ông Thắng nói.
--------------------------------------
* TS NGUYỄN VĂN CƯỜNG (giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia):
Triển lãm mới chỉ giới thiệu một phần

Thật ra tài liệu, tư liệu còn nhiều lắm, triển lãm mới chỉ giới thiệu một phần. Trong đó chúng tôi giới thiệu thành tựu là chính, còn sửa sai thì triển lãm chỉ tiếp cận một phần. Những tài liệu, hiện vật liên quan đến việc đó không thể nào đưa ra hết và cho phép công chúng tiếp cận được. Có thể những phần trưng bày này sẽ không thoả mãn được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có liên quan đến cải cách ruộng đất. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Nếu đưa quá nhiều thì lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong cải cách ruộng đất. Thôi thì cũng phải nói với họ rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.

Những điều cần phải khắc phục, tiếp thu và kiểm điểm, Đảng và Bác Hồ đã làm trong giai đoạn tổng kết sau năm 1956. Tuy nhiên, có những mất mát đã được bù đắp và minh oan. Nhưng cũng có những mất mát không thể nào bù đắp và trở thành nỗi đau kéo dài rất lâu. Và những giá trị bài học ấy luôn có tính thời sự.

* Ông LÊ NHƯ TIẾN (phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):
Chính sách cho gia đình bị oan sai chưa được làm đầy đủ

Sau hơn nửa thế kỷ của cuộc cải cách ruộng đất, chúng ta đủ tư liệu và thời gian để có cái nhìn toàn diện, đánh giá khách quan về giai đoạn lịch sử này. Phải khẳng định cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ. Sau khi nước nhà độc lập, tất yếu phải thực hiện cải cách ruộng đất để chia đất cho dân nghèo, để người cày có ruộng, nhất là với tầng lớp bần cố nông vốn dĩ trong tay không có chút đất nào canh tác, sản xuất.

Tuy nhiên sau khi chia ruộng đất, giai đoạn đấu tố là một giai đoạn sai lầm. Bác Hồ từng rơi nước mắt thừa nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tổng bí thư Trường Chinh khi đó là trưởng ban cải cách ruộng đất cũng xin từ chức. Đó là bằng chứng sống cho việc Đảng, Chính phủ đã thừa nhận những sai lầm trong thực hiện cải cách ruộng đất. Có thể hiểu khi đó cả nước hừng hực khí thế, dễ nảy sinh những xử sự thái quá, những quyết định vội vàng, không kỹ lưỡng, gây oan ức cho một số người vô tội. Đã có những địa chủ dù giúp đỡ kháng chiến, rốt cuộc cũng chịu xử bắn khi bị quy vào thành phần “địa chủ cường hào”.

Thực tế chúng ta đã tiến hành sửa sai, nhưng với những người bị oan, bị đem ra xử bắn thì nỗi đau còn âm ỉ dai dẳng, nặng nề trong gia đình, thân nhân họ. Nếu nói còn trăn trở, day dứt gì cho giai đoạn này thì đó chính là việc chính sách, chế độ dành cho gia đình người chịu oan sai chưa được làm đầy đủ, trọn vẹn. Hẳn đó cũng là điều mà người thân của những người phải chịu oan sai còn lấn cấn.
---------------------
Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN, chính sách cải cách ruộng đất của VN tiến hành qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 1946-1949: tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân.

Giai đoạn 2 từ năm 1950-1953: thực hiện giảm tô giảm tức, hoãn nợ và xoá nợ, thu thuế nông nghiệp, trong đó đánh thuế nặng đối với địa chủ. Giai đoạn 3 (ở miền Bắc) từ năm 1954-1957: phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất triệt để với các hình thức khác nhau như hiến ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua, chia ruộng đất cho tầng lớp cố nông, bần nông và trung nông lớp dưới.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Đóng cửa triển lãm “Cải cách ruộng đất” vô thời hạn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh06UWAVym_p71WdYoefB72SHK5N3Se-g-fPGA9u4iucCiRBxxX7lm7iaEhcST1mBKjOZ7vk3-UeAHJa2_mT212P9Ydxh0VMQYXBZ8sktpMLXVmNqEOfrGpQSBiAhz0Ui6lR05_4eI0VXk0KjdVoS85jkOMfTl2IVfIBSuIGaTY2kNwRICELK8aIOr4osx8/w640-h564/0-2.PNG


Cuộc triển làm Cải Cách Ruộng Đất được mở ra từ sáng ngày 8 tháng 9 và được nói sẽ kéo dài đến cuối năm nay; thế nhưng hôm nay ngày 12/09/2014 Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch, Bảo tàng lịch sử tại Hà Nội đã ra thông báo đóng cửa.

Lo ngại dân oan xem triển lãm?
Lý do đóng cửa được thông báo là “Phòng trưng bày chuyên đề cải cách ruộng đất 1946 – 1957” đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tạm thời đóng cửa để sửa chữa và khắc phục.

Trong khi đó một nhân viên của bảo tàng khi được hỏi thì lại nói:

“Hiện giờ đã đóng cửa, tôi chưa biết được khi nào mở cửa, vì chỉ đạo ở trên xuống thứ trưởng chỉ đạo xuống mà cho nên chưa biết đâu.”

Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội đã có một buổi tham quan phòng trưng bày hiện vật CCRĐ cho chúng tôi biết, ông không lấy gì làm lạ khi phòng triển lãm CCRĐ đóng cửa một cách bất ngờ với những lý do mà ông nêu ra như sau:

“Mặc dù báo chí bảo tàng đầu tiên thông báo rõ ràng là sẽ mở kéo dài đến hết năm 2014, thế mà có được mấy ngày từ hôm mùng 09 đến 11 mới được có 3 ngày thì là bảo tàng đã đóng cửa chiều qua. Tôi cho rằng cái việc đóng cửa bảo tàng này là không có gì là lạ, bởi vì những người tổ chức và cái đảng này đã không lường trước được sự chú ý của người dân, và phản ứng của người dân đối với việc triển lãm ở đây. Việc triển lãm tổ chức ở đây, và nó khơi dậy những ký ức sống động, buồn tủi, đau đớn và những tội ác đã gây ra cho dân tộc, cho đất nước này ở thời kỳ CCRĐ một cách sôi động và rõ ràng đến như vậy.”

Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.

Ông Châu Đoàn
Ông Châu Đoàn vừa là phóng viên ảnh tự do, vừa là nhà văn, đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội nói rằng, lý do đóng cửa vì sự cố kỹ thụât như mất điện, bảo trì…nêu ra như thế là không thuyết phục; đó chỉ là cái cớ. Theo ông này thì trong xã hội Việt Nam hiện nay việc làm như thế của chính quyền là chuyện bình thường:

“Có những sự việc họ không thể nói được ra lý do thật, chứ còn lý do kỹ thuật thì tất cả cái đấy chỉ là cái cớ xin lỗi để cho để có thứ để mà trả lời thôi vì ai cũng hiểu. Bởi cái phòng triễn làm ấy nó rất đơn sơ, có máy móc gì ghê gớm đâu mà nói về vấn đề kỹ thuật. Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.”

Đúng như lời của ông Châu Đoàn thì vào ngày 11 tháng 9 vừa qua, những người dân oan mất đất Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và muốn vào xem triển lãm Cải cách Ruộng đất. Thế nhưng lực lượng chức năng đã ngăn chặn họ. Đầu tiên yêu cầu họ phải cởi áo có những dòng chữ mang nội dung dân khiếu kiện đất đai và đòi người bị bắt oan ra. Dù một số người dân Dương Nội làm theo yêu cầu đó; nhưng rồi lực lượng chức năng lấy lý do vì sự cố ánh sáng nên từ chối không cho họ vào xem và đóng cửa triển lãm.

Bất lợi không lường từ cuộc triển lãm
Theo cả hai người blogger Nguyễn Hữu Vinh và nhà văn Châu Đoàn thì chính quyền Hà Nội đã không lường trước được những phản ứng bất lợi khi cho mở cuộc triển lãm:

“Nói thật, nếu mà nói về vấn đề kỹ thuật thì với một diện tích như vậy không phải là quá lớn, họ hoàn toàn có thể chuyển sang một nơi khác để triển lãm. Nhưng mà vấn đề là khi mà mở ra cuộc triển lãm như vậy, tôi chưa nói về chất lượng nội dung, thế nhưng mà nó đã tạo ra một cái cối cho xã hội, công luận quan tâm đến sự kiện lịch sử, nó khơi dậy rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ có thể nói là rất là nóng bỏng trong mấy ngày qua thì cái đấy những người đứng ra tổ chức triển lãm, những người cho phép, họ không đủ khả năng đối phó với tình huống đó.”

Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay

Đối với khả năng triển lãm Cải cách ruộng đất có thể mở cửa trở lại, thì blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận định:

“Bị trục trặc âm thanh, cái nọ cái kia để dừng lại triển lãm, nhưng tôi thì không tin những điều đó, bởi vì những điều lý do, dối trá ấy thì tôi gặp thường xuyên nhơn nhản trước mặt tôi như vậy, tôi tin rằng triển lãm đã bị đóng cửa và tôi cũng tin rằng sẽ không được mở lại trong thời gian tới đây.”

Còn nhà Văn Châu Đoàn thì có ý kiến:

“Tôi sợ rằng, trong một tương lai gần thì khó. Bởi vì tôi không hiểu mục đích thật người ta mở ra để làm gì? Bởi vì làm thì phải thoả thích, không có một cái tự do để làm một cách thẳng thắn, đầy đủ được, nhưng làm chỉ một chừng thôi thì không biết được, nhưng về mặt hiệu quả xã hội thì tôi đánh giá rất tốt. Cũng có thể họ sẽ mở lại, và họ có thể họp bàn bạc trong đầu vào cái cách để ứng phó làm sao? Cho dư luận người ta chấp nhận được và nó không gây ra sự bất ổn nào. Tôi nghĩ chuyện ấy vẫn là bình thường.”

Blogger Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra gay gắt khi cho rằng đối với những quốc gia tự do thì việc đóng cửa như vậy là không bình thường, không hợp lý, nhưng đối với những quốc chính quyền độc tài như Việt Nam thì là bình thường:

“Việc đó không hợp lý, ở những người khác, những nơi khác, ở đất nước khác, nhưng nó rất hợp lý ở một chế độ độc tài khi mà đảng muốn như thế thì điều đó phải được làm, dù vô lý, đi ngược lại luật pháp, vô luật pháp, vô đạo đức, vô luân thì bất cứ một cái gì.”

Triển lãm “Cải cách ruộng đất” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam sau khi mở cửa đã tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 18 trang (174 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ›Trang sau »Trang cuối