Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17]

Ảnh đại diện

Poet Hansy

GIẢI MẬT
VỀ
VNCH + MỸ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg4-Al-uQajLklg6lzbxcDKDOsE93UpmQnsVdPyS2WWnesWCAPzwIkUolAlTe7BPT9moLSeWLwZJe5oIPlDf60WZSaCQ_Yk1W0rbKPnD_Xs0Wn5LvBo-V_b0nPkInWxFgehVmAIy-8RcPnUDszVNF-EPxLA7SJziH3Va4OsGxvHdMU3RtiDysLIATS-cDqi/w640-h312/1.PNG

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOPWnEv3g4Y_jcPtZZmIyVD-NbTAjHbP_1F-imyfeaUDdqxaDEdAXA6ns4tQWY1DZuXcm_V-LLLOMNLfNvNZ9DCBLnJFyQijs4M1k_x86H0-6m3aJZCiO8N7kcJwFHG87hdHA_3UxTz1GtC4IS-fNwUt0h6UqfMO1iLvTU40giXfCv4thsnp-pkpe2tltD/w640-h354/701.PNG

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 1:
Công bố hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiMKMjxd5FIzbMeFLQgsSBp2WSJ0T1-tdV_NiKO8oy1Yq_yli4DK3Ooo39m8bzTqjyvxtKQZcTLaaxxZuec1-OAUB_8p1nS-N8i7ATL4uiAsT4sSCtXCfQhq78lERBQIkAlB87UOJ05BUVzwpDGe6kbvYyycz1V6GzXRwjMlS5N8AI00W5tl96j-9H1e8Lv/w640-h312/300xxx.PNG


Qua loạt bài này, chúng tôi hy vọng với những trích dẫn từ các tài liệu của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Hà Nội), của Phủ Tổng thống và Phủ Thủ tướng VN Cộng hoà (Sài Gòn), của cơ quan tình báo CIA (Mỹ) và tình báo Hoa Nam (Trung Quốc) sẽ cung cấp thêm đến bạn đọc thông tin từ nhiều phía về diễn tiến sôi động của cuộc chiến tranh VN dẫn đến sự kiện lịch sử 30.4.1975…

Gần 40 năm sau ngày 30.4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP. HCM) thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) lần đầu tiên cho công bố hồ sơ mật và tối mật của chính quyền Sài Gòn qua một số ấn phẩm, trong đó có hai cuốn:
1.
Về đại thắng mùa xuân năm 1975
Qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010), do GSTS Phùng Hữu Phú, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, làm Trưởng ban chỉ đạo biên soạn (1). Lời tựa viết:

“Thu thập và bảo vệ toàn bộ tài liệu lưu trữ của chính quyền Sài Gòn thời kỳ trước năm 1975, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ muốn chia sẻ một phần “bí mật” về động thái của giới cầm quyền Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong cơn tuyệt vọng khởi từ hiệp định hoà bình tháng giêng năm 1973 cho đến trưa ngày cuối cùng của tháng Tư hai năm sau đó (...) với nhiều tư liệu lần đầu tiên được công bố” (PGS. TS.Hồ Sơn Đài).
2.
Từ chiến dịch xuân hè 1972 đến Điện Biên Phủ trên không
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2013), do TS. Vũ Thị Minh Hương - Cục trưởng Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước chỉ đạo công bố (2).

Cả hai cuốn gộp lại dày trên 760 trang, khổ 16 x 24cm, với nhiều tài liệu có đóng dấu “Mật” hoặc “Tối mật” như hồ sơ số 568 - Font ĐIICH (3), “Thượng khẩn” hoặc “Hoả tốc” (hồ sơ số 241 - Font ĐIICH), cả bản thảo phát biểu viết tay có chữ ký của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (hồ sơ số 572 - Font ĐIICH) - được thâu giữ từ Phủ Tổng thống (dinh Độc Lập) và các cơ quan nội chính, tình báo và an ninh quân đội…

Hồ sơ số 18620 - font PTTg (4) của Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô (Sài Gòn) có đóng dấu “Kín” và “Thượng khẩn” (thảo ngày 14 và 15.4.1975) ghi nhận tình trạng xáo trộn trong quân đội Sài Gòn vào những tuần cuối của cuộc chiến: “Một số quân nhân thuộc các đơn vị phòng thủ hay đồn trú tại địa phương đã xin phép hoặc trốn về thu xếp di tản gia đình và đã không trở lại đơn vị, hoặc vì lưu thông gián đoạn, hay vì gia đình cầm giữ. Một số quân nhân khác vẫn để gia đình tại chỗ - khi cuộc tấn công xảy ra số quân nhân này đã bỏ để về lo bảo bọc gia đình. Các sự kiện trên đưa đến tình trạng tan rã...”.

Văn bản đó do trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định ký, huấn thị rõ về triển khai gấp rút hệ thống “tử thủ” Sài Gòn với 5 liên khu và các bộ chỉ huy chiến thuật “mỗi bộ chỉ huy do một đại tá làm chỉ huy trưởng với các thành phần tham mưu chuyên trách về hành quân”. Đồng lúc, biện pháp “quân sự hoá 335 khóm hiện hữu tại đô thành được thực hiện với quân số của Bộ Tổng tham mưu cung cấp”. Phân tích thêm: “Hiện trạng dân số đông đảo, hỗn tạp của Đô thành (Sài Gòn) đã gây trở ngại trong việc kiểm soát an ninh, thêm vào đó, đồng bào từ các vùng chiến nạn tản cư đến, cùng với những quân nhân lạc ngũ, vô kỷ luật từ các đơn vị trốn về Thủ đô (Sài Gòn) đã tạo thêm môi trường cho cộng sản xâm lược (chỉ Quân Giải phóng) lợi dụng để xâm nhập đặc công, cán bộ vào Đô thành” - gởi Phủ Tổng thống, Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu cùng các đơn vị trực thuộc ngày 17.4.1975.

Vào thời điểm trên, theo hồi ức của đại tướng Võ Nguyên Giáp: ông Lê Đức Thọ đã từ Hà Nội vào Nam công bố Quyết định ngày 6.4.1975 của Bộ Chính trị về thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định (chiến dịch Hồ Chí Minh), gồm: Văn Tiến Dũng (Tư lệnh), Phạm Hùng (Chính uỷ), Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện (Phó tư lệnh), Lê Quang Hoà (Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị), Lê Ngọc Hiền (Quyền Tham mưu trưởng, chuyên trách tác chiến), Nguyễn Văn Linh (Phó Bí thư Trung ương Cục, đặc trách phong trào nổi dậy của quần chúng, nhất là Sài Gòn), Võ Văn Kiệt (Uỷ viên thường trực Trung ương Cục, chỉ đạo việc tiếp quản thành phố). Đúng 10 ngày sau (16.4.1975), Quân Giải phóng đánh chiếm Phan Rang, bắt sống đại tá tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Tư (lúc 9 giờ 30), bắt chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang - Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân và trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phó tư lệnh Quân đoàn 3 (lúc 10 giờ), cùng hàng nghìn sĩ quan binh lính Sài Gòn. Ngay sau đó Bộ Tổng tham mưu lệnh đưa tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang từ Phan Rang ra Hà Nội bằng máy bay gấp. Ra đó, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được đưa vào gặp các sĩ quan Cục tác chiến để trả lời một số câu hỏi.

Về hướng hiểm yếu để tiến công Sài Gòn, tướng Nghi nhận định “tiến công từ Gò Dầu hạ - Trảng Bàng” là dễ chiếm thế thượng phong nhất (5). Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cũng nắm được phương thức bố trí “các kho đạn chính ở Nhà Bè và Cát Lái (Long Bình chỉ là kho tiếp liệu)” và Sài Gòn “dựa chủ yếu vào lực lượng không quân, nên các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà và Cần Thơ giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là sân bay Biên Hoà, nơi đậu các máy bay cường kích F5 và A37” (Võ Nguyên Giáp, sđd). Được hỏi lý do thất bại nhanh chóng của quân đội Sài Gòn tại mặt trận miền Trung và Phan Rang, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi nói thẳng:

- Chúng tôi thiếu tiếp liệu và thiếu thời gian. Nếu các ông đánh chậm một tháng nữa thì chưa biết sẽ ra sao!
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 2:
Tại sao thuỷ quân lục chiến Mỹ và binh lính Sài Gòn suýt bắn nhau vào giờ chót?


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEho7_tecRToAp86bN-k604nnzrV_VGgDofpRCEHDEAiL9oMdJ-ZuWd9fgpEffLsmYr3K4lpIIljkfb_naqDjGoHN6VuGLaxsNz4jRufvxmVS3OKt6G7QC022LrmLwDK3us9IxCqVKq-wP2DFHHEiM4Rvx-E87KUZdOu4ae4vzrky1A277whTdrFTyhh3lqj/w640-h444/0-0.PNG


Giờ chót” ở đây nhằm chỉ thời hạn căng thẳng của cuộc di tản 6.000 người Mỹ khỏi Việt Nam vào các tuần lễ cuối cùng trước ngày Sài Gòn thất thủ…

Tại sao hỗn loạn lại diễn ra quá đỗi nhanh chóng?
Hồ sơ số 31559 - Font PTTg (lưu trữ phát biểu của tổng thống Thiệu):

“Nhiều tỉnh đã xảy ra chuyện đồng bào lũ lượt kéo hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn đi. Binh sĩ vô kỷ luật bắn phá, cướp bóc, trong đó có đặc công Cộng sản trà trộn, rỉ tai nói với đồng bào: “Đi lại chiếm phi trường đi, để có tàu bay mà đi (di tản); đồng bào đi lại chiếm hải cảng đi để có tàu thuỷ mà đi; đồng bào cứ ra giữa phi đạo ngồi đi, rồi có tàu bay mà đi”.
Giành giựt nhau, đạp nhau, chém giết nhau, bắn giết nhau để rồi rốt cuộc không ai đi được hết. Trong sự hỗn loạn, nhà nước không tổ chức được cuộc di tản bằng máy bay, nhà nước không tổ chức được cuộc di tản có trật tự bằng tàu thuỷ, để trễ nải 3, 4 ngày sau. Trong lúc đó binh sĩ cũng không tổ chức được chiến đấu, Cộng sản nó sáp lại gần, than ôi, lúc đó đã trễ quá rồi (…) cho nên bây giờ hàng ngàn đồng bào còn kẹt lại những chỗ như Đà Nẵng, Qui Nhơn chẳng hạn”.
Phát biểu trên (4.4.1975) cho thấy sợ hãi quá mức đã gây nên sức ép tâm lý trong dân chúng và binh lính Sài Gòn, dẫn đến hỗn loạn. Đại sứ Mỹ Martin nhận định (tương tự): “Yếu tố đáng sợ nhất chính là sự hoảng hốt. Sự hoảng hốt có thể là kẻ giết người, là kẻ phá đổ, và là yếu tố làm tê liệt mọi việc mà ta cần phải tránh với bất cứ giá nào vào lúc đó”.

Câu ấy của Martin được TS. Nguyễn Tiến Hưng (cố vấn tổng thống Thiệu) trích dẫn trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy” (xuất bản lần đầu năm 2005 bởi cơ sở Hứa Chấn Minh - San Jose, CA).

Đến 16.4.1975 Phan Rang thất thủ (xem kỳ 1). Qua hôm sau 17.4.1975, đại sứ Martin nhận mật điện từ Mỹ:

Người nhận: Martin
Độ mật: Tối mật
“Chúng tôi vừa họp xong một cuộc họp liên bộ để duyệt xét tình hình miền Nam Việt Nam. Ông Đại sứ phải biết rằng trong phiên họp của Uỷ ban Đặc nhiệm Washington hôm nay, hầu như không có ai ủng hộ việc di tản người Việt và việc dùng quân lực Mỹ yểm trợ bất cứ việc di tản (người Việt) nào. Quan điểm chung của các giới quân sự, Bộ Quốc phòng và CIA là phải rút ra cho lẹ và ngay lập tức”.

(“We have just completed an interagency review on the state of play in South Vietnam. You should know that at the WSAG (Washington Special Action Group) meeting today, there was almost no support for the evacuation of Vietnamese, and for the use of American force to help protect any evacuation. The sentiment of our military, DOD (Department of Defense) and CIA colleagues was to get out fast and now”).

Để bạn đọc tiện theo dõi các diễn tiến đầy kịch tính trong các bài tới, ở cuối bài này, chúng tôi trích giới thiệu trước đoạn TS. Hưng viết về cuộc tháo chạy do Nhà Trắng lên kế hoạch điên rồ (crazy plans) sau:

“Để giúp cho việc ra đi được yên ổn và không tổn hại nhiều đến uy tín của mình, Hoa Kỳ đã có 4 dự định chính: 1. Mang thuỷ quân lục chiến vào Sài Gòn để phụ trách di tản 6.000 người Mỹ và một số rất ít người Việt Nam liên hệ. 2. Tác động với phía Việt Nam để tránh tình trạng hỗn loạn vào giờ phút chót. 3. Nhờ cậy Liên Xô dàn xếp với Hà Nội để không cản trở việc di tản. 4. Sắp xếp một giải pháp chính trị để có một thời gian chuyển tiếp”.

Martin: “Người Việt Nam sẽ cho rằng Hoa Kỳ mang thuỷ quân lục chiến vào để di tản người Mỹ và mặc kệ số phận người Việt ở đây - đó là một hành động phản bội trắng trợn của Hoa Kỳ (…) tình báo của chúng tôi đã có rất nhiều những báo cáo chính xác là nếu chúng ta mang số đông thuỷ quân lục chiến vào để di tản người Mỹ, chúng ta sẽ phải chiến đấu để mở đường tháo chạy. (Lúc ấy) không quân Việt Nam (không quân Sài Gòn) sẽ bắn rơi các máy bay vận tải của mình (chở người Mỹ ra đi), vì chúng ta bỏ rơi chiến hữu, phó mặc họ cho Bắc Việt”. Và một quan chức ở Sài Gòn nói thẳng với Kissinger rằng: “Nếu các ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các ngài có thể phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội miền Nam (quân đội Sài Gòn) để mở lối ra”…

Để gỡ rối, giám đốc CIA Mỹ W. Colby nói gì và làm gì?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 3:
William Colby với mật mã O.F.W: “cuốn theo chiều gió”...


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5HQ9893x7jD1EMTc0Qw2tvar37thpU7rppSdit_jSexUfKqBSww6dS5DigX8Rm4_UfnDupQScaVj84552-kmj98YGlzP_vRtoFBOC4Wn3iKh3nkxNZLep9HtxKgBvTL3N9zlCmnoqy_sOh8BbHSjYX73UfRHzm1cJfGreE2muV3v2UV52t0azRkr6HGBA/w640-h416/0-0.PNG


Ngày 28.4.1975 là “một ngày dài hơn thế kỷ” của Nhà Trắng (Washington) với hai cuộc họp khẩn cấp, kết thúc bằng mệnh lệnh của tổng thống Ford về đợt di tản cuối cùng khỏi Sài Gòn, bắt đầu từ 10 giờ 51 sáng hôm sau…

William Colby - Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ CIA, từng có nhiều năm trực tiếp chỉ đạo hoạt động tình báo vùng Viễn Đông và Việt Nam, cố vấn Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam, sáng 28.4 đã vội vã bước vào căn phòng đặc biệt nằm dưới tầng ngầm Nhà Trắng.
Phòng này không trổ cửa sổ ra bên ngoài, mà được kiến trúc liên thông với các phòng đảm trách an ninh tình báo bên trong toà nhà. Ở đó, các nhân vật chủ chốt trong nhóm “tháo gỡ khủng hoảng” và “phản ứng nhanh” mang tên: Nhóm hành động đặc biệt của Washington (Washington Special Action Group - WSAG) ngồi sẵn, như: Jim Schlesinger - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bill Clements, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; George Brown, Tổng tư lệnh quân đội. Có mặt cả Henry Kissinger - Cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia; Brent Scowcroft, Phó Cố vấn An ninh quốc gia…
su kien lich su 30.4
William Colby - Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ C.I.A
Colby khai mạc cuộc họp theo đúng thể thức và cảnh báo ngay về tình hình nguy ngập của chính phủ Việt Nam Cộng hoà, đại để:

- Hiện chính quyền của tướng Dương Văn Minh đã không theo kịp đà phát sinh của thời cuộc với nguy cơ lớn nhất là Cộng quân (quân đội Cộng sản Việt Nam) đang tiến đến cửa ngõ Sài Gòn và sẽ đặt chân vào nội đô trong vòng ngày mai hoặc có thể ngay trong hôm nay…

Vì Quân giải phóng đã và đang đánh chiếm các mục tiêu quan trọng theo 5 hướng tiến về Sài Gòn. Ngay hạ tuần tháng 4.1975, theo tài liệu Quân uỷ Trung ương, các lực lượng lớn đã lần lượt điều động vào vị trí tiến quân: “1. Ở hướng bắc: Quân đoàn 1 đã có mặt ở khu vực nam Sông Bé. 2. Ở hướng tây bắc: Quân đoàn 3 tiến về Dầu Tiếng (về sau tràn ngập căn cứ Đồng Dù, bắt sống tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh Lý Tòng Bá). 3. Ở hướng tây: Đoàn 232 áp sát tuyến sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. 4. Ở hướng nam: Trung đoàn 88 và Trung đoàn 24 được tăng cường thêm Trung đoàn 271b đứng chặn ở Cần Giuộc. Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 áp sát đường số 4 đoạn từ Tân An đến Cai Lậy, khống chế Mỹ Tho. Đồng chí Lê Đức Anh, Phó tư lệnh Miền, Phó tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch, trực tiếp chỉ huy hướng tây và hướng nam. 5. Ở hướng đông: Quân đoàn 4, sau khi giải phóng Xuân Lộc, áp sát Trảng Bom. Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 và Lữ đoàn 52 (Quân khu 5) tiến sát Long Thành, Vũng Tàu, Nước Trong, Bà Rịa. Đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh cánh quân phía đông, nay là Phó tư lệnh chiến dịch chỉ huy hướng này.

Tất cả 6 trung đoàn đặc công và hàng chục đội biệt động đã sẵn sàng từ vùng ven đến nội thành”.

Xét diễn tiến, đã quá bất lợi, nên Colby yêu cầu di tản gấp rút tất cả người Mỹ. Nhưng đại sứ Mỹ Martin ở Sài Gòn còn chần chừ, trì hoãn, vì hy vọng sẽ thương lượng với “Bắc Việt về một giải pháp hoà bình” vào giờ cuối. Nên Colby cùng Nhóm hành động đặc biệt của Washington gắng đợi thêm. Nhưng “phép lạ” đã không xảy đến. Vì:

Cuối chiều hôm ấy, sau cuộc họp bất thường ở Nhà Trắng, lúc 16 giờ 5 phút 28.4 - giờ Washington (tức 4 giờ 5 phút, sáng 29.4 ở Sài Gòn), Quân giải phóng từ trận địa pháo Nhơn Trạch bắn hơn 300 quả đạn 130mm vào phi trường Tân Sơn Nhất, phá huỷ máy bay C130, làm nổ kho nhiên liệu, đào lên xới xuống đường băng với những vết đạn pháo lổ chổ nên máy bay không cất cánh được và dĩ nhiên cuộc di tản theo đường Tân Sơn Nhất bế tắc.

Nhận tin, tổng thống Ford triệu tập ngay cuộc họp bất thường với Hội đồng An ninh quốc gia lúc 19 giờ 30 tối 28.4 (giờ Washington) và quyết định triển khai kế hoạch di tản chỉ bằng trực thăng (chứ không bằng máy bay vận tải lớn ở Tân Sơn Nhất nữa) bốc đi từ nóc Toà đại sứ và một số cao ốc ở trung tâm Sài Gòn. Đợt di tản cuối cùng này mang mật mã O.F.W, viết tắt của mật danh “Operation Frequent Wind”, có nghĩa đen: “Cuộc hành quân gió nhanh”- song người ta vẫn thích diễn dịch là: “Cuộc hành quân cuốn theo chiều gió”cho hợp với tình cảnh lúc ấy. Sau cuộc họp chỉ vài giờ, tổng thống Ford hạ lệnh bắt đầu đợt O.F.W ngay trong đêm 28.4.1975, lúc 22 giờ 51 - giờ Washington (nhằm 10 giờ 51 sáng 29.4.1975 - ở Sài Gòn).

Colby viết trong hồi ký, khi O.F.W cất cánh có “đám đông người Việt Nam tìm cách nhập vào đợt di tản của người Mỹ” đưa đến tình trạng hỗn loạn. Hôm sau nữa, ngày 30.4:

“Một số sĩ quan người Việt đã tự bắn vào đầu tự vẫn, người thì vì danh dự bị hoen ố trước thất bại, người thì lo sợ trước những nhục hình tàn bạo đang chờ đợi họ trong những “trại cải huấn” của cộng sản. Còn ở rất xa đấy, tại Washington, tôi không có cách nào để cứu họ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã sống trong một tâm trạng cay đắng ê chề khi cảm thấy mình bất lực trước thảm kịch của những sinh mạng bị mất đi và của biết bao năm nỗ lực của cả người Việt Nam và người Mỹ đã từng đổ ra để hy vọng biến Việt Nam thành một đất nước tự do” (William Colby - Một chiến thắng bị bỏ lỡ, bản dịch của Nguyễn Huy Cầu, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2007, tr. 14).

Đến 3 giờ 15 ngày 30.4, lúc trời chưa sáng, một phi công Mỹ lái chiếc CH-46 đáp xuống nóc toà đại sứ chuyển bức thư viết tay cho ông Martin do đô đốc Gayler gửi, cho biết Gayler được lệnh “chỉ gửi thêm 19 trực thăng, và không gởi thêm nữa. Đại sứ Martin sẽ phải ra đi chuyến cuối cùng (trên chiếc trực thăng thứ 19). Sau này ông Gayler tiết lộ là ông đã có thẩm quyền để áp giải (cưỡng bức) nếu ông đại sứ (Martin) cưỡng lại lệnh tổng thống” (David Butler, dẫn theo Nguyễn Tiến Hưng trong sđd. Kỳ 2). Đúng là trước đó đại sứ Martin đã “cưỡng” lại lệnh “di tản nhanh chóng người Mỹ” của tổng thống Ford. Mục đích của Martin nhằm có thì giờ để đưa thêm nhiều người Việt ra đi hơn nữa và tránh khả năng không quân Sài Gòn trong lúc tức giận vì bị bỏ rơi có thể dội bom xuống toà đại sứ…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 4:
TS. Nguyễn Tiến Hưng vạch trần “kế hoạch di tản điên rồ mang mật danh: Talon Vise” của Mỹ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1RyA2JDLbRnhEAFxMSOnytrQWoo2QlL8VG_OrwsHdNsKVfbdLaxxxWbPUel3G6kAtqu5yIMoRbFfRoM7F-V9nJTG0eA5SLdRs_fFsB97GUq4ZeWeN649PrqvnGButahsmvwekAEYn7wESmJ6DelMBH6r1ib1NI-yu2FbGNJW23QuAjwKibgnvbb6G3Po1/w640-h312/100-NTH.PNG


Hơn 3 sư đoàn thuỷ quân lục chiến (TQLC Mỹ) sẽ bất ngờ ập đến Sài Gòn bắn phá mở đường để đánh chiếm phi trường Tân Sơn Nhất và bảo vệ Toà đại sứ Mỹ nhằm thiết lập “một hành lang di tản” đưa toàn bộ người Mỹ còn lại ở Sài Gòn ra đi gấp rút…

Cuộc tiến quân “điên rồ” trên được bàn định và phác thảo bởi Ngũ Giác Đài, đứng đầu là J. Schlesinger (Bộ trưởng Quốc phòng); Bill Clements (Thứ trưởng Quốc phòng); William Colby (Giám đốc CIA) và một số quan chức cao cấp khác của Nhà Trắng…
Họ chủ trương, cùng lúc với cuộc đổ bộ của TQLC, là triển khai lực lượng không quân đặc nhiệm với nhiều phi đội máy bay phản lực (sẽ đánh bom sát phạt khi cần) quần thảo và gầm rú, uy hiếp bầu trời Sài Gòn suốt đợt di tản.

Dưới mặt biển, 4 hàng không mẫu hạm: Hancock, Coral Sea, Midway và Interprise (kéo theo nhiều tàu hộ tống khác có 2.200 TQLC bảo vệ) sẽ áp sát vùng biển Nam Việt Nam, sẵn sàng nã pháo vào các vị trí “nhạy cảm và cần thiết” ở trung tâm Sài Gòn nếu lực lượng TQLC trên bờ yêu cầu.

Khi phối hợp tác chiến giữa TQLC (trên bộ) với không quân (trên không) và hạm đội 7 (ngoài khơi) đã “giáp vòng”, một “cầu hàng không” gồm hàng chục (khả năng có đến hàng trăm) chiếc trực thăng - chủ lực là loại lớn CH-53 có sức chứa 50-60 người mỗi chiếc - được huy động để bay ra bay vào Sài Gòn liên tục nhằm chở hết 6.000 người Mỹ, lần lượt đáp xuống các hàng không mẫu hạm kể trên, với phương châm: “tốc hành”, “nhanh và gọn”… Mọi việc nhằm mục đích không để những người Mỹ và gia đình của họ “lọt vào tay cộng sản” - còn số đông người Việt từng cộng tác với Mỹ di tản được hay không là “vấn đề thứ yếu”…

Trên đây là tóm lược kế hoạch mang mật danh Talon Vise - một trong những “kế hoạch di tản điên rồ” (crazy plans) của Mỹ - lần đầu tiên được TS. Nguyễn Tiến Hưng đưa ra ánh sáng công luận, qua cuốn “Khi đồng minh tháo chạy” (sđd Kỳ 2) ấn hành cách đây 10 năm (2005) - song đến nay (2015 và cả mai sau) vẫn còn nguyên giá trị tư liệu: “hy vọng những thế hệ con cháu của đoàn người di tản là những người Mỹ mai đây sẽ nắm địa vị quyền hành, sẽ không bao giờ đối xử như vậy đối với những đoàn người di tản từ các đồng minh khác trong một tình huống nào đó, như từ Iraq, Afghanistan, Đài Loan, Đại Hàn, khi đồng minh của họ cuốn gói ra đi” (Nguyễn Tiến Hưng).
nguyen tien hung vach tran ke hoach di tan dien ro Taylor vise cua My
Hải quân Mỹ đẩy một chiếc trực thăng từ tàu Blue Ridge xuống biển để lấy chỗ cho các trực thăng khác đáp xuống…

Những “kế hoạch di tản điên rồ” như kiểu Talon Vise được Washington hối hả vạch ra từ những tuần cuối tháng 3.1975, trong bối cảnh cuộc tiến quân “thần tốc của phe Cộng sản” đang tăng cường độ: “Ngày 25.3: Bộ Chính trị chủ trương tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất để giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa - Ngày 26.3: giải phóng TP. Huế - Ngày 29.3: giải phóng Đà Nẵng (…) Các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum nhộn nhịp khác thường. Các loại máy bay lên thẳng nặng, nhẹ, các loại máy bay chở khách đặc biệt của ta đều được huy động, không những để chở người, chở đạn, chở vũ khí, chở sách, báo, phim ảnh, tranh vẽ, các bản nhạc… mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn - Gia Định vừa mới in xong (…) Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn, các cảng Hải Phòng, cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng, cũng ngày đêm nhộn nhịp” (Văn Tiến Dũng - Đại thắng mùa Xuân). Những hoạt động đó ít nhiều được CIA thâu thập, kết hợp với nhận định và chủ trương của Bộ Quốc phòng Mỹ, để hình thành nên “kế hoạch điên rồ”. Sau đó nội dung các “crazy plans” được Nhà Trắng và Ngũ Giác Đài “thông báo nhanh” đến đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn để tham cứu.

Và Martin “hết hồn” khi biết tổng thống Ford cùng cấp lãnh đạo ở Washington muốn dùng “sức mạnh quân sự” cho một giải pháp “di tản hết” người Mỹ. Lập tức, Martin gởi chính phủ Mỹ và Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger bức mật điện khá dài, khẳng định: “Lệnh di tản người Mỹ đột ngột có thể gây bạo động ở Sài Gòn. Nếu không giữ bình tĩnh mà lại đưa thuỷ quân lục chiến vào đây thì có thể gây sự nổi giận không thể lường được (…). Tôi nhắc lại một lần nữa là sẽ có náo động lớn nếu gửi quân đội Mỹ vào Sài Gòn”. Những lời thẳng thắn đó phù hợp với bình luận của tờ Newsweek (28.4), rằng: Kế hoạch phòng hờ để bảo vệ (di tản) người Mỹ được soạn thảo ra dường như là để “đối phó với những người lính miền Nam (quân đội Sài Gòn) đang liều mạng tìm lối thoát hoặc uất hận vì bị bỏ lại, còn nhiều hơn là đối phó với đoàn quân cộng sản đang tiến tới!”.

Kể cả sau ngày 30.4.1975, Martin đã một lần nữa trình bày trước Quốc hội Mỹ (1976): “Tôi cho rằng mang quân đội Mỹ vào là một sai lầm lớn, vì, thưa quý vị, nếu quý vị đứng vào hoàn cảnh của người Việt Nam thì quý vị sẽ phản ứng như thế nào?”.

Khi bị (Quốc hội) chất vấn là tại sao ông đại sứ (Martin) không yêu cầu Tổng thống (Ford) cho di tản trước ngày 29.4 (ngày Tân Sơn Nhất bị pháo kích), Martin trả lời: “Không, vì theo đánh giá kỹ nhất của tôi, nếu làm sớm hơn sẽ có nguy cơ là xảy ra một tình trạng hỗn loạn với kết quả là một số rất đông người Mỹ sẽ chết. Nó sẽ dẫn tới một sự khủng khiếp nặng nề nhất, đó là nhu cầu phải đưa quá nhiều quân lực Mỹ vào, và chúng ta sẽ phải chiến đấu với quân đội miền Nam (Sài Gòn) để mở đường tháo lui”.

TS. Hưng nhận định: “Ngày nay ta mới hiểu hết được tâm tư của đại sứ Martin. Rõ ràng là thoạt đầu Washington chỉ muốn di tản nhân viên toà đại sứ Mỹ, cơ quan Tuỳ viên Quốc phòng DAO, công dân Mỹ và một số rất ít người Việt làm việc cho Mỹ mà thôi. Và phương thức di tản thì lại quá ư là nguy hiểm. Ta thử tưởng tượng: nếu Mỹ đem từ 3 tới 6 sư đoàn vào để chỉ di tản người Mỹ và bà con (của họ), trước hết là TQLC chiếm đóng phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Toà đại sứ Mỹ; sau đó trực thăng và từng đoàn xe Mỹ chở người tới phi trường (và cũng như vậy, di tản từ các địa điểm khác như Biên Hoà, Cần Thơ). Khi thấy sự phản bội quá lộ liễu như thế, liệu các đơn vị quân đội, cảnh sát, nghĩa quân, địa phương quân, dân chúng Việt Nam Cộng hoà (miền Nam) có để yên hay không? Vào đầu tháng 4, sau những buổi họp tại dinh Độc Lập và Phủ Thủ tướng, tôi cũng đã bắt đầu nghe thấy hai chữ “đ.m” (chửi Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam - GH)”…
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 5:
Đại sứ Mỹ G.Martin giải thích: Vì sao phải ưu tiên di tản phi công VN trước?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjaMBDNJjeU9nPmqp07H7HPtjsiSYpaYEPS6cnZdF-cWOQyZlDFG_5uVZFN_OLjrLX3_wW5MtCMFGN5bND4NNUkVCKIxKSVDI4GWYKFtJECTvs8wGdE0vpe3MXXtYTfkQiAj6qKIBP1qDUweI7tgCGzIFJPeMICdoSWl8tXJ2B5nunkx8xJAoYcW4c7yvI5/w508-h640/0-0.PNG


Không quân VNCH thời còn sung sức có quân số hơn 60.000 người - gồm 5 sư đoàn tác chiến với hơn 500 phi cơ các loại - trong đó có phi đoàn tình báo kỹ thuật và biệt đoàn đặc vụ 314...

...Ở giai đoạn tan rã (4.1975), lực lượng còn lại của quân chủng này vẫn làm đại sứ Martin phải nhiều đêm mất ngủ, vì nếu họ quay mục tiêu oanh kích về phía người Mỹ trong những giờ cuối của cuộc chiến, hậu quả sẽ ra sao?
Vì lẽ đó, Martin phản ứng quyết liệt về “những kế hoạch điên rồ” (xem Kỳ 4) của Nhà Trắng, thuyết phục để tổng thống Ford đồng ý với mình về chủ trương di tản người Việt, đồng thời xét lại các “crazy plans” đầy bất trắc.
Cuối cùng, TT. Ford ngả về phía Martin và triệu tập phiên họp kín tại Nhà Trắng với những thành viên được chỉ định trước, trong đó có các thượng nghị sĩ thuộc Uỷ ban Đối ngoại, để cảnh báo về hậu quả tiêu cực của phương án “chỉ di tản người Mỹ” và “bỏ mặc người Việt” (hoặc di tản người Việt với số lượng ít ỏi, chiếu lệ). Giả thử phương án kia thực thi, sẽ không tránh khỏi phản ứng quyết liệt của không quân Nam Việt Nam. TT. Ford trong hồi ký của mình (xuất bản 1979), nhắc lại:

- Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại khu thủ đô miền Nam (Sài Gòn) sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị phản bội, quân đội miền Nam (Việt Nam Cộng hoà) có thể quay súng (bắn) vào người Mỹ!.

Nguyễn Tiến Hưng viết, TT. Ford nói rõ thêm: “Nếu rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy, sẽ có thể gây ra những cuộc tấn công vào người Mỹ”. Cuối cuộc họp, TT. Ford yêu cầu các nghị sĩ có mặt đừng để báo chí biết “phiên họp chỉ bàn tới chuyện di tản” - mà cần thông báo chung chung là: “phiên họp bàn chuyện ổn định tình hình tại miền Nam Việt Nam” (Nguyễn Tiến Hưng, sđd Kỳ 2).

Sau phiên họp trên, từ Sài Gòn, Martin đưa khá nhiều phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hoà và gia đình của họ ưu tiên ra đi trước: “tất cả khoảng 2.000 người tới phi cảng Atapao ở Thái Lan” - với mục đích: “giảm thiểu khả năng trả thù và đụng độ (của không quân Sài Gòn) với lực lượng Mỹ”. Martin cảnh cáo “nếu cảm thấy bị bỏ rơi quá tàn nhẫn, phía Việt Nam sẽ trút sự giận dữ lên đầu những người Mỹ còn lại”. Ông giải trình trước Quốc hội:

- Không quân Việt Nam sẽ bắn rơi các máy bay vận tải của mình (máy bay chở người Mỹ di tản khỏi Sài Gòn - GH) khi chúng ta bỏ rơi chiến hữu, phó mặc họ cho (quân đội) Bắc Việt (Graham Martin - Testimony, tr. 548 - chú thích của Nguyễn Tiến Hưng, sđd Kỳ 2).

Martin nhận định phi công là phần tử nắm trong tay phương tiện cơ động nhanh chóng và nguy hiểm nhất (máy bay) và có cơ hội cũng như điều kiện để trút “uất hận” lên bất cứ nơi nào tập kết người Mỹ (chuẩn bị di tản) và nếu phi công Việt Nam Cộng hoà bắn rơi ba bốn chiếc máy bay vận tải Mỹ thì “chắc chắn là sẽ có nhiều trong số 6.000 người Mỹ phải chết, thêm vào đó là số thương vong không thể lường của quân đội hai bên - dĩ nhiên (lúc ấy) không lực từ Đệ thất hạm đội (hạm đội 7) sẽ vào uy hiếp (đánh trả), dẹp tan hết mọi cuộc tấn công. Nhưng (hậu quả) là Sài Gòn sẽ đổ nát như Baghdad và bao nhiêu người dân (vô tội) sẽ là nạn nhân?” (Nguyễn Tiến Hưng, sđd Kỳ 2). Martin giải bày:

- Tôi có một sự lo nghĩ trong lòng nhưng nó đã được giải quyết trước ngày cuối cùng của cuộc di tản, đó là một phần đông không quân Việt Nam đã được bay sang căn cứ Utapao ở Thái Lan, như vậy là đã di chuyển được khả năng (chiến đấu) của một số phi công chống đối trên bầu trời - họ có lẽ là phần tử uất hận nhất trong các quân chủng (Graham Martin, Testimony, tr. 586 - NTH).

Những lời trên của Martin phù hợp với hồi ký của tướng Nguyễn Cao Kỳ (từng làm Tư lệnh Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà):

“Cộng sản biết rằng mất sân bay thì Sài Gòn cũng mất” nên đã mở đầu đợt đánh chiếm Sài Gòn vào giai đoạn đỉnh điểm bằng động thái đánh bom Tân Sơn Nhất: “Ngày 28.4.1975, quả bom hạng nặng đầu tiên rơi cách nhà tôi 300 mét. Lúc ấy có gần 400 người tụ tập ở đó, hay trên những bãi đất xung quanh. Họ là những gia đình binh sĩ xin chỗ máy bay (để rời Việt Nam). Nhiều người quyết định ngủ đêm ngay tại văn phòng, hoặc những ngôi nhà gần bên. Quang cảnh giống như một trại tị nạn. Lúc những quả bom đầu tiên làm rung chuyển nhà tôi, một anh phi công chạy vào phòng khách kêu lớn: “Tôi cất cánh đây!”.

Nguyễn Cao Kỳ cũng hét: “Đồng ý. Đi đi”!

Thế là anh phi công kia lao đến chiếc máy bay gần nhất. Cùng lúc, tướng Kỳ phóng lên một chiếc xe jeep cùng với thiếu tá thân cận của mình nổ máy chạy ra đường băng để xem thiệt hại tới mức nào. Tướng Kỳ thuật lại, lúc ấy:

“Căn cứ vắng vẻ im lặng, khác lạ, trái ngược hẳn với quang cảnh nhộn nhịp thường ngày. Ai nấy đều chạy vào hầm trú ẩn và xe jeep của chúng tôi là vật duy nhất mà người ta thấy đang di chuyển (trên sân bay). Các phi công cộng sản chắc đã phát hiện ra chúng tôi, vì lẽ các máy bay của họ ở trên cao lượn vòng vòng rồi bắt đầu bắn xuống chúng tôi”.

Kỳ xuống xe, nhảy vào một cái hố tránh đạn đào sẵn bên đường, nhìn lên ông thấy “lửa toé ra từ những họng súng nhằm vào xe jeep - hàng chục máy bay của chúng tôi bị phá huỷ trên mặt đất”. Kỳ quay về: “Điện bị cắt đứt. Chúng tôi không liên lạc với Bộ tổng tham mưu được nữa. Những người ở trong nhà phải thắp nến ăn cơm”. Rồi ông lại quay đi, đến Bộ tư lệnh Không quân, để thấy “một cảnh tượng cực kỳ hỗn loạn bày ra trước mắt, toàn bộ Bộ tư lệnh gồm khoảng 100 sĩ quan, tướng, đại tá và thiếu tá, tập hợp ở văn phòng tư lệnh. Tôi nhận thấy có cả vài tướng lục quân nữa. Ông tư lệnh không quân (trung tướng Trần Văn Minh - GH) cho tôi biết là người Mỹ đã cho lệnh di tản tất cả máy bay F5 sang Thái Lan và Philippines, hiện bộ tham mưu của ông ta đang chờ tại văn phòng này để người Mỹ lo liệu việc di tản”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 6:
Oliver Todd với các chuyến bay cuối cùng trên toà đại sứ

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicfToBoXZblojjaNsDQ8lo8V5Hjq5k8kCyYLCEixzCZroQ7fp3pcS4yeoqyNFZQV7pEE3YsJKDcGDLuqspQ9tYwJA3zKIne0m-jcl91nUzYpsvKY9F5GYE-rjhtOUg5S41tmVVORCUMbssnUIA1snEBVwWtvnPugTCI-qm33wk0eThBRO2XLMFJTjE4VVv/w640-h308/0-0.PNG


Rạng sáng 30.4.1975, đại sứ Martin cũng phải bước lên chiếc trực thăng mang tên Lady Ace 09 (ghi rõ ở hai bên sườn máy bay) rời Toà đại sứ, để lại dưới đất hơn 420 người Việt đang ngóng lên trời để chờ những chuyến trực thăng khác không bao giờ tới...

Những người Việt bị bỏ rơi vẫn tiếp tục áp sát vào tiền sảnh của Toà đại sứ, để rồi bị “lính thuỷ Mỹ dùng roi da để trấn áp”. Quá sốc, một số tài xế xe tải nổ máy và nhấn ga lao thẳng vào cổng. Bấy giờ trong sân số đông người Việt bị kẹt lại đang đứng thẩn thờ, gần như tuyệt vọng. Họ hiểu rằng không còn cơ hội ra đi nữa…

Tình cảnh và các chi tiết trên được ghi lại bởi Oliver Todd - một nhà báo kỳ cựu từng trải nghiệm những tác nghiệp của mình từ chiến khu Việt Bắc (thời Pháp), đến những giờ phút mong manh nhất ở Toà đại sứ Mỹ (Sài Gòn 1975). Oliver Todd viết (Lê Tuấn dịch):

* 3 giờ 15 phút, chiếc trực thăng CH-46 đã hạ cánh xuống nóc sứ quán. Viên phi công đưa ra một thông báo: “Dựa trên báo cáo với con số tổng cộng là 726 người được di tản, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương được phép cử ngay 9 máy bay trực thăng, không được quá con số này”. Những từ “không được quá” đã được nhấn mạnh tới hai lần. “Tổng thống chờ đợi ông đại sứ Martin sẽ đi chuyến trực thăng cuối cùng… Thân ái!”.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng mong chuyến “trực thăng cuối cùng” sẽ cất cánh vào lúc 3 giờ 45 phút. Martin được yêu cầu phải thể hiện hết trách nhiệm đối với bức điện của Phủ tổng thống Hoa Kỳ. Polgar (đứng đầu tình báo Mỹ CIA tại Sài Gòn) báo trước là ông ta sẽ ngừng tất cả mọi giao dịch vào lúc 3 giờ 20 phút.

* 3 giờ 30 phút: máy bay chỉ huy C-130 bay lượn vòng quanh Sài Gòn và gửi bức mật mã (…): Từ bây giờ sẽ chỉ đưa người Mỹ đi di tản nữa mà thôi. Ông đại sứ Martin sẽ lên chiếc máy bay chỉ dùng cho ông. Kissinger cũng gọi điện cho Martin: “Ông và các anh hùng của ông bắt buộc phải về nhà ngay!”.

Nhà Trắng nhận bức điện của Martin: “Chúng tôi đề nghị được chấm hết nhiệm vụ vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 - giờ Sài Gòn, cần thiết phải phá huỷ các máy móc giao dịch liên lạc. Đây là bức điện cuối cùng của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn”.

* 4 giờ 42: chiếc trực thăng CH-46 mang tên “Lady Ace 09” hạ cánh xuống nóc toà đại sứ. Viên phi công trình một mệnh lệnh của tổng thống Ford: “Ông đại sứ phải lên ngay chiếc Lady Ace 09!”. Martin cùng với người tuỳ viên thông tấn, Polgar và đại tá Jacobson, lên máy bay. Nếu ông đại sứ từ chối không chịu ra đi vào lúc đó thì lại đã có một mệnh lệnh khác của đô đốc hải quân hạm đội Thái Bình Dương ký, là: “phải bắt ngay Martin đưa lên máy bay” (Oliver Todd - Tháng 4 ác liệt, Lê Tuấn dịch, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2004, tr. 267-269).

Oliver Todd tường thuật tiếp:

* 5 giờ 30 phút: 200 người Mỹ, trong đó có 170 lính thuỷ còn chờ ở sứ quán. Nhiều giờ trôi qua. Người lính thuỷ cuối cùng trèo lên cầu thang. Họ đã đóng chặt cửa, lại còn chốt thêm các thanh sắt (ở phía sau họ). Trong các khoảng trống của cầu thang và trong thang máy, họ vứt tất cả đồ đạc, bàn tủ, tất cả những gì rơi vào tay họ, để lập hàng rào chặn những người chạy trốn (di tản) đang đuổi theo họ. Các lính thuỷ phải mất hàng giờ mới vượt qua được tầng gác cuối cùng. Họ thả xuống những quả lựu đạn cay làm chảy nước mắt. Có một người trong số họ ném theo quả lựu đạn tấn công. Những người Việt Nam không thể trèo lên cầu thang được. Xung quanh sứ quán có những người lính của miền Nam Việt Nam, mang súng, đi lang thang. Trên nóc sứ quán, người ta phải đặt khẩu liên thanh để canh chừng họ…

(…) Súng cối đã nổ gần sứ quán Mỹ. Lúc bình minh không có sương mù. Chuyến trực thăng cuối cùng đã đến. Cánh quạt của nó hút phải làn khói của lựu đạn cay làm cho các lính thuỷ ngạt hơi mở mắt không được, chập choạng trèo lên máy bay. Người lính Juan Valder đẩy những người khác lên trước. Viên đội trưởng có cảm giác là những người lính của mình ai cũng muốn lên máy bay sau chót để có thể tự hào nói: “Tôi là người cuối cùng rút khỏi Sài Gòn”.

* 7 giờ 53 phút, chiếc trực thăng cuối cùng bay lên, có những máy bay tiêm kích Cobra hộ tống. Đây là lần đầu tiên, kể từ 10 năm nay, không còn bóng một người lính Mỹ trên đất Việt Nam.

Khi đáp xuống con tàu chỉ huy Blue Ridge, Martin vội vào ngay “buồng thông tin” nơi Polgar đang nói chuyện với các nhà báo, tuyên bố ngay:

- Nếu chúng ta giữ đúng mọi lời cam kết như một quốc gia xứng đáng với tên của nó (Hoa Kỳ - Mỹ) thì tất cả mọi việc sẽ không phải diễn ra như thế này!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17]