Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.(Tiếp theo phần 1)

Những Người Rỗng - The hollowmen (Một bài thơ của T.S. Eliot 1888-1965)



Tôi nói hơi dài dòng về một điển cố văn chương vì cũng vào khoảng này, trong những năm ba mươi của Thế kỉ thứ Hai Mươi, Phong trào Thơ Mới ra đời ở Việt Nam và các thi sĩ của Phong trào cùng với bạn bè đã kịch liệt đả phá sự dùng điển trong thơ văn. Thực ra thì đây chỉ là một cái cớ và một cách để quét Chinh Phụ Ngâm và Ðoạn Trường Tân Thanh vào thùng rác và rước Nàng Thơ (La Muse) của Alfred de Musset vào thơ Việt Nam sau vụ khởi nghĩa thất bại ở Yên Bái. Nhưng cả một nền văn-học song-ngữ hơn hai ngàn năm của một thời đại độc lập xưa không thể bị hất đi một cách dễ dàng như thế, mặc dầu thơ mới trong khoảng 15 năm sau đó cũng để lại được một số bài có thể còn sống sau một trăm năm. Và với Vũ Hoàng Chương cùng các thi hữu thuộc thế hệ thứ hai của Thơ Mới, điển-cố Hán-Việt cổ lại trở lại Văn đàn Việt Nam, những hình ảnh thanh nhã xưa của dân tộc lại về trong thơ, với thơ. Như hai câu lục bát của thi sĩ Ðinh Hùng:

Chèo đưa mây dáng ngập ngừng
Lao xao hoa nắng thủy cung in hình

(Thủy Mặc)

hay hai câu thơ trong Thơ Gởi Vợ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, viết từ Nhà tù Chí Hòa, tháng Sáu năm 1976, vài ngày trước khi chết:

Thấm thoát vào đây tháng đã tròn
Lông hồng gieo xuống nặng bằng non


Ðiển lông hồng/non Thái không cần phải giảng, không một người Việt Nam nào không biết, không phải từ uyên nguyên trong Sử Kí của Tư Mã Thiên (“tính mạng của ta, nặng như núi Thái, nhưng cũng có lúc phải coi nhẹ như một sợi lông tơ”), qua thơ của Lí Bạch mà bắt đầu từ những bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Ðặng Trần Côn (? -1745?).

Trương phu thiên lí chí mã cách
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.


mà Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748) phiên là:

Trượng phu mã cách quản bao
Ra tay Non Thái dường gieo lông hồng.


và Phan Huy Ích (1750-1822) dịch:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ nhữ hồng mao[4]


Dưới ngọn bút của Vũ Hoàng Chương, không những điển rất cổ kính và nghiêm trọng trên được chuyển thành tình cảm rất chân thực và thân mật của một người tự biết là sắp bị chết gửi cho vợ, mà còn nói ra sự thấm nhuần Ðạo Phật của thi sĩ và lòng thương xót vợ con của một con người. Ðiển cũ được đảo nghịch và nhân loại hóa để cá nhân hóa:

Sử kí và Chinh phụ : Thái Sơn –> Hồng mao
----------------------- :---------------------------------
Vũ Hoàng Chương  : Lông hồng –> Non (Thái)

(Thi sĩ bóc cái nhãn hiệu made in China của điển đi)

Coi tính mạng của mình nặng như núi Thái là vì Nho giáo dạy rằng thân ta là của cha mẹ (Công cha như núi Thái sơn); nhưng khi có lệnh của vua thì phải coi nhẹ như một cái lông tơ (quân thần trên phụ tử). Ðó là đạo đức phong kiến. Miễn bình luận.

Coi cái tính mạng của chính mình như sợi lông hồng, vô thường, vô ngã, là cốt tủy của Ðạo Phật. Thi sĩ bình nhật vẫn không cho cái thân xác mình là quan trọng:

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?
ngọc đá cũng thành tro
lụa tre dần mục nát
với thời gian lê vết máu qua đi
(1963)[5]

và ngay cả thơ cũng mất:

vần điệu của Thi nhân chỉ còn là rơm rác
và chỉ nguyện được là rơm rác,
(1963) (5)

nhưng trước cái chết (chết theo vào đến lưng chừng – 1976):

Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ
Ðêm về giấc ngủ lại thương con,
(1976)

thì lại thấy rằng cái mạng sống mà mình cho là nhỏ nhoi, nó nặng đến thế nào cho những người còn phải sống trong tình thương nỗi nhớ. Thi sĩ không viết mướn cho chính quyền, cũng không tâng bốc một giai cấp nào cho họ liều mình vì chúa. Thi sĩ thật với mình.
Thi sĩ trung với lòng mình, và với cái tâm có tình, có trí, của con người.

Những ai biết thi sĩ Vũ Hoàng Chương trước những ngày ông bị bắt, có lẽ còn có thể hiểu được bài thơ Thơ Gởi Vợ của thi sĩ nhiều hơn nữa, thực hơn nữa, bằng xương bằng thịt. Ông gầy như thể toàn thân chỉ còn là thơ, và thường chỉ từ Gác Bút ở Phường Cây Bàng qua đường Phan Thanh Giản đến Chùa Giác Minh đàm đạo về Thơ và Giáo lí với Thượng tọa Ðức Nhuận. Ở trong tù (vì cớ gì? có án lệnh không? có hỏi cung không? có “tự tự thú” như trong các Vụ Án Moscova không?), tôi cũng không hiểu làm sao thi sĩ có thể “xác mỏi mòn” hơn nữa sau một tháng “một manh chiếu bả” “ba chén cơm rau”?

Lông hồng gieo xuống nặng bằng non

không phải là một điển xưa tích cũ đã mòn được lộn ngược lại, mà là một sự thật cân được bằng cái mạng của nhà hóa học Lavoisier của thi sĩ André Chénier mà Cách Mệnh Pháp còn mang trong lương tâm cũng như trong đời sống, hơn hai trăm năm sau và mãi mãi khi đưa hai thiên tài vô tội ấy lên máy chém [6].

*

Tôi xin lỗi các độc giả vì đã ra ngoài đề, mà còn nợ hai điển cố với một bài thơ.

Bài thơ Những Người Rỗng của T.S. Eliot còn có hai cái chìa khóa, là hai đề-từ dùng làm tựa cho bài thơ, cho những ai chưa bằng lòng với sự truyền đạt của thơ và muốn tìm nghĩa lí của bài thơ.

Hai điển cố bị cắt rời ra trong bản in. Dưới đầu đề (tựa đề)  
Những Người Rỗng (The Hollow Men) và niên biểu 1925 là:

Mistah Kurtz - he dead
M. K. - nó chết


Trên bài thơ, ở một trang khác trong thi tập, là:

A penny for the Old Guy
Một xu cho Ông Già Guy


Lão Guy
(Lão già)

Old Guy (đọc: [gai]) thường chỉ có nghĩa là “Lão Già” /Guy/, danh từ chung, đặc biệt của tiếng Anh (và tiếng Mĩ, T.S. Eliot là người gốc Mĩ, sinh tại St Louis, Missouri, học tại Harvard, trước khi sang học ở Cambridge, anh và Sorbonne, Paris, Pháp, rồi lấy quốc tịch Anh), là một từ của cấp bình dân, tương đương với Pháp /gars, garcon/; giống cái của /guy/ là /gay/, Pháp /garce/, ít dùng bởi giới gọi là “có học.”

/Guy/ viết hoa, là danh từ riêng. Người Pháp cũng có dùng tên này, nhưng hiếm khi, như Guy de Maupassant (nhà văn), Guy de Chauliac (giải phẫu gia Trung cổ).

The Old Guy là một người lịch sử, bất cứ người Anh nào cũng biết.

Tên thật của hắn là Guy Faukes. Sinh năm 1570, cha mẹ theo Ðạo Cải Cách (Tin Lành), nhưng hắn bị dụ trở về với Ðạo Catho; sang Ipanha đăng lính đánh Holan (bỏ Ðạo), trở thành một tên cuồng tín và bị một tên cuồng tín khác là R. Catesby tuyển về lại Anh quốc để âm mưu lật đổ vương quyền, khi ấy là do vua James I lãnh đạo, ngõ hầu lập lại Ðạo Catho ở nước Anh. Ngày 5 tháng 11, năm 1605, Guy đem thuốc súng vào Quốc Hội, chờ đúng lúc vua đến khai mạc Quốc Hội sẽ cho nổ chết hết. Nhưng bị bắt quả tang trong hầm Ðiện Westminster với thùng thuốc nổ, hắn đã bị tra tấn tàn nhẫn và bị xử giảo. Còn tên đầu đảng Catesby thì bị bắn chết khi chống cự lại lính đến bắt. Vụ này gọi là vụ âm mưu Thuốc súng (Gunpowder Plot).

Từ đó, ngày 5 tháng 11 thành một ngày hội trẻ con được đốt pháo, diễn lại vụ Thuốc súng ở Quốc Hội. Trẻ con nhà nghèo không có tiền mua pháo thì lấy những mụn vải may thành hình người, nhét rơm vào đem ra đường phố xin tiền; gặp ai cũng chặn lại, xin “a penny for the Old Guy,” “một xu cho lão Guy.” Có tiền mua pháo rồi thì các hình nhân chất lên để đốt. Tục này cũng giống như trẻ con Việt Nam ngày xưa, cứ tối ba mươi Tết thì dắt nhau đi các nhà, đến cửa nhà nào thì hát “Súc sắc súc sẻ / Nhà nào còn đèn còn lửa / Mở cửa cho anh em chúng tôi vào...” để chúc tụng và xin tiền mở hàng. Ðiển “Lão Guy” dĩ nhiên có một ý nghĩa khác.

Còn Mistah Kurtz, trong đề từ thứ nhất, thì là nhân vật chính trong truyện ngắn Heart of Darkness (Tim của Tối tăm, 1905) của J. Conrad, một tiểu thuyết gia gốc Polan, quốc tịch Anh, sống vào cuối Thế kỉ thứ Mười Chín. Chuyện xảy ra ở Congo, Africa. Kurtz là một người hung dữ, tàn ác, nhưng hắn không bị bắt và bị hành tội. Hắn cũng chết, nhưng được chết tự do. Heart of Darkness  là một tác phẩm được đón nhận bởi các phê bình gia như một khai phá mới, kì diệu, trong văn thể truyện ngắn, và đã mở đầu cho một dòng sáng tác đặc sắc trong Thế kỷ thứ Hai Mươi.

Với những kiến thức ấy, đọc tác phẩm của T.S. Eliot, ta thấy Những Người Rỗng không còn truyền đạt sự tranh đấu nữa, mà truyền cảm một nỗi buồn mênh mang về những mập mờ trong sự sống và sự chết của người ta, mà tôn giáo chỉ cho những hình ảnh lạnh lẽo, vô tình trống không của một vương quốc hoàng hôn.

Tôi không đưa hết bản dịch Việt văn của tôi vào báo. Trước hết là vì tuy chỉ có 98 dòng, nhưng cũng quá dài với một tờ báo. Chính T.S. Eliot cũng viết từng đoạn một, năm đoạn để ở năm nơi trước khi gom lại thành một bài đầy đủ. Ngoài St-John Perse đã công bố bản dịch đầu tiên của Phần I (1925), còn có ba dịch giả Pháp nữa[7], và cả ba dịch giả đã đưa ra hai, ba và năm bản dịch, mỗi bản dịch có những đoạn hay những câu tuyệt hay, mỗi bản dịch có những khám phá kì diệu, nhưng không bản nào có thể gọi là toàn bích. Khi dịch The Hollow Men từ Anh ngữ sang Việt ngữ, tôi đã được tham khảo cả bản dịch đầy đủ và được đọc một số những lời phê bình của các học giả Anh và Pháp về mỗi bản dịch. Trong việc dịch cũng như việc tìm hiểu, tôi đã nhờ rất nhiều vào sách của G. Williamson (Hướng dẫn Ðộc giả vào T.S. Eliot , New York, 1949). Cuốn sách của bà J. F. Hooler (Những thơ của T.S Eliot dịch ra Pháp văn, UMI Research Press, Ann Arbor, 1983), thực là quí báu về tài liệu. Sau cùng, chính tập bài giảng của T. S. Eliot ở Cambridge và ở Ð.H. Johns Hopkins về Các Loại Thơ Siêu Hình (Faber-Faber, London, 1993) đã giúp tôi rất nhiều để hiểu được thơ siêu hình Anh, Pháp và chính thơ của T. S. Eliot, một cách gián tiếp.

Tôi không thể trích đăng được hết các bài dịch và bắt buộc phải chọn. Theo sự chỉ dẫn của Ô. Hayward (bạn thân của T.S. Eliot) và bà Hooker, một bản dịch của Pierre Leyris đã được lựa ra (bản cuối, 1976). Leyris là người cầm đầu ban Anh văn của Nhà xuất bản Seuil, Paris. Ông đã dịch được nhiều tác gia, từ Blake đến Yeats (hơn 20 người), qua E. Brote, Shakespeare... Ông lại đã được chính T. S. Eliot và bạn thân là Hayward chỉ dẫn để tìm từng chữ cho xác đáng và hay trong nhiều năm, từ 1947 cho đến khi Eliot chết (1965). Tôi hoàn thành việc dịch vào khoảng đầu năm 2000, và đã cất bản dịch ấy đi để xét lại một năm sau, với một sự hiểu có lẽ thâm sâu hơn về bài thơ của T.S. Eliot. Kết quả sau mấy tuần sửa chữa là bản dịch thứ hai. Tôi biết rằng vẫn chưa ổn khi so sánh với P. Leyris: từ 1936 đến 1976, ông đã cho ra năm bản dịch: đó là dịch từ Anh văn sang Pháp văn, hai, ngôn ngữ bà con gần như Hán văn với Việt văn, và với sự liên tục thảo luận với tác giả! Lời nói của Paul Valéry đúng, không những cho thơ sáng tác, mà cả cho thơ dịch: “một bài thơ không bao giờ có thể xong được.”

*

Hai bài dịch Việt ngữ đều là dịch thẳng từ Anh ngữ, nhưng với sự tham khảo mà tôi đã kể rõ ở trên. Trừ bài dịch thơ của St-John Perse, không có bài nào dịch từ các bài dịch Pháp văn.

Ðoạn I, 18 câu, được dịch theo từng dấu phẩy, vì chấm câu cũng như các khoảng cách và các điểm ngưng cũng là thơ. Tôi chưa thành công hẳn, vì nhiều chữ (từ) của nguyên văn có hai ba nghĩa mà tiếng Việt không dịch được hết. Tôi chỉ bằng lòng có một chữ /we/ dịch là /chúng ta/, nghĩa là “tôi + các bạn,” không phải là /chúng tôi/, nghĩa là tôi và (chúng) nó,” loại các bạn ra. /We/ cũng như /nous/ không có sự phân biệt ấy. Theo đồng văn, /we/ trong thơ là “chúng ta.” Chúng ta là những người rỗng, như những hình nhân bằng vải hình tượng Lão Guy. Ðối lại với những “kẻ đã đi rồi,” như Mistah Murtz ([i)nó chết[/i]). Ðó là đối nghịch thứ nhất trong khung cảnh của một nhà thơ, chúng ta - những người nộm - họp nhau rầm rì cầu nguyện cho những người “ra đi.”

Hình nhân Lão Guy  :        Mistak Kurtz
-------------------------:----------------------
Bị chết                       :         Chết                                                   
-------------------------------------------------        
(Chúng ta) nộm        :       Người chết (chết thật)
                                 
    
Ðoạn II là một mộ địa, đối nghịch với cảnh giới của Ðoạn I, là thánh đường của nhà thờ:

Vương quốc (chết)    :       Vương quốc mơ (chết)
(viết hoa)                   :             (hoàng hôn)
------------------------------------------------------------------
Tôi (không gần)        :      Các con mắt không hiện
  (hóa trang)              :      Các tiếng nói đang lu


Tôi chỉ gửi lời chào các bạn đọc vì chỉ giới thiệu thơ chứ khôngbiết giảng thơ.

2001

----------------------------------------------------------------
[1] Tôi không hiểu rõ T.S. Eliot muốn nói gì khi ông dùng danh từ “measure.” Từ này thuộc về âm nhạc nếu không phải là ngôn ngữ thông thường. Trong thi pháp danh từ meter (Pháp mètre), tôi thường dịch là thi thước.
[2] St-John Perse, thi sĩ Pháp (1887-1975), bắt đầu làm trong ngành ngoại giao (Tổng thư kí Bộ, 1933), bị cách chức và bị đuổi ra khỏi quốc tịch Pháp năm 1940 vì chống lại chủ nghĩa quốc xã của Hitler. Ông sang Hoa Kì và năm 1941, được Tổng thống Roosevelt mời làm cố vấn chính trị về nước Pháp. Sau Thế chiến II, năm 1957, ông trở về Pháp. Năm 1960, ông nhận Giải Nobel với quốc tịch Pháp.
[3]Anabase (1924) một bài thơ lớn của St-John Perse, cũngđược T.S. Eliot dịch sang Anh văn (1930). Eliot viết rằng ông chỉ có một mục đích, là “giới thiệu một nhà thơ lớn và mới cho một số độc giả nước ngoài, và giúp cho sự hiểu thơ của thi sĩ này được dễ dàng hơn, vì bài thơ này khó và không thể nào giảng giải được bằng cách nào khác là bằng chính nó.”
Ðó cũng là mục tiêu của bài này. Nhiều bài thơ, dịch may ra mới có thể nói được hết ý của một bài thơ hay. Sự truyền cảm là một vấn đề khác.
[4]Theo sách Chinh Phụ Ngâm Bị Chú của G.S. Hoàng Xuân Hãn.
Theo G.S. Lê Hữu Mục thì câu này phải được đọc là:
Gieo Thái sơn nhẹ nữa hồng mao
còn thông thường, học trò đời nay, không cần biết ngữ cổ, vẫn quen đọc là:
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao
[5] Vũ Hoàng Chương – Lửa Từ Bi, Saigon, 1963.
[6]Antoine L. Lavoisier (1743-1794), hóa học gia Pháp, người đầu tiên đã dùng cái cân để cân các chất trước và sau mỗi thí nghiệm hóa học, và bác bỏ được một thiên kiến rằng nhiệt (heat, chaleur) là một chất; ông đặt ra nguyên lí về sự bảo tồn vật chất, khám phá ra chất oxygenum (dưỡng khí)... Hóa học khoa học nhận Lavoisier là ông Tổ. Cách mệnh Pháp giết.
NM. André Chénier (1762-94) là thi sĩ Pháp đầu tiên đem tình cảm vào thơ. Cách mệnh Pháp giết.
[7] Ngoài ba dịch giả có thể gọi là chuyên nghiệp này (P. Leyris), G. Cattaui, C. Moncheur) và thi sĩ St-John Perse, còn phải kể vài danh sĩ đã dịch một hai bài của T.S. Eliot, là André Gide, triết gia Jean Wahl, G.S. Cazamian.

Trần Ngọc Ninh
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Những kẻ rỗng tuếch



Những kẻ rỗng tuếch (tiếng Anh: The Hollow Men) – là một bài thơ của nhà thơ Mỹ đoạt giải Nobel Văn học năm 1948 T. S. Eliot. Cùng với Bản tình ca của J. Alfred Prufrock, Đất hoang, Ngày thứ Tư tro bụi (bài thơ) – Những kẻ rỗng tuếch được coi là một tác phẩm quan trọng của thơ ca thế kỷ XX và có sự ảnh hưởng rất sâu rộng đến văn hóa thế giới.

Tổng quan và phân tích

Trường ca Những kẻ rỗng tuếch in đầy đủ lần đầu vào năm 1925 nhưng trước đó, 4 trong số 5 phần đã in riêng lẻ từng phần trong tạp chí Criterion. T. S. Eliot đem tập hợp thành một trường ca từ những bài thơ lẻ trước đó được tư duy một cách độc lập.
“Những kẻ rỗng tuếch” là cách Eliot gọi những trí thức châu Âu thời đó. Vì đánh mất lòng tin nên trong tâm hồn họ có một khoảng trống được lấp bằng những chính kiến rất ngẫu nhiên. Bởi thế, những người này vừa rỗng tuếch (hollow), vừa là hình nộm (stuffed) được kết bằng rơm rác…
Đề từ thứ nhất của trường ca là câu trích từ tiểu thuyết Con tim bóng tối (The Heart of Darkness, 1902) của Joseph Conrad (1857-1924) nói về sự đánh mất lòng tin. “Mistah Kurtz – he dead” là lời cô người hầu da đen nói tiếng Anh còn chưa sõi, thông báo về cái chết của ngài Kurtz da trắng, người mà một bộ tộc da đen ở Công-gô coi như một vị thánh. Nhưng nếu như ngài đã chết thì có nghĩa là ngài không phải thánh thần.
Đề từ thứ hai xuất phát từ một tục lệ truyền thống – hàng năm cứ vào mồng 5 tháng 11 người ta đốt hình nộm Guy Fawkes, kẻ cầm đầu vụ mưu dùng thuốc nổ phá toà nhà Quốc hội Anh năm 1605. Tối mồng 4 sang ngày mồng 5 trẻ con mang hình nộm Guy Fawkes đến từng nhà “xin một hào cho Guy già” , sau đó đem đốt hình nộm và tổ chức đốt pháo hoa.
Điểm khó hiểu thứ nhất của trường ca này là khái niệm “vương quốc cái chết” (death’s kingdom). Khái niệm này Eliot sử dụng trong trường ca theo 5 dạng. Vì rằng sự đánh mất lòng tin nghĩa là không còn tin vào sự bất tử nên “những kẻ rỗng tuyếch” đang sống trong “vương quốc cái chết”. Nhưng trong vương quốc cái chết này người ta vẫn mơ ước, vẫn thấy những giấc mơ nên mới có “vương quốc mơ màng cái chết” (death’s dream kingdom). Những kẻ rỗng tuyếch này, đa số là sống trong vương quốc ảo nhưng trong số họ vẫn có những người sẵn sàng từ bỏ nó để đi về vương quốc khác (giống như tĩnh ngục) để tẩy rửa và chuộc lỗi lầm. Những người này đang ở trong “vương quốc cái chết hoàng hôn” (death’s twilight kingdom). Như vậy, đã có 3 dạng của vương quốc cái chết. Ngoài vương quốc cái chết ở trần gian còn có một vương quốc cái chết ở bên kia thế giới nữa, nên có thêm một khái niệm: “vương quốc cái chết khác” (death’s other kingdom). Và cuối cùng, để phân biệt “vương quốc cái chết khác” này với một vương quốc cũng ở bên kia thế giới dành cho những kẻ ngoan đạo (giống như thiên đường), Eliot viết hoa chữ “Kingdom”“death’s other Kingdom”. Đấy là 5 cách gọi một khái niệm “vương quốc cái chết” của Eliot.
Điểm khó hiểu thứ hai trong trường ca này là hình ảnh những đôi mắt. Những đôi mắt xuất hiện từ phần II của trường ca, và nhân vật vừa muốn được nhìn thấy những đôi mắt lại vừa sợ nhìn thấy chúng. Nhân vật muốn mặc quần áo cải trang để cho những đôi mắt kia không nhận ra. Hình tượng này Eliot mượn của Dante (Thần khúc_Tĩnh ngục, khúc ca XXXI). Không nhìn thấy đôi mắt của Beatrice thì không thể từ giã Tĩnh ngục để bước lên Thiên đường (Đôi mắt Beatrice Portinari tượng trưng cho Trí tuệ của Chúa).
Điểm khó hiểu thứ ba là hình tượng chiếc bóng đổ xuống “giữa ý tưởng/ và hiện thực cuộc đời/ giữa ý muốn/ và hành động con người…” Chiếc bóng là biểu tượng của tính nhu nhược, thiếu quyết đoán của“những kẻ rỗng tuếch”.
Câu: “Bởi Vương quốc là Ngài” (For Thine is the Kingdom) trích từ lời cầu nguyện “Cha của chúng con” (lời Đức Chúa Giê-su trong bài giảng trên núi): “Bởi Ngài là Vương quốc, là quyền lực, là vinh quang muôn thuở. Amen!”(Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. Amen! – lời dịch của Hội Thánh Kinh tại Việt Nam. Tân Ước_Ma-thi-ơ 6:13). Chỉ có đôi mắt của tình yêu, đôi mắt của Beatrice Portinari có thể trả về nhãn quan cho “những kẻ rỗng tuyếch”. Những đôi mắt này là ngôi sao dẫn đường, là hoa hồng thần bí “là ngôi sao muôn đời tỏa sáng/ là muôn ngàn cánh hoa hồng/ của vương quốc cái chết hoàng hôn…” (muôn ngàn cánh hoa hồng là những thánh thần, những người ngoan đạo mà Dante nhìn thấy ở Thiên đường (Thần khúc_Thiên đường, khúc ca XXX, XXXIII).
Câu: “Cuộc đời ta rất dài” (Life is very long) trích từ tiểu thuyết Kẻ lưu đày của những hòn đảo (An Outcast of the Islands) của J. Conrad.
Câu: “Ta đi vòng quanh những bụi cây gai”(Here we go round the prickly pear) – nhại theo bài hát thiếu nhi “Here we go round the mulberry bush on a cold frosty morning”. Cây xương rồng tượng trưng cho vùng đất khô cằn.
Điệp khúc: “Và như thế kết thúc cuộc đời” (This is a way the world ends) – nhại theo bài hát thiếu nhi “This is the Way we Clap our Hands”.

Sự ảnh hưởng

Những kẻ rỗng tuếch có sự ảnh hưởng rất sâu rộng đến văn hóa thế giới nói chung và đến từ vựng học trong thế giới Anh ngữ nói riêng. Sự ảnh hưởng không chỉ đối với văn học mà cả âm nhạc, điện ảnh, truyền hình và trò chơi game. Danh mục rất dài các lĩnh vực cũng như những tác giả, tác phẩm cụ thể chịu ảnh hưởng của Những kẻ rỗng tuếch có thể xem link ở phần liên kết ngoài.

Tác phẩm

THE HOLLOW MEN

Mistah Kurtz -- he dead.

A penny for the Old Guy

I

We are the hollow men
We are the stuffed men
Leaning together
Headpiece filled with straw. Alas!
Our dried voices, when
We whisper together
Are quiet and meaningless
As wind in dry grass
Or rats' feet over broken glass
In our dry cellar

Shape without form, shade without colour,
Paralysed force, gesture without motion;

Those who have crossed
With direct eyes, to death's other Kingdom
Remember us -- if at all -- not as lost
Violent souls, but only
As the hollow men
The stuffed men.

II

Eyes I dare not meet in dreams
In death's dream kingdom
These do not appear:
There, the eyes are
Sunlight on a broken column
There, is a tree swinging
And voices are
In the wind's singing
More distant and more solemn
Than a fading star.

Let me be no nearer
In death's dream kingdom
Let me also wear
Such deliberate disguises
Rat's coat, crowskin, crossed staves
In a field
Behaving as the wind behaves
No nearer --

Not that final meeting
In the twilight kingdom

III

This is the dead land
This is cactus land
Here the stone images
Are raised, here they receive
The supplication of a dead man's hand
Under the twinkle of a fading star.

Is it like this
In death's other kingdom
Waking alone
At the hour when we are
Trembling with tenderness
Lips that would kiss
Form prayers to broken stone.

IV

The eyes are not here
There are no eyes here
In this valley of dying stars
In this hollow valley
This broken jaw of our lost kingdoms

In this last of meeting places
We grope together
And avoid speech
Gathered on this beach of the tumid river

Sightless, unless
The eyes reappear
As the perpetual star
Multifoliate rose
Of death's twilight kingdom
The hope only
Of empty men.

V

Here we go round the prickly pear
Prickly pear prickly pear
Here we go round the prickly pear
At five o'clock in the morning.

Between the idea
And the reality
Between the motion
And the act
Falls the Shadow

For Thine is the Kingdom

Between the conception
And the creation
Between the emotion
And the response
Falls the Shadow

Life is very long

Between the desire
And the spasm
Between the potency
And the existence
Between the essence
And the descent
Falls the Shadow

For Thine is the Kingdom

For Thine is
Life is
For Thine is the

This is the way the world ends
This is the way the world ends
This is the way the world ends
Not with a bang but a whimper.


NHỮNG KẺ RỖNG TUẾCH

Ngài Kurtz đã chết

Xin một hào cho Guy già


I

Ta là những người trống rỗng
Ta là những hình nộm
Ta cúi xuống cùng nhau
Rơm xào xạc trên đầu
Giọng ta khô, nức nở
Khi cùng nhau to nhỏ
Lặng lẽ và hững hờ
Như gió trong cỏ khô
Như chuột trên kính vỡ
Trong hầm rượu cạn khô.

Hình thiếu nét, bóng thiếu màu
Sức lực đờ ra, cử chỉ không cử động

Những đôi mắt của ai nhìn thẳng
Từ Vương quốc cái chết khác đang nhìn
Nhắc ta, không như những kẻ vô hồn
Những tâm hồn sôi động, nhưng
Chỉ như những người trống rỗng
Như những hình nộm bằng rơm.

II

Những đôi mắt tôi sợ gặp trong mơ
Nhưng trong vương quốc mơ màng cái chết
Những đôi mắt không có bao giờ
Những đôi mắt này
Trên cột gãy là ánh mặt trời
Là cành cây nhún nhảy
Và giọng nói
Trong ngọn gió hát lên
Xa cách và trang nghiêm
Hơn những ngôi sao dần tắt.

Hãy cho tôi đến gần
Vương quốc mơ màng cái chết
Hãy cho tôi được mặc
Quần áo cải trang
Áo khoác của chuột, lông của quạ khoang
Đứng trên đồi như ngọn gió
Gió đi đâu, tôi đi đó
Nhưng đừng để đến gần –

Lần cuối cùng gặp gỡ
Trong vương quốc của hoàng hôn.

III

Đấy là quê hương cái chết
Đấy là xứ sở của xương rồng
Nơi này những pho tượng đá
Và những cánh tay vật vã
Của những người chết van xin
Trong ánh sáng của ngôi sao tắt dần.

Có phải vậy chăng
Trong vương quốc cái chết khác
Khi thức dậy một mình
Và trong giờ khắc
Ta run lên với sự dịu dàng
Những bờ môi chờ hôn môi khác
Và nguyện cầu cho đá vỡ tan.

IV

Những đôi mắt không ở đây
Những đôi mắt không có ở nơi này
Trong thung lũng những ngôi sao đã chết
Trong thung lũng này rỗng tuếch
Đã gãy quai hàm những vương quốc đã mất của ta

Ở nơi của lần gặp gỡ cuối cùng
Ta cùng nhau mò mẫm
Và nói năng cùng nhau ta tránh
Trên bờ sông có dòng nước sưng lên

Không nhìn ra cho đến một khi mà
Những đôi mắt chưa hiện
Như ngôi sao muôn đời tỏa sáng
Như muôn ngàn cánh hoa hồng
Của vương quốc cái chết hoàng hôn
Và chỉ đấy là niềm hy vọng
Dành cho những người trống rỗng.

V

Ta đi vòng quanh những bụi cây gai
Những bụi cây gai những bụi cây gai
Ta đi vòng quanh những bụi cây gai
Vào lúc năm giờ sáng.

Giữa ý tưởng
Và hiện thực cuộc đời
Giữa ý muốn
Và hành động con người
Chiếc bóng kia đổ xuống

Bởi Vương quốc là Ngài

Giữa quan niệm
Và sự dựng xây
Giữa mối xúc động
Và câu trả lời
Chiếc bóng kia đổ xuống

Cuộc đời ta rất dài

Giữa niềm ước mong
Và sự rung cảm
Giữa khả năng
Và sự sống
Giữa hiện tượng
Và bản chất của đời
Chiếc bóng kia đổ xuống

Bởi Vương quốc là Ngài

Bởi Vương quốc là Ngài
Là Cuộc sống
Bởi Vương quốc là Ngài và

Và như thế kết thúc cuộc đời
Và như thế kết thúc cuộc đời
Và như thế kết thúc cuộc đời
Bằng tiếng nấc chứ không bằng đập mạnh.

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Nguồn:(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/w...%E1%BB%97ng_tu%E1%BA%BFch

Do nhìn nhầm chủ đề nên đã lỡ đưa một bài thơ tiếng Anh vào chuyên mục thơ Pháp, nhưng vì không còn thời gian nữa và mạng liên tục đứt đoạn nên ĐN đành gửi tạm bài thơ và những giới thiệu về nó tại chủ đề này. Thành thật xin lỗi quý anh chị và các bạn thơ. Nếu được, rất mong Nguyệt Thu giúp dời sang chủ đề CLB thơ Hán - Việt - Anh- Pháp.
Rất cảm ơn.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

              MAURICE  MAETERLINCK
                   ET  S’IL  REVENAIT UN JOUR  (1862-1949)

Et s’il revenait un jour,
Que faut –il lui dire?
-Dites –lui qu’on l’attendit
Jusqu’à s’en mourir…

Et s’il m’interroge encore
Sans me reconnaitre?
-Parlez-lui comme une soeur,
Il souffre peut-etre…

Et s’il demande ou vous etes,
Que faut-il lui repondre?
-Donnez –lui mon anneau d’or
Sans rien lui repondre…

Et s’il veut savoir pourquoi
La salle est deserte?
-Montrez –lui la lampe eteinte
Et la porte ouverte…

Et s’il m’interroge alors
Sur la derniere heure?
-Dites-lui que j’ai souri
De peur qu’il ne pleure…

[/color][/b]
[/size][/quote]



NẾU CHÀNG TRỞ LẠI

Một mai chàng trở lại
Em phải nói sao đây?
-em nói người ta đợi
Đến chết mòn ,ông ơi!

Nếu chàng còn nghi hoặc
Và không nhận ra em?
-Cần nhẹ nhàng thân thiết
Thông cảm nỗi ưu phiền…

Nếu chàng xin được biết
Chị giờ ở nơi đâu?-
Trao nhẫn  vàng thủa trước
Khỏi trả lời nửa câu…

Nhưng nếu chàng thắc mắc
Tại sao phòng vắng tanh?
-Em trỏ ngọn đèn tắt,
Của ngỏ, gió tung hoành…

Lỡ như chàng đề cập
Đến giờ phút lâm chung?
-Em thưa sợ chàng khóc
Chị tươi vui lạ lùng…

TRẦN MAI CHÂU   dịch
[/size]
[/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

              MAURICE  MAETERLINCK
                   ET  S’IL  REVENAIT UN JOUR  (1862-1949)

Et s’il revenait un jour,
Que faut –il lui dire?
-Dites –lui qu’on l’attendit
Jusqu’à s’en mourir…

Et s’il m’interroge encore
Sans me reconnaitre?
-Parlez-lui comme une soeur,
Il souffre peut-etre…

Et s’il demande ou vous etes,
Que faut-il lui repondre?
-Donnez –lui mon anneau d’or
Sans rien lui repondre…

Et s’il veut savoir pourquoi
La salle est deserte?
-Montrez –lui la lampe eteinte
Et la porte ouverte…

Et s’il m’interroge alors
Sur la derniere heure?
-Dites-lui que j’ai souri
De peur qu’il ne pleure…

[/color][/b]
[/size][/quote]



NẾU CHÀNG TRỞ LẠI

Một mai chàng trở lại
Em phải nói sao đây?
-em nói người ta đợi
Đến chết mòn ,ông ơi!

Nếu chàng còn nghi hoặc
Và không nhận ra em?
-Cần nhẹ nhàng thân thiết
Thông cảm nỗi ưu phiền…

Nếu chàng xin được biết
Chị giờ ở nơi đâu?-
Trao nhẫn  vàng thủa trước
Khỏi trả lời nửa câu…

Nhưng nếu chàng thắc mắc
Tại sao phòng vắng tanh?
-Em trỏ ngọn đèn tắt,
Của ngỏ, gió tung hoành…

Lỡ như chàng đề cập
Đến giờ phút lâm chung?
-Em thưa sợ chàng khóc
Chị tươi vui lạ lùng…

TRẦN MAI CHÂU   dịch
[/size]
[/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24


PAUL  VERLAINE

A  POOR YOUNG SHEPHERD

J’ai peur d’un baiser
Comme d’une abeille.
Je souffre et je veille
Sans me reposer
J’ai peur d’un baiser

Pourtant j’aime Kate
Et ses yeux polis.
Elle est délicate,
Aux longs traits pâlis.
Oh! que j’aime Kate!

C’est Saint Valentin!
Je dois et je n’ose
Lui dire au matin
La terrible chose
Que Saint Valentin1

Elle m’est promise
Fort heureusement
Mais quelle entreprise
Que d’être un amant
Près d’une promise!

J’ai peur d’un baiser
Comme d’une abeille
Je souffre et je veille
Sans me reposer:
J’ai peur d’un baiser!
[/color][/b]
[/size]




CHÀNG CHĂN CHIÊN ĐÁNG THƯƠNG
Tôi sợ một nụ hôn
Như sợ con ong đốt
Khổ đau tôi thức suốt
Lòng dạ cứ bồn chồn
Tôi sợ một nụ hôn!

Nhưng tôi yêu em Kêt
Có  đôi mắt đẹp sao
Trông em người thanh lịch
Với dáng vẻ yêu kiều
Ôi! Tôi yêu em Kêt!

Ngày thánh Valentin
Rât cần nhưng chẳng dám
Nói cùng em buổi sáng
Điều dễ sợ:tỏ tình
Trong ngày Valentin!

Với tôi thật hạnh phúc
Khi được nàng hứa hôn
Nhưng còn bao công sức
Khi mình là tình nhân
Bên người vừa đính ước!

Tôi sợ một nụ hôn
Như sợ con ong đốt
Khổ đau tôi thức suốt
Lòng dạ cứ bồn chồn
Tôi sợ một nụ hôn!

                Phạm Nguyên Phẩm dịch
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

VÀ NẾU  NGÀY NÀO,
                                      CHÀNG  TRỞ  LẠI

VÀ  NẾU  NGÀY  NÀO
                                       CHÀNG  TRỞ  LẠI

MAURICE  MAETERLINCK(1862-1949}

Và nếu ngày nào,chàng trở lại
Em nói với chàng sao,chị ơi!
Hãy nói với chàng,người ta đợi anh
    đợi anh hoài…đến chết!

Và nếu chàng hỏi nữa
    mà  chẳng nhận ra em?
Hãy thân thiết với chàng
   như một người em!
Chàng hẳn bao đau khổ!

Và nếu chàng vặn hỏi
Chị ở nơi nao?
Hãy trao cho chàng
chiếc nhẫn vàng này
Chẳng cần nói gì đâu!

Và nếu chàng muốn hay
Sao căn phòng trống vắng?
Hãy chỉ ngọn đèn tàn
và cánh cửa mở toang!

Và khi chàng hỏi chị
về giờ phút lâm chung?
Em bảo:Khi ra đi,
miệng chị ..mỉm cười!
E rằng, chàng sẽ ..khóc òa ,em ơi!

                       TRỊNH  PHÚC  NGUYÊN  dịch thơ

[/color]
[/b][/size][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Sơn Lê

Et S’il Revenait Un Jour
Và Nếu Một Ngày Anh Trở Lại

Poème de MAURICE MAETERLINCK (1862 - 1949)
Phỏng dịch thơ thất ngôn: MINH SƠN LÊ
**********************************

Et s’il revenait un jour
Que faut-il lui dire?
– Dites-lui qu’on l’attendit
Jusqu’à s’en mourir...

Nếu một ngày anh ta trở lại
Biết nói gì khi gặp nhau đây?
Thôi cứ để anh ta chờ đợi
Cho tới hồi vĩnh viễn chia tay


Et s’il m’interroge encore
Sans me reconnaître?
– Parlez-lui comme une sœur,
Il souffre peut-être...

Và nếu lòng anh đang tự hỏi?
Khi không còn nhận được ra tôi
Nói với anh như là em gái
Ngại cho lòng đau khổ thêm thôi…

Et s’il demande où vous êtes
Que faut-il répondre?
– Donnez-lui mon anneau d’or
Sans rien lui répondre...

Và nếu hỏi rằng em ở đâu
Làm sao trả lời nỗi một câu?
Trao anh chiếc nhẫn vàng còn giữ
Nếu trả lời không nỗi một câu…

Et s’il veut savoir pourquoi
La salle est déserte?
– Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte...

Và nếu anh muốn biết vì sao
Căn phòng quạnh vắng đến nao nao?
Những ánh đèn giờ đây tắt hết
Và cửa mở toang gió lạnh vào…

Et s’il m’interroge alors
Sur la dernière heure?
– Dites-lui que j’ai souri
De peur qu’il ne pleure...

Và nếu anh còn nghi ngại hỏi
Giây phút cuối cùng này nữa thôi?
Cho anh còn thấy môi cười thắm
Sợ rằng anh sẽ khóc vì tôi…

MINH SƠN LÊ 30.9.15
Poème de Maurice Maeterlinck extrait de “Douze chansons” (1896)
https://www.youtube.com/watch?v=xNI-xHECUto
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Sơn Lê

La Mort des Amants Cái Chết Của Tình Nhân

Nguyên tác: thi hào Pháp CHARLES BAUDELAIRE (1821-1867)
Phỏng dịch thơ lục bát: MINH SƠNLÊ
*********************************

Nous aurons des litspleins d’odeurs légères,
Des divans profonds comme des tombeaux,
Et d’étranges fleurs sur des étagères,
Écloses pour nous sous des cieux plus beaux.

Giường ta phủ sáng cùng hương
Sofa trông tựa như đường mộ sâu
Hoa kia trên kệ thắm màu
Nở cùng ta với cả bầu trời xinh

Usant à l’envi leurs chaleurs dernières,
Nos deux coeurs seront deux vastes flambeaux,
Qui réfléchiront leurs doubles lumières
Dans nos deux esprits, ces miroirs jumeaux.

Môi trao môi nụ cuối cùng
Đôi lòng như ngọn đuốc bùng cháy lên
Lung linh đôi bóng bên đèn
Đôi lòng chung nhịp bước lên cõi tình

Un soir fait de rose et de bleu mystique,
Nous échangerons un éclair unique,
Comme un long sanglot, tout chargé d’adieux;

Đêm phiêu linh đoá hoa hồng
Tình trao dưới ánh đèn trong đêm này
Nghe như tiếng nấc buông dài
Thay lời vĩnh biệt từ đây hết rồi

Et plus tard un Ange,entr’ouvrant les portes,
Viendra ranimer, fidèle et joyeux,
Les miroirs ternis et les flammes mortes.

Và kia bóng dáng thiên thần
Đứng bên khung cửa bâng khuâng khép hờ
Niềm vui như vẫn còn chờ
Lửa hồng đã tắt, gương mờ nhạt đi.

MINH SƠN LÊ 26 decembre 2012
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Sơn Lê

Nevermore Không Bao Giờ Nữa

Nguyên tác: thi hào Pháp PAUL VERLAINE (1844-1896)
Phỏng dịch thơ lục bát: MINH SƠN LÊ
*******************************

Souvenir, souvenir, que me veux-tu? L’automne
Faisait voler la grive à travers l’air atone,
Et le soleil dardait un rayon monotone
Sur le bois jaunissant où la bise détone.

Thu về có nhớ không em?
Chim bay thả cánh êm đềm như mây
Hiu hiu vài sợi nắng gầy
Rừng cây vàng úa gió lay hững hờ

Nous étions seul à seule et marchions en rêvant,
Elle et moi, les cheveux et la pensée au vent.
Soudain, tournant vers moi son regard émouvant
“Quel fut ton plus beau jour?” fit sa voix d’or vivant,

Dìu nhau đi dưới trời mơ
Tóc em quyện gió vật vờ tóc anh.
Chợt em quay mắt nhìn anh
Tiếng em thỏ thẻ như oanh yến về

Sa voix douce et sonore, au frais timbre angélique.
Un sourire discret lui donna la réplique,
Et je baisai sa main blanche, dévotement.

Giọng vàng em gợi đê mê
Môi cười khép nép vỗ về như ru
Hôn tay em, chẳng chối từ

Ah! Les premières fleurs, qu’elles sont parfumées!
Et qu’il bruit avec un murmure charmant
Le premier oui qui sort de lèvres bien-aimées!

Hương thơm của đoá hoa đầu nguyên trinh!
Thầm thì động cánh môi xinh
Lần đầu trao hết môi tình đắm say!

MINH SƠN LÊ 8.9.17
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Sơn Lê

L’isolement Bên Đời Hiu Quạnh

Nguyên tác: thi hào Pháp ALPHONSE De LAMARTINE (1790 – 1869)
Phỏng dịch thơ lục bát: MINH SƠN LÊ
********************************

Souvent sur la montagne, à l’ombre du vieux chêne
Au coucher du soleil, tristement je m’assieds
Je promène au hasard mes regards sur la plaine
Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.

Lên non tìm bóng cây sồi
Hoàng hôn buông xuống anh ngồi buồn ngâm
Nhìn đồng xanh tít xa xăm
Đã nhiều thay đổi dưới chân bước về.

Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes
Il serpente, et s’enfonce en un lointain obscur
Là le lac immobile étend ses eaux dormantes
Où l’étoile du soir se lève dans l’azur.

Bên sông nghe sóng vỗ về
Gió đưa gió đẩy gió về nẻo xa
Mặt hồ tĩnh lặng bao la
Kìa sao hôm đã bước ra nền trời.

Au sommet de ces monts couronnés de bois sombres
Le crépuscule encor jette un dernier rayon
Et le char vaporeux de la reine des ombres
Monte, et blanchit déjà les bords de l’horizon.

Trên cao sao toả sáng ngời
Hoàng hôn phiên cuối cũng dời bước đi
Nữ hoàng bóng tối về đây
Tô lên vầng trắng hình hài chân mây.

Cependant, s’élançant de la flèche gothique
Un son religieux se répand dans les airs
Le voyageur s’arrête, et la cloche rustique
Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts.

Tháp “gothique” cũng vươn vai
Đưa hồn thần thánh loang đầy không gian
Khách dừng nghe tiếng chuông vang
Thánh ca hoà với thanh âm chiều tàn

Mais à ces doux tableaux mon âme indifférente
N’éprouve devant eux ni charme ni transports;
Je contemple la terre ainsi qu’une ombre errante
Le soleil des vivants n’échauffe plus les morts.

Nhưng hồn anh chẳng bâng khuâng
Dửng dưng trước những xa gần đam mê
Lang thang một bóng bên lề
Mặt trời thiêu đốt chẳng hề chi ai.

De colline en colline en vain portant ma vue
Du sud à l’aquilon, de l’aurore au couchant
Je parcours tous les points de l’immense étendue
Et je dis: " Nulle part le bonheur ne m’attend. "

Nhìn đồi xanh thấy mệt nhoài
Gió nam từ sớm thổi dài hoàng hôn
Bôn ba khắp chốn sông hồ
“Không nơi hạnh phúc nào chờ đón anh.”

Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières
Vains objets dont pour moi le charme est envolé?
Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé!

Đền, đài, thung lũng với anh
Mất đi quyến rũ trong anh đã nhiều?
Núi, sông, rừng rậm thân yêu
Từng ngày tan biến tiêu điều chốn đây!

Que le tour du soleil ou commence ou s’achève
D’un oeil indifférent je le suis dans son cours
En un ciel sombre ou pur qu’il se couche ou se lève
Qu’importe le soleil? je n’attends rien des jours.

Bắt đầu hay kết thúc đây
Dửng dưng trước cuộc vần xoay đời mình
Một trời mang nặng u minh
Nghĩa chi? Để thấy cho anh chờ gì.

Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière
Mes yeux verraient partout le vide et les déserts
Je ne désire rien de tout ce qu’il éclaire
Je ne demande rien à l’immense univers.

Khi mang sự nghiệp thênh thang
Chỉ là trống vắng tràn lan mắt mình
Chẳng màng cuộc sống lung linh
Chẳng cầu vũ trụ mông mênh điều gì.

Mais peut-être au-delà des bornes de sa sphère
Lieux où le vrai soleil éclaire d’autres cieux
Si je pouvais laisser ma dépouille à la terre
Ce que j’ai tant rêvé paraîtrait à mes yeux!

Ngoài tinh cầu cũng có khi
Mặt trời chiếu rọi khác đi chốn này
Nếu anh bỏ lại thân này
Niềm mơ sẽ hiện tràn đầy mắt anh!

Là, je m’enivrerais à la source où j’aspire
Là, je retrouverais et l’espoir et l’amour
Et ce bien idéal que toute âme désire
Et qui n’a pas de nom au terrestre séjour!

Nơi anh say với mộng lành
Thấy điều mong vọng và tình yêu thương
Nơi đầy lý tưởng tâm hồn
Và không tên gọi như còn trần gian!

Que ne puîs-je, porté sur le char de l’Aurore,
Vague objet de mes voeux, m’élancer jusqu’à toi!
Sur la terre d’exil pourquoi resté-je encore?
Il n’est rien de commun entre la terre et moi.

Mã xa tung vó cao sang
Sóng mang lời nguyện anh tràn tới em!
Tha hương sao đoạ đày thêm?
Như là trần thế còn tìm đến anh.

Quand là feuille des bois tombe dans la prairie
Le vent du soir s’élève et l’arrache aux vallons
Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie
Emportez-moi comme elle, orageux aquilons!

Lá rơi trên đám cỏ xanh
Gió chiều cuốn lá quanh thung lũng này
Và anh như chiếc lá gầy
Bên em để gió cuốn bay trong chiều!

MINH SƠN LÊ 4.6.16
https://www.youtube.com/watch?v=BIglscrBu_M

https://www.youtube.com/watch?v=693AZ4OtiFk
25.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối