Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tận thu



TT - Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, người ta đã thảo luận nhiều về “luận thuyết con bò sữa“. Có người nói phải tận thu vắt sữa con bò mỗi ngày thật nhiều mới có sản lượng tối đa, người khác bảo phải nuôi nó cho khỏe để có thể cho sữa trong thời gian dài nhất. Người ta gọi những người đòi vắt sữa mỗi ngày và thật nhiều là theo “chủ nghĩa tận thu”.

Có vẻ như chúng ta đang phải đối diện với sự trở lại của “chủ nghĩa tận thu“? Phí chồng phí giao thông đến mức phi lý; thuế thu nhập cá nhân bất hợp lý, không theo kịp lạm phát, không chú ý đến nhu cầu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu; đủ các loại phí mà người ta có thể nghĩ ra để thu tiền con trẻ, học sinh, sinh viên đến trường; đủ loại chi phí khi phải đến bệnh viện...

Hậu quả của tận thu ai cũng biết. Chắc chắn không ai muốn có nó. Nhưng ngay cả ấn tượng, cảm giác về sự tồn tại của lạm thu cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng và cần phải được nhanh chóng xóa bỏ.

Phần lớn các quy định về phí giao thông được ban hành có cơ sở pháp lý từ cấp cao nhất. Nhưng rõ ràng chúng còn nặng tính tận thu vì thế khó hợp lòng dân. Phải có một cơ sở pháp lý để hủy bỏ hoặc sửa đổi những quy định hợp pháp như vậy. Nhưng chúng ta chưa xây dựng được những cơ sở pháp lý đó. Đây là nhiệm vụ của lần sửa đổi hiến pháp hiện nay.

Trong hiến pháp phải có những quy định có giá trị chung cao nhất làm mục tiêu và giới hạn cho mọi hành vi sử dụng quyền lực nhà nước để có thể vận dụng hủy bỏ các quy định của Chính phủ dù chúng phù hợp với pháp luật hiện hành nhưng không phù hợp với những giá trị chung của hiến pháp. Nếu hiến pháp quy định và công nhận phẩm giá của con người là bất khả xâm phạm thì chắc chắn những quy định thuế thu nhập cá nhân nào khiến người dân sau khi nộp thuế không còn đủ tiền để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày sẽ bị hủy bỏ.

Khi hiến pháp công nhận và bảo vệ quyền tự do đi lại, quyền tự do hoạt động kinh doanh thì mọi loại phí giao thông - dù được ban hành hợp lệ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do lưu thông cá nhân, hay quyền tự do kinh doanh (người ta vì sợ chi phí giao thông cao mà không muốn kinh doanh) cũng sẽ bị hủy bỏ.

Cũng cần phải mở rộng hơn nữa phạm vi các quyết định, hành vi quản lý nhà nước mà người dân có quyền khởi kiện hành chính.

Người dân chắc chắn sẽ vui lòng nộp thêm các loại thuế, phí nếu họ biết chắc đó là vì quyền lợi của chính mình. Nếu không thể áp dụng được cho toàn bộ thì trước mắt đối với những loại thuế, phí nhạy cảm gây nhiều tranh cãi cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc công khai, minh bạch. Thu bao nhiêu, dùng vào việc gì và ai là người giám sát, ai là người kiểm tra quyết toán đều phải công bố cụ thể cho người dân biết trước khi thực hiện.

Làm được vậy, chắc hẳn những nghi ngại về một thứ “chủ nghĩa tận thu” sẽ nhanh chóng biến mất.

GS.TS NGUYỄN VÂN NAM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Hãy nhìn các nước ngang mình và trên mình.

Tôi đồng ý là khi sử dụng phương tiện thì phải thu phí. Nhưng sự thật ngành GTVT và Nhà nước đã thu nhiều loại phí với mức rất cao, có thể nói là gần như cắt cổ. Đất nước ta chỉ có 2 thành phố bị bức xúc vấn đề giao thông nhất là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Còn những thành phố khác thì đâu có vấn đề gì. Chính sự quản lý kém về vấn đề tập trung dân cư khu đô thị và ý thức giao thông kém nên mới xảy ra ùn tắc giao thông như vậy, chú không phải do nhu cầu đi lại gây ra.
Quay lại chuyện phí ô tô, dân ta khi mua một chiếc ô tô trong nước thì giá cũng gần bằng xe nhập ngoại, trong khi xe nhập đã đóng thuế từ 150% đến 200%, như vậy về giá mua, người dân đã đóng cho nhà nước bao nhiêu là tiền. Khi đổ xăng, giá xăng tại Mỹ hiện nay là 98 cent, cũng gần bằng giá xăng Việt Nam, vậy là người dân cũng đã đóng phí vào trong xăng dầu. Đi đăng kí trước bạ, đã phải nộp 15% giá trị chiếc xe cho phí. Trong khi thu nhập của người dân so với các nước phát triển thì lại quá thấp. Nói tóm lại hiện nay nếu mua một chiếc xe mới người tiêu dùng sẽ phải chịu ít nhất 8 khoản thuế, phí khác nhau, gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự, phí xăng dầu.
Ông Thứ trưởng, Bộ trưởng nói người có xe ô tô là người nhiều tiền, cái này hoàn toàn sai. Xin lỗi các ông như vậy. Người dân thường chỉ dám mua chiếc xe đã dùng đến 300 triệu là cùng. Mua cũng phải mượn bạn bè, người thân nữa, vì hiện nay các Ngân hàng không cho vay mua tiêu dùng. Tôi làm cho nhà nước đến nay đã 22 năm, mua chiếc xe 305 triệu phải mượn bạn bè cả trăm triệu rồi. Các ông nghĩ xem, một cán bộ nhà nước làm việc cho nhà nước 22 năm trời mới mua nỗi một chiếc xe xoàng xĩnh như vậy, vậy thì ông nói nhiều tiền là như thế nào đây? thưa ông! Tại sao ông không thu thuế theo giá trị chiếc xe và tải trọng chiếc xe? Nếu nói là phí tu sửa đường thì chính những chiếc xe tải chở quá tải, xe contener mới là phá hủy đường sá nhiều nhất.  Bình dân như chúng tôi phải è cổ ra đóng phí cho họ thoải mái phá hay sao?. Ông bảo người dân có vài trăm triệu là nhiều tiền? Vậy ông muốn nhân dân lúc nào cũng không có đồng nào trong túi? Ông có biết bần cùng sẽ sinh đạo tặc không?.
Ông muốn giảm ách tắc giao thông ở 2 thành phố lớn, thì ông cứ tiến hành các biện pháp hành lang, giãn dân ra, di dời các cơ quan ra xa nhau, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ra xa nhau, trồng xen rừng vào giữa thành phố để lấy không khí trong lành. Khi đó ông tha hồ mua xe buýt, xây tàu điện cho dân dùng. Ông muốn cấm xe mày thì ông qui định những tuyến đường chỉ dành cho xe buýt, cấm xe máy, ô tô đi vào đó, tự khắc người dân sẽ đi xe buýt và đi bộ. Dễ vậy sao ông không làm trước.
Ông thu tiền phí để nói là nâng cấp đường, cầu. Vậy ông thử xem với một đoạn đường đó, nâng cấp lên thì tiền sẽ dùng để làm hết hay lại chảy vào túi các nhà thầu nhiều hơn?. Đời có ai trung thực trước tiền bao giờ.
Tôi nghĩ rằng khi Nhà nước ra một đạo luật, sắc lệnh gì liên quan đến hàng chục triệu người dân, thì phải đứng về phía nhân dân để ra luật, chứ không đứng trên quan điểm cá nhân hay một nhóm cá nhân vì quyền lợi nào đó. Sưu cao, thuế nặng sẽ đẩy người dân đến tận cùng đường sống. Khó giữ yên bình giang sơn.
Hy vọng các ông cán bộ cao cấp ngành GTVT suy nghĩ cho chín chắn trước khi hành động!
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Nguồn 24h.com.vn

Sẽ cấm xe máy hoàn toàn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

   
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://hn.24h.com.vn/o-to...-chi-minh-c77a443071.html



Sẽ cấm xe máy hoàn toàn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Thứ Bẩy, 24/03/2012, 06:00 AM (GMT+7)
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Hà Nội và TP. HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy.
Liên quan đến các phương án thu phí phương tiện được Bộ Giao thông vận tải đưa ra thời gian quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, sẽ quyết định thông qua Quốc hội và Chính phủ.



Sẽ lấy ý kiến người dân

Về lo ngại của nhiều người trước tình trạng phí chồng phí lên phương tiện giao thông, bên lề Hội nghị trực tuyến về công tác an toàn giao thông quý I/2012 với lãnh đạo 63 tỉnh, thành cả nước Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Một chủ trương nào cũng có hai mặt của nó, chúng ta thấy rằng ở một đất nước mà quá nhiều phương tiện trong khi tai nạn giao thông tăng như vậy, chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn, kể cả đó là một thông lệ của quốc tế trong kinh nghiệm quản lý nhà nước”.

“Chính vì vậy mà chúng tôi đang lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan, quyết định cuối cùng vẫn là Quốc hội”, ông Phúc khẳng định.

Đưa quan điểm về những ý kiến cho rằng phí lưu hành phương tiện không thích hợp với thu ở các địa phương nhất là vùng sâu vùng xa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, ông Phúc cho hay, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, tất cả những biện pháp đưa ra đều phục vụ nhân dân, lo cho tính mạng và tài sản của người dân. Vì vậy, quyết định thế nào sẽ thông qua Quốc hội và Chính phủ.

Đánh giá về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian quan tai nạn giao thông có giảm, nhưng kết quả này chưa bền vững. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông.

Theo ông Phúc, Nhà nước phải có giải pháp tổ chức lại hệ thống giao thông của mình, đặc biệt là khi diện tích mặt đường chưa được tăng lên, thì việc tổ chức lại công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông cần được đặt ra, với các biện pháp như phân luồng, phân làn lòng đường, vỉa hè… Trên tinh thần ai vi phạm phải xử lý nghiêm, cơ sở nào vi phạm phải bị đình chỉ.

“Các địa phương phải có kế hoạch rất cụ thể để xây dựng các công trình giao thông tĩnh ở trên địa bàn của mình, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM và các đô thị lớn, để giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông”, ông Phúc nói.

Ngoài ra, ông Phúc cho biết, thời gian tới Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để có những quy phạm pháp luật theo hướng tăng chế tài xử phạt, giảm phương tiện cá nhân…

“Các công việc này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, các biện pháp phải đồng bộ và cụ thể mới có hy vọng năm an toàn giao thông quốc gia sẽ thành công, mhư mong mỏi của Đảng, Quốc hội và nhân dân”, ông Phúc kết luận.

Đúng là có nhiều loại phí

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thừa nhận: “Câu chuyện phí và lên phí hiện nay đúng là có rất nhiều loại phí, giá ô tô của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều lần các nước sản xuất ra xe, vì các loại phí đẩy giá xe cao lên”.



Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, hiện nay cả nước có 37 triệu phương tiện giao thông, và tiếp tục gia tăng qua các năm, nên cần có biện pháp để hạn chế sự gia tăng phương tiện. Trong các giải pháp đưa ra, có việc ban hành Quỹ bảo trì và sắp tới sẽ thu phí hạn chế phương tiện cá nhân.

“Mỗi một phí một mục tiêu khác nhau, như Quỹ bảo trì đường bộ đưa ra vì hiện nay đường bộ đầu tư rất lớn và để duy trì bảo dưỡng đường bộ, đảm vân hành an toàn thì kinh phí bằng 2/3 kinh phí đầu tư xây mới. Hiện nay nhà nước không có tiền, đầu tư cho bảo trì đường bộ có 17 triệu/1km, số này chưa đủ trả lương cho công nhân chứ chưa nói đến vật liệu, rõ ràng người tham gia giao thông phải có trách nhiệm đống phí bảo trì…”, ông Hiệp thẳng thắn thừa nhận.

Còn về phí hạn chế phương tiện cá nhân, ông Hiệp nhận định, là đánh đúng vào khu vực cần hạn chế phương tiện, đó là đối tượng sử dụng ô tô cá nhân.

Ông Hiệp cũng cho rằng, trước mắt phí vào trung tâm thành phố, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì ở những chỗ cần thiết vẫn phải làm và phải làm ngay.

“Nếu không tiến hành ngay, với tốc độ hiện nay thì 3 năm nữa Hà Nội và TP. HCM sẽ không còn chỗ để để xe, chứ không nói là để đi, đấy là điều chắc chắn. Đáng nhẽ phải thu cách đây 10 năm rồi, nếu thu cách đây 10 năm thì tình trạng ùn tắc đã không như thế này”, ông Hiệp khẳng định.

Ngoài ra, theo ông Hiệp, các đô thị phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP. HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy. Một quốc gia phát triển phải vậy và người dân cũng phải chia sẻ. Đồng thời với đó là phát triển đồng bộ hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đảm bảo cho người dân có phương tiện đi lại. “Đây là chiến lược lâu dài, và phải làm từ 10 tới 15 năm nữa phải cấm xe máy. Cái này phải cóp lộ trình và thông báo trước cho người dân”, ông Hiệp khẳng định.

Xem thêm chủ đề: cam xe may, xe may, cam xe may tai ha noi, cam xe may tai tp ho chi minh, lay y kien nguoi dan, phi phuong tien duong bo, an toan giao thong, giam un tac, giam tai nan giao thong, han che phuong tien ca nhan, thu le phi vao trung tam thanh pho, tin tuc oto xe may, oto xe may
Cập nhật nhanh nhất tin tức thị trường Ô TÔ XE MÁY trong nước và thế giới, chỉ có tại 24h.com.vn
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Tận thu



TT - Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, người ta đã thảo luận nhiều về “luận thuyết con bò sữa“. Có người nói phải tận thu vắt sữa con bò mỗi ngày thật nhiều mới có sản lượng tối đa, người khác bảo phải nuôi nó cho khỏe để có thể cho sữa trong thời gian dài nhất. Người ta gọi những người đòi vắt sữa mỗi ngày và thật nhiều là theo “chủ nghĩa tận thu”.

Có vẻ như chúng ta đang phải đối diện với sự trở lại của “chủ nghĩa tận thu“? Phí chồng phí giao thông đến mức phi lý; thuế thu nhập cá nhân bất hợp lý, không theo kịp lạm phát, không chú ý đến nhu cầu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu; đủ các loại phí mà người ta có thể nghĩ ra để thu tiền con trẻ, học sinh, sinh viên đến trường; đủ loại chi phí khi phải đến bệnh viện...

Hậu quả của tận thu ai cũng biết. Chắc chắn không ai muốn có nó. Nhưng ngay cả ấn tượng, cảm giác về sự tồn tại của lạm thu cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng và cần phải được nhanh chóng xóa bỏ.

Phần lớn các quy định về phí giao thông được ban hành có cơ sở pháp lý từ cấp cao nhất. Nhưng rõ ràng chúng còn nặng tính tận thu vì thế khó hợp lòng dân. Phải có một cơ sở pháp lý để hủy bỏ hoặc sửa đổi những quy định hợp pháp như vậy. Nhưng chúng ta chưa xây dựng được những cơ sở pháp lý đó. Đây là nhiệm vụ của lần sửa đổi hiến pháp hiện nay.

Trong hiến pháp phải có những quy định có giá trị chung cao nhất làm mục tiêu và giới hạn cho mọi hành vi sử dụng quyền lực nhà nước để có thể vận dụng hủy bỏ các quy định của Chính phủ dù chúng phù hợp với pháp luật hiện hành nhưng không phù hợp với những giá trị chung của hiến pháp. Nếu hiến pháp quy định và công nhận phẩm giá của con người là bất khả xâm phạm thì chắc chắn những quy định thuế thu nhập cá nhân nào khiến người dân sau khi nộp thuế không còn đủ tiền để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày sẽ bị hủy bỏ.

Khi hiến pháp công nhận và bảo vệ quyền tự do đi lại, quyền tự do hoạt động kinh doanh thì mọi loại phí giao thông - dù được ban hành hợp lệ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do lưu thông cá nhân, hay quyền tự do kinh doanh (người ta vì sợ chi phí giao thông cao mà không muốn kinh doanh) cũng sẽ bị hủy bỏ.

Cũng cần phải mở rộng hơn nữa phạm vi các quyết định, hành vi quản lý nhà nước mà người dân có quyền khởi kiện hành chính.

Người dân chắc chắn sẽ vui lòng nộp thêm các loại thuế, phí nếu họ biết chắc đó là vì quyền lợi của chính mình. Nếu không thể áp dụng được cho toàn bộ thì trước mắt đối với những loại thuế, phí nhạy cảm gây nhiều tranh cãi cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc công khai, minh bạch. Thu bao nhiêu, dùng vào việc gì và ai là người giám sát, ai là người kiểm tra quyết toán đều phải công bố cụ thể cho người dân biết trước khi thực hiện.

Làm được vậy, chắc hẳn những nghi ngại về một thứ “chủ nghĩa tận thu” sẽ nhanh chóng biến mất.

GS.TS NGUYỄN VÂN NAM
Vấn đề ở đây không phải hợp với không hợp lòng dân. Ngân sách thiếu hụt quá thì phải tìm mọi cách thu.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Được mấy tiền thì cứ lòng vòng trong đất đai và chứng khoán rồi chuyển ra nước ngoài hết rồi, dân hoảng quá lo mua vàng. Còn đâu tiền mà tái sản xuất nữa.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Có một nhà thông thái đã nói từ lâu: " Người thông minh phải lo trước các biến cố".
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sức dân, bao nhiêu?



SGTT.VN - Trong khi bà thứ trưởng bộ Tài chính khẳng định “mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi” thì những người dân cụ thể lại đang trình bày trên báo chí một sức dân thực tế đang kiệt quệ với bao khoản thuế, phí trong bối cảnh chỉ lạm phát thôi đã ăn mòn thu nhập thực tế bao lâu nay.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168941
Thừa nhận hiện nay “giá cả tăng cao gây khó khăn đến đời sống người dân, trong đó có người nộp thuế”, nhưng bộ Tài chính lại đề xuất chờ đến năm 2014 mới áp dụng việc sửa đổi luật Thuê thu nhập cá nhân. Ảnh: Lê Quang Nhật



Đang có một khoảng cách rất lớn giữa nhận thức của bộ Tài chính – với tư cách là cơ quan phụ trách chuyện thu chi của Nhà nước – và người dân – với tư cách đối tượng được/bị móc hầu bao về cái “sức dân” ấy, trong định hướng sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân.

Tạm gác “khoảng cách” nói trên sang một bên, cũng dễ thấy cái gọi là “khoan sức dân” (nếu có thực) của bộ Tài chính. Thừa nhận hiện nay “giá cả tăng cao gây khó khăn đến đời sống người dân, trong đó có người nộp thuế”, nhưng bộ này lại đề xuất chờ đến năm 2014 mới áp dụng việc sửa đổi vì quan điểm của bộ là “chính sách phải ổn định”. Khi trình dự luật lên Quốc hội, bộ đã “hứa” về sự “ổn định” này, giờ phải chứng minh bằng cách cưỡng bách tuổi thọ của luật trong… năm năm, tính từ 2009, bất chấp đòi hỏi thực tế của cuộc sống.

Ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến, cả khi đã được thông qua, đã có rất nhiều ý kiến phản biện dự án luật Thuế thu nhập cá nhân, không chỉ về mức độ động viên, mà còn về phương pháp xây dựng. Ấn định một mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh trong điều kiện đời sống kinh tế nhiều biến động thay vì chọn cách để chúng có thể tự điều chỉnh theo sự thay đổi, chính cách làm này của bộ Tài chính là nguyên nhân gây ra sự bất ổn định của chính sách. Không hiểu sao, giờ đây, khi đã phải sửa luật, phương pháp đó vẫn được sử dụng. Còn rất nhiều chuyện phải bàn về tư duy và kỹ thuật làm luật, làm chính sách hiện nay mà đây chỉ là một ví dụ.

Ngoài phí bảo trì đường bộ sẽ được thu từ ngày 1.6 tới, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải cho biết một số loại phí khác như phí lưu hành phương tiện giao thông, phí ôtô đi vào khu vực trung tâm các thành phố lớn sẽ được bộ này trình Quốc hội trong thời gian tới cũng với mục tiêu hạn chế ùn tắc giao thông, hạn chế xe cá nhân. Hiện, một phương tiện giao thông đã phải cõng trên mình rất nhiều loại thuế, phí cố định khác như trước bạ, xăng dầu (môi trường)… cũng như “lưu động” theo… lộ trình tại chi chít các trạm thu phí quốc doanh, tư nhân. Tuyên bố sẽ xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A, đoạn có thể né phí đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, để “lùa” xe sang đường cao tốc nhằm đảm bảo hiệu quả tài chính trước mắt cho ngân sách và lâu dài cho đơn vị nhận nhượng quyền thu phí, cũng đang nối dài bức xúc.

Trả lời câu hỏi của báo chí về nguy cơ phí chồng phí, ông Nguyễn Văn Quyền, phó tổng cục trưởng tổng cục Đường bộ, bộ Giao thông vận tải, nói: “Quỹ bảo trì đường bộ, theo tôi biết là phí chuyên cho việc sử dụng đường bộ. Còn những loại phí khác thì thuộc lĩnh vực khác, tôi chưa có nghiên cứu sâu về những loại phí đó”. Cũng vì góc nhìn “cục bộ” trên lập trường lợi ích bản thân này mà các đơn vị chủ thu thường cho rằng mức thu do mình đề xuất hay ấn định không cao (cá biệt, có quan điểm cho rằng phải thu thật cao mới phát huy… tác dụng). Trong khi, trên thực tế, chỉ với một túi tiền, với một tài sản là chiếc xe, người dân đang phải chi cho rất nhiều khoản khác nhau. Tính hiệu quả (trường hợp các loại phí giao thông là hạn chế phương tiện cá nhân, ùn tắc giao thông), công bằng (người đi nhiều đóng nhiều), khả thi (thu được với chi phí hành thu thấp) – những tiêu chí để đánh giá một sắc thuế – phí, lại không thấy lãnh đạo các bộ, cục giao thông chứng minh. Mười mấy, hai chục ngàn tỉ đồng/năm dự kiến thu được từ các đề xuất trên, rốt cuộc, tác dụng dễ thấy nhất không cần phải chứng minh là tăng nguồn thu.

Đối lập với góc nhìn “cục bộ” của tổng cục Đường bộ là bức tranh tổng thể về gánh nặng thuế – phí của người dân. TS Phạm Thế Anh, dẫn nguồn từ ADB Indicator 2010, tính toán rằng tỉ lệ động viên (thu ngân sách nhà nước) từ mức thuế, phí và lệ phí ở nước ta vào khoảng 25 – 26% GDP (GS.TS Nguyễn Mại cũng vừa dẫn một nguồn khác từ bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ này ở ta tới 28% GDP). Theo ông Thế Anh, nếu loại trừ thu từ dầu thô thì vẫn chiếm tới trên 21% GDP. Một con số mà ông cho là quá cao so với các nước trong khu vực. Theo đó, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia khoảng 15%; Philippines dưới 13%; Indonesia 12%; Ấn Độ chỉ 7 – 8%. Có thể nói trung bình mỗi người dân nước ta chịu tỷ lệ thuế/thu nhập cao gấp từ 1,5 – 3 lần so với các nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đương. Phải so với khu vực vì những nước phát triển hơn có tỷ lệ động viên cao hơn, nhưng cùng với đó là mạng lưới an sinh xã hội cũng cao cấp hơn. Một vấn đề khác, theo ông Thế Anh, là “lạm phát thường được ví như một loại “thuế” tàng hình ở ta rất cao, đối với các nước trong khu vực lạm phát ở mức 4 – 5% đã được coi là cao, thì ở ta lạm phát đang ở mức hai con số”.

Áp lực cân đối thu chi đang đè nặng trên vai bộ Tài chính, khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách đang ở mức cao. Nhưng không thể vì áp lực thuộc về chức năng nhiệm vụ này mà trút hết gánh nặng đó lên vai người dân. Để giảm thâm hụt, có thể giảm chi tiêu công, đầu tư công hay tăng thu ngân sách. Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng cách đầu tiên hợp lòng dân, hợp xu thế hơn để tái huy động sức dân (và cả doanh nghiệp – vì thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay của ta cũng đang cao hơn khu vực, thiếu cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư) là tiết kiệm qua đầu tư, để nền kinh tế trở nên hiệu quả. Nếu phải chọn đồng thời các biện pháp thì cũng phải tìm những nguồn thu mới, ưu tiên lựa chọn thành phần dân nào để buộc san sẻ chứ dứt khoát không thể là dân nghèo thông qua các loại thuế, phí đổ đồng đầu người. Một quan điểm cần được thống nhất là cách căn cơ nhất để bảo vệ nguồn thu là phải… nuôi dưỡng nguồn thu.

Quay lại những tranh luận, thảo luận về luật Thuế thu nhập cá nhân, đúng là nguồn thu từ loại thuế này đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu. Nhưng, vấn đề không ở chỗ nắm chặt hơn nữa những người “có tóc” đang làm công ăn lương mà phải lôi cho được những kẻ “trọc đầu” đang được lợi từ một nền kinh tế ngầm, sử dụng tiền mặt, chưa quen với việc sử dụng hoá đơn, chứng từ. Đây là chuyện thuộc về… hành thu, về bài toán quản lý đường đi thực tế của đồng tiền trong xã hội!

Còn nhớ, giới chuyên gia đã chờ đợi cơ hội tái phân phối, thu hẹp bất bình đẳng thu nhập, hạn chế hoạt động đầu cơ… như thế nào khi nghe tin pháp lệnh Thuế nhà, đất (nhưng quy định tạm thời chưa thu thuế nhà) sẽ được “nâng cấp” lên thành luật Thuế nhà, đất hứa hẹn đánh nặng vào những người có nhiều đất lẫn nhà. Những dự thảo đầu tiên vẫn có tên là luật Nhà, đất, quy định thuế suất bằng 0 đối với nhà đầu tiên có giá trị thấp, luỹ tiến đối với nhà có giá trị cao và nhiều nhà. Thế nhưng, sản phẩm cuối cùng của quá trình lập pháp này chỉ là một thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, mất luôn cả chữ “nhà” trong cái tên, mức đánh thuế đối với nó thì đương nhiên không quy định. “Một sự thắng lợi của các nhóm lợi ích có sức mạnh mặc cả”, một chuyên gia kinh tế đã bình luận như vậy vào cái ngày Quốc hội thông qua!

Nguyên Lê
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Sức dân, bao nhiêu?



SGTT.VN - Trong khi bà thứ trưởng bộ Tài chính khẳng định “mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi” thì những người dân cụ thể lại đang trình bày trên báo chí một sức dân thực tế đang kiệt quệ với bao khoản thuế, phí trong bối cảnh chỉ lạm phát thôi đã ăn mòn thu nhập thực tế bao lâu nay.
Sức Dân

Sức dân kiệt quệ chẳng bao nhiêu
Tám chục triệu dân góp lại nhiều.
Mặc kệ từng nhà đang túng thiếu
Tiền tiêu, quỹ cạn phải thu liều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam qua vài sử liệu và con số

(Tiếp theo)


16. Tháng 1/2012 FIFA xếp hạng đội tuyển bóng đá nam Việt nam thứ 101 trên hơn 200 quốc gia và lãnh thổ. Đứng đầu các quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan thứ 124, In đô nê si a : 143, Sin ga po: 147) dù ta đá với các nước này hay bị thua họ. Mấy tháng cuối năm 2011 không cần đá vẫn lên 35 bậc. Năm 1998 VN xếp hạng cao nhất trong lịch sử của mình là bậc 84. Cầu thủ VN nhỏ con, chân ngắn, mỏng cùi, nhanh mệt... thế mà đá ngang ngửa và nhiều khi thắng cả những đội tuyển Tây Á to cao vật vã như Tây- kể cũng là giỏi.
17. Hoa hậu VN nhiều năm tuy chưa đạt hoa hậu hoàn vũ , tiếng Anh và ứng xử kém nhưng không để lại tiếng xấu như hoa hậu một số nước khác. Thí dụ hoa hậu Nga năm 1998 là Anna Ma lôva lọt vào top 10 vòng thi hoa hậu hoàn vũ 1998 nhưng sau đó bị bắt vì ăn trộm 1 đôi xăng đan trị giá 135 usd và 1 cái mũ giá 10 usd tại của hàng Stoaw berry ở New York. Tháng 2/2010 lại bị bắt vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy và giả danh bác sĩ. Hoa hậu ta luôn nhớ và làm theo lời dậy của ông cha: Đói cho sạch, rách cho thơm. Thật là đáng quý.
18.  Việt Nam là đất nước của thi ca. Bên cạnh ngày quốc giỗ, gần đây có ngày quốc thơ. Ngoài số trên 300 nhà thơ sống bằng tiền đóng thuế của dân hoặc in thơ có nhuận bút, theo ông Bành Thông- Chủ tịch câu lạc bộ thơ Việt Nam thì Việt Nam có khoảng một triệu người thường xuyên làm thơ. Khắp nơi trên đất nước hầu như phố phường, thôn xã nào cũng có câu lạc bộ thơ. Có xã, phường có đến 4-5 câu lạc bộ thơ khác nhau. Nếu ông Bành Thông nói chuẩn thì từ cháu bé mới đẻ đến các cụ thập thò miệng lỗ, bình quân cứ 90 người có một người làm thơ. Còn người đọc thì chắc chắn nhiều hơn. Hỏi có quốc gia nào, dân tộc nào có tỷ lệ người làm thơ lớn đến như vậy ?
Làng chùa ở Úng Hòa Hà Đông cũ, cả làng làm thơ và nhiều người làm thơ rất hay. Hàng năm làng mở hội thơ, có rất nhiều người yêu thơ ở các tỉnh đến dự. Ngày 17/3/2012 vừa rồi, làng Chùa tổ chức lễ trao giải “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ 2. Có hàng loạt cơ quan liên quan ở TW và Hà Nội về dự cùng nhiều nhà thơ, nghệ sĩ tên tuổi có mặt.  Có 6000 bài thơ khắp cả nước gửi về tham dự giải lần này. Chỉ một làng quê bé nhỏ thôi mà thi ca dã phát triển đến vậy. Mai kia khéo cả nước làm thơ.


TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phó giáo sư Văn Như Cương:

Điều nguy hiểm nhất hiện nay của nền giáo dục Việt Nam là hầu hết cái gì cũng giống như cũ, thậm chí là rất cũ



VHNA - Giáo dục là quốc sách. Điều đó cha ông chúng ta đã nói nhiều. Ngày nay chúng ta nói càng nhiều hơn. Thế nhưng đã mấy chục năm nay nền giáo dục của chúng ta vẫn dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là bị tụt hậu. Quốc sách nhưng chưa có sách hay! Phải chăng đó là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng lạc hậu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay? VHNA đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Văn Như Cương về vấn đề này.

http://vanhoanghean.com.vn/images/stories/IMG_8322.JPG



PV: Theo ông, vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay của nền giáo dục VN là gì?

Văn Như Cương (VNC). Điều nguy hiểm nhất hiện nay của nền giáo dục VN là hầu hết cái gì cũng giống như cũ, thậm chí là rất cũ. Trong một xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ như Việt Nam thì một nền giáo dục dẫm chân tại chỗ là một nền giáo dục bị bại liệt…, nó cản trở sự tiến lên của xã hội. Cách quản lí giáo dục cũ kĩ, quan điểm và triết lí về giáo dục cũ kĩ, hệ thống giáo dục cũ kĩ, chương trình cũ kĩ, cách dạy cách học cũ kĩ…, đó là những thứ đang làm cho nền Giáo dục chúng ta chết dần chết mòn.

Gần đây nghị quyết của Đại hội đảng XI đã khẳng định phải “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”. Quyết định đó là đúng đắn vì muốn tiến lên thì phải xóa bỏ cái cũ kĩ, cái trì trệ, cái lạc hậu của giáo dục, và hơn thế phải đổi mới căn bản và toàn diện, tức là không chỉ đổi mới nửa vời, hình thức, cầm chừng, vụn vặt... Làm được sự đổi mới này quả thật là khó khăn, đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải hiểu biết sâu về giáo dục, phải có năng lực cao, có tầm nhìn rộng, và lao tâm khổ tứ làm việc hết mình…

PV: Đâu là nguồn gốc của những sự trì trệ đó trong giáo dục?

VNC: Nguồn gốc của những điều tệ hại trên đây bắt nguồn từ nhiều phía, nhiều mặt khác nhau. Nhưng có lẽ điều quan trọng là do sự quan tâm của những người đứng đầu đất nước. Chúng ta được nghe nhiều lần rằng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đó là một chân lí, không chỉ Đảng ta nói, lãnh tụ ta nói, mà tất cả các nước, ai cũng biết như thế và cũng nói như thế. Nhưng cố nhiên, chỉ nói không mà thôi thì khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu.

Ngoài ra phải kể đến năng lực của các nhà quản lí giáo dục từ cấp cao nhất trở xuống. Hơn một năm sau Đại hội Đảng lần XI, chúng ta chưa rõ việc “đổi mới căn bản và toàn diện” sẽ tiến hành ra sao, với kế hoạch, tiến độ như thế nào? Các quan chức cao cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo suốt ngày chỉ “loay hoay” đổi mới những điều vụn vặt, chắp vá theo kiểu “sai đâu sửa đấy”. Nào là bỏ thi Tốt nghiệp theo cụm trường, nào là bỏ chấm chéo, nào là thêm khối thi vào ĐH, thêm địa điểm thi, bỏ Thanh tra ủy quyền, nào là khôi phục việc tuyển thẳng vào ĐH, CĐ… Nói như vậy để thấy rằng đội ngũ các nhà quản lí giáo dục của ta còn chưa xứng tầm đề thực hiện cái quyết định đúng đắn về đổi mới giáo dục…

PV: Trong giáo dục hiện đại, vai trò của người thầy có gì khác trước?

VNC: Khi chế độ xã hội thay đổi thì vai trò của mỗi tầng lớp người của xã hội cũng có những thay đổi nhất định. Giai cấp công nhân trước cách mạng là những người bị trị thì nay trở thành giai cấp lãnh đạo. Tầng lớp nông dân từ vai trò tá điền bị bóc lột thậm tệ đã trở thành người chủ ruộng đất… Giới doanh nghiệp, thương nghiệp từ sau thời kì đổi mới đã từ bỏ ấn tượng “con buôn” để có một vị trí đáng nể trong sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh…

Trong lúc đó thì vai trò, vị thế của người thầy giáo không có gì thay đổi lớn. Chức năng của người thầy giáo vẫn là truyền thụ kiến thức tới tầng lớp thanh thiếu niên, và vai trò của họ được xã hội và chính quyền tôn trọng. Điều đó nói lên rằng trong bất kì xã hội nào, chế độ nào - trừ các chế độ diệt chủng - giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng số một để làm cho xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn.

PV: Ông có nhận xét gì khi hệ thống các trường Đại học sư phạm trong cả nước đã chuyển sang mô hình đại học đa ngành. Từ chỗ đào tạo ra các nhà giáo thì bây giờ họ đào tạo cả kĩ sư trồng trọt và chăn nuôi, cả nghề maketing lẫn kế toán?!

VNC: Đó là điều mà tôi khó hiểu, mặc dầu không phải là tất cả các trường Đại học sư phạm đều chuyển sang Đại học đa ngành. Điều khó hiểu hơn là khá nhiều trường Cao đẳng Sư phạm ở các tỉnh tự nâng cấp lên thành Đại học, nhưng không phải là ĐHSP mà là đại học đa ngành. Số giáo viên CĐSP cũ trở thành giảng viên đại học (ngoài ra có bổ sung thêm một số ít giảng viên khác). Và đấy là hiện tượng mà người ta thường gọi một cách hài hước là “cơm chấm cơm”. Cũng không ngoa khi người ta gọi các trường đại học như vậy là trường phổ thông cấp bốn, thậm chí là cấp ba rưỡi. Có một quy luật luôn luôn đúng về mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, đó là quy luật tỉ lệ nghịch: số lượng càng tăng thì chất lượng càng giảm. Có lẽ đã đến lúc phải ngừng tăng số lượng các trường ĐH như thế để bước vào giai đoạn nâng cao chất lượng.

PV: Tôi có biết một thực tế hiện nay là đào tạo hệ tại chức và bậc cao học, thậm chí cả bậc tiến sĩ nữa, quá dễ dãi, chất lượng quá thấp, quá kém và có quá nhiều tiêu cực. Theo ông thì có nên tiếp tục tồn tại mô hình đào tạo này? Tại sao?

VNC: Mô hình đào tạo này nhằm đáp ứng yêu cầu về văn bằng của một số người. Một ông giám đốc Sở GD&ĐT nào đó còn một năm nữa sẽ về hưu. Tổ chức sẽ lựa chọn một trong vài ba người kế nhiệm ông. Ai trong số người đó có bằng cấp cao hơn thì cơ hội nhiều hơn, bởi vậy ai cũng cố gắng đi học để có cái bằng thạc sĩ, thạc sĩ gì cũng được, miễn là có, tiến sĩ thì lại càng tốt hơn nữa. Cái “chủ nghĩa lí lịch” ngày xưa đã lỗi thời, bây giờ phải là “chủ nghĩa văn bằng” mới có tác dụng trong khâu tuyển dụng. Vì thế mới sinh ra nạn bằng giả (nói đúng hơn là bằng thật, nhưng học thì giả và thi cũng giả).

Tôi rất mong rằng trong khâu tuyển dụng người làm việc, chủ nghĩa lí lịch hay chủ nghĩa văn bằng đều không có vị trí quan trọng, mà chỉ có chủ nghĩa năng lực và đạo đức. Ai tài hơn, ai tốt hơn thì được ưu tiên tuyển dụng hơn. Nếu như thế thì cái mô hình tại chức, từ xa… vẫn tồn tại nhưng để phục vụ yêu cầu của những người muốn học để biết nhiều hơn chứ không phải để leo cao hơn trong thang chức vụ.

PV: Tôi biết là sẽ không có, hoàn toàn không có trong thực tiễn nhưng nếu có một trường đại học tư thục của mình ở Nghệ An thì ông sẽ lựa chọn mô hình đào tạo nào và sẽ ưu tiên lựa chọn ngành nghề đào tạo như thế nào?

VNC: Vâng, cái “Nếu” này rất to đây. Nếu tôi còn trẻ, nếu tôi có rất nhiều tiền, hoặc nếu tôi có các đại gia tài trợ… thì tôi sẽ mở một trường Đại học tư thục tại Nghệ An, quê hương tôi. Tôi chưa biết đặt tên trường là gì cho thích hợp và hấp dẫn, nhưng mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo những người có phẩm chất lãnh đạo cao.

Tôi còn nhớ câu chuyện hồi sinh viên chúng tôi: cả tổ góp tiền để làm một bữa liên hoan, và phân công nhau làm việc. Ai thạo đi chợ thì ra chợ mua các thứ, ai biết làm thịt gà thì làm, ai biết thái thịt bò thì thái, ai biết nhặt rau thì nhặt, ai biết rửa bát thì rửa… Một bạn hỏi: Thế người không biết làm một việc gì cả thì sao? Trả lời: thì đứng ra lãnh đạo chúng tôi làm!... Đó là chuyện ngày xưa, còn trong thời đại này muốn làm lãnh đạo thì phải học nhiều lắm, rất nhiều… Tại sao muốn làm nghề gì cũng phải học mà làm lãnh đạo thì có thể “vừa học vừa làm” hoặc “vừa làm vừa học”?

Bởi vậy, một trường chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo rất là cần thiết. Chắc chắn là chương trình học sẽ rất nặng, phải học nhiều ngoại ngữ để nói thông viết thạo nghe chuẩn, phải học nhiều thứ triết học cổ kim đông tây, phải học cách giao tiếp, học cách nghe cách nói, học cách ăn cách gói, phải học các môn khoa học và công nghệ cao siêu, phải biết các môn xã hội, văn chương thơ phú, phải học để hiểu các môn nghệ thuật tinh tế…, và cố nhiên phải học phương pháp lãnh đạo, phương pháp dùng người, phương pháp loại người…. Muốn vậy thời gian đào tạo phải dài, khoảng 8 năm. Vào học lúc 17 tuổi và 25 tuổi tốt nghiệp là vừa. Số lượng sinh viên không cần nhiều, mỗi năm cho ra trường khoảng 100 người. Và tất nhiên điều cuối cùng là học phí sẽ cực đắt….
Tôi không có nhiều cái “nếu” như trên nên tôi không có tham vọng mở một trường Đại học như thế. Tôi chỉ mong rằng có ai đó hoặc một nhóm nào đó làm được điều đó và làm thành công. Thế thì tuyệt vời biết bao, thậm chí trên cả tuyệt vời!

PV: Tại sao ông lại lựa chọn trường đào tạo lãnh đạo mà không đào tạo doanh nhân như ông Giản Tư Trung đã và đang làm?

VNC: Trường đào tạo doanh nhân cũng rất cần, nhưng những doanh nhân thành đạt chỉ làm cho gia đình họ hay công ty của họ giầu có lên mà thôi. Còn những nhà lãnh đạo xuất sắc thì có phạm vi ảnh hưởng là rộng rãi hơn nhiều. Một ông Chủ tịch tỉnh xuất sắc thì cả mấy triệu người dân trong tỉnh đều được lợi, một ông Bộ trưởng Giáo dục tài năng thì nền giáo dục đất nước sẽ đi lên và đất nước đó có thể “hóa rồng”…

PV: Ông chỉ nhận đào tạo riêng cho Nghệ An hay cả nước?

VNC: Chao ôi, anh cứ làm như tôi sẽ mở cái trường như thế thật. Đó là điều tôi mơ ước mà thôi. Tuy trường mở Nghệ An nhưng ai cũng có quyền học, ta không nên địa phương cục bộ. Dân Nghệ chúng ta có lắm người tài giỏi, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo tầm cỡ. Nếu được đào tạo một cách bài bản thì các nhã lãnh đạo như thế sẽ nhiều hơn và tốt hơn.

(Mời xem phần tiếp theo)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối