Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://trannhuong.com/new...B%E1%BA%AFc-%E2%80%93-Nam

Bầu bạn góp cổ phần
Mơ về một tuyến đường cao tốc Bắc – Nam.
Đinh Kỳ Thanh.



  Trong Quy hoạch phát triển các tuyến đường giao thông của cả nước, Thủ Tướng Chính Phủ đã chính thức phê duyệt xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía đông từ Hà Nội tới Cần Thơ. Con đường này dài hơn 1.800 km gồm 16 đoạn tuyến với quy mô 4-8 làn xe, tổng dự toán đầu tư trên 300.000 tỷ đồng, suất đầu tư trung bình như vậy là 166,6 tỷ đồng cho 1km, chưa kể nhiều phát sinh như đền bù, giái tỏa, tiền mất giá, vật tư lên giá…có thể sẽ đội giá lên cao nhiều nữa. Theo tính toán tuyến đường sẽ trở thành hiện thực vào năm 2020 và sẽ chạy song song với tuyến Quốc lộ 1A được cải tạo và mở rộng. Lúc đó, từ Bắc vô Nam sẽ có 3 tuyến đường chạy song song như ba mạch máu chính của cơ thể quốc gia : đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hà Nội – Cần Thơ và Quốc lộ 1A (đã được cải tạo và mở rộng).
  Nếu kịch bản nói trên được thực hiện nghiêm chỉnh ( còn phụ thuộc vốn và tiến độ thi công thưc tế của các nhà thấu) thì ngay từ bây giờ chúng ta đã có toàn quyền để mơ về một tương lai gần phóng xe hơi từ Bắc vào Nam chỉ mất khoảng 15 giờ, bằng với thời gian chúng tôi từng phóng xe từ thành phố Bonn ( CHLB Đức) về tới Paris ( Pháp). Nói như vậy có nghĩa là chúng ta có quyền mơ tới một ngày đất nước ta có một tuyến đường bộ thênh thang ( có ít nhất 4 làn xe ) chạy dài theo dải đất hình chữ S này để cho phép ta khỏi tủi hổ vì giao thông quá lạc hậu so với các nước trong khu vực.
  Trở lại chuyện về đường cao tốc, người viết bài này đã từng được lướt xe trên nhiều trục đường cao tốc của Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Nga, Hà Lan….và cả ở các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada…Các tuyến đường cao tốc chuẩn của họ thường có tới 16 làn xe, làn cho phép chạy chậm nhất cũng là 50 MPH ( dặm/giờ) tức vào khoảng 80km/giờ và kế tiếp là các làn cho phép chạy 80MPH; 100MPH và cao nhất là 120 MPH. Còn làn vượt thì nằm sát với con lươn hay tiểu đảo phân ranh hai tuyến đường chạy ngược chiều nhau, cho phép các xe vượt mặt nhau chứ không được phép chạy luôn lâu dài trên đó. Cũng xin nói thêm khi chạy xe trên đường cao tốc, các xe không được phép chạy chậm hơn tốc độ quy định. Chạy sai tốc độ ( nhanh hay chậm hơn) các cảnh sát công lộ sẽ xuất hiện biên phạt ngay hoặc tới bắt giam xe. Trên các tuyến đường cao tốc cũng luôn có những điểm đặt camera bắn tốc độ và có bảng điện tử thông báo đàng hoàng ( không hề có nạn cảnh sát giao thông núp kín, bắn tốc độ như ở ta!).Thêm nữa, đã gọi là đường cao tốc thì bao giờ cũng có các trạm nghỉ, trạm cấp xăng, trạm thu phí, bãi câu lưu xe vi phạm và hành lang an toàn để trống mỗi bên rộng hàng trăm mét ….
  Giá thành của 1km đường cao tốc chuẩn mực của các nước như sau : CHLB Đức : 6,7 triệu Euro (tương đương 160 tỷ đồng VN) Hungary : 8,2 triệu Euro; Bố Đào Nha :7,5 triệu Euro; Áo : 10,2 triệu Euro; Hoa kỳ : 8 triệu US$…. Trong thực tế đường cao tốc chuẩn của bạn thường rộng lớn gấp 4 lần đường cao tốc chuẩn của Việt Nam (16 làn xe so với 4 làn xe của ta).
Lái xe vào đường cao tốc ở Canada và Hoa Kỳ , bạn sẽ phải trả tiền, trung bình khoảng gần US 02cents, tức hơn 350 đồng /km. Nếu bạn mua thẻ thu phí tự động trả trước, thường bạn được giảm trừ 50% giá tiền….
  Để có thể so sánh với nước ta, xin thông báo với các bạn là tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương dài 40km, chỉ có 4 làn xe và 2 làn đường khẩn cấp, không hề có trạm xăng, trạm nghỉ chân…song thu phí với giá trên trời : xe con 40.000Đ/lượt; xe tải nặng còn phải trả tới 320.000 đ/lượt, nghĩa là giá 8.000đ/km, tương đương 40 cents US; mắc gấp 20 lần mức phí lưu thông trên đường cao tốc của Hoa Kỳ…Trách gì chỉ mới ngày đầu thu phí, 50% số xe đã rùng rùng bỏ chạy khỏi tuyến đường này và chạy lại trên quốc lộ 1A, khiến tuyến quốc lộ này quá tải, gây ách tắc giao thông trầm trọng….
  Trở lại chuyện lưu thông trên đường cao tốc ở nước ngoài, chính tôi đã chạy xe từ Motréal tới Toronto của Canada. Khoảng cách giữa hai thành phố này trên 800km song chúng tôi chỉ chạy xe hết khoảng 7 giờ. Còn ở Anh, từ London về tới Cardiff cũng chỉ mất hơn 4 giờ xe chạy.
Về biểu giá, đường cao tốc Chicago (Hoa Kỳ) dài 45km thu phí 80cents US/lượt  và nếu mua thẻ tự động trả trước thì chỉ phải trả 40cents/lượt. Ở bang Florida, tuyến đường cao tốc số 175 dài 85 miles ( tức hơn 140km) thu phí 2.5 US$ /lượt. Nếu trả trước thì được giảm trừ còn 2US$/lượt. Tuyến đường số 1595 dài 264 miles ( 433km) thu phí 18.2 US$/lượt , nếu trả trước chỉ mất 14.4US$/lượt  tức khoảng 280.000VNĐ của ta.
  Xem ra ở nước ta phí đường cao tốc còn là một vấn nạn với người chạy xe và là một gánh nợ nặng nề cho người dân vì suất đầu tư cho tuyến đường cao tốc đã cao gấp 4-5 lần các nước mà chất lượng đường thì quá tồi và mức thu  phí thì …. cắt cổ người dân đang có thu nhập vào loại thấp nhất trên thế giới…
  Như thế, với các quy hoạch về đường giao thông trên bộ vừa được Bộ GTVT công bố chúng ta chỉ còn biết “mơ” một ngày không xa lắm chúng ta sẽ có được những tuyến đường cao tốc “made in Vietnam” với mức phí lưu thông phù hợp với mức thu nhập bình quân  của người Việt mà thôi !

Sài Gòn ngày 5/3/2012
     Đinh Kỳ Thanh.


Trời ơi! đọc qua một số bài như thế này mới thấy bức xúc quá đi và thèm được khi nào nước ta có đạt được hạ tầng giao thông như vậy .Tôi đã từng sống nhiều năm ở nước Nga và một số thời gian ở các nước Đông Âu nên cũng biết được chút ít những gì văn minh của họ . Nhưng thật bất ngờ khi đọc bài này mới thấy được chi phí xây dựng đường giao thông của ta đội giá cao hơn thế giới quá nhiều lần mà chất lượng thì rất kém và số làn xe chỉ bằng 1/4 trên của họ trên 1 km .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nguyễn Bá Hoà đã viết:
http://trannhuong.com/new...B%91ng-ra-m%C3%A0-%C4%83n

Bầu bạn góp cổ phần
Cứ nghe Bộ trưởng Tài Chính thì đổ thóc giống ra mà ăn
Lê Thị Kim Lươn



Tôi có thể nói ngay, đó là 3 ông Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Sinh Hùng, Vũ văn Ninh, và bây giờ là Vương Đình Huệ. Chắc mọi người còn nhớ và ông Hùng cũng chưa quên được lời phát biểu của ông trước Quốc Hội năm nào đó. Ông nói đại ý: Không để thiệt thòi cho dân mãi được,Giá ô tô phải được điều chỉnh xuống thấp để dân còn có thể mua ô tô mà đi … Sau lời nói ấy , ai nhghe cũng cảm kích, cho rằng ông Hùng quá tốt bụng, lo lắng cho dân, có cơ hội được đi ô tô sánh vai cùng cường quốc năm châu,ai dè, sau lời nói ấy vài tháng,Bộ tài chính bắt đầu tăng thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào giá nhập khẩu ô tô, thế là DÂN cụt hứng! Đại Hội đến ông Hùng lên chức, thay vào đó là ông Vũ Văn Ninh, Ông Ninh hăng hái nói về chứng khoán, khi phóng viên hỏi ông về tình hình chứng khoán, ông “XUI” dân bằng lời ngon ngọt của ông: Tôi mà có tiền thì tôi cũng chơi chứng khoán! Thế là bao nhiêu chàng trai, cô gái trẻ có tí tiền lao vào chơi chứng khoán,đùng một cái các sàn chứng khoán…TỤT và lao dốc, ngắc ngoải do kinh tế ảm đạm và lạm phát tăng nhanh, thế là các nhà chơi chứng khoán chỉ vì quá tin lời ông Ninh mà hóa thành… “vô sản”, bán sạch  cửa nhà vẫn không đủ trả nợ , có anh không còn chịu nổi đã thắt cổ tự tử (chuyện có thật100% vì đó là cháu của anh bạn cùng cơ quan với tôi).Lại Đại Hội, Ông Ninh lên phó thủ tướng,Thay vào đó là ông Vương Đình Huệ, ngồi vào ghế “nóng” ông Huệ ra oai: Phải kiểm tra ngay các công ty bán xăng dầu,và tuyên bố các công ty dấu lãi   , phải minh bạch , minh bạch.không thể để giá xăng tăng tùy tiện,phải hướng về lợi ích của dân, nghe thì sướng tai, kỳ này các công ty xăng dầu bên Bộ công Thương sẽ “ra tóp”…được hồi lâu , không thấy tiếng ông Huệ nữa, và bây giờ thì ông “lặn” một hơi, thế là Bộ tài Chính lại bắt tay với Bộ Công Thương  cho tăng vọt giá xăng lên ngay 2100đ+ với giá cũ thì 1 lít xăng bây giờ đã gần 24.000đ/ rồi. Ông Huệ lên chức hăng hái, tỏ ra đang đứng và đồng hành với dân, giờ thì chẳng thấy ƠN HUỆ đâu mà dân gọi khản tiếng:  “ Huệ ơi, Huệ ở đâu rồi
Huệ rằng :Ai đấy , lên trời mà kêu..
Đấy , có ai nghe Quan Bộ nữa không? Còn nghe thì đến thóc giống cũng …tịt mầm.
Các quan nhớn rất thương dân nên mới cho tăng 2100đ/lít xăng. Rồi còn tăng tiếp. Tăng nhiều thứ nữa. Ai lại để doanh nghiệp lỗ, nhà nước lỗ. Dân đông như kiến cỏ, mỗi người gánh một tý là nhà nước và doanh nghiệp nhẹ bẫng. Còn lờ lãi thì dân không cần biết. Đã có các quan thu xếp rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://trannhuong.com/new...B%87-nh%C3%A0-b%C3%A1o-?!

Luât pháp không bảo vệ nhà báo ?!
Bùi Văn Bồng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam qua vài sử liệu và con số

TTT tổng hợp và xen lời bình. Rất mong bạn đọc chỉ cho những sai sót, khiếm khuyết. Xin cảm ơn!

Kỳ 1.

1. Việt Nam tuy không phải là cái nôi của loài người nhưng có chiều dài lịch sử theo truyền thuyết có từ kỷ Hồng Bàng thị (2879 tcn) đến nay dài 4891 năm, hay  gọi cho chẵn là 4000 năm. Sử sách ngoại bang ghi chép hộ (Sử thành văn) được từ năm 257 trước công nguyên. Như vậy đến giờ cũng dài tới 2269 năm. Hơn đứt cái nhà anh cường quốc số 1 của hành tinh là Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ có 236 năm (4/7/1776). Gần ta như cái anh Đông Ti Mo mới có tý tuổi đầu. Cái anh Nam Xu Đăng ở châu Phi lại mới được có mấy tháng tuổi.
2. Việt Nam tuy bị hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhiều lần bị Tầu Khựa và các cường quốc khác xâm lăng nhưng cuối cùng vẫn trở thành một quốc gia độc lập. VN hơn đứt các nước khác ngày xưa như Hồ, Tây Vực, Tây Hạ, Phiên, Ngung, khu Tân Cương, Nội Mông...bị Khựa nuốt mất biến thành xã, huyện của họ. Đến cái anh Tây Tạng thần bí, thiên hạ ca ngợi hết lời về văn hóa...cách Trung Nguyên xa tít mù khơi cũng thành vùng tự trị của Khựa.
3. Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tầu thực hiện chính sách sát phu, hiếp phụ. Đàn ông gốc Việt (đặc biệt là đàn ông Giao Chỉ) đã không còn. Nhưng tất cả những gì thuộc giống nòi Việt, truyền thống ông cha mãi mãi không bao giờ mất được. Dân tộc Việt có sức cảm hóa dân tộc khác rất cao. Hầu như ai đến đất này cũng bị Việt hóa. Trên mảnh đất này ai đến cư trú đều dung nạp. Ai có tâm tài xây dựng non sông đất nước, chống giặc ngoại xâm để giữ nước giữ nhà đều được ủng hộ, đi theo và mãi tôn thờ. Bên cạnh chúng ta mãi mãi thờ quốc tổ là Hùng Vương, còn thờ An Dương Vương, thờ nhà tiền Lý, nhà Trần... Mặc dù Thục Phán An Dương Vương là người Tầu sang cướp nước Văn Lang của Hùng Vương nhưng rồi An Dương Vương cũng thành dân Việt. Khi cha con An Dương Vương bị Triệu Đà đánh đuổi mất nước, dân ta còn thương tiếc, khóc than đến tận ngày nay. Lý Nam Đế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt cổ (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua nhiều đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ và thành dân Đại Việt. Khi nhà Lương sang xâm lược, ông đã chủ động mang quân đến Hợp Phố đánh tan quân Lương. Chính sử Trung Quốc coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân" . Nhà Trần vốn là dân tộc Mân ở quận Tần Châu Phúc Kiến, du cư sang Việt Nam vào năm 1110 thời Lý Nhân Tông. Làm nghề chài lưới từ Quảng Ninh, đến sông Hồng, rồi định cư trên bờ từ Tức Mạc Nam Định rồi sang Hưng Hà Thái Bình. Hơn trăm năm sau đã thành người Kinh của Việt Nam. Giặc Nguyên Mông ba lần sang đánh Đại Việt, dân Việt dốc lòng ủng hộ nhà Trần và đánh thắng giặc.
4. Diện tích nước Việt cổ (Xích Quỷ) rất rộng lớn, phía bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam Trung quốc ngày nay) phía nam giáp nước Hồ Tôn (Tức Chiêm Thành- Quảng Nam ngày nay) Phía tây giáp Ba Thục, phía đông giáp biển Nam hải. Suốt quá trình lịch sử luôn bị Tầu xâm lấn cướp bóc nhiều thứ trong đó có đất đai. Sau hiệp ước Pháp-Thanh về biên giới, mấy chục năm qua Tầu còn xơi tiếp biển đảo và đất ở biên giới phía bắc nước ta. Tuy vậy ông cha ta lại lấn vào phía nam. Đến nay diện tích của VN vẫn còn 331.698 km2, đứng thứ 66/ 225 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hơn đứt các nước phát triển như Anh, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Sĩ...về diện tích. Với diện tích ấy, VN  có cả núi rừng, đồng bằng, biển đảo, tài nguyên khoáng sản khá phong phú tạo điều kiện để phát triển đi lên.


Còn tiếp
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://trannhuong.com/new...BB%91ng-r%C6%B0%E1%BB%A3u

Bầu bạn góp cổ phần
Phải công khai minh bạch như khi uống rượu
Trần Quốc Thường



     Chúng ta ít hoặc nhiều từng tham gia cùng bạn bè uống rượu. Khi họp lớp, khi đám cưới, … ta vẫn nghe tiếng dô… dô… uống thật vui, hào hứng sảng khoái. Xin không nói về tác hại của uống rượu mà chỉ nói đến cái dân chủ, công khai minh bạch khi uống rượu mà thôi.
   Trong các cuộc vui này, khi dùng rượu phải cùng một loại rượu. Kẻ rượu trắng, người rượu màu; người rượu kẻ bia… là không ổn. Anh nào dở trò dùng nước sôi thay rượu, đổ rượu đi sẽ bị mọi người lên án nghiêm khắc.
   Cốc chén cũng phải cùng loại giống nhau, kẻ to người nhỏ, khác loại là không xong trừ phi chủ nhà thiếu cốc chén. Nếu cốc chén lắm chủng loại khi rót phải điều chỉnh cho công bằng lượng rượu.
Luật miễn giảm cũng được giám sát công khai, dân chủ. Ai đau dạ dày, đang uống thuốc hay là “ cán bộ đường lối” ( lái xe), … cũng được chiếu cố rõ ràng minh bạch.
    Sau khi người chủ xị, kẻ cao niên đảo mắt kiểm soát qua một lần, thông cảm cho phép miển giảm và được mọi người nhất trí mới đồng tâm nhất trí để uống.
Trước khi uống tất cả đồng thanh hô 3 lần: 1-2-3 /dô;1-2-3/dô; 1-2-3/ uống. Mọi người cùng cạn hơi, khà một tiếng khoan khoái.
    Uống xong, lại nhìn qua một lượt xem có anh nào chưa uống hết, còn chút “ lồng đèn” cũng mời nhấp hết cho bằng được.
    Anh nào ở ngoài đến, còn rượu trong chén coi như là “phạm quy” vì “ đưa tài liệu vào phòng thi” kẻ đó phải uống hết trong chén mới được tham gia chúc tiếp.
   Trong công tác quản lí nhà nước, kinh tế, điều hành công việc ở cơ quan, … nếu chúng ta thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ nhất định sẽ nhận được sự đồng tâm, đồng tình, hành động thống nhất của mọi người. Khi đó làm việc gì cũng nhanh, cũng tốt, sẽ không có khiếu kiện tố cáo, mọi mục tiêu kinh tế xã hội sẽ sớm hoàn thành.
  Đôi điều lạm bàn, kính mong được mọi người xem và suy ngẫm

Hay ! dễ hiểu và rất đáng suy ngẫm !Cách vào vấn đề rất độc đáo để dễ nhìn ra tật xấu của xã hội ! Cám ơn tác giả TRần Quốc Trường !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Công khai minh bạch thì em còn vơ vét được gì nữa hở bác ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Công khai minh bạch thì em còn vơ vét được gì nữa hở bác ?
Vậy nên có thơ rằng:

Đục nước thì mới béo cò
Công khai, minh bạch còn mò mẫm chi?
Làm dân nghiện ngập, u mê
Vua, quan thoải mái thu về chia nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trao đổi với nhà báo Thái Duy:

Về giải pháp chống tham nhũng

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/03/2012)

Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì quá lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/74/2012_74_T12_Anh.jpg
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại một lớp chỉnh huấn
năm 1952 tại Việt Bắc - Ảnh: T.L



Kính thưa nhà báo Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân).

Tôi là Đào Ngọc Đệ, Giảng viên đại học, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là bạn đọc thường xuyên và cộng tác viên của báo Đại Đoàn Kết.

Thưa bác, tôi đã đọc kỹ bài viết "Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc” của bác, trên báo Đại Đoàn Kết, số 69, ra ngày 9-3-2012, trong mục: "Tham vấn- Phản biện”. Thông qua báo Đại Đoàn Kết, tôi xin được trao đổi với bác, tác giả bài viết nêu trên.

Thật ra, tôi dùng chữ "trao đổi” với bác là không "chuẩn”, là "phạm thượng”. Thật vậy. Bác là nhà báo lão thành, là nhà văn nổi tiếng, là một cây bút trụ cột của báo ĐĐK đã mấy chục năm nay. Tôi là thế hệ sau, làm sao xứng để "trao đổi” với bác. Nói đúng ra là tôi xin "thưa chuyện” với bác, để bày tỏ những cảm nghĩ của tôi về bài báo nêu trên (cũng như các bài viết khác của bác đăng ở báo ĐĐK, trên mục Thời luận và Tham vấn - Phản biện), và cũng để bàn luận thêm về vấn đề bác nêu.

1. Thưa bác, tôi phải nói ngay rằng: Tất cả các bài viết của bác về xây dựng, chỉnh đốn Đảng- mà cốt lõi là chống tham nhũng- tôi đều đọc một cách chăm chú và tôi rất đồng tình về những điều bác phân tích, bình luận. Tôi nghĩ, điều bức xúc lớn nhất ở đất nước ta hiện nay là nạn tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân của "một bộ phận không nhỏ” cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Nó chẳng những không hề giảm bớt, mà ngày càng gia tăng cực kỳ nghiêm trọng; không chỉ ngày càng tinh vi, đa dạng mà nhiều lúc còn công khai đến mức như một sự "đặc quyền” (?) của nhiều cán bộ có chức quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương. Nó cũng như một sự "thách thức” nhân dân, "thách thức” công lý và công luận! Điều đó làm không ít đảng viên và đông đảo nhân dân vô cùng bất bình! Tham nhũng đã đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng và sự suy thoái đạo đức xã hội, gây bất ổn định xã hội. Nói cách khác: Quốc nạn tham nhũng là "cha đẻ” của nhiều tệ nạn xã hội và làm cho xã hội không còn kỷ cương, phép nước. Cho nên, muốn chỉnh đốn Đảng, để làm cho Đảng được trong sạch, từ đó xây dựng được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đưa nước ta tiến tới văn minh, giàu mạnh- thì trước hết và luôn luôn phải quyết liệt chống, tiến tới diệt trừ nạn tham nhũng! Vì vậy, báo chí vẫn cần viết bài về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và tệ xa dân. Đấy là sứ mệnh của báo chí chân chính, là hợp ý Đảng lòng dân.

2. Vấn đề "nhìn thẳng vào sự thật”, "nói đúng sự thật”, thì thưa bác, cách đây ngót một thế kỷ (ngót 100 năm), lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Đảng CS Liên Xô, V. Lênin đã nói rồi. Và cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (bút danh X.Y.Z) rồi! Các kỳ Đại hội Đảng lần trước cũng đã nói rồi. ĐH Đảng XI và Hội nghị TƯ 4 đã tiếp tục đề cập vấn đề này. Do bệnh "thành tích” mà người ta cứ tưởng tượng ra các con số hồng mà "ảo”, thậm chí báo cáo những thành quả ... chưa diễn ra. Bên cạnh đó do sợ lãnh đạo cấp trên cho nên trong phê và tự phê bình trong Đảng, người ta né tránh, ngại nói khuyết điểm, thiếu sót của người khác... Cho nên, như Cụ Hồ đã nói trong "Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), rằng: trong Đảng và các cấp chính quyền, có hiện tượng "làm ít, xuýt ra nhiều”, có bệnh "báo cáo không thật thà”! Mọi sự trì trệ, cũng do đó mà ra. Bây giờ càng cần "nhìn thẳng vào sự thật”, phê bình và tự phê bình "không nể nang, né tránh” cũng là để thực hiện lời Cụ Hồ đã dạy, là thực hiện những việc mà các Đại hội của Đảng đã đề ra.

3. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước không nói đến "vùng cấm”. Luật pháp các nước tiên tiến Âu - Mỹ không có "vùng cấm”. Xã hội và công dân đều "thượng tôn pháp luật”. Nguyên thủ quốc gia hay các quan chức khác, nếu mắc sai phạm, thì đều bị đưa lên công luận, bị đưa ra tòa; việc cách chức, từ chức là chuyện bình thường. Cương lĩnh được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì vẫn lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

4. Lại nói đến việc "Sửa đổi cơ chế” (cơ chế các loại) để chống tham nhũng. Ông Phạm Văn Chung cũng nói điều này, trong bài "Để chỉnh đốn Đảng thành công, cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành” (Báo ĐĐK, số 70, ra ngày 10-3-2011). Rất nhiều người khác cũng đã đề cập điều này trên nhiều tờ báo. Tôi cho rằng, không nên đổ lỗi hoàn toàn do cơ chế! Thưa bác Thái Duy, "cơ chế” do ai đề ra? Do con người đề ra mà thôi. Lỗi đâu phải chỉ ở cơ chế, mà chính là lỗi của những con người tạo ra cơ chế và lợi dụng cơ chế. Nói cách khác, do một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, và thêm vào đó là sự yếu kém về trình độ văn hóa- khoa học, mà người ta đã xây dựng nên một cơ chế không khoa học, không hệ thống, không hợp lý... Lấy ví dụ, khi bàn bạc, quyết định về quản lý giá xăng dầu, cơ chế về quản lý đất đai, vấn đề bù giá, bù lỗ... thì ngành nào, địa phương nào thấy có lợi là "OK”, thấy bất lợi và bị phê phán thì cùng nhau né tránh; hay là Đảng bộ của một trường Đại học hiện nay trực thuộc Đảng bộ cấp huyện- địa phương nơi trường đóng; v. v.... dẫn đến việc cách chức ai đó là "rất khó”, kết nạp Đảng cũng không khách quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm của người đứng đầu v.v...

5. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, nêu phương châm phải làm từ trên xuống, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải làm gương, thực hiện trước là hết sức đúng. Việc này từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và từ năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rồi. Như thế cũng có nghĩa là đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ mấy chục năm nay, nói nhiều, nhưng làm chưa đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là xử lý kỷ luật không nghiêm minh, có "vùng cấm” (nêu trên). Vì thế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 có hiệu quả thiết thực, cụ thể, thì mới là điều nhân dân trông đợi, mới có được niềm tin của nhân dân.

6. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 nêu ra phương châm "nhìn thẳng vào sự thật”, phê và tự phê bình "không nể nang, né tránh”, điều đó rất đúng nhưng thưa bác: "Liệu có ai đủ can đảm để vạch ra (những khuyết điểm) của "một bộ phận không nhỏ” ấy”! Đây là điều băn khoăn của nhân dân, được GS, NGND Nguyễn Lân Dũng viết trong bài "Bước đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng”, đăng báo ĐĐK, số 60, ra ngày 29-2-2012. Mấu chốt của sự thành công là phải thực sự có phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong các tổ chức Đảng, để vạch rõ, "một bộ phận không nhỏ” đó rồi xử lý kỷ luật nghiêm minh, kể cả cách chức, ra toà, bất kể người đó là ai. Sự thật thì, vạch ra những người tham nhũng không hề khó. Chỉ nhìn vào đồng lương, rồi đối chiếu với số tài sản thực tế của họ cũng có thể là phát hiện ngay. Việc đó cũng rất cần dựa vào Dân không phải chỉ vào những người được "lựa chọn”.

7. Thưa bác Thái Duy, tôi thiển nghĩ, đã là cán bộ lãnh đạo, tức là những người đại biểu của Dân, của Đảng, thì phải thực sự làm việc vì Dân, phải yêu nước, thương dân. Chức quyền đã có, bổng lộc và chế độ chính sách đã tạo cho họ cuộc sống đầy đủ, sung mãn mọi điều, cớ sao một số cán bộ lại ức hiếp dân (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, v. v...) và cớ sao không làm những việc ích nước lợi dân? Làm những việc ích nước lợi dân, chỉ tăng thêm giá trị và uy tín của mình, để Dân tin cậy, thậm chí là Dân kính trọng, biết ơn! Thế thì còn gì sung sướng, hạnh phúc, vinh quang hơn! Thế mới để được phúc cho con cháu mình sau này...

Những bài báo bác Thái Duy viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đăng báo Đại Đoàn Kết là những bài rất đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất hợp lòng dân. Tôi yêu thích, đồng tình với những bài viết tâm huyết của bác, và rất hoan nghênh Ban Biên tập báo ĐĐK đã đăng những bài này (và các bài của mục Tham vấn- Phản biện của các tác giả khác). Kính chúc nhà báo Thái Duy mạnh khỏe, sống lâu, viết nhiều bài báo hay hơn nữa. Nhân đây, tôi kính chúc sức khỏe và sự thành công của Ban Biên tập, của báo Đại Đoàn Kết- một trong những cơ quan báo chí luôn luôn phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy.

ĐÀO NGỌC ĐÊ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam qua vài sử liệu và con số

TTT tổng hợp và xen lời bình. Rất mong bạn đọc chỉ cho những sai sót, khiếm khuyết.

Kỳ 2

5. Ngày trước người Việt bị Tầu giết nhiều, chiến tranh giặc giã liên miên nhưng đến tháng 7/2011 dân số Việt nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14/225 nước và vùng lãnh thổ của hành tinh. Điều này chứng tỏ sức sống dân Việt mãnh liệt. Dân Việt đẻ đái khá. Hơn đứt nhiều dân tộc khác trên thế giới như Mông Cổ rộng gấp 5 lần ta mà năm 2007 dân số chưa đến 3 triệu người. Hay Liby rộng 1.759.540 km2 mà dân số ngót 5,8 triệu người. Mật độ dân số có 3 người/km2.
6. Việt Nam dân số không đông lắm nhưng có đến 54 dân tộc cùng chung sống. Mật độ dân số là 260 người/km2, cao hơn Trung Quốc và gấp 6 lần mật độ bình quân của thế giới. Trung Quốc rộng mênh mông với hơn 1,3 tỷ dân (có tin nói đã lên 1,8 tỷ người ) nhưng chỉ có 56 dân tộc chung sống. Chứng tỏ VN  là nơi đất lành thu hút nhiều loại chim đến đậu. Tính hòa đồng, bao dung, đùm bọc cao. Đến người Rục ở miền tây Quảng Bình, khi phát hiện ra họ chỉ còn mấy chục người, sống bằng củ rừng, người quấn lá rừng...nhà nước ta đã tận tình cưu mang để họ ổn định và phát triển.
Tính đến 1/4/2009, trong hơn 90 triệu dân VN có 25,4 triệu =29,6% người sống ở thành thị. Còn lại ở nông thôn.
7. So với Tầu, diện tích của VN nhỏ hơn 27 lần nhưng đơn vị hành chính (Cấp tỉnh và tương đương) lại nhiều gần gấp đôi : 63/33. Chứng tỏ quan chức chóp bu của VN rất tinh tế và uyển chuyển. Tính chia sẻ và tính cộng đồng quan lại cao. Tính trung thành của quan lại VN cao hơn. VN không lo tính cát cứ, tính phản loạn của cấp dưới.
8. Năm 2010 tuổi thọ bình quân của VN là 73. Của thế giới là 69. Lùi lại năm 1960, tuổi thọ BQ của VN là 40, trong đó của thế giới là 48.
Năm 2009, tỷ lệ người VN từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,6% dân số. Chỉ số già hóa là 35%, cao hơn mức BQ của Đông Nam Á (30%).
  Năm 2006 tỷ lẹ tử vong của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 18/1000. Thái Lan: 20/1000. Philipin : 27/1000. Malaisia :10/1000.Brunây: 9/1000. Singapo: 2,1/1000. Điều này chứng tỏ Đời sống dân Việt ngày một nâng cao. Y đức dù có đi xuống, giường bệnh dù phải 2-3 người nằm chung...Nhưng nhìn chung sức khỏe dân ta ngày càng tốt hơn. Chỉ tội hiện nay dân ta có đến 40% số dân bị nhiễm lao chưa thành bệnh. Hiện nước ta xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc.


(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...B5ng-60-70-183406306.html

Ô TÔ CÁ NHÂN sẽ “cõng” 60-70 triệu đồng phí/năm?
VTC NewsVTC News – Thứ tư, ngày 14 tháng ba năm 2012

 

Theo dự kiến, phí lưu hành 20-50 triệu đồng/xe ô tô/năm; phí cho quỹ bảo trì đường bộ 180.000-1,4 triệu đồng/xe ô tô/tháng.

>> Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu
>> Sẽ đuổi việc tài xế cho trẻ nhỏ "lái taxi"

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Tới đây, nếu các phương án phí do Bộ GTVT soạn thảo được thông qua thì một chiếc xe ô tô có thể sẽ phải đóng phí 60-70 triệu đồng/năm mới được lăn bánh.

Sắp có ba loại phí mới?

Theo đề xuất của Bộ GTVT, để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe chín chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng).

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn bảy chỗ ngồi…

Sắp tới, nếu các đề xuất của Bộ GTVT được chấp thuận thì mỗi xe ô tô sẽ phải tốn gần trăm triệu đồng tiền phí mới …


Không chỉ có hai loại phí trên, hiện Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ xem xét thông qua đề án Quỹ bảo trì đường bộ, với mức thu dự kiến là 180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với xe ô tô và 80.000-150.000 đồng/năm đối với xe máy.

“Đề án trên cơ bản đã được Chính phủ chấp thuận và sẽ được ban hành trong thời gian tới” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Phí “thập diện mai phục”

Trao đổi với PV, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết các mức phí trên mới chỉ được Bộ GTVT khởi thảo và chưa thống nhất cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm khi xây dựng phương án thu phí lưu hành phương tiện, Bộ GTVT có mời Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia góp ý kiến. Sau đó, Bộ GTVT đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh dự thảo.

“Hiện Bộ GTVT vẫn là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo chứ không phải Bộ Tài chính. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng” - bà Mai nói.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng nếu tất cả các đề xuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải “cõng” hàng chục thứ phí. Cụ thể, ông Hùng tính toán, hiện nay ở Hà Nội mức phí trước bạ đối với ô tô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ô tô 20 triệu đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồng cũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm… “Phí nhiều như thế e rằng ô tô, xe máy khó mà “cõng” nổi” - ông Hùng e ngại.

Tận thu chứ khó giảm được ùn tắc

“Việc có quá nhiều loại phí đánh vào ô tô, xe máy mang nhiều ý nghĩa tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc” - ông Hùng nhận xét và cho rằng để giảm được sự phát triển xe cá nhân thì Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng.

“Hiện nay do giao thông công cộng chưa phát triển nên người dân vẫn buộc phải sử dụng xe máy đi làm hoặc buôn bán mưu sinh. Nay chỉ vì những lý do chính đáng đó mà bắt họ phải đóng phí 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo” - ông Hùng phân tích.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.

Tuy nhiên, ông Hùng lại nghĩ khác: “Chúng ta không thể nói rằng số tiền đóng phí đó là ít, không đáng là bao. Bởi nhiều cái ít đó cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn, mà nhiều gia đình chưa chắc chi trả nổi.

Theo tôi, đã xây dựng quỹ bảo trì đường bộ rồi lại còn thêm phí lưu hành phương tiện nữa sẽ là không hợp lý, phí chồng phí. Do đó, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần cân nhắc, hoặc có thu thì mức phí nên thấp hơn mức 20-50 triệu đồng và không nên thu phí lưu hành đối với xe máy”.

Theo Pháp luật TP.HCM
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối