Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

"Nô lệ" văn hóa

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 02/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Một sự ngộ nhận văn hóa


Gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc tìm phương án khả dĩ để trùng tu chùa Một Cột (Liên Hoa đài). Vì là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nên những thay đổi của ngôi chùa này luôn thu hút sự chú ý của mọi người, từ việc chùa xuống cấp cho đến việc người ta đem những thứ văn hóa xa lạ xếp đặt vào đó.

Chúng tôi từng có lần đề cập đến thực trạng vay mượn, sao chép một cách tùy tiện những sản phẩm văn hóa ngoại nhập và mong muốn mọi người dũng cảm loại bỏ những sản phẩm văn hóa xa lạ với phong cách thẩm mỹ của người Việt ra khỏi các công trình kiến trúc tôn giáo (*).

Bởi với bất cứ lý do gì, dù là một ngôi chùa mới xây, những yếu tố xa lạ với văn hóa, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam mà được đưa vào công trình cũng sẽ gây phản cảm, huống chi điều đó xảy ra với một ngôi chùa cổ, là biểu tượng tâm linh cho dân tộc, trải nhiều thế kỷ thăng trầm mà vẫn khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt.

Thật ngạc nhiên, sự ngộ nhận văn hóa vẫn còn tiếp diễn, khi mới đây người viết đọc được bài phỏng vấn của một tờ báo mạng về chùa Một Cột hiện nay. Bài phỏng vấn cho thấy kiến thức về văn hóa của một vị trụ trì là rất đáng báo động, do không ý thức được vị trí văn hóa lịch sử, tâm linh của di sản này trong lòng Thủ đô Hà Nội, nên phát ngôn tùy tiện. Nhất là đây lại là ngôi chùa có vị trí đặc biệt đối với tâm hồn, tình cảm của người Việt.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/01/15/20120301153615_motcot_1330583837.jpg
Chùm đèn "Tây" trong chùa Một Cột được dư luận quan tâm - Ảnh GDVN



Người viết xin dẫn lại hai điểm mà dư luận quan tâm đến chùa Một Cột: Đó là sự xuất hiện đèn chùm kiểu Tây và sư tử đá theo mẫu Trung Quốc. Thông thường, các nhà chùa vui mừng khi một người nào đó phát tâm tiến cúng những sản phẩm văn hóa có giá trị vào chùa. Tuy nhiên, sản phẩm ấy cần phải thích hợp với không gian văn hóa và kiến trúc của ngôi chùa.

Bởi một ngôi chùa có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt như chùa Một Cột, hàng năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thì những giá trị gốc, tiêu biểu, độc đáo mang phong cách của người Việt phải được phát huy tối đa. Không thể tùy tiện đặt bất cứ sản phẩm công nghiệp phương Tây nào vào, cho dù chúng có giá bạc tỷ.

Ngôi chùa đó là ngôi chùa của quốc gia, Thế nên, không thể chấp nhận một di sản văn hóa quan trọng, độc đáo vào bậc nhất cả nước lại được thêm thắt những sản phẩm văn hóa chắp vá, lai căng.

Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung Quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch, và ngụy biện: "Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật giáo của Việt Nam là Phật giáo Đại thừa du nhập từ Trung Quốc".

Những ai từng được học lịch sử Phật giáo Việt Nam đều biết Phật giáo (cả Nam lẫn Bắc truyền) được du nhập vào Việt Nam theo ngả nào. Và Phật giáo thời Lý - Trần dù có sự ảnh hưởng nhất định bởi Thiền tông Trung Hoa, nhưng những phong cách kiến trúc, thẩm mỹ, điêu khắc chưa từng "là một" với Trung Hoa bao giờ.

Chính sự hiện diện của chùa Một Cột cho đến hôm nay và vô số những di chỉ khảo cổ trên khắp mọi miền đất nước đã chứng minh điều đó.

Điêu khắc sư tử đá có trong kiến trúc cổ Ấn Độ và là mô-típ quen thuộc trong kiến trúc Phật giáo ở nhiều quốc gia. Nhưng điêu khắc sư tử Việt, Chăm, Hoa, Khơ-me đều có những phong cách riêng. Các mẫu sư tử có từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng mà chúng tôi từng tìm hiểu đều có phong cách riêng, không lẫn với bất cứ quốc gia nào.

Sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu những sư tử mang phong cách của người Việt xuất hiện một cách hài hòa trong các công trình kiến trúc Phật giáo. Hài hòa thì phải tương thích với không gian, từ màu sắc, kích cỡ cho đến dụng ý sắp đặt.

Chùa Một Cột khá nhỏ, nhưng gần đây nhìn vào mặt tiền bỗng thấy ngay đôi sư tử màu trắng to vật vã án ngữ, gây choán không gian và làm cho lệch tông trong kiến trúc. Hơn nữa lại là mẫu sư tử Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các nhà dân hay công sở... Chính cái lối bắt chước vô ý thức của nhiều người Việt sẽ khiến cho người đời sau ngộ nhận về điêu khắc Việt Nam.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/01/15/20120301153701_motcot2_1330583845.jpg
Những bày biện thế này được cho là để... yểm long mạch - Ảnh GDVN



"Nô lệ" văn hóa là vong bản

Thực tế, việc đặt sư tử đá kiểu mẫu Trung Quốc tại chùa Một Cột và nhiều di tích khác đã bị giới nghiên cứu văn hóa phê bình từ lâu. Cụ thể ở đền Đô (Bắc Ninh), người ta đã lắng nghe sự góp ý của giới nghiên cứu văn hóa và đem đôi sư tử đá Trung Quốc ấy bỏ đi, trả lại không gian trong sạch vốn có cho ngôi đền.

Do đó, chỉ cần có một chút ít hiểu biết văn hóa tối thiểu thì sẽ thấy cần đưa ngay những thứ rác văn hóa ấy ra khỏi ngôi chùa Một Cột Tổ tiên người Việt trong khi tiếp nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài nhưng đều ý thức giữ lại hồn cốt của người Việt. Vì thế từ trong điêu khắc, kiến trúc, thẩm mỹ đều có bàn tay sáng tạo với nhận thức rất rõ về văn hóa, dân tộc của mình.

Có thể nói, những yếu tố văn hóa lạ xuất hiện ồ ạt trong các ngôi chùa Việt trong những năm gần đây một lần nữa là cảnh báo đối với chúng ta. Đặc biệt, các loại đồ thờ cúng, tượng Phật Đài Loan, Trung Quốc sản xuất công nghiệp xuất hiện tràn lan trong các chùa và tư gia Phật tử.

Vì vậy, thiết nghĩ, các ban, ngành chuyên môn cần phải có những chiến lược văn hóa, cụ thể cho từng giai đoạn, nếu không khi các vị trụ trì, và các thí chủ đi nước ngoài về sẽ mang theo đủ các loại "phong cách Tây - Tàu" hỗn độn du nhập vào. Tại sao không thể sản xuất những mẫu tượng và đồ thờ cúng mang phong cách truyền thống Việt Nam?

Sự lệ thuộc trong đời sống văn minh đã là một điều đáng xấu hổ. Sự lệ thuộc trong văn hóa còn di hại nhiều hơn, vì đó là sự lệ thuộc lộ ra sự kém cỏi nhất của một dân tộc. Dân tộc ấy sẽ chẳng còn gì nếu không có văn hóa của riêng mình. Nô lệ văn hóa là vong bản, mà vong bản thì sẽ dẫn đến mất nước.

Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Thái Nam Thắng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Một số công trình có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc: Hàng loạt dự án chậm tiến độ, thiệt hại khôn lường

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (02/03/2012)

Trong khi các nhà thầu nước ngoài khác không đáp ứng được những tiêu chí do chủ đầu tư đề ra, thì các nhà thầu Trung Quốc lại coi đó là "thế mạnh” với hàng loạt các dự án trúng thầu, đặc biệt là các dự ánvề hạ tầng, về điện, xi măng... Hệ quả từ việc "chấp thuận hết” ấy là hàng loạt dự án trong các năm gần đây bị chậm tiến độ, thậm chí phá sản, gây thiệt hại không thể kiểm đếm.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/62/1_chamtiendo.jpg
Sự chậm trễ của các dự án kéo theo những thiệt hại khôn lường
về đất đai, nhân lực, gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế
của nhiều ngành nghề, địa phương
Ảnh: TL



Theo thống kế chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong vòng 10 năm trở lại đây các nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thế ở các dự án điện, nhiệt điện, xây lắp, phân bón, hóa chất... Cụ thể, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu 13 dự án nhiệt điện than (dưới dạng EPC - chìa khóa trao tay), chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện. Lĩnh vực xi măng, nhà thầu Trung Quốc trúng tới 49 dự án trên tổng số 62 dự án dây chuyền. Ngành hóa chất, có 6 dự án phân đạm u rê, thì 5 dự án đã thuộc về tổng thầu Trung Quốc. Trong các gói thầu xây lắp, các nhà thầu Trung Quốc thắng thế tới 50% giá trị gói thầu. Ngoài ra là dự án chế biến khoáng sản tại Lâm Đồng, dự án Alumin tại Đắc Nông và hàng trăm dự án vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc, đều do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm.

Ông Dương Văn Cận, Tổng Thư ký Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết, lý do mà các nhà thầu Trung Quốc vượt qua hàng loạt các nhà thầu nước ngoài khác là luôn chấp thuận mọi giá thầu của phía Việt Nam khi đàm phán. Thậm chí kể cả các yêu sách chỉ có ở Việt Nam, cũng được phía nhà thầu Trung Quốc "ok” hết. Nguyên tắc đầu thầu có lợi, chủ đầu sẽ tư phê duyệt. Và từ những "ok” nhanh vội ấy, qua thực tiễn, là các "sản phẩm không theo ý muốn”. Có thể kể đến các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành than và Tổng công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, phía Trung Quốc làm tổng thầu, hầu hết đều chậm tiến độ. Nhà máy nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, nhà máy nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn chậm 28 tháng, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm 3 tháng, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 chậm 18 tháng, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 chậm 24 tháng...

Sự chậm trễ, kéo theo đó là những thiệt hại khôn lường về đất đai, nhân lực, tài lực, tất cả chỉ vỉ "các yêu sách được đáp ứng hết” từ phía nhà thầu Trung Quốc. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam (EVA) cho biết, có muôn vàn lý do nhà thầu Trung Quốc đưa ra để lý giải cho sự chậm trễ tiến độ (chủ yếu là nguyên nhân khách quan từ phía Việt Nam). Điều này có thể châm chước được. Song sự yếu kém, những bất cập và các sự cố trong quá trình triển khai dự án, vận hành đưa vào sử dụng, thì rõ ràng vấn đề ở đây là năng lực của nhà thầu. Nhiều nhà đầu tư vì tham rẻ mà khiến cho dự án bị đình trệ, thậm chí phá sản, mức phí tổn cộng với giá thầu của nhà thầu Trung Quốc, có thể kêu gọi được các nhà thầu Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả từ châu Âu, Mỹ. "Dự án nhà máy phân bón DAP Đình Vũ số 1 (Hải Phòng) là minh chứng dễ thấy nhất cho sự trớ trêu của giá thầu rẻ. Được khởi công năm 2003, ký hợp đồng EPC năm 2005, sau 2 năm DAP số 1 mới được thi công với vốn đầu tư hơn 172 triệu USD. Sau 3 năm tiếp theo nhà máy cho ra sản phầm đầu tiên nhưng đến nay vẫn hoạt động ở mức cầm chừng vì hệ thống dây chuyền chưa hoàn thiện. Nguyên nhân là tổng thầu Trung Quốc không có đủ năng lực tài chính để trả cho các nhà thầu phụ, dẫn đến công trình dở dang...”, ông Ngãi nhận xét.

Biết không đủ năng lực, vì sao các nhà thầu Trung Quốc vẫn thắng thế? Phải chăng đằng sau câu chuyện mời thầu, là những khoản chi "ngoài luồng” cho bên A, B, thậm chí cả những bên không nằm trong dư án nhưng có sức mạnh tiên quyết cho dự án thành hiện thực, điều mà các nhà thầu Trung Quốc "hiểu” và thực hiện rất thành công ở Việt Nam?

Đề giải quyết tình trạng này, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A cần phải xem xét lại việc giá dự thầu không nên coi là tiêu chí quyết định của việc trao hợp đồng EPC. Thay vào đó, cần quy định các vấn đề như chất lượng, tiến độ thi công, chi phí (bao gồm chi phí dịch vụ sau bán hàng, mức độ hữu dụng của công nghệ tính vào chi phí, đặc biệt là chi phí chuyển giao công nghệ cho lao động trong nước)... là các yếu tố quyết định, rồi mới đến giá dự thầu. Ngoài ra, phải có hệ thống giám sát thầu từng cấp, do các cơ quan chức năng quy định. Có như vậy, mới có thể chấm dự được tình trạng "trúng thầu xong rồi để đấy”, hay có đi vào hoạt động cũng chỉ dưới mức yêu cầu đề ra, như nhiều nhà thầu Trung Quốc đã và đang triển khai, thực hiện.

Tuấn Việt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

60 ngày & những phát ngôn ấn tượng



Năm 2012 mới trôi qua 2 tháng. 60 ngày với hàng loạt những phát ngôn… ấn tượng! Sự ấn tượng đầy bất ổn.

1- “Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.

2- “Đất  nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

 3- “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”- Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

 4- “Cái thiệt hại ở đây là thiệt hại cả về vật chất. Cả nước là chỉ có lao vào cái chuyện Tiên Lãng, không để ý gì đến phát triển kinh tế xã hội…”- Bí thư Hải Phòng Nguyễn Văn Thành.

 5- “Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này… Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách!”- Đại tá giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói về cuộc cưỡng chế thu hồi đầm ông Vươn Tiên Lãng.

 6- Việc san phẳng căn nhà gia đình ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không phải bởi lực lượng của huyện mà do “nhân dân bất bình nên vào phá“- Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đỗ Trung Thoại.

 7- “Quân đội là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân chứ quân đội không được tham gia cưỡng chế. Không được phép dùng lực lượng vũ trang để đối phó với dân”- Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt nói về vụ Tiên Lãng.

 8- “Bộ đội, thì nhiệm vụ trước tiên, hàng đầu của anh là chống giặc ngoại xâm, thứ hai mới là giúp dân và thứ ba là tham gia sản xuất. Đây anh lại không bảo vệ cho dân làm ăn lại tham gia cưỡng chế dân. Đây là một sai lầm mà trong lịch sử đất nước ta chưa từng có”- Đại tướng cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về vụ Tiên Lãng.

9- “Thu phí mà giảm được kẹt xe tôi sẽ đi tù!”- Cựu Viện trưởng viện qui hoạch & quản lý giao thông- vận tải Nguyễn Văn Thụ.

 10- “Áp dụng giải pháp đồng bộ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhưng khi kiểm tra, thống kê mà tỉnh nào TNGT tăng 3 năm liên tục thì sẽ kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh”- Bộ trưởng Giao thông- vận tải Đinh La Thăng.

 11- “Việt Nam chưa có tầng lớp trí thức đúng nghĩa”- Giáo sư Chu Hảo.

Nguồn: Blog TDN
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
"Nô lệ" văn hóa

Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung Quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch, và ngụy biện: "Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật giáo của Việt Nam là Phật giáo Đại thừa du nhập từ Trung Quốc".
Khi phát biểu như thế, vị sư này đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và không chịu khó đọc. Việc giao lưu du nhập qua lại lại qua vốn dĩ là bình thường, nhưng không có nghĩa là mọi thứ của Phật giáo Việt Nam đều du nhập từ Trung quốc.

Chẳng hiểu vị sư ấy có bao giờ nghe nhắc đến những tên tuổi như Khương Tăng Hội, Mâu Bác, Maha Kỳ Vực từng dịch Kinh từ tiếng Việt sang tiếng Hoa chưa?

Đã nghe nói về trung tâm văn hóa Phật giáo ở Luy Lâu chưa?

Đã đọc "Lục độ tập kinh" chưa? Để biết rằng Kinh điển Phật giáo Trung quốc từng được phiên dịch từ tiếng Việt sang!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Thư hỏa tốc
Xin gửi đến các bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương và Khoa học - Công nghệ lá thư hỏa tốc này, bởi vì đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo bốn bộ điều tra nguyên nhân cháy nổ, xử lý nghiêm những trường hợp gian lận trong kinh doanh, vận chuyển xăng, rà soát chất lượng an toàn ôtô, xe máy.
Thủ tướng chỉ đạo đã lâu, nhưng không bộ nào tìm ra được nguyên nhân cháy xe. Xe vẫn tiếp tục cháy, cháy nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Xe máy cháy, ôtô cháy, xe khách cháy, xe tải cháy, xe buýt cháy. Xe đang chạy cháy, xe đậu trong nhà cháy. Xe máy, ôtô của dân cháy là coi như tiêu, không ai bồi thường. Nhiều người tích cóp bao năm mới mua được chiếc xe làm phương tiện đi lại, bỗng dưng bốc cháy và chẳng biết kêu ai. Hỏi tại sao, câu trả lời là chưa rõ nguyên nhân cháy nên không biết ai phải chịu trách nhiệm.
Mối nguy treo lơ lửng trên đầu người dân. Các bãi giữ xe là một kho xăng dầu. Các khu chung cư có xe máy, ôtô đậu ở tầng hầm cũng là một kho xăng dầu. Nếu có một chiếc xe bốc cháy hậu quả sẽ rất khủng khiếp, không chỉ cháy mà sẽ phát nổ như một kho bom. Không tiên liệu những tai họa đó và không nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn thì sẽ gánh lấy thảm họa.
Các bộ đều có các cơ quan nghiên cứu, nhưng cho đến nay không trả lời được câu hỏi vì sao cháy? Cũng có nơi trả lời, nhưng càng trả lời càng bí ẩn, không biết nguyên nhân là gì. Thật đáng tiếc, nước mình có nhiều nhà khoa học, số lượng giáo sư, tiến sĩ cao hàng đầu khu vực; nhưng khi cần giải quyết một việc cụ thể như vụ này, chẳng thấy nhà khoa học hay trường, viện nào thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Xe máy, ôtô vẫn liên tục cháy, người dân đang sống trong hoang mang, lo sợ.
Dân có quyền đòi hỏi được bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng. Cho nên xin gửi thư hỏa tốc hỏi các cơ quan có trách nhiệm: Tại sao cháy?  (Lao Động 5/3) đầu trang(./.
Biên tập: Nguyễn Mai
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

TP.HCM: Giám đốc Sở Nội vụ bị “giam lỏng” ở ĐH Hùng Vương
Ngày 5-3 tại Trường ĐH Hùng Vương đã diễn ra cuộc họp công bố quyết định đình chỉ công tác đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương.
Tham dự cuộc họp có ông Đặng Vũ Luận, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM và đại diện Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam, Sở GD-ĐT TP và Trường ĐH Hùng Vương. Trước đó, ngày 1-3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận giao Sở Nội vụ trình UBND TP quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý để tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan do để mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài, không chấp hành chỉ đạo của UBND TP.
Điều khá bất ngờ là khi cuộc họp diễn ra được 15 phút thì có một đám đông xông vào ngăn cản, không cho các thành viên dự họp ra về nếu không ký xác nhận vào văn bản do một người cầm đầu tự xưng là trợ lý hiệu trưởng. Văn bản này có nội dung: “Buổi làm việc không có mặt của người chủ trì là Phó Chủ tịch UBND TPHCM”.
Những thành viên dự họp bị giam lỏng gần 2 giờ (từ khoảng 10 giờ 45 phút đến 12 giờ 30 phút) cho đến khi Công an phường 2, quận Tân Bình đến can thiệp. Theo tường trình của một thành viên dự họp, trong số những người xông vào có lãnh đạo, cán bộ Trường ĐH Hùng Vương như bí thư Đoàn, phó bí thư Đoàn, giám đốc Trung tâm Nguồn nhân lực, trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên… (Người Lao Động 6/3) đầu trang(
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Để chỉnh đốn Đảng phải dựa vào dân

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (05/03/2012)

Trước những "thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” (1), vấn đề chỉnh đốn Đảng đang được đặt ra một cách bức xúc.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/65/2012_65_T12_Anh.jpg
Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
Ảnh: TTXVN



Đành rằng chúng ta hiện nay dứt khoát không chịu ngồi mà ngó. Nhưng lịch sử không lặp lại. Trên một vòng xoáy trôn ốc của tiến trình lịch sử, những sự kiện đang xảy ra "có vẻ như” một "bản sao” nhòe của những sự kiện diễn ra trong quá khứ đang xuất hiện trên một diện mạo mới, vừa phức tạp hơn vừa nhiều chiều cạnh hơn. Diện mạo đó mang dáng dấp của thời đại chúng ta đang sống. Vì vậy, "phương thuật” cần vào lúc này cũng phải có một tầm vóc mang tính thời đại, thời đại của cách mạng thông tin với nền kinh tế trí thức và những biến động khó lường, rất khó tiên liệu. Cuộc sống đang diễn ra không hề là một chuỗi các sự kiện có liên kết với nhau theo trình tự cái này sau cái kia, mà là một chuỗi những sự đụng độ, va đập làm biến đổi những sự kiện tiếp theo mà kiểu tư duy tuyến tính không thể nào lường được hết.

"Phương thuật mới” phải dự liệu cho được điều này.

Thì đấy, bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, thời gian đã đủ để cảm nhận sâu hơn về ý tưởng thế giới đã thay đổi, và kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp vớí một thế giới phi tuyến tính. Hãy chỉ lướt qua những biến động dồn dập trên chính trường thế giới mở đầu bằng "sự kiện 11 tháng 9” đưa chiến tranh vào trung tâm nước Mỹ. "Khủng bố quốc tế” là một kiểu chiến tranh không có mặt trận và là xuyên quốc gia, một "siêu chiến tranh”. Đó là sản phẩm của một thế kỷ đang lao đao với khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt ở các nước phương Tây. Rồi xung đột ở Trung Cận Đông với những diễn biến rất phức tạp từ sự kiện Lybia với bạo chúa Ghadaphi, với các cuộc nổi dậy giận dữ của quần chúng phẫn nộ như một phản ứng dây chuyền đòi thay đổi chế độ tại một mảng thế giới nóng bỏng này. Thế rồi Phương Tây cấm vận Iran, liền mạch là những thách thức hạt nhân từ Bắc Triều Tiên... Rồi những cơn cuồng nộ của tự nhiên cũng dồn dập hơn. Động đất, sóng thần tàn phá các nước Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là thảm họa với Nhật Bản... Chỉ bấy nhiêu điều cũng đã cho chúng ta hiểu rõ về tính bất định và không dự đoán được của cái thế giới mà chúng ta đang sống. Rõ ràng là có những thời điểm quyết định, các bước ngoặt lịch sử có tầm quan trọng lớn lao hơn các thời điểm khác. Những thay đổi được tạo ra là cực kỳ sâu rộng, nhiều chiều và khó tiên đoán. Đó chính là vấn đề cần nhận thức rõ mới có được lòng can đảm để vượt qua.

Vả chăng, xã hội là một tổng thể được tạo thành bởi những hiện tượng liên kết, khiến cho mỗi hiện tượng tùy thuộc vào các hiện tượng khác và chỉ có thể như nó đang là thế ấy trong những mối liên hệ giữa chúng với nhau (André Lalande). Cho nên, cần nhớ rằng, xã hội ta đang sống là một cấu trúc mà trong đó mỗi thành viên đều có mối quan hệ ràng buộc với nhau dưới những hình thức thô sơ nhất hoặc phức tạp nhất. Chúng có những vai trò khác nhau, song có mối tương tác lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau trong việc thực hiện sự phân công trách nhiệm trước cộng đồng cùng chung quyền lợi và cùng chung những giá trị. Quyền lợi và giá trị đó tuy có cùng một mẫu số, nhưng lại luôn có những đụng độ dẫn tới những khác biệt do khúc xạ qua sự tha hóa của quyền lực. Nói rõ hơn, đó là sự tha hóa của quyền lực được dẫn dắt bởi xu hướng khó cưỡng của việc ham muốn mở rộng mãi, mở rộng vô hạn độ quyền lực đang nắm trong tay.

Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, thông tin là nguồn lực vô tận để đánh thức xã hội. Sức lan tỏa của thông tin chính là những "cơn sóng thần” tràn vào tâm thức và lương tri của khối quần chúng vĩ đại mà V.Hugo, đại văn hào Pháp đã khuyến cáo: "Hãy nhìn qua dân chúng, bạn sẽ nhìn thấy chân lý. Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành pha lê rực rỡ. Chính nhờ cái pha lê ấy mà Galilé và Niutơn phát hiện những vì sao”. Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thế kỷ chúng ta đang sống, thì đem thông tin đến cho quần chúng chính là góp phần thực hiện điều mà V.Hugo nói.

Thông tin đang thực thi sứ mệnh lớn lao của nó là "đánh thức xã hội” không cho nó ngủ yên trong sự cam chịu và khuất phục trước những bất công. Thì như đã hai lần nhắc lại ở trên, dòng chảy của cuộc sống không một phút giây ngừng nghỉ nhưng không phải là cái trước tiếp cái sau theo trình tự tuyến tính, mà luôn nảy sinh những nhân tố mới, những tương tác mới tạo ra khả năng hình thành những hợp trội khó mà dự báo trước được.

Vậy thì đòi hỏi "vai trò tiên phong phải là Bộ Chính trị, cần sinh hoạt dân chủ, thẳng thắn tự phê bình và phê bình những yếu kém, tồn tại để làm gương cho cấp dưới. Bộ Chính trị làm trước, báo cáo trước TƯ đã phê bình, tự phê bình đến đâu, TƯ có ý kiến, rồi đến lượt TƯ làm” quả là chí lý” (2). Nhưng nếu không có sự tiếp sức mạnh mẽ từ bên dưới thì e không đạt được kết quả mong muốn.

Thì chẳng phải là chuyện "phê bình và tự phê bình” đã ngót cả ba phần tư thế kỷ chứ đâu phải mới có hôm nay? Nhưng cùng với thời gian, người ta đã bọc đường cho viên thuốc đắng, loại "thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng”, khiến không ít người quen với chuyện nhấm nháp vị ngọt bọc ngoài rồi nhè chất đắng ra làm cho việc "uống thuốc giải bệnh” bị vô hiệu hóa!

Chao ôi, chúng ta thường xuyên được nhắc nhở phải cảnh giác với "viên đạn bọc đường” mà lại không mấy khi được khuyến cáo phải dè chừng với "viên thuốc bọc đường”. Nhất là trong thời buổi mà quảng cáo vừa trở thành một thứ văn hóa, vừa là một tai họa với triệu triệu con người ngày ngày dán mắt vào màn truyền hình!

Cho nên, để việc "uống thuốc giải bệnh” không bị vô hiệu hóa thì phải huy động được trí tuệ và ý chí của quần chúng nhân dân.. Muốn thế phải "Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa” (3). Có nghĩa là việc chỉnh đốn Đảng phải dựa vào dân. Mà "dựa” có nghĩa là phải khơi động được sức mạnh của dân góp phần vào việc chỉnh đốn Đảng. Muốn thế thì đừng sợ dân. Dân không dễ bị "mua chuộc bởi các lực lượng thù địch” như có người nghĩ đâu. Hơn nữa, chính lối nói ấy đã thể hiện một cách tư duy lệch lạc không kính trọng dân như Bác Hồ từng căn dặn mà còn xúc phạm đến dân, thậm chí dẫn đến tình huống "đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ” Bác chỉ ra điều này khi nói về tinh thần phụ trách trước nhân dân của người cầm quyền: "Có người nói rằng : mọi việc họ đều phụ trách trước Đảng, trước Chính phủ. Thế là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Ho phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ vì dân mà làm các việc, và cũng phụ trách trước nhân dân. Vì vậy nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân , tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, tức là đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ” (4).

Trước đây, nhà tù, máy chém của kẻ thù trực tiếp uy hiếp vẫn không khuất phục được dân, có vậy thì mới có thắng lợi của các cuộc kháng chiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, non song quy vào một mối như hôm nay. Chỉ có Đảng mà không có dân thì làm sao có được điều đó? Hãy nhớ lại những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết tha và nghiêm khắc căn dặn trong bài "Dân Vận” đăng trên báo " Sự thật” ngày 15-10-1949: "...Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều nơi dân”.

Một khi thay vì là "công bộc” lại "đè đầu cưỡi cổ dân” thì sợ dân là chuyện đương nhiên. Nếu mẫn cán và chân thành phục vụ dân, thực sự là "công bộc của dân” thì việc gì phải sợ? Những người có trách nhiệm trong "Sự kiện Tiên Lãng” cũng như nhiều sự việc khác đã, đang và sẽ bị xử lý thì sợ dân là chuyện dễ hiểu. Để chỉnh đốn Đảng, cần phải thật sự minh bạch và công khai chuyện này.

Có lẽ nên nhắc lại khuyến cáo của Frank Roosevelt, vị Tổng thống Mỹ tài ba đối với những người cầm quyền dưới quyền ông: "Nỗi sợ hãi lớn nhất của con người chính là sự sợ hãi, đấy là điều nhất thiết phải vượt qua”. Mà để vượt lên được, phải vượt lên chính mình. Muốn vậy thì cùng với sự can đảm phê bình và tự phê bình bằng cách chân thành tiếp nhận sự phản biện quyết liệt và mạnh mẽ của những người trung thực, phải có sự tiếp sức của quần chúng nhân dân trong cuộc vận động tự thân của nó, đẩy tới những bứt phá, tạo động lực cho tự kiểm điểm và tự phê bình. Có như vậy mới làm cho việc "uống thuốc giải bệnh” không bị vô hiệu hóa vì người bệnh đã nhờn thuốc! Nếu không làm như vậy thì dễ dàng dẫn tới tình hình "Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm”. Thậm chí ""khẩu hiệu cách mạng của Đảng mà hóa ra lá bùa của thầy cúng!”(5).

Chính vì thế mà kế sách giữ nước hay nhất là "khoan thư sức dân lấy kế sâu rễ bền gốc” như Đức Thánh Trần đã chỉ dạy. Đây là lúc cần ghi nhớ bài học ấy. Khi đã hiểu được quyết sách "sâu rễ, bền gốc, thì khái niệm "khoan thư sức dân” trong thời đoạn lịch sử mà chúng ta đang sống này có nội hàm thật rộng lớn và đa dạng. Diễn đạt theo ngôn từ hiện đại thì đó là "dân chủ”. Mà để thực thi dân chủ thì đừng "sợ dân”. Hồ Chí Minh chỉ ra rất rõ ràng : "Đối với mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý”. Vậy chân lý đó là gì? Là "một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi...” . Điều cảnh báo này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đưa ra hơn nửa thế kỷ rồi!

Vì sao lời cảnh báo ấy không được nghiêm cẩn thực hiện để đến nỗi "nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” như ông Tổng Bí thư vừa nêu lên.

GS TƯƠNG LAI

1. Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết TƯ 4
2. Vietnamnet ngày 27.2.2012
3, 4, 5. Hồ Chí Minh Toàn Tập. Tập 5. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr.297, tr. 294, tr.305
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vien.vien đã viết:
Thư hỏa tốc
Xin gửi đến các bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương và Khoa học - Công nghệ lá thư hỏa tốc này, bởi vì đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo bốn bộ điều tra nguyên nhân cháy nổ, xử lý nghiêm những trường hợp gian lận trong kinh doanh, vận chuyển xăng, rà soát chất lượng an toàn ôtô, xe máy.
Thủ tướng chỉ đạo đã lâu, nhưng không bộ nào tìm ra được nguyên nhân cháy xe. Xe vẫn tiếp tục cháy, cháy nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Xe máy cháy, ôtô cháy, xe khách cháy, xe tải cháy, xe buýt cháy. Xe đang chạy cháy, xe đậu trong nhà cháy. Xe máy, ôtô của dân cháy là coi như tiêu, không ai bồi thường. Nhiều người tích cóp bao năm mới mua được chiếc xe làm phương tiện đi lại, bỗng dưng bốc cháy và chẳng biết kêu ai. Hỏi tại sao, câu trả lời là chưa rõ nguyên nhân cháy nên không biết ai phải chịu trách nhiệm.
Mối nguy treo lơ lửng trên đầu người dân. Các bãi giữ xe là một kho xăng dầu. Các khu chung cư có xe máy, ôtô đậu ở tầng hầm cũng là một kho xăng dầu. Nếu có một chiếc xe bốc cháy hậu quả sẽ rất khủng khiếp, không chỉ cháy mà sẽ phát nổ như một kho bom. Không tiên liệu những tai họa đó và không nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn thì sẽ gánh lấy thảm họa.
Các bộ đều có các cơ quan nghiên cứu, nhưng cho đến nay không trả lời được câu hỏi vì sao cháy? Cũng có nơi trả lời, nhưng càng trả lời càng bí ẩn, không biết nguyên nhân là gì. Thật đáng tiếc, nước mình có nhiều nhà khoa học, số lượng giáo sư, tiến sĩ cao hàng đầu khu vực; nhưng khi cần giải quyết một việc cụ thể như vụ này, chẳng thấy nhà khoa học hay trường, viện nào thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Xe máy, ôtô vẫn liên tục cháy, người dân đang sống trong hoang mang, lo sợ.
Dân có quyền đòi hỏi được bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng. Cho nên xin gửi thư hỏa tốc hỏi các cơ quan có trách nhiệm: Tại sao cháy?  (Lao Động 5/3) đầu trang(./.
Biên tập: Nguyễn Mai
Khó "nắm" các bác dân đen ợ. Chúng em "Nàm" tiến nọ tiến kia chứ có "nàm" "nuận" án nào về cháy xe đâu. Cái "lày" cần phải giao cho lớp chuẩn bị "nàm" tiến sĩ mới. Khi chưa tìm được nguyên nhân cháy, thì thiệt hại tất thuộc về người có xe bị cháy, chả nhẽ thuộc về chúng em à ? Được cái cháy bao nhiêu xe rồi nhưng bị chết có nhõn một người. Mà cái vụ ấy, xe bị cài thuốc nổ thì làm gì chả chết !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vien.vien đã viết:
TP.HCM: Giám đốc Sở Nội vụ bị “giam lỏng” ở ĐH Hùng Vương
Ngày 5-3 tại Trường ĐH Hùng Vương đã diễn ra cuộc họp công bố quyết định đình chỉ công tác đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương.
Tham dự cuộc họp có ông Đặng Vũ Luận, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM và đại diện Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam, Sở GD-ĐT TP và Trường ĐH Hùng Vương. Trước đó, ngày 1-3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận giao Sở Nội vụ trình UBND TP quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý để tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan do để mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài, không chấp hành chỉ đạo của UBND TP.
Điều khá bất ngờ là khi cuộc họp diễn ra được 15 phút thì có một đám đông xông vào ngăn cản, không cho các thành viên dự họp ra về nếu không ký xác nhận vào văn bản do một người cầm đầu tự xưng là trợ lý hiệu trưởng. Văn bản này có nội dung: “Buổi làm việc không có mặt của người chủ trì là Phó Chủ tịch UBND TPHCM”.
Những thành viên dự họp bị giam lỏng gần 2 giờ (từ khoảng 10 giờ 45 phút đến 12 giờ 30 phút) cho đến khi Công an phường 2, quận Tân Bình đến can thiệp. Theo tường trình của một thành viên dự họp, trong số những người xông vào có lãnh đạo, cán bộ Trường ĐH Hùng Vương như bí thư Đoàn, phó bí thư Đoàn, giám đốc Trung tâm Nguồn nhân lực, trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên… (Người Lao Động 6/3) đầu trang(
Ở chốn học đường đến bậc đại học mà người của trường hành xử như bọn xã hội đen đầu đường xó chợ. Loạn lạc thật rồi!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đưa nude ra khỏi đời sống... rất tai hại?

Bài đăng trên VietNamNet 07/03/2012 06:08:00 AM (GMT+7)

– Ông Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng đã là rất muộn khi đề cập tới vấn đề cởi trói cho ảnh nude nghệ thuật.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/06/14/20120306143117_IMG_5591.jpg



Chấp nhận và tôn trọng ảnh nude nghệ thuật đã có trong nghị quyết của Đảng?

- Là một họa sĩ, lại làm việc ở cơ quan nhà nước phụ trách về mặt văn hóa – tư tưởng, ông đánh giá thế nào về loại hình nhiếp ảnh nude nghệ thuật?

Lâu nay trong đời sống nghệ thuật nhiếp ảnh người ta chỉ quen với nhiếp ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật chân dung, phong cảnh… mà quên một loại hình nghệ thuật rất quan trọng của người cầm máy là loại hình nghệ thuật ảnh khỏa thân.

Đây là loại hình đòi hỏi rất nhiều tư duy sáng tạo của nhiếp ảnh bởi khi ống kính hướng đến khung cảnh thiên nhiên thì vốn đã đẹp sẵn và có thể sẽ không có gì phải lo lắng quá nhiều. Nhưng đụng chạm đến thân hình của người phụ nữ thì cần rất nhiều tư duy về kĩ thuật lẫn mỹ thuật.

- Ông nghĩ sao nếu như bây giờ chúng ta “cởi trói”  cho ảnh nude nghệ thuật?

Tôi cho là quá muộn khi bây giờ chúng ta mới đề cập và cởi trói. Lẽ ra cũng phải đặt vấn đề cách đây vài thập kỷ khi mà thời đó ồn lên việc ảnh khỏa thân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trọng Thanh.

Ngày đó bản thân tôi cũng đặt vấn đề là nên tạo điều kiện để công bố ảnh khỏa thân nghệ thuật của Trọng Thanh để xem thực hư có phải là ảnh khiêu dâm đồi trụy hay không hay là ảnh khỏa thân nghệ thuật. Nhưng rất tiếc việc đó vẫn không thể xảy ra.

Vào thời điểm này, chúng ta vẫn còn rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật còn lúng túng ở trong cái chấp nhận hay không chấp nhận, thừa nhận hay không thừa nhận và trong đó có loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh khỏa thân.

Tôi cho đấy là một thiệt thòi lớn của các nghệ sĩ khi mà điều kiện hội nhập với thế giới bên ngoài chưa bao giờ tốt như bây giờ.

- Ông có nghĩ sẽ có hiệu quả không khi các nhà quản lý cấm không cho triển lãm ảnh nude nghệ thuật?

Không được công bố công khai thì người nghệ sĩ vẫn âm thầm chụp. Cơ quan quản lý càng e dè càng ngần ngại không cho nghệ sĩ công bố triển lãm thì khi ảnh khỏa thân của họ được in vào sách càng được công chúng tìm đến và mức độ lan rộng ra xã hội càng mạnh.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/06/14/20120306143423_nude_08.jpg
Càng cấm thì ảnh nude lại càng được tìm đến? - Ảnh Thái Phiên



- Để bảo vệ các nghệ sĩ chân chính theo đuổi loại hình nghệ thuật nude, theo ông cơ quan nào cần lên tiếng mạnh mẽ nhất?

Tôi cho rằng phải chính hội nghề nghiệp, ở đây Hội nhiếp ảnh phải là cơ quan đầu tiên lên tiếng và ủng hộ một cách quyết liệt cho nghệ sĩ công bố tác phẩm.

- Như vậy vấn đề ở đây có phải là sự không hiểu nhau của nghệ sĩ và các nhà quản lý?

Đây là vấn đề diễn ra từ rất lâu. Ví dụ như việc các họa sĩ trẻ đương đại, vì người quản lý không hiểu và tốt nhất không hiểu thì không cấp phép cho an toàn. Người nghệ sĩ ở đây cũng thường không đủ bình tĩnh để trình bày và thuyết phục người quản lý nên càng ngày mối quan hệ giữa người quản lý và nghệ sĩ lại càng xa. Và cuối cùng người chịu thiệt là công chúng khi không có cơ hội thưởng thức tác phẩm.

- Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được mọi loại hình nghệ thuật, đặc biệt khi phải quản lý rất nhiều hình thức?

Thế nên tôi mới nói mới cần sự phối hợp. Liên quan đến vấn đề gì đều có hội đồng nghệ thuật. Khi không rõ hãy để hội đồng nghệ thuật lên tiếng và chịu trách nhiệm chứ đừng không hiểu thì cấm. Hãy tôn trọng quyền tự do của công dân khi họ sáng tác được một tác phẩm và có nhu cầu công bố tác phẩm đó.

- Là người làm việc tại Ban Tuyên giáo trung ương, ông có thể cho biết ý kiến về việc nghệ sĩ đam mê, làm việc và có nhu cầu công bố ảnh nude nghệ thuật?

Chúng ta đã có nghị quyết 05 (Nghị quyết “Cởi trói”) năm 1986 đề cập rõ ràng rằng: thừa nhận và tôn trọng sự sáng tạo tự do của người nghệ sĩ, chấp nhận mọi phong cách và khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Ý tưởng và quan điểm chỉ đạo đó mấy chục năm nay vẫn không xuy chuyển nhưng lại toàn vướng ở dưới, ở chính lĩnh vực nghề nghiệp.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/06/14/20120306143714_VH-20.6-NUDE-in1.jpg
Một tác phẩm nude nổi tiếng của Trần Huy Hoan



Đưa nude ra khỏi đời sống... một điều rất tai hại?

- Ông nghĩ sao về việc công chúng Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc hay đề cập tới loại hình nghệ thuật nhạy cảm này?

Tôi nghĩ là bởi chúng ta chưa thực sự có một lớp công chúng số đông hiểu về nghệ thuật. Lỗi này bắt đầu từ câu chuyện giáo dục ở các lớp phổ thông. Đó là lâu nay chúng ta dạy nhạc, dạy họa lại chỉ là dạy kĩ năng mà không phải là giáo dục về nghệ thuật cho trẻ em. Con mắt của chúng phải biết nhìn, để có thể biết đến cái đẹp, tự cảm nhận và phân biệt được cái đẹp theo cách chúng hiểu.

Rất tiếc các em chưa bao giờ được dạy kiểu đấy. Vào giờ họa thì sợ dúm dó về nhờ phụ huynh vẽ hộ bởi chúng phải vẽ theo những kĩ năng mà chúng ta dạy chúng.

Lâu nay chúng ta đưa cái mỹ dục ra khỏi trường phổ thông. Đấy là một điều rất tai hại. Chúng ta hoàn toàn sai lầm khi hiểu rằng hàng triệu trẻ em khi được học vẽ, học nhạc sẽ trở thành nhạc sĩ và họa sĩ tương lai.

Năng khiếu thiên bẩm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, thế nên chúng ta chỉ có thể trang bị cho các em một kiến thức sơ đẳng đầu đời để các em thấy thích nghệ thuật thôi là một điều đáng mừng lắm rồi.

Liên quan với việc cấp phép triển lãm ảnh nude cũng vậy. Khi nền giáo dục đã không làm tốt nhiệm vụ của mình thì công chúng cần những triển lãm nghệ thuật đích thực để biết đến đâu mới là nghệ thuật đích thực.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/06/14/20120306144000_3080768765_37d68918bb.jpg
Một tác phẩm nude của Dương Quốc Định



- Việc cấp phép cho ảnh nude sẽ là một động thái tích cực có tác động tốt tới các nghệ sĩ?

Bản thân nghệ sĩ nhiều khi cũng nhầm lẫn giữa lằn ranh mỏng manh nude nghệ thuật và nude trần tục, nhưng lại không có những nơi để họ trao đổi một cách chính thức. Nên tôi cho rằng việc cấp phép cho công khai triển lãm ảnh nude là một việc làm vừa tốt cho nghệ sĩ để nâng cao tay nghề, để công chúng cũng được nâng cao thị hiếu và tính thẩm mỹ.

Tôi cho rằng loại hình nghệ thuật nude ở Việt Nam hoàn toàn có thể bước song hành với thế giới nếu như không bị cấm đoán như mấy chục năm trở lại đây.

- Theo ông, nếu như cởi trói cho loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh nude, công chúng sẽ được lợi gì?

Tác động này sẽ nâng tầm một bộ phận công chúng đến với nghệ thuật . Và công chúng mà chúng ta sẽ hướng đến  ở đây chính là công chúng số đông chứ không phải là công chúng số hẹp. Công chúng số hẹp là những người làm nghệ thuật, giới tri thức có văn hóa thì việc đó là thừa. Phải nới rộng công chúng ra khỏi những công chúng số hẹp hay nói cách khác là đây cũng là cách giúp cho mặt bằng dân trí được thay đổi trên phương diện về văn hóa.

Hoàng Nguyên (Thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối