Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chỉ có thể buộc tội ông Vươn cố ý gây thương tích

Bài đăng trên VnExpress Thứ ba, 21/2/2012, 17:02 GMT+7

"Căn cứ những hành vi trong thực tế của ông Vươn chỉ có thể buộc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", luật sư Lê Đức Tiết phân tích.

Luật sư Lê Đức Tiết, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban trung ương MTTQ (từng thực địa tại Tiên Lãng, Hải Phòng) đã có bài viết gửi VnExpress phân tích về vụ án Đoàn Văn Vươn.

Ít có trường hợp mà hành vi phạm tội của người vi phạm làm nảy sinh nhiều nhận xét, đánh giá trái ngược nhau như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng). Cùng trong một vụ mà cả một số quan chức thành phố, huyện, xã - những người đã ra lệnh thu hồi đất, thực thi lệnh cưỡng chế trái pháp luật và những người dân bị cưỡng chế đều phải trực diện với những điều buộc tội khác nhau của công lý.

Giới chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang cho rằng, ông Đoàn Văn Vươn là người ngông cuồng, ngang nhiên dùng các hình thức cực đoan chống lại luật pháp. Ông Vươn phải bị buộc tội chống người thi hành công vụ và tội giết người.

Luật sư Phạm Thanh Bình, khẳng định rằng khó thay đổi tội giết người của ông Vươn. Một số luật sư khác cho rằng ông Vươn phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhiều người dân xã Vinh Quang và nhiều nơi trong cả nước cho rằng việc buộc ông Vươn vào tội giết người là không đúng với bản chất con người của ông Vươn và tính chất của vụ việc.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng những quan chức ra lệnh thu hồi đất và thực thi lệnh cưỡng chế trái pháp luật đã phạm vào các tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Công luận đòi hỏi có một sự giải thích thấu tình đạt lý về các hành vi phạm tội trong vụ ông Vươn. Trong vụ ông Vươn có những người phạm tội khác nhau nhưng đều có “liên quan nhân quả” với nhau. Nhân - quả, quả - nhân là một chuỗi hành vi nối tiếp nhau.

Câu hỏi đầu tiên, mang tính then chốt, được đặt ra là có hay không có việc thực thi công vụ và chống đối người thi hành công vụ trong vụ thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng?

Câu trả lời là không. Trong cuộc họp với các bộ, ngành có liên quan tại Văn phòng Chính phủ chiều ngày 10/2, Thủ tướng đã khẳng định việc thu hồi đất và thực thi cưỡng chế đối với ông Đoàn Văn Vươn là trái luật. Hành vi của các quan chức thực thi lệnh thu hồi đất và cưỡng chế trái luật cuối cùng phải được khẳng định bằng một phán quyết sau này của tòa án. Không ai bị coi là phạm tội chừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp lý của tòa án.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/2e/a8/ls_tiet_2.jpg
Luật sư Tiết xuống khu vực nhà ông Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế để nắm tình hình. Ảnh: Nguyễn Hưng.



Câu hỏi thứ hai được đặt ra là Đoàn Văn Vươn, những người thân có phạm tội chống người thi hành công vụ không như lệnh khởi tố của cơ quan điều tra Hải Phòng đã công bố?

Trong trường hợp thông qua xét xử và bằng phán quyết của Tòa, Tòa công bố việc thu hồi đất và việc thực thi lệnh cưỡng chế là trái pháp luật thì sẽ không có cơ sở pháp luật để buộc tội anh em nhà Đoàn Văn Vươn và hai bà vợ của họ phạm tội chống người thi hành công vụ. Những hành vi sử dụng quyền lực công trái pháp luật không thể gọi là công vụ được. Buộc tội chống lại cái không tồn tại trong thực tế là điều phi lý.

Hiện nay các tòa sơ thẩm, phúc thẩm ở Hải Phòng chưa tiến hành xét xử vụ án. Tuy vậy có thể khẳng đinh rằng lệnh thu hồi đất và thực thi cưỡng chế của Hải phòng là sai pháp luật vì Tòa án tối cao, bằng bản án giám đốc thẩm, đã ra phán quyết hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm trái pháp luật của các tòa Hải Phòng đối với vụ kiện hành chính của ông Đoàn Văn Vươn.

Câu hỏi thứ ba là Đoàn Văn Vươn có phạm tội giết người không? Hành vi giết người bao gồm trong nó 4 giả định: cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp; tước đoạt sinh mạng người khác một cách trái pháp luật và vì những động cơ mục đích đê hèn Việc buộc tội và xử phạt một người can tội giết người phải hội tụ đủ 4 giả định đã nêu. Nếu thiếu một trong 4 giả định đã nêu thì không thể quy tội giết người theo điều 93 Bộ Luật Hình sự.

Qua những tài liệu đã có, cho thấy ngay từ năm 2006, ông Đoàn Văn Vươn đã nhận thức được lệnh thu hồi quyền sử dụng đất đai của ông ta là trái pháp luật. Ông Vươn đã khởi kiện ra tòa án để đòi công lý. Nhưng tòa án huyện Tiên Lãng và tòa án Hải phòng đã làm nghiêng lệch cán cân công lý.

Cái được gọi là mìn tự chế chỉ là bình ga được kích nổ để tạo ra ngọn lửa nhằm ngăn cản lực lượng cưỡng chế. Nổ bình ga có thể gây chết người. Nhưng tất cả những gì mà Đoàn Văn Vươn đã làm chỉ nhằm mục đích ngăn cản lực lượng cưỡng chế trái pháp luật để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của bản thân mà thôi. Theo người dân địa phương, lực lượng cưỡng chế đã nổ súng như một trận đánh. Người chỉ huy cao nhất của vụ cưỡng chế đã trả lời báo chí rằng đó là một "trận đánh hay có thể viết thành sách được". Tiếng súng đã làm kinh động cả làng quê yên tĩnh vào dịp giáp Tết. Trong tình thế bị dồn vào bước đường cùng, Đoàn Văn Vươn đã dùng súng đạn hoa cải để chống lại những người xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình.

Không chỉ luật pháp hiện hành nước ta, mà luật pháp của nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận người dân có quyền sử dụng các hình thức tương đương để tự vệ trước những hành động bạo lực của những kẻ xâm phạm đến tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của họ. Căn cứ vào những hành vi trong thực tế của ông Vươn đã thực hiện (quy tội danh thực tế), thì chỉ có thể buộc tội (quy tội danh pháp lý) Đoàn Văn Vươn theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như đã quy định tại điều 106 Bộ Luật Hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm; nếu phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một đến ba năm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/2e/a8/Doan_Van_Vuon1.jpg
Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra. Ảnh: Báo Hải Phòng.



Câu hỏi thứ tư là những quan chức ra lệnh thu hồi đất và thực thi lệnh cưỡng chế có phạm tội không và phạm vào những tội gì?

Những hành vi vi phạm luật pháp đã được Bộ Luật Hình sự quy định là tội phạm thì phải được xét xử theo trình tự thủ tục về pháp luật hình sự. Những hành vi vi phạm không được quy định trong bộ luật hình sự thì được xét xử theo thủ tục hành chính. Không được hành chính hóa các tội phạm hình sự. Ngược lại cũng không thể hình sự hóa các vi phạm về hành chính. Đó là nguyên tắc bảo vệ kỷ cương, bảo vệ pháp chế của Nhà nước pháp quyền.

Trong vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, UBND huyện đã tự ý ban hành văn bản pháp quy trái Hiến pháp, trái luật. Họ tự cho mình quyền huy động quân đội để thực hiện cưỡng chế với dân và đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây là hành vi lạm quyền. Họ tự cho mình thực hiện các quyền mà Hiến pháp chỉ dành cho Quốc hội, cho Chủ tịch nước và Thủ tướng. Hành vi này phải được đem ra xét xử theo thủ tục hình sự chứ không thể giải quyết theo thủ tục hảnh chính được.

Vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng là một sai phạm gây nhức nhối trong xã hội. Thủ tướng đã có kết luận, nhưng đó là tiếng nói của cơ quan hành pháp. Việc phán quyết những người liên quan trong vụ việc có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì họ đã phạm những tội gì và họ sẽ bị xử phạt như thế nào là những việc làm thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp. Những ai đang quan tâm đến vụ việc đều đang chờ đợi những phán quyết đúng pháp luật, đúng người, đúng tội của các cơ quan nhân danh công lý để bảo vệ pháp luật.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Luật sư Lê Đức Tiết

(Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh - TK)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

“Tụng” của nước Việt (*)



Nghe nói Khổng Tử trước khi bắt tay vào việc hoàn chỉnh bộ Chu Dịch, Ngài có nói với các học trò, đại ý: “Giả sử thiên hạ luôn luôn có đạo lý thì thánh nhân cũng chẳng cần phải làm ra Dịch làm gì. Bởi thiên hạ càng ngày càng vô đạo nên mới phải làm ra Dịch đấy thôi. Tóm lại Dịch không phải vì Trời, vì Đất, cũng chẳng phải vì “Nhân” mà làm ra. Chính là vì “Bất Nhân” mà làm ra vậy. Đó là thâm ý của bậc thánh nhân. Than ôi! Con Người bao giờ mới thoát ra khỏi sự tham lam, u tối, bao giờ mới trở lại chữ “Nhân”...” Thế rồi Phu Tử làm Dịch. Dịch của Phu Tử bề ngoài tưởng bàn về “Đạo” đấy. Song bên trong thực chất ngầm chỉ ra cái sự “Vô Đạo” của thiên hạ. Thâm ý ấy của Phu Tử, người đời sau không hiểu, lại cứ tưởng đó là 1 bộ sách chỉ dùng để bói toán. Từ đó mới hết sức đề cao sự bí hiểm của nó để dễ bề loè thiên hạ đặng kiếm miếng ăn. Than ôi! Dịch mà chỉ có như vậy, chẳng cũng uổng công của Phu Tử và các bậc thánh nhân lắm hay sao?

Đoạn trên theo “thông lệ”, vẫn là “Lời tựa” trong Luận ngữ Tân thư. Câu chuyện sau đây trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử sang thăm nước Việt. Đám kẻ sĩ nước Việt nghe tiếng bậc Vạn thế Sư liền tổ chức đón tiếp rất rầm rĩ, trang trọng. Người nào người nấy tíu tít ôm trước tác của mình đến biếu Phu Tử để chứng tỏ mình văn hay chữ tốt, hiểu rõ đạo lý thánh hiền... Khổng Tử xem qua hết một lượt rồi thở dài hỏi:

“Các vị đều là những kẻ đã từng đọc sách, vậy chắc cũng biết thiên hạ đang ở vào cái thời nào rồi chứ?”

Câu hỏi của bậc thánh nhân té ra quá đơn giản. Đám kẻ sĩ nước Việt tranh nhau trả lời:

“Thưa! Thiên hạ đang ở vào thời “Tụng” ạ.”

“Không sai - Khổng Tử nói – Quả là thiên hạ đang ở vào thời “Tụng”. Chỉ tiếc là các vị đã hiểu nhầm mất chữ “Tụng” mà thôi. Đọc qua “văn” của các vị, Khâu này giờ mới biết, thì ra “Tụng” của những kẻ sĩ như các vị khác với “Tụng” của đám dân đen xa lắm. “Tụng” của các vị là “tụng ca”, là dàn đồng ca ăn lộc của chúa. Hèn nào mà văn chương chỉ thấy sự ca ngợi, tô hồng nhảm nhí, lại bịa đặt, trí trá không biết ngượng mồm. Văn chương mà nhắm mắt bưng tai, tránh né sự thật, nhân danh cái đẹp, cái thiện để cầu danh lợi, bổng lộc cho riêng mình, lại còn dựa vào kẻ mạnh để cả vú lấp miệng, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác cốt làm vừa ý bề trên thì đó là thứ văn chương gì vậy?”

Đám kẻ sĩ nước Việt ớ người nhìn nhau. Có kẻ cúi đầu, có kẻ tỉnh bơ. Có kẻ cất tiếng hỏi:

“Xưa nay chúng tôi tưởng “Tụng” thì chỉ có nghĩa là tụng ca thôi chứ. Trên đời lại còn có thứ “tụng” nào khác nữa ư? Phu Tử có thể giảng cho nghe được không?”

Khổng Tử thở dài một cái nữa rồi bảo:

“Tụng mà chỉ có nghĩa là tụng ca thì thánh nhân xưa đã chẳng đặt ra quẻ “Tụng” làm gì. Thiết nghĩ Khâu này dẫu có giảng ngay bây giờ cũng vô ích mà thôi. Vậy các vị cứ chịu khó chờ mấy hôm nữa khắc được chứng kiến.”

Mấy hôm sau, quả có một người đàn bà áo nâu chân đất, dáng điệu nhếch nhác tìm đến xin ra mắt Khổng Tử. Ta hãy chứng kiến xem có chuyện gì xảy ra nhé.

Số là nước Việt có bác nông dân tên Mạt Tử chẳng may bị người ta bức hiếp, cướp mất miếng đất từ đời ông cha để lại. Ngỡ trên đời vẫn còn công lý, bác quyết đi kiện để đòi lại. Không biết bác theo đuổi kiện tụng ở tận đâu đâu mà mấy năm trời không thấy về nhà. Ngỡ bác đã chết rấp ở chốn chợ búa hay một nơi ngòi rãnh nào đó, bác Mạt gái bèn mời thầy về cúng. Thầy cúng lập đàn, đốt sớ, thắp hương khấn vái khắp đông tây nam bắc, lại múa may nhảy nhót hô gọi ba hồn bẩy vía, gọi mãi chẳng thấy hồn về. Thầy cúng bảo: “Hồn không về tức là hồn còn ở nơi dương thế. Chồng chị vậy là chưa chết, việc kiện tụng vẫn chưa xong. Muốn biết sự thể thế nào thì phải bói mới biết được”. Nói xong vơ đồ cúng chuồn mất. Bác gái nghe nói Khổng Phu Tử đang ở thăm nước Việt, lại là người giỏi kinh Dịch lắm, liền lập tức tìm đến, tính xin một quẻ xem cái việc kiện tụng của chồng mình kết quả ra sao. Vừa nhìn thấy bác gái, Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Nhà bác muốn đến bói về việc khiếu kiện có phải không?”

Bác Mạt gái kinh ngạc quá, bèn hỏi:

“Làm sao mà Phu Tử biết giỏi thế”?

Khổng Tử bảo:

“Thiên hạ đang ở vào thời “Tụng”, kẻ cướp lẫn lộn với người ngay, lưu manh nhân danh công lý. Vì thiên hạ đua nhau đổ tiền đổ của vào hết chỗ này, chỗ nọ, đua nhau làm giàu nên mới sinh ra lắm “màu mè”. Lắm “màu mè” thì công lý tối mắt. Từ chuyện ruộng vườn, nhà cửa, chuyện buôn bán, làm ăn đến chuyện ốm đau, bệnh tật, chuyện con cái học hành... cái gì người ta cũng có thể thò những cánh tay pháp luật vào mà “ăn” bẩn, “ăn” thỉu được cả. Từ đó mới sinh ra khiếu kiện. Vì thế ngày nào chả có người lặn lội tìm đến Khâu này. Chung quy chỉ bói độc cái việc kiện tụng ấy mà thôi. Kẻ thức giả khó gì mà không đoán ra”.

Bác Mạt gái nghe Khổng Tử nói thấy trúng quá, liền bảo:

“Vậy xin Phu Tử gieo cho nhà tôi 1 quẻ xem thế nào?”

Khổng Tử không cần nghĩ, phán ngay:

“Tụng” này đích thực là tranh tụng, kiện tụng đây. Tượng của nó là thiên thuỷ  tụng. Thánh nhân sở dĩ vạch như thế là có thâm ý. Cứ xem cái “tượng” ấy thì biết. Quẻ “Tụng” trên là “Càn” (thiên), dưới là “Khảm” (thuỷ). “Càn” thuộc kim, “Khảm” thuộc thuỷ. Dùng một cái kim ngoáy xuống nước thì có mà ngoáy cả đời cũng chẳng động được đến đâu. Vì thế “Tụng” gồm tất cả 6 hào, “động” hào nào cũng chả ra gì. Tóm lại cái “thời” nó đã khốn nạn như thế thì có gieo cũng vô ích mà thôi. Tại thiên hạ ngu không biết nên cứ thi nhau đâm đầu đi kiện. Kết quả tiền mất tật mang, chửa được vạ má đã sưng. Vậy mà vẫn chưa thấy ai sáng mắt ra...”

Bác Mạt gái nghe nói thì bắt đầu cảm thấy lo lắng, song vẫn gặng hỏi tiếp:

“Phu Tử có thể giảng cụ thể hơn được không? Cái món “tụng” ấy nó “động” như thế nào mà Phu Tử bảo chả ra gì?”

Khổng Tử liền bắt đầu giảng:

“Quẻ “Tụng”, “động” hào đầu thì biến ngay ra “Lý” (thiên trạch lý). “Tụng” tất phải dùng đến “lý” trước tiên. Cái “đạo” của thánh nhân ghê gớm đến thế thì đâu phải chuyện đùa. Song chớ tưởng cứ hễ có “lý” thì việc kiện tụng sẽ được tốt đẹp. “Lý” này là cái “lý” nằm trong thời “tụng”. Quẻ “lý” trên là trời (thiên), dưới là đầm (trạch). Trời ở trên cao lúc nào chả gửi gắm cái bóng của mình xuống dưới đầm nước. Thế nghĩa là kẻ trên, kẻ dưới chúng nó đã toa rập sẵn với nhau rồi. Vậy thì cái gọi là “lý” ấy, nếu không phải lý của kẻ mạnh thì cũng chỉ là cái lý suông, lý bịp bợm, lý dành cho những kẻ bề trên, đâu dành cho những số phận dân đen bèo bọt... Vả khi ấy mạng dân ngay thuộc kim , mạng kẻ gian thuộc thuỷ. Kim sinhthuỷ thì hại cho dân mà lợi cho kẻ cướp. Thế thì còn trông mong gì nữa. Không dám kiện may ra còn có túp lều mà chui ra chui vào. Kiện rồi có khi ra đường mà ở...”

Bác Mạt gái thấy cái việc khiếu kiện của chồng mình quả có liên quan đến ruộng vườn, nhà cửa thì lấy làm lo lắm. Mồm lẩm nhẩm khấn cho cái quẻ “tụng” của chồng mình nó đừng có “động” hào đầu. Lại hỏi tiếp:

“Thế nhỡ “động” hào 2 thì sao?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 2 thì biến ra quẻ “Bĩ” (thiên địa bĩ). Thời “bĩ” người chẳng phải là người. Thiên hạ y như một đàn lừa vô chủ, nếu không thì cũng là những đàn cừu có người chăn người dắt, có cắt tiết vặt lông... Rốt cuộc kẻ ngay phải bỏ đi mà kẻ gian thì đắc thế. “Bĩ” là cái đạo chót vót của tiểu nhân, là cái thời hoàng kim của kẻ cướp. Sự tối tăm, hũ nút ngày càng dâng cao. Sự khôn ngoan, sáng suốt ngày càng bé lại. Thiên hạ một khi đã ở vào thời “bĩ” thì hạng quân tử phải nhắm mắt bịt tai, kẻ lưu manh tha hồ làm mưa làm gió. Huống chi việc kiện tụng xưa nay bao giờ cũng là đục nước béo cò. Có khi nó lợi dụng việc khiếu kiện của mình để vừa ăn cướp thêm của mình, vừa cướp lẫn của nhau hoặc thừa dịp để đá đít, hất cẳng nhau... Tóm lại thời nào thì cũng chẳng thoát khỏi câu: “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Vì thế không kiện may ra còn có cháo mà húp. Kiện rồi có khi củ chuối cũng chẳng đào đâu ra nữa mà ăn...”

Bác Mạt gái nghe thế thì càng hoảng sợ. Lại khấn trời khấn phật cho quẻ “tụng” nhà mình chớ có “động” hào 2. Khấn xong lại run rẩy hỏi tiếp:

“Thế... nếu nó “động” hào 3?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 3 thì biến ra quẻ “Cấu” (thiên phong cấu). “Cấu” là gặp, song là cái sự chẳng hẹn mà vẫn phải gặp. Tuy là gặp thầy, gặp thợ đấy. Tiếc thay ở vào thời “tụng” thì làm gì có thầy tử tế mà gặp. Nhìn đâu cũng rặt một lũ ma cô cả. Đuổi cái vận rủi ra tận ngõ rồi, trở về nhà lại thấy nó lù lù chui sẵn vào trong buồng bằng cửa sau thì còn gì khốn nạn hơn thế nữa. “Cấu” là gặp sự bất lương, đểu cáng mà không sao thoát ra được bởi nó ngày càng mạnh lên trong khi của cải nhà mình thì cứ dần dần đội nón ra đi... Quân bất lương ấy, mồm nó leo lẻo vì mình mà cãi hộ mình, mà bảo vệ quyền lợi cho mình song nó ăn tiền của cả hai phía mà ngầm làm lợi cho những kẻ có quyền, có thế. Kết quả con kiến mà kiện củ khoai. Không kiện may ra còn manh áo rách mà mặc. Kiện rồi có khi chẳng còn cái khố mà đóng...”

Bác Mạt gái nghe đến đây thì càng hoảng sợ hơn nữa. Mồm vội vàng lẩm nhẩm cầu lấy cầu để cho quẻ “tụng” của nhà mình chớ có “động” hào 3. Lại ngập ngừng hỏi tiếp, ánh mắt vẫn còn chút hy vọng:

“Thế... nếu... nó “động” hào 4... thì sao?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 4 thì biến ra quẻ “Hoán” (phong thuỷ hoán). “Hoán” nếu không chia lìa, không tan tành bọt nước thì cũng là sự đổi chỗ cho nhau. Thế là người đi kiện trở thành kẻ bị kiện, kẻ bị kiện lại hoá nguyên đơn. “Hoán” trong thời nào còn khả dĩ đôi chút. Chứ “hoán” trong thời “tụng” thì chẳng khác nào sang sông lớn bằng chiếc thuyền mục, đến cái mái chèo cũng mục nát luôn. Rốt cuộc người ngay thành tội phạm, kẻ cướp hoá quan tòa. Có khi nó vu ngược cho mình ăn cắp của nó, có khi nó khép mình vào tội nọ tội kia... cứ gọi là trăm đường biến hoá, tráo trở khôn lường. Kẻ có lý lịch sáng như kim cương, tấm thân quý như thánh sống còn khó tránh khỏi bị bôi bẩn, huống chi là những hạng dân ngu khu đen. Xem thế thì biết cái việc khiếu kiện ở thời này là vô cùng bất trắc. Không kiện may ra còn toàn thân mà sống với vợ con. Kiện rồi có khi chính mình mắc phải vòng lao lý, may ra mà thoát được thì cũng thân tàn ma dại, sống cũng như chết còn kể làm gì.”

Bác Mạt gái nghe nói thì hoảng hốt rụng rời. Toàn thân lạnh toát, chỉ sợ cái quẻ “tụng” của nhà mình, nó mà “động” hào 4 thì số phận bác trai kể như đi đoong. Bèn cố trấn tĩnh mà gặng hỏi tiếp, xem ra vẫn còn chút hy vọng:

“Thế... nếu nó... “động” hào 5?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 5 thì biến ra quẻ “Vị tế” (hỏa thuỷ vị tế). “Vị tế” là việc chả bao giờ xong. Có mà kiện đến hết đời cũng chả ăn thua gì, đời con đời cháu lại phải theo kiện tiếp. Cũng có khi tưởng xong việc đấy, hoá ra lại trở lại từ đầu. Ví như con cáo ướt đuôi, muốn sang sông lại gặp lũ sư tử đói chực sẵn trên bờ. Rõ ràng mình được tuyên thắng kiện, vậy mà chờ mãi mọi việc vẫn y như cũ, không hề suy suyển mảy may. Thế là lại phải lặn lội vác đơn đi kiện lại từ đầu. Có biết đâu rằng luật rừng đã át hết lương tri, danh, lợi đã mờ cả nhật nguyệt. Cái gọi là công lý té ra chỉ là những chiếc bánh vẽ sặc sỡ. Bởi trong thời “tụng”, thế gian rặt những sự giả trá, bịp bợm. Mà sự bịp bợm một khi đã thành tựu rồi thì cuộc đời này chẳng qua chỉ là cái vòng luẩn quẩn mà thôi. Cái món “vị tế” nó khốn khổ khốn nạn như vậy đấy. Vì thế không kiện may ra con cháu còn được yên ổn. Dây vào việc kiện thì chẳng những nát một đời mình, mà cả những đời sau này, con cháu cũng bị vạ lây...

Bác Mạt gái nghe đến đây thì chẳng còn hồn vía nào nữa. Nghĩ đến việc vạ lây tới cả con cháu mà rùng mình ớn lạnh xương sống. Nhưng cũng khá khen cho bản lĩnh của người đàn bà đã lâm vào bước đường cùng ấy. Một liều ba bẩy cũng liều, rằng đã nghe thì nghe cho trót, biết đâu vẫn còn chút hy vọng vào cái hào cuối cùng. Đầu óc đã mụ mị của bác vẫn còn loé lên điều ấy. Bác vừa sụt sịt khóc vừa mếu máo hỏi tiếp:

“Thưa... thế còn... hào 6?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 6 thì biến ra quẻ “Khốn” (trạch thủy khốn). Than ôi, đây chính là cái chỗ cùng cực của thời “tụng”. Là cái tượng trước thắng, sau bại. Một cái đầm không có nước tất sẽ nứt nẻ toang hoác, nhìn đâu cũng chỉ thấy rong rêu vụn nát, cua cá không còn lại tí dấu vết nào. Thế thì có khác gì một cõi chết hiện hình. Đến lúc đó thì hài cốt mấy đời cũng phải trơ ra cùng tuế nguyệt, mà rơi vào cảnh tắm gió gội sương. “Khốn” là nguy nan, khốn khổ, đến cả nắm xương tàn cũng khó mà giữ cho được yên ổn. Huống chi “khốn” lại ở vào thời “tụng” thì là cái triệu diệt thân, lại vạ lây đến cả mồ mả ông cha, có nguy cơ bị tuyệt hết giống nòi. Rốt cuộc, không kiện may ra còn giữ được cái thân tàn mà hương khói tổ tiên. Dính vào việc kiện tụng nếu không bỏ xác nơi ngòi rãnh thì cũng phải bán xới, vĩnh viễn lìa cửa lìa nhà, vợ chồng, cha con đời đời cách biệt, danh dự tổ tiên bị làm nhục, mồ mả bị quật lên...”

Khổng Tử nói đến đây bỗng rùng mình mấy cái rồi nhắm mắt ngậm ngùi. Người đàn bà kia sao bỗng dưng im bặt, không thấy hỏi thêm câu nào nữa. Chẳng lẽ đã kinh sợ đến nỗi bạt hết cả ba hồn chín vía rồi hay sao? Phu Tử trầm ngâm giây lát rồi đột nhiên cất lời nói tiếp, dường như Ngài biết, rằng cái thời “tụng” khốn cùng và khủng khiếp của đám dân đen kia, đời nào nó chịu dừng lại ở đó.

“Động cả 6 hào thì biến ra quẻ “Minh di” (địa hoả minh di). Ánh sáng đã chui vào lòng đất thì chỉ còn cách tắt ngấm mà thôi. Than ôi! điều đó càng có lợi cho cái ác hoành hành. Minh di là cái chốn tối tăm, tối tăm suốt từ trên xuống dưới. Vậy thì nó là chốn âm ty địa ngục, nơi hãm thân đời đời của các vong hồn. Nơi ấy kẻ tiểu nhân nhe nanh múa vuốt, hạng quân tử thương tổn đầy mình. Rốt cuộc người tử tế sống cũng như chết, kiếp người chẳng khác gì muôn kiếp cô hồn. Lúc ấy gọi là thế gian hay địa ngục, khi khắp nơi nơi ngùn ngụt những cô hồn?...”

Phu Tử còn nói nhiều nữa, bởi Ngài biết cái thời “tụng” ấy nó còn kéo dài không biết đến bao giờ. Song Luận ngữ Tân thư chỉ xin chép đến đây, bởi thú thực cũng không còn đủ bút lực để chép tiếp. Người đàn bà khốn khổ kia đã phủ phục như một nắm giẻ nhàu nhĩ trước mặt Ngài từ lúc nào. Chỉ còn nghe tiếng sụt sịt thỉnh thoảng vẫn nấc lên, làm rung chuyển cả tấm thân còm cõi...



Tháng cô hồn năm ...
P.L.V & Ng.Tr.D.Hanoi
-----------------------------------------
(*): Trích Luận ngữ Tân thư
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

  Trưởng thôn Khoai Lang' kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng


"Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến" - nhà văn Nguyễn Quang Vinh, chủ blog Cu Vinh kể chuyện bỏ việc chạy từ Quảng Bình ra nằm vùng ở Tiên Lãng, để đều đặn mỗi ngày đưa 1 - 2 bài viết cập nhật tình hình suốt từ khi vụ Tiên Lãng nổ ra, trở thành điểm nóng dư luận.


LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.

Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.

Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam trò chuyện với blogger đặc biệt này.


Blogger hoạt động như nhà báo

Chào 'trưởng thôn', chúc mừng blog Cu Vinh sắp đạt 2 triệu độc giả trong năm 2012. Ông có thể phác vài dòng về mình và blog Cu Vinh, cũng như quá trình tác nghiệp 'vừa là phóng viên vừa là Tổng biên tập' trong vụ Tiên Lãng?

Tôi cố gắng xây dựng blog của mình như một tờ báo thực sự, với những thông tin chính xác, nóng bỏng và đầy trách nhiệm. Tôi không khỏi tự hào khi blog của mình trở thành nguồn tin thúc đẩy nhiều anh em đồng nghiệp tìm được manh mối tác nghiệp.

Ngay như sáng 19/2, tôi đưa chùm ảnh bàn thờ và cột cờ lều nhà ông Vươn bị phá dỡ, các báo biết tin đã lập tức khai thác, cập nhật. Nhiều phóng viên chạy hối hả từ Hà Nội về Hải Phòng, vừa đi vừa gọi điện trách móc tôi: "anh làm khổ bọn em, Ban biên tập làm ầm lên: tại sao tin hay thế lại để lọt lên blog trước" (cười)

Từng là phóng viên điều tra của báo Lao Động nhiều năm, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một điều cực quan trọng là phóng viên điều tra không bao giờ 'nằm vùng' ở điểm nóng 24/24, sẽ vô cùng nguy hiểm, mà phải tạo cho mình được một mạng lưới cộng tác viên cơ sở. Chính họ sẽ là những nguồn tin nhanh nhất, chính xác nhất.

Nhưng muốn cài cắm được cơ sở, mà cơ sở là dân, thì nhà báo phải hành động để dân tin tưởng, gần gũi. Bây giờ ở Tiên Lãng và Hải Phòng tôi có ít nhất 80 cơ sở như thế. Nhất cử nhất động của các ông Hiền, Liêm, Thoại... tôi đều được biết ngay tức thì.

Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DSCF1369_1329808389.jpg
"Trưởng thôn Khoai Lang" Nguyễn Quang Vinh, Ảnh Hoàng Hường


Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.

Một hướng khác nữa là rất nhiều anh em phóng viên các báo cũng có những tấm lòng, tâm huyết nhưng ở thời điểm đầu thông tin chưa đẩy ra được nhiều nên họ đưa đến chỗ tôi trước, rồi những thông tin đó tác động ngược trở lại báo chí.

Tôi không thể nêu tên ra đây, nhưng thực sự cảm động và khâm phục những nhà báo đó.

Ít ai biết được để có được phóng sự ảnh và thông tin chị Hiền, chị Thương ra đầm cắm lều ở vào mùng 1 Tết, hai phóng viên bạn tôi đã phải phóng xe máy từ Hà Nội xuống Hải Phòng giữa Tết, lạnh cắt da để đưa thông tin lên blog Cu Vinh, tất nhiên chẳng có đồng nhuận bút nào.

Thời điểm đó báo chí xuống tác nghiệp lại vô cùng nguy hiểm, bao nhiêu thành phần lạ mặt vẫn lảng vảng quanh khu đầm, lơ mơ là bị chúng tấn công ngay.

Rồi còn bao nhiêu người dân ở khắp các đường ngang ngõ tắt của Tiên Lãng, đều sẵn sàng mạo hiểm cung cấp thông tin và bằng chứng sai phạm cho tôi.

Đặc biệt tôi không thể nào quên một trong những sự kiện gây chấn động và phẫn nộ lớn cho nhân dân cả nước chính là việc ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã tập trung 300 đảng viên trong huyện để tuyên bố những thông tin ngược ngạo, sai phạm.

Tôi nhớ 12h đêm hôm trước, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng sáng mai huyện Tiên Lãng có cuộc họp đảng viên để nói về chuyện Tiên Lãng.  Với sự nhạy cảm của người làm báo lâu, tôi biết chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết quan trọng, nhưng phải làm thế nào đây khi đang ở tận Quảng Bình, và cuộc họp đó của các đảng viên Tiên Lãng, người ngoài chắc chắn không lọt được vào.

Một kế hoạch nhanh chóng được thực hiện ngay: sau cả mấy chục cuộc điện thoại, đến 1h sáng 3/2, tôi đã thuyết được 7 cán bộ đảng viên đồng ý giúp tôi ghi âm buổi nói chuyện.

Bước tiếp theo: máy ghi âm ở đâu, và làm thế nào các chị mang theo? Cũng ngay trong đêm tôi đề nghị được các anh em trong làng báo Hải Phòng mang máy ghi âm cho các chị em. Nhưng các chị cả đời không dùng máy, chả biết tắt bật thế nào. Thế là phóng viên phải bật máy cho các chị từ 6h sáng.

Khi về gỡ băng, tôi nghe đủ các chuyện của các 'bà': từ quát con nhanh đi học, đến 'buôn dưa lê' chuyện trên trời dưới biển.

Đúng 9h mới bắt đầu nghe giọng ông Chuân, và y như rằng, ông Chuân có bài phát biểu 'động trời' như báo chí đã đăng tải. Nào thì 'quan chức hưu nhầm lẫn', nào 'chỉ ai sợ mới không dám thu hồi', nào 'làm sao Huyện sai được'...

Họ đã tận dụng cả hệ thống chính trị để tuyên truyền điều dối trá là vô cùng nguy hiểm. Báo chí không phanh phui ra thì làm sao chúng ta biết sự thật.

Tôi vui nhất là lần đầu tiên một blog cá nhân của tôi đã góp phần tích cực vào việc đẩy lùi tiêu cực, như chức năng hoạt động của một tờ báo. Cũng lần đầu tiên, Đài truyền  hình Công an Nhân dân dành hẳn một thời lượng phát sóng lớn để phỏng vấn một blogger như tôi, có thể coi đó là một thành công lớn, ít nhất với cá nhân tôi.

Ai bảo tôi điên thì tùy

Tôi rất tò mò muốn biết, nguồn cơn từ đâu ông quyết định bỏ công bỏ việc, chạy từ Quảng Bình ra xông vào 'điểm nóng' Tiên Lãng để làm một việc vất vả và nguy hiểm như thế?


Thật lòng giờ nghĩ lại chuyện 'nguồn cơn' thì tôi cũng chỉ nói được hai từ duy  nhất: máu nghề. Ngay những ngày đầu, tôi mới đứng từ xa quan sát, viết những bài bình luận về những thông tin theo dõi trên báo chí.

Sau đó độc giả blog của tôi, phần nhiều là anh em viết lách bức xúc ghê quá, thêm cả bao người dân oan cũng vào bày tỏ nỗi niềm, đã thúc ép tôi phải xông vào thẳng vấn đề, bới tung những khuất tất sau vụ việc, mà có khi những khuất tất đó  không được xuất hiện trên những trang báo chính thống vì nhiều lý do.

Tôi quyết định phóng xe từ Quảng Bình ra Tiên Lãng làm 'trinh sát Khoai Lang' rồi lên blog báo cáo 'trưởng thôn Khoai Lang' mọi chuyện là vì thế.

Rồi cứ thế, cứ hết 'hiệp 1' rồi đến 'hiệp 2', tôi cứ lang thang Tiên Lãng - Hải Phòng - Hà Nội suốt cả tháng chưa về Quảng Bình. 20 triệu mang đi tiêu cũng vơi quá nửa.  Nếu ai đã biết tôi rồi thì thấy kể cả lúc cần tôi bán ô tô đi để lo 'vác tù và hàng tổng' cũng chẳng có gì lạ.

Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không  lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến.

Cũng như những phóng viên tôi nhờ giữa mùng 1 Tết chạy xuống chụp ảnh, chẳng lẽ họ cũng điên? Tiền bạc chả có, đến cái tên cũng không nốt.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/Untitled-1_1329808395.jpg

'Trưởng thôn' xuống thăm đầm Đoàn Văn Vươn, đi cùng là chị Phạm Thị Hiền, vợ bị can Đoàn Văn Quý, Ảnh blog Cu Vinh


Bám sát 'trận địa' Tiên Lãng, ông chứng kiến những sự thay đổi như thế nào sau tất cả nỗ lực của những người như ông và hệ thống báo chí, đặc biệt sau khi có kết luận của Thủ tướng?

Những thay đổi bề ngoài thì đương nhiên họ không để lộ ra. Nhưng có thể thấy - ngay thời điểm này - có hai xu hướng đang rất rõ nét ở Tiên Lãng và Hải Phòng: 1, Đùn đẩy trách nhiệm; 2, Chối bỏ tội được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Ví dụ quyết định của Thành phố cho phép cưỡng chế, rõ ràng có thông qua Thường vụ Thành ủy, thông qua Thường trực UB, trong đó có ông Dương Anh Điền, Chủ tịch TP đồng ý. Nhưng người thi hành Quyết định đó là ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.

Bây giờ họ lại  nói: chúng tôi đồng ý về mặt chủ trương, còn anh phụ trách ngành anh phải xem xét. Nhiều cơ sở cho tôi biết những cuộc họp ở Hải Phòng rất mệt mỏi.

Ở Tiên Lãng, vụ án phá nhà đang có xu hướng đổ tội cho mấy người trực tiếp phá. Anh Kết, người đã thuê máy xúc cho chính quyền Tiên Lãng có điện cho tôi nói anh ta đang lo  lắng 'người ta' đang có xu hướng đổ tội cho anh ta. Theo kiểu 'tôi mới nói định thuê máy xúc thôi, tôi đã bảo anh làm đâu mà anh tự làm'

Tôi đã động viên Kết: nếu Kết thực sự trung thực, thì cậu phải kể chính xác toàn bộ câu chuyện với cơ quan chức năng và với công  luận. Nếu không em sẽ đi tù.

Một chuyện bi hài khác là khi thấy chị Thương - Hiền phải dựng lều ở ngoài đầm. Một công ty đề nghị cho các chị mượn  nhà tạm (nhà khung chỉ dựng lên). Nhưng sau đó huyện Tiên Lãng đề nghị 'chung tay' với công ty. Công ty đó đồng ý và đề  nghị hai chị viết đơn đề nghị huyện, hai chị không đồng ý.

Tôi cho như thế là đúng. Trong khi huyện cho phá nát nhà người ta, bỏ mặc đàn bà trẻ con đón Tết trong lều tạm cả tháng. Giờ Tiên Lãng bị công luận giám sát ghê quá mới đòi 'chung tay' với công ty, nếu không thì chẳng bao giờ.

Lại nói lại chuyện công luận. Tiên Lãng đúng là một vụ điển hình của đóng góp của báo chí chính thống cũng như các mạng tự do. Tôi  nghĩ sau vụ này, Hội Nhà báo cần tổ chức một Hội thảo về Tiên Lãng để rút ra những kinh nghiệm quý giá.

Nhà báo giỏi sẽ định hướng được dư  luận, tác nghiệp giỏi sẽ tìm được bằng chứng xác đáng, và phóng viên phải giỏi để xử lý tình hình. Thực ra trong vụ Tiên Lãng tôi thấy nhiều phóng viên rất ngơ ngác, non nghề mà với một vụ nhạy cảm như Tiên Lãng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đã qua thời điểm đặt vấn đề,  nghi vấn này nọ, vì mọi chuyện đã rõ ràng. Giờ này việc các phóng viên Tiên Lãng phải nỗ lực  là bám sát các cuộc kiểm điểm, và phải quy trách nhiệm về cho người đứng đầu để họ không thể 'né' được.

Tác giả: Hoàng Hường (thực hiện)

Xem tại dây
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thật xấu hổ và đáng lên án những nhà...ăn lương của dân, khi dân lâm sự, khi công lý và công luận cần ở họ một tiếng nói thì họ lại mai danh ẩn tích hoặc cố tình ngoảnh mặt làm ngơ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lê kinh Huyền

Đồ Nghệ đã viết:
.

“Tụng” của nước Việt (*)



Nghe nói Khổng Tử trước khi bắt tay vào việc hoàn chỉnh bộ Chu Dịch, Ngài có nói với các học trò, đại ý: “Giả sử thiên hạ luôn luôn có đạo lý thì thánh nhân cũng chẳng cần phải làm ra Dịch làm gì. Bởi thiên hạ càng ngày càng vô đạo nên mới phải làm ra Dịch đấy thôi. Tóm lại Dịch không phải vì Trời, vì Đất, cũng chẳng phải vì “Nhân” mà làm ra. Chính là vì “Bất Nhân” mà làm ra vậy. Đó là thâm ý của bậc thánh nhân. Than ôi! Con Người bao giờ mới thoát ra khỏi sự tham lam, u tối, bao giờ mới trở lại chữ “Nhân”...” Thế rồi Phu Tử làm Dịch. Dịch của Phu Tử bề ngoài tưởng bàn về “Đạo” đấy. Song bên trong thực chất ngầm chỉ ra cái sự “Vô Đạo” của thiên hạ. Thâm ý ấy của Phu Tử, người đời sau không hiểu, lại cứ tưởng đó là 1 bộ sách chỉ dùng để bói toán. Từ đó mới hết sức đề cao sự bí hiểm của nó để dễ bề loè thiên hạ đặng kiếm miếng ăn. Than ôi! Dịch mà chỉ có như vậy, chẳng cũng uổng công của Phu Tử và các bậc thánh nhân lắm hay sao?

Đoạn trên theo “thông lệ”, vẫn là “Lời tựa” trong Luận ngữ Tân thư. Câu chuyện sau đây trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử sang thăm nước Việt. Đám kẻ sĩ nước Việt nghe tiếng bậc Vạn thế Sư liền tổ chức đón tiếp rất rầm rĩ, trang trọng. Người nào người nấy tíu tít ôm trước tác của mình đến biếu Phu Tử để chứng tỏ mình văn hay chữ tốt, hiểu rõ đạo lý thánh hiền... Khổng Tử xem qua hết một lượt rồi thở dài hỏi:

“Các vị đều là những kẻ đã từng đọc sách, vậy chắc cũng biết thiên hạ đang ở vào cái thời nào rồi chứ?”

Câu hỏi của bậc thánh nhân té ra quá đơn giản. Đám kẻ sĩ nước Việt tranh nhau trả lời:

“Thưa! Thiên hạ đang ở vào thời “Tụng” ạ.”

“Không sai - Khổng Tử nói – Quả là thiên hạ đang ở vào thời “Tụng”. Chỉ tiếc là các vị đã hiểu nhầm mất chữ “Tụng” mà thôi. Đọc qua “văn” của các vị, Khâu này giờ mới biết, thì ra “Tụng” của những kẻ sĩ như các vị khác với “Tụng” của đám dân đen xa lắm. “Tụng” của các vị là “tụng ca”, là dàn đồng ca ăn lộc của chúa. Hèn nào mà văn chương chỉ thấy sự ca ngợi, tô hồng nhảm nhí, lại bịa đặt, trí trá không biết ngượng mồm. Văn chương mà nhắm mắt bưng tai, tránh né sự thật, nhân danh cái đẹp, cái thiện để cầu danh lợi, bổng lộc cho riêng mình, lại còn dựa vào kẻ mạnh để cả vú lấp miệng, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác cốt làm vừa ý bề trên thì đó là thứ văn chương gì vậy?”

Đám kẻ sĩ nước Việt ớ người nhìn nhau. Có kẻ cúi đầu, có kẻ tỉnh bơ. Có kẻ cất tiếng hỏi:

“Xưa nay chúng tôi tưởng “Tụng” thì chỉ có nghĩa là tụng ca thôi chứ. Trên đời lại còn có thứ “tụng” nào khác nữa ư? Phu Tử có thể giảng cho nghe được không?”

Khổng Tử thở dài một cái nữa rồi bảo:

“Tụng mà chỉ có nghĩa là tụng ca thì thánh nhân xưa đã chẳng đặt ra quẻ “Tụng” làm gì. Thiết nghĩ Khâu này dẫu có giảng ngay bây giờ cũng vô ích mà thôi. Vậy các vị cứ chịu khó chờ mấy hôm nữa khắc được chứng kiến.”

Mấy hôm sau, quả có một người đàn bà áo nâu chân đất, dáng điệu nhếch nhác tìm đến xin ra mắt Khổng Tử. Ta hãy chứng kiến xem có chuyện gì xảy ra nhé.

Số là nước Việt có bác nông dân tên Mạt Tử chẳng may bị người ta bức hiếp, cướp mất miếng đất từ đời ông cha để lại. Ngỡ trên đời vẫn còn công lý, bác quyết đi kiện để đòi lại. Không biết bác theo đuổi kiện tụng ở tận đâu đâu mà mấy năm trời không thấy về nhà. Ngỡ bác đã chết rấp ở chốn chợ búa hay một nơi ngòi rãnh nào đó, bác Mạt gái bèn mời thầy về cúng. Thầy cúng lập đàn, đốt sớ, thắp hương khấn vái khắp đông tây nam bắc, lại múa may nhảy nhót hô gọi ba hồn bẩy vía, gọi mãi chẳng thấy hồn về. Thầy cúng bảo: “Hồn không về tức là hồn còn ở nơi dương thế. Chồng chị vậy là chưa chết, việc kiện tụng vẫn chưa xong. Muốn biết sự thể thế nào thì phải bói mới biết được”. Nói xong vơ đồ cúng chuồn mất. Bác gái nghe nói Khổng Phu Tử đang ở thăm nước Việt, lại là người giỏi kinh Dịch lắm, liền lập tức tìm đến, tính xin một quẻ xem cái việc kiện tụng của chồng mình kết quả ra sao. Vừa nhìn thấy bác gái, Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Nhà bác muốn đến bói về việc khiếu kiện có phải không?”

Bác Mạt gái kinh ngạc quá, bèn hỏi:

“Làm sao mà Phu Tử biết giỏi thế”?

Khổng Tử bảo:

“Thiên hạ đang ở vào thời “Tụng”, kẻ cướp lẫn lộn với người ngay, lưu manh nhân danh công lý. Vì thiên hạ đua nhau đổ tiền đổ của vào hết chỗ này, chỗ nọ, đua nhau làm giàu nên mới sinh ra lắm “màu mè”. Lắm “màu mè” thì công lý tối mắt. Từ chuyện ruộng vườn, nhà cửa, chuyện buôn bán, làm ăn đến chuyện ốm đau, bệnh tật, chuyện con cái học hành... cái gì người ta cũng có thể thò những cánh tay pháp luật vào mà “ăn” bẩn, “ăn” thỉu được cả. Từ đó mới sinh ra khiếu kiện. Vì thế ngày nào chả có người lặn lội tìm đến Khâu này. Chung quy chỉ bói độc cái việc kiện tụng ấy mà thôi. Kẻ thức giả khó gì mà không đoán ra”.

Bác Mạt gái nghe Khổng Tử nói thấy trúng quá, liền bảo:

“Vậy xin Phu Tử gieo cho nhà tôi 1 quẻ xem thế nào?”

Khổng Tử không cần nghĩ, phán ngay:

“Tụng” này đích thực là tranh tụng, kiện tụng đây. Tượng của nó là thiên thuỷ  tụng. Thánh nhân sở dĩ vạch như thế là có thâm ý. Cứ xem cái “tượng” ấy thì biết. Quẻ “Tụng” trên là “Càn” (thiên), dưới là “Khảm” (thuỷ). “Càn” thuộc kim, “Khảm” thuộc thuỷ. Dùng một cái kim ngoáy xuống nước thì có mà ngoáy cả đời cũng chẳng động được đến đâu. Vì thế “Tụng” gồm tất cả 6 hào, “động” hào nào cũng chả ra gì. Tóm lại cái “thời” nó đã khốn nạn như thế thì có gieo cũng vô ích mà thôi. Tại thiên hạ ngu không biết nên cứ thi nhau đâm đầu đi kiện. Kết quả tiền mất tật mang, chửa được vạ má đã sưng. Vậy mà vẫn chưa thấy ai sáng mắt ra...”

Bác Mạt gái nghe nói thì bắt đầu cảm thấy lo lắng, song vẫn gặng hỏi tiếp:

“Phu Tử có thể giảng cụ thể hơn được không? Cái món “tụng” ấy nó “động” như thế nào mà Phu Tử bảo chả ra gì?”

Khổng Tử liền bắt đầu giảng:

“Quẻ “Tụng”, “động” hào đầu thì biến ngay ra “Lý” (thiên trạch lý). “Tụng” tất phải dùng đến “lý” trước tiên. Cái “đạo” của thánh nhân ghê gớm đến thế thì đâu phải chuyện đùa. Song chớ tưởng cứ hễ có “lý” thì việc kiện tụng sẽ được tốt đẹp. “Lý” này là cái “lý” nằm trong thời “tụng”. Quẻ “lý” trên là trời (thiên), dưới là đầm (trạch). Trời ở trên cao lúc nào chả gửi gắm cái bóng của mình xuống dưới đầm nước. Thế nghĩa là kẻ trên, kẻ dưới chúng nó đã toa rập sẵn với nhau rồi. Vậy thì cái gọi là “lý” ấy, nếu không phải lý của kẻ mạnh thì cũng chỉ là cái lý suông, lý bịp bợm, lý dành cho những kẻ bề trên, đâu dành cho những số phận dân đen bèo bọt... Vả khi ấy mạng dân ngay thuộc kim , mạng kẻ gian thuộc thuỷ. Kim sinhthuỷ thì hại cho dân mà lợi cho kẻ cướp. Thế thì còn trông mong gì nữa. Không dám kiện may ra còn có túp lều mà chui ra chui vào. Kiện rồi có khi ra đường mà ở...”

Bác Mạt gái thấy cái việc khiếu kiện của chồng mình quả có liên quan đến ruộng vườn, nhà cửa thì lấy làm lo lắm. Mồm lẩm nhẩm khấn cho cái quẻ “tụng” của chồng mình nó đừng có “động” hào đầu. Lại hỏi tiếp:

“Thế nhỡ “động” hào 2 thì sao?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 2 thì biến ra quẻ “Bĩ” (thiên địa bĩ). Thời “bĩ” người chẳng phải là người. Thiên hạ y như một đàn lừa vô chủ, nếu không thì cũng là những đàn cừu có người chăn người dắt, có cắt tiết vặt lông... Rốt cuộc kẻ ngay phải bỏ đi mà kẻ gian thì đắc thế. “Bĩ” là cái đạo chót vót của tiểu nhân, là cái thời hoàng kim của kẻ cướp. Sự tối tăm, hũ nút ngày càng dâng cao. Sự khôn ngoan, sáng suốt ngày càng bé lại. Thiên hạ một khi đã ở vào thời “bĩ” thì hạng quân tử phải nhắm mắt bịt tai, kẻ lưu manh tha hồ làm mưa làm gió. Huống chi việc kiện tụng xưa nay bao giờ cũng là đục nước béo cò. Có khi nó lợi dụng việc khiếu kiện của mình để vừa ăn cướp thêm của mình, vừa cướp lẫn của nhau hoặc thừa dịp để đá đít, hất cẳng nhau... Tóm lại thời nào thì cũng chẳng thoát khỏi câu: “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Vì thế không kiện may ra còn có cháo mà húp. Kiện rồi có khi củ chuối cũng chẳng đào đâu ra nữa mà ăn...”

Bác Mạt gái nghe thế thì càng hoảng sợ. Lại khấn trời khấn phật cho quẻ “tụng” nhà mình chớ có “động” hào 2. Khấn xong lại run rẩy hỏi tiếp:

“Thế... nếu nó “động” hào 3?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 3 thì biến ra quẻ “Cấu” (thiên phong cấu). “Cấu” là gặp, song là cái sự chẳng hẹn mà vẫn phải gặp. Tuy là gặp thầy, gặp thợ đấy. Tiếc thay ở vào thời “tụng” thì làm gì có thầy tử tế mà gặp. Nhìn đâu cũng rặt một lũ ma cô cả. Đuổi cái vận rủi ra tận ngõ rồi, trở về nhà lại thấy nó lù lù chui sẵn vào trong buồng bằng cửa sau thì còn gì khốn nạn hơn thế nữa. “Cấu” là gặp sự bất lương, đểu cáng mà không sao thoát ra được bởi nó ngày càng mạnh lên trong khi của cải nhà mình thì cứ dần dần đội nón ra đi... Quân bất lương ấy, mồm nó leo lẻo vì mình mà cãi hộ mình, mà bảo vệ quyền lợi cho mình song nó ăn tiền của cả hai phía mà ngầm làm lợi cho những kẻ có quyền, có thế. Kết quả con kiến mà kiện củ khoai. Không kiện may ra còn manh áo rách mà mặc. Kiện rồi có khi chẳng còn cái khố mà đóng...”

Bác Mạt gái nghe đến đây thì càng hoảng sợ hơn nữa. Mồm vội vàng lẩm nhẩm cầu lấy cầu để cho quẻ “tụng” của nhà mình chớ có “động” hào 3. Lại ngập ngừng hỏi tiếp, ánh mắt vẫn còn chút hy vọng:

“Thế... nếu... nó “động” hào 4... thì sao?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 4 thì biến ra quẻ “Hoán” (phong thuỷ hoán). “Hoán” nếu không chia lìa, không tan tành bọt nước thì cũng là sự đổi chỗ cho nhau. Thế là người đi kiện trở thành kẻ bị kiện, kẻ bị kiện lại hoá nguyên đơn. “Hoán” trong thời nào còn khả dĩ đôi chút. Chứ “hoán” trong thời “tụng” thì chẳng khác nào sang sông lớn bằng chiếc thuyền mục, đến cái mái chèo cũng mục nát luôn. Rốt cuộc người ngay thành tội phạm, kẻ cướp hoá quan tòa. Có khi nó vu ngược cho mình ăn cắp của nó, có khi nó khép mình vào tội nọ tội kia... cứ gọi là trăm đường biến hoá, tráo trở khôn lường. Kẻ có lý lịch sáng như kim cương, tấm thân quý như thánh sống còn khó tránh khỏi bị bôi bẩn, huống chi là những hạng dân ngu khu đen. Xem thế thì biết cái việc khiếu kiện ở thời này là vô cùng bất trắc. Không kiện may ra còn toàn thân mà sống với vợ con. Kiện rồi có khi chính mình mắc phải vòng lao lý, may ra mà thoát được thì cũng thân tàn ma dại, sống cũng như chết còn kể làm gì.”

Bác Mạt gái nghe nói thì hoảng hốt rụng rời. Toàn thân lạnh toát, chỉ sợ cái quẻ “tụng” của nhà mình, nó mà “động” hào 4 thì số phận bác trai kể như đi đoong. Bèn cố trấn tĩnh mà gặng hỏi tiếp, xem ra vẫn còn chút hy vọng:

“Thế... nếu nó... “động” hào 5?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 5 thì biến ra quẻ “Vị tế” (hỏa thuỷ vị tế). “Vị tế” là việc chả bao giờ xong. Có mà kiện đến hết đời cũng chả ăn thua gì, đời con đời cháu lại phải theo kiện tiếp. Cũng có khi tưởng xong việc đấy, hoá ra lại trở lại từ đầu. Ví như con cáo ướt đuôi, muốn sang sông lại gặp lũ sư tử đói chực sẵn trên bờ. Rõ ràng mình được tuyên thắng kiện, vậy mà chờ mãi mọi việc vẫn y như cũ, không hề suy suyển mảy may. Thế là lại phải lặn lội vác đơn đi kiện lại từ đầu. Có biết đâu rằng luật rừng đã át hết lương tri, danh, lợi đã mờ cả nhật nguyệt. Cái gọi là công lý té ra chỉ là những chiếc bánh vẽ sặc sỡ. Bởi trong thời “tụng”, thế gian rặt những sự giả trá, bịp bợm. Mà sự bịp bợm một khi đã thành tựu rồi thì cuộc đời này chẳng qua chỉ là cái vòng luẩn quẩn mà thôi. Cái món “vị tế” nó khốn khổ khốn nạn như vậy đấy. Vì thế không kiện may ra con cháu còn được yên ổn. Dây vào việc kiện thì chẳng những nát một đời mình, mà cả những đời sau này, con cháu cũng bị vạ lây...

Bác Mạt gái nghe đến đây thì chẳng còn hồn vía nào nữa. Nghĩ đến việc vạ lây tới cả con cháu mà rùng mình ớn lạnh xương sống. Nhưng cũng khá khen cho bản lĩnh của người đàn bà đã lâm vào bước đường cùng ấy. Một liều ba bẩy cũng liều, rằng đã nghe thì nghe cho trót, biết đâu vẫn còn chút hy vọng vào cái hào cuối cùng. Đầu óc đã mụ mị của bác vẫn còn loé lên điều ấy. Bác vừa sụt sịt khóc vừa mếu máo hỏi tiếp:

“Thưa... thế còn... hào 6?”

Khổng Tử bảo:

“Động hào 6 thì biến ra quẻ “Khốn” (trạch thủy khốn). Than ôi, đây chính là cái chỗ cùng cực của thời “tụng”. Là cái tượng trước thắng, sau bại. Một cái đầm không có nước tất sẽ nứt nẻ toang hoác, nhìn đâu cũng chỉ thấy rong rêu vụn nát, cua cá không còn lại tí dấu vết nào. Thế thì có khác gì một cõi chết hiện hình. Đến lúc đó thì hài cốt mấy đời cũng phải trơ ra cùng tuế nguyệt, mà rơi vào cảnh tắm gió gội sương. “Khốn” là nguy nan, khốn khổ, đến cả nắm xương tàn cũng khó mà giữ cho được yên ổn. Huống chi “khốn” lại ở vào thời “tụng” thì là cái triệu diệt thân, lại vạ lây đến cả mồ mả ông cha, có nguy cơ bị tuyệt hết giống nòi. Rốt cuộc, không kiện may ra còn giữ được cái thân tàn mà hương khói tổ tiên. Dính vào việc kiện tụng nếu không bỏ xác nơi ngòi rãnh thì cũng phải bán xới, vĩnh viễn lìa cửa lìa nhà, vợ chồng, cha con đời đời cách biệt, danh dự tổ tiên bị làm nhục, mồ mả bị quật lên...”

Khổng Tử nói đến đây bỗng rùng mình mấy cái rồi nhắm mắt ngậm ngùi. Người đàn bà kia sao bỗng dưng im bặt, không thấy hỏi thêm câu nào nữa. Chẳng lẽ đã kinh sợ đến nỗi bạt hết cả ba hồn chín vía rồi hay sao? Phu Tử trầm ngâm giây lát rồi đột nhiên cất lời nói tiếp, dường như Ngài biết, rằng cái thời “tụng” khốn cùng và khủng khiếp của đám dân đen kia, đời nào nó chịu dừng lại ở đó.

“Động cả 6 hào thì biến ra quẻ “Minh di” (địa hoả minh di). Ánh sáng đã chui vào lòng đất thì chỉ còn cách tắt ngấm mà thôi. Than ôi! điều đó càng có lợi cho cái ác hoành hành. Minh di là cái chốn tối tăm, tối tăm suốt từ trên xuống dưới. Vậy thì nó là chốn âm ty địa ngục, nơi hãm thân đời đời của các vong hồn. Nơi ấy kẻ tiểu nhân nhe nanh múa vuốt, hạng quân tử thương tổn đầy mình. Rốt cuộc người tử tế sống cũng như chết, kiếp người chẳng khác gì muôn kiếp cô hồn. Lúc ấy gọi là thế gian hay địa ngục, khi khắp nơi nơi ngùn ngụt những cô hồn?...”

Phu Tử còn nói nhiều nữa, bởi Ngài biết cái thời “tụng” ấy nó còn kéo dài không biết đến bao giờ. Song Luận ngữ Tân thư chỉ xin chép đến đây, bởi thú thực cũng không còn đủ bút lực để chép tiếp. Người đàn bà khốn khổ kia đã phủ phục như một nắm giẻ nhàu nhĩ trước mặt Ngài từ lúc nào. Chỉ còn nghe tiếng sụt sịt thỉnh thoảng vẫn nấc lên, làm rung chuyển cả tấm thân còm cõi...



Tháng cô hồn năm ...
P.L.V & Ng.Tr.D.Hanoi
-----------------------------------------
(*): Trích Luận ngữ Tân thư
Chỉ có thể nói tuyệt vời hàm súc. Cám ơn, được đọc những gì cần đọc.
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=5105c86502808c9dcd66a0b8d921ebb6"><font color="blue"><b>Thơ cổ Lê kinh Huyền phần 1 </b></font></a></td></tr></tbody></table>
"http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=bkDYrcuJOSk9GouaL4BqFQ"><font color="red"><b>Thơ mới Lê kinh Huyền phần 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>[/html]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
.

“Tụng” của nước Việt (*)


...
Khổng Tử xem qua hết một lượt rồi thở dài hỏi:

“Các vị đều là những kẻ đã từng đọc sách, vậy chắc cũng biết thiên hạ đang ở vào cái thời nào rồi chứ?”

Câu hỏi của bậc thánh nhân té ra quá đơn giản. Đám kẻ sĩ nước Việt tranh nhau trả lời:

“Thưa! Thiên hạ đang ở vào thời “Tụng” ạ.”

“Không sai - Khổng Tử nói – Quả là thiên hạ đang ở vào thời “Tụng”. Chỉ tiếc là các vị đã hiểu nhầm mất chữ “Tụng” mà thôi. Đọc qua “văn” của các vị, Khâu này giờ mới biết, thì ra “Tụng” của những kẻ sĩ như các vị khác với “Tụng” của đám dân đen xa lắm. “Tụng” của các vị là “tụng ca”, là dàn đồng ca ăn lộc của chúa. Hèn nào mà văn chương chỉ thấy sự ca ngợi, tô hồng nhảm nhí, lại bịa đặt, trí trá không biết ngượng mồm. Văn chương mà nhắm mắt bưng tai, tránh né sự thật, nhân danh cái đẹp, cái thiện để cầu danh lợi, bổng lộc cho riêng mình, lại còn dựa vào kẻ mạnh để cả vú lấp miệng, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác cốt làm vừa ý bề trên thì đó là thứ văn chương gì vậy?”

...
Tháng cô hồn năm ...
P.L.V & Ng.Tr.D.Hanoi
-----------------------------------------
(*): Trích Luận ngữ Tân thư
Cụ Khổng Tử không ở nước Việt nên không biết thực tế tại chỗ. Trước cái thời Tụng, nước Việt đã từng trải qua thời Túng: tất cả từ vua, quan, trí, sỹ, quân, dân… đều túng bấn, túng thiếu, túng quẫn… cả. Cũng vì tất cả đều Túng nên chẳng có ăn vụng, ăn cắp, ăn trộm, ăn tham, ăn đút. Hết thời Túng, nước Việt chuyển sang thời Tụng, với sự phân hóa thành ca tụng và kiện tụng như Khổng Tử nói.

Cụ Khổng cũng chưa biết học thuyết về đấu tranh cách mạng để có thể có một dự báo khoa học rằng, sau cái thời Tụng này, nước Việt sẽ chuyển sang thời Tung: ca tụng thì thành tung hô còn kiện tụng thì thành tung hê, để rồi rốt cuộc tất cả đều tung tóe.

Sau thời Tung, có nhẽ đến thời Cùng. Cùng sống hay là cùng chết thì không ai dám biết nữa. Vậy nên có thơ rằng:

Túng Tụng chi tiên thời
Tung Tụng chi hậu thế
Kinh qua tam thế thời
Việt quốc cùng thời thế.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phản biện xã hội: Ai?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 23/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa ... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Nhiều kiểu trí thức?

Trong một dịp công tác, người viết bài này có may mắn được làm việc cùng gần 100 "đại trí thức" của nước nhà... Về mặt hình thức, đối với tôi và đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những người này mặc nhiên được coi là đại trí thức vì hầu hết họ là GS, TS,... đến từ các trường đại học và học viện trên khắp cả nước.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là "trí thức", nhưng tôi mặc nhiên coi họ là trí thức để khỏi cần định nghĩa lại từ này.

Do đặc thù công việc, tại nơi làm việc, nguồn thông tin duy nhất là VTV, không có bất cứ phương tiện thông tin nào khác.

Mọi chuyện trôi đi êm ả, mỗi nhóm một chuyên ngành, tưởng chừng chẳng còn việc gì khác là làm ra "sản phẩm tri thức" đến hạn thì nộp là xong, hết giờ làm việc thì đi thả bộ,....

Vào giờ giải lao, chủ đề các câu chuyện phần nhiều xoay quanh những chuyện đại loại như con (ôtô) của mình mấy chấm, hiện nay Việt Nam có bao nhiêu con Rolls-Royce Phantom và ai đang sở hữu chúng,... hay cô ca sỹ X đang có xì-can-đan vì vừa bị các paparazzi tóm được "lộ hàng",...

Tôi thì chẳng biết mô tê gì về ôtô và không thích đọc báo nên ngồi nghe như vịt nghe sấm. Có vị thì khoe mình dạy thêm mỗi tháng được gần hai chục vé.

Tối đến thì các trí thức trẻ túm lại đánh phỏm (chơi bài). Tôi hiểu không phải chỉ có những vị có mặt ở đây như vậy.

Nhưng bỗng một hôm, vụ việc ở Tiên Lãng làm xáo động cái cộng đồng nhỏ này. Đúng giờ ăn trưa hôm ấy, khi thấy VTV trong bản tin trưa đầu tiên đưa tin Đoàn Văn Vươn "dùng vũ khí chống người thi hành công vụ...", một số người trong phòng ăn mặt đỏ lự, không biết vì men hay vì tức giận, nói oang oang: "Mấy thằng chống người thi hành công vụ này phải cho chung thân là ít!"

Những người khác bình tĩnh thì lẳng lặng tiếp tục bữa trưa. Một ông khác tóc bạc thấy chướng tai quá bèn nói qua vai: "Chưa biết đúng sai thế nào sao các vị đã đòi trị tội người ta?"

Sau đó, những kẻ "tội phạm" kia còn được các vị mang ra bàn tán trong giờ giải lao hay đi thả bộ. Một ông dạy Sử còn mạnh dạn nhận xét: "Dân Hải Phòng là đầu gấu lắm. Lần này thì phải trị cho nó chừa đi."

Vẫn là thói vơ đũa cả nắm!?

Tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi không hiểu làm sao mà các vị ấy vội vàng thế? Thái độ này ông bà ta gọi là hồ đồ?

Thật phúc đức cho nhân dân là mấy đại trí thức này không nắm giữ cương vị cầm cân nảy mực.

Từ lúc nghe các vị ấy phán như thế, tự nhiên tôi thấy buồn buồn và cứ hình dung họ là những bộ complet biết đi và phía trong những bộ cánh phẳng phiu ấy là những cái dạ dày lổn nhổn thức ăn và những cốc bia chưa kịp tiêu hóa, hệt như Người vô hình của Herbert George Wells.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/22/16/20120222165709_1908phanbien1_1329901210.jpg
Trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong
trong hoạt động phản biện xã hội. Ảnh minh họa



Sự thiếu vắng tư duy phân tích

Từ xưa, ông bà ta đã dạy: "Khi nghe thì phải nghe bằng cả hai tai". Như thế, tiền nhân đã dạy chúng ta tư duy phân tích và tư duy phê phán để tránh hồ đồ. Lời dạy đó cho đến nay vẫn là một chân lý.

Thói quen mặc nhiên chấp nhận thông tin một chiều làm biến dạng trí tuệ con người và chỉ thích hợp với những thân phận nô bộc, sản phẩm của giáo dục ngu dân của chế độ thực dân phong kiến? Thói quen ấy thể hiện tình trạng thiếu vắng tư duy phân tích và tư duy phê phán. Người nghe chẳng bao giờ tự hỏi: "Có đúng thế không?" và "Tại sao?"

Thiếu vắng những câu tự vấn như thế sẽ dẫn đến ngộ nhận - ngộ nhận về thế giới khách quan và cả về bản thân mình. Họ nhìn thế giới khách quan qua lăng kính không đổi của mình là bộ não đã hóa thạch. Họ tự nhốt mình vào cái giếng kiến thức và tin rằng bên ngoài không còn gì để biết thêm hay học thêm nữa, trên đầu họ bầu trời cũng chỉ còn bằng cái nia, cả bồ chữ của thiên hạ trong đây cả rồi.

Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác...  thì cái ác sẽ lên ngôi.

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa...  sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Là những "nhà" khoa học mà họ tư duy như thế thì nền khoa học nước nhà vẫn loay hoay nghiên cứu để tái phát minh ra cái bánh xe là điều tất yếu.

Tuy trong thiên hạ họ là những người có nhiều chữ nhưng có vẻ ít... nghĩa.

Trí thức "nửa mùa"?

"Phản biện xã hội" là cụm từ nghe có vẻ hiện đại. Thực ra, ông bà ta từ xa xưa đã dạy: "Thấy ngang tai trái mắt thì phải lên tiếng." Như thế còn cao hơn cả phản biện, người bình thường còn làm vậy, huống hồ trí thức.

Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác...  thì cái ác sẽ lên ngôi.

Như vậy, ông bà mình thực hành phản biện xã hội từ lâu rồi, không nhất thiết chỉ có trí thức mới phản biện xã hội. Có những anh lái xe ôm nhận thức về xã hội còn cao hơn một số người có bằng cấp cao.

Sản phẩm tri thức không chỉ là những phát minh sáng chế, những công thức toán học, hóa học, những con robot, những giống cây mới.... Phản biện xã hội cũng là sản phẩm tri thức đích thực nhưng tất nhiên không phải chỉ là sản phẩm và trách nhiệm của riêng trí thức. Song, trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động này. Không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa [1].

Xin dẫn một ví dụ, nghệ sỹ Ai Weiwei, ngoài những sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng, ông không ngừng tiếng mạnh mẽ về nạn tham nhũng dẫn đến cái chết oan uổng cho bao nhiêu học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc do xây trường học vật liệu kém chất lượng.

Tôi không dám nhận mình là trí thức. Sinh thời, cha tôi có lần mắng: "Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!"

Từ đó, cứ ai gọi tôi là một... trí thức thì tôi lại nghĩ người ấy đang quở mắng mình.

Nguyễn Phương
---------

[1] Về trí thức Nga, NXB Tri Thức, Hanoi, 2009
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Ông Cha ta có câu nói bất hủ rằng:   "Một người Biết lo bằng một kho người biết làm " !Chính vì vậy giới trí thức nhân sỹ là những người có điều kiện và được nhà nước cho ăn học để học cao hiểu rộng. Đáng lẽ phải là những người đưa ra những ý kiến phản biện và mạnh dạn phân tích những sự việc sảy ra trong xã hội một cách tích cực để đưa đến cho cộng đồng xã hội và nhân dân nhận biết rõ ràng những mặt đúng sai trong mỗi sự việc . Trí Thức phải là những người tiên phong đưa ra hướng giải quyết thấu đáo đúng đắn những vụ việc ấy . Nhưng thật buồn hầu như đều im hơi lặng tiếng ngậm miệng đến khó hiểu nhất là những trí sĩ văn sĩ Hải phòng.Thể hiện rõ nét trong đại hội hội nhà văn Hải Phòng vừa qua thật linh đình ngay trong thời điểm vụ scang dan tiên lãng mà họ không hề có những tác phẩm đả động tới vụ việc này .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

HỘI NHÀ VĂN HẢI PHÒNG:TIỆC ĐỨNG LINH ĐÌNH – KHÔNG CÓ MÓN “TIÊN LÃNG”
C.T.V



Sáng nay, 23-02-2012, tại tầng 9 - Bar Vũ trụ - Hải phòng. Hội Nhà văn Hải Phòng đã tổ chức “gặp gỡ các Hội viên và tổng kết công việc năm 2011” Đông đảo Hội viên đã đến dự, không khí khá nhộn nhịp và sôi động…vì đã khá lâu nhiều hội viên không có dịp gặp gỡ, hàn huyên.
Tại buổi gặp măt, Hội viên đã được nghe “Thông báo của Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Hải Phòng” đánh giá việc thực hiện một số nội dung trong “ Điều lệ Hội Liên hiệpVăn học nghệ thuật Hải Phòng”, chủ yếu là nhắc lại quy định và tình hình “Đóng Hội phí”, công khai về tài chính Hội. Đồng thời công bố quy định mới sẽ thực hiện “5 không” đối với những Hội viên không đóng hội phí theo Điều lệ gồm:
1/ - Không được mời dự các cuộc họp của Hội.
2/ - Không xét các giải thưởng.
3/ - Không tài trợ sáng tác.
4/ - Không mời tham gia các Trại sáng tác.
5/ - Không phát Tạp chí “Cửa Biên” và các quyền lợi khác…
Để không khí thêm hồ hởi, một số Hội viên đã lên đọc Thơ…
      Kết thúc phần chính, Nhà biên kịch Tô Hoàng Vũ, Chủ tịch Hội LHVH-NT Thành phố phát biểu và nhấn mạnh: Vì còn “bận” nhiều việc “liên quan đến vụ Tiên Lãng” nên một số công tác Hội đề đạt với Thành phố năm nay sẽ chưa làm được. (?).
      Mừng “thành công” tốt đẹp của Hội nghi, hội viên đã được mời dự buối “chiêu đãi” tiệc đứng linh đình, vui vẻ nhưng cả Thơ và Tiệc đều thiếu vắng mòn “đặc sản Tiên Lãng”.
C.T.V

Thứ năm ngày  23/2/2012  
.....

Họ là hội... nhà giời. Luôn nghĩ chuyện trên giời, viết để giời xem nên tổng kết năm không thể có món Tiên Lãng được.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lớn lắm!
To lắm!
Cao lắm!
Chín tầng Vũ Trụ
Sắp đổ sập rồi!
Tung thời!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối