Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ

Tác giả: Vũ Cao Phan

Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet

"Vụ" Tiên Lãng chưa khép lại - tòa chưa xử, những người được kiểm điểm vẫn còn đang kiểm điểm để trước hết tự vấn lương tâm mình và tiếp nữa là nhận lấy những gì cần phải nhận để rồi tự vấn tiếp - nhưng sau kết luận được cả nước đồng tình của Thủ tướng Chính phủ thì đã có thể lan man về những hệ lụy được rồi.

Tại sao người ta có thể "cưỡng" lấy được rồi bảo vệ cái sai đến cùng như vậy, từ trên xuống dưới, từ cơ quan quyền lực nọ đến bộ phận chức năng kia, "đồng thanh tương ứng" vì cái gì? Và khi đã không thể làm như vậy thì người ta lại nhất loạt im lặng, nhất loạt tự khóa mồm, khóa miệng, để đợi ngày "chìm xuồng" hay để chứng tỏ "đồng khí tương cầu"? Ừ, có thể là do thiếu hiểu biết, thiếu cập nhật nên diễn giải luật sai; có thể nữa là do phần nào đó thiếu dũng khí, biết sai mà không dám nhận bởi nếu làm vậy thì e... mất ăn luôn (theo nghĩa đen kịt như mồ hóng); nhưng bằng những luận cứ có vẻ lý tính ấy làm sao có thể giúp giải thích được việc cả một hệ thống công quyền "tắt hết điện"? Phải tìm đến chỗ nào để có thể có được câu trả lời cho cái "tại sao" đây?

Tìm đến "cấp trên" của Tiên Lãng ư? Thì ông Phó Chủ tịch thành phố đã luýnh quýnh giải đáp rồi đấy. Vả lại, từ "kinh nghiệm lịch sử", người ta có quyền và có lý hỏi rằng, nếu Thủ tướng không vào cuộc quyết liệt, nếu báo chí không "chiến đấu" đến cùng, liệu thành phố có tổ chức được - dù là vào phút 89- một cuộc họp báo để giải giới hoài nghi, minh bạch hóa các quan điểm và sự kiện như vậy không, hay là...? Có ví dụ đấy: thành phố chẳng vừa định bổ nhiệm cái "ông luýnh quýnh" ấy vào chức vụ (ở nước khác thì đã có thể từ chức được rồi) phụ trách tổ công tác triển khai kết luận của Thủ tướng đó sao?

Cái thành phố anh hùng nổi tiếng "trung dũng, kiên cường" một thời chiến tranh, cái thành phố đi đầu trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế làm nên "bốn cống, ba cầu, năm cửa ô" (đó là câu thành ngữ cửa miệng, thực tế là chín cống, bốn cầu,...) cùng với hàng trăm công trình khác những năm khó khăn nhất một thời hòa bình; và cũng chính cái thành phố ấy lại ít nhiều tự chìm khuất đi trong những tháng năm Đổi Mới (do mệt mỏi chăng?) thì nay bỗng liên tiếp trở thành tiêu điểm cho những lình xình đất đai: Ngã Năm, Quán Nam, Đồ Sơn, Tiên Lãng và "chấm, chấm, chấm". Liên tiếp vụ sau "to" hơn vụ trước, vụ nào cũng dính đến "quan". Đem cái không hiểu nổi, đem cái "tại sao" ấy hỏi người lãnh đạo vang danh một thời của thành phố Cảng, ông cười mà vẻ thì buồn:" Họa, phúc hữu môi phi nhất nhật" (thảy đều có nguyên nhân sâu xa).

*

*     *



Công luận có thể tin "vụ Tiên Lãng" rồi sẽ có được kết quả thỏa đáng trước pháp luật. Nhưng còn những "vân vân" khác ngoài luật pháp, ai sẽ xử? Và liệu có xử được không?

Những "vân vân" này mới là nguyên nhân thực sự,nguyên nhân lũng đoạn, nguyên nhân quyết định tạo nên vụ việc. Quan sát từ những động thái liên quan, từ những thông tin mà báo chí nhất loạt đưa lại, không thể không đặt ra nghi vấn: vụ Tiên Lãng có là sản phẩm của một "nhóm lợi ích"? Có cả đấy những nhân vật điển hình của "nhóm": những kẻ có quyền và những kẻ có tiền, hai thứ có thể khuynh đảo mọi thứ. Thêm vào đấy còn có nhân vật thứ ba, rất đặc trưng cho các "nhóm lợi ích" kiểu này: cộm cán, đầu gấu. Xin dẫn một tình huống: khi ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng lên tòa về quyết định thu hồi đất sai luật thì trước tòa, người đại diện của bên bị hứa sẽ tiếp tục cho thuê nếu bên nguyên rút đơn kiện. Kết quả: đơn được rút khỏi tòa và lệnh cưỡng chế ập đến. Mafia?

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/m-nh-ng-Vn.JGP_1329474106.jpg
Khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn. Ảnh Kiên Trung



Vâng, nhóm lợi ích chính là một thứ mafia, xã hội đen. Điều không may là cách hành xử của nó chưa bị chế tài bởi pháp luật, trừ khi phạm luật. Nhưng điều may là ở xã hội ta, thuở nào thứ này cũng bị nghiêm khắc lên án, bởi nó vô đạo đức. Nghị quyết của TW vừa khẳng định sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một phần không nhỏ cán bộ, đảng viên và mạnh mẽ đưa ra những biện pháp khắc phục liệu có kịp làm chỗ dựa và vũ khí cho sự lương thiện ở địa phương? Mà câu chuyện này đâu chỉ có ở một Tiên Lãng, một Hải Phòng? Bốn phần năm các vụ khiếu kiện là về đất đai mà trong đó thấp thoáng không ít hình bóng Tiên Lãng!

*

*     *



Nói rằng có tới bốn phần năm các vụ khiếu kiện trên toàn quốc liên quan đến đất đai thì ta hãy thử giả định, nếu một ngày nào đó không còn tồn tại cái "bốn phần năm" ấy nữa thì điều gì xảy ra? Bao nhiêu năng lượng sẽ được giải phóng, bao nhiêu tiền của không phải đổ xuống sông xuống biển, xã hội sẽ yên bình biết bao và sau hết, Chính phủ sẽ yên tâm mà cai trị, chứ còn gì nữa?

Hỏi để nhắc lại điều mà nhiều nhà kinh điển từng đề cập: "Vấn đề nông dân là vấn đề ruộng đất". Để thêm một lần chia sẻ với những trăn trở máu thịt của người cày. Để nghĩ nữa, nghĩ thêm nữa đi... Sự thực là trong nền kinh tế - chính trị của nước ta hiện nay, mọi người đều có quyền có tài sản, không giới hạn, nhưng nông dân thì không.

Nêu ra như thế không để trình bày một nghịch lý vì người cày vẫn có "quyền sử dụng" đất - một khái niệm tiến rất sát đến "quyền sở hữu" mà Luật Đất đai 2003 mang lại. Tuy nhiên, "quyền sử dụng" ấy là có thời hạn (nghĩa là treo, kể cả định suất canh tác) và nhất là bị ràng buộc bởi cơ chế "xin - cho" mà kẻ cho lại là những con người cụ thể được Nhà nước (cũng là toàn dân) ủy quyền. Những gì xảy ra thì ta đã rõ. Những gì xảy ra thì ta đã rõ. Và đây mới chính là nghịch lý: người lẽ ra có quyền sở hữu thật cuối cùng lại bị chi phối (thậm chí đè nén, như trường hợp đang đề cập) bởi kẻ có quyền sở hữu ảo.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
                     TIN NÓNG GỬI ÔNG ĐỖ HỮU CA

  Xin cấp báo ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc sở công an Thành phố Hải Phòng tin nóng sau đây:

Chiều hôm qua ( 17/2) chị Hiền về bệnh viện thành phố Hải Phòng theo đứa con bị kẹp vào bánh xe hôm tết để chuẩn bị thủ tục phẫu thuật vì nghi bị nhiễm trùng, chị Thương thì lên huyện có công việc, lợi dụng thời điểm ngôi nhà lều không còn người, ai đó đã đột nhập vào phá phách căn lều, đập nát cả bàn thờ, vứt cả di ảnh bố anh Vươn xuống hồ. Khi trở về, các chị đau đớn và phẫn uất nhìn thấy chỗ ở tạm của mình tan hoang.

Rõ ràng đây là hành động trả thù hèn hạ và đê tiện. Bọn phá căn lều tạm nhà anh Vươn không những chỉ để trả thù anh Vươn mà muốn sỉ nhục Sở công an, chính quyền Hải Phòng, rộng ra là chế độ ta. Đề nghị ông khẩn cấp triều tra làm rõ, việc này trong tầm tay ông.

Xin gửi ông những hình ảnh mới nhất lấy từ blog Nguyễn Quang Vinh. Từ chỗ ông về nhà anh Vươn không đầy bốn chục cây. Dân rất muốn nhìn thấy ông có mặt tại hiện trường lúc này, thưa ông.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/cimg5393.jpg?w=500&h=375<br/>
Chị Thương lội xuống hồ, vớt bàn thờ lên

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/cimg5397.jpg?w=500&h=375<br/>
Cả lư hương cũng bị chúng nó đập tan nát

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/cimg5404.jpg?w=500&h=375<br/>

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/cimg54051.jpg?w=500&h=375
Căn lều dựng tạm cũng bị chúng nó phá nát

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/cimg5400.jpg?w=500&h=375
Chú chó què chân thoát chết trong vụ cưỡng chế biết rõ mặt chúng nó tới phá

http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/02/img_00911.jpg?w=500&h=375


Chị Thương nói, chiều hôm qua, khi chị về huyện, thì số công an xã này vẫn đang trực tại trụ sở này, án ngữ ngay trước lối vào đầm hồ nhà chị. Chị có hỏi ai đã phá lều, phá bàn thờ nhà chị, tất cả đồng thanh: Không biết. Không biết. Không biết

Nguyễn Quang Lập
Chó Cùn, Rắn Độc

Chó đã ngang nhiên trở cắn cùn
Gian ngoan, độc ác vẫn chưa chùn.
Khi chưa đánh giập đầu con rắn
Nó vẫn phì phì, nọc vẫn phun.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sự thật về thác Bản Giốc
(Tiếp theo)

Để độc giả dễ phân biệt, tôi đã trích đoạn và phóng to một phần nhỏ của bản đồ và xoay bản đồ cho đúng hướng bắc-nam. Chúng ta có thể nhận thấy: từ cột mốc 54 (B.54) phía tây-bắc đến cột mốc 53 (B.53, chữ viết tắt của borne 53) phía đông-nam, có một dải đất ven sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này giải thích lý do tại sao trước đây người Việt có thể qua lại giữa hai bờ sông một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có một chi tiết khiến chúng ta có thể bác bỏ ý kiến của ông Lê Công Phụng cho rằng “cột mốc nằm trên một cồn giữa suối cách thác vài trăm mét”. Trên tấm bản đồ này, cột mốc 53 (B.53) hoàn toàn nằm trên bờ trái (tả ngạn của sông Quây Sơn), không liên quan gì đến một “cồn” nào đó trên sông Quây Sơn. Tấm bản đồ này cũng cho thấy có một đồn của Trung Quốc (Fort Chinois) nằm trên đỉnh núi.
Nhược điểm của tấm bản đồ này là thiếu các vòng cao độ (contour lines, courbes de niveau) cũng như các tọa độ địa lý cần thiết để xác định một cách chính xác vị trí của cột mốc. Mặt khác, nó cũng không ghi rõ vị trí của Thác Bản Giốc, cho nên rất khó xác định vị trí của cột mốc số 53.
Thật ra, có một tấm bản đồ có thể giúp chúng ta tìm hiểu đường đi của biên giới từ cột mốc 57 cho đến cột mốc 53. Đó là tờ bản đồ địa hình (topographic map) mang tên Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 được tìm thấy ở Thư viện của Đại học Texas ở Austin (The University of Texas at Austin) [14]. Tờ bản đồ này có tỷ lệ 1/50000, do quân đội Hoa Kỳ in vào năm 1965, dựa vào thông tin thu thập được vào năm 1964.
Làm thế nào mà quân đội Hoa Kỳ có được tờ bản đồ này? Căn cứ vào ghi chú trên tờ bản đồ, chúng ta có thế ước đoán bản đồ này được biên soạn dựa trên dữ liệu của Nha Địa dư Đông dương (Service géographique de l’Indochine) trước kia và cả trên những thông tin do chính quân đội Hoa Kỳ thu thập được.
Ngoài ra, còn có một tờ bản đồ mang tên Trùng Khánh, số hiệu 6354-IV do Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980, rất giống với tờ bản đồ nói trên. Tờ bản đồ này nằm trong Bộ sưu tập Bản đồ Việt Nam (Vietnam Archive Map Collection) do Đại học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech University) sưu tầm và công bố [15]. Tờ bản đồ này được “in lần thứ hai” (1980) dựa theo bản đồ 1/50.000 in năm 1976 đã được “chỉnh lý bổ sung thực địa vào năm 1979”. Chúng ta có thể phỏng đoán tờ bản đồ này được biên soạn dựa vào bản đồ Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 của quân đội Hoa Kỳ, vì sau ngày 30-4-1975 quân đội miền Bắc đã tiếp quản toàn bộ kho bản đồ lưu trữ tại Nha Địa dư Quốc gia ở Đà Lạt.
Cần lưu ý là bản đồ này được in lần thứ nhất vào năm 1976 – cùng thời điểm với việc Trung Quốc tấn công cồn Pò Thoong, có lẽ vì thế trên bản đồ có ghi dòng chữ “quốc giới chưa xác định (vẽ sơ lược)”. Để độc giả dễ theo dõi, tôi trích bản đồ Trùng Khánh 6543-IV và phóng lớn thành hai tấm: từ mốc 58 đến mốc 54 và từ mốc 54 đến mốc 53.
Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rõ đường biên giới từ cột mốc 57 (M. 57) đến cột mốc 55 (M.55) đúng như Détrie mô tả: “Sau cửa Dốc-Khánh, đường biên giới được vạch trong lòng dãy núi đá, để lại cho Bắc Kỳ các thung lũng hẹp ít quan trọng mở ra phía Lung-Piac (Lũng Phiắc). (Đường biên giới) chạy gần hai thung lũng rất khó thâm nhập là Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi); băng ngang qua các thung lũng này là những con đường dẫn đến Thin-Thang (T’ien-teng) qua ngõ Ai-Thin-Thap (mốc 56) và Lung-Moi (Lung Noi, mốc 55) đến tận vùng cắm mốc. Người dân của Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi) đóng thuế cho người Trung Hoa” [16].
Détrie viết tiếp: “Tiếp đó, đường biên giới trở lại chân các núi đá trước mặt làng Ban-Mong (Bản Mom, mốc 54), chạy dọc theo chân của các núi đá ấy và dưới chân của đồn Pia-Mu của Trung Hoa, chạy dọc theo bìa của một khu rừng nhỏ và cắt con đường Hang-Dong-Quan (mốc 53) để đi đến dòng sông – dòng sông mà đường biên giới chạy xuôi theo cho đến tận Ly-Ban (Lý Vạn). Con đường đi từ mốc 53 dẫn đến Dốc-Khánh (mốc 57) đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp sắp đến phải được giám sát thường xuyên. (…) Từ thác nước đẹp cao 50 m  - nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53, sông Qui-Xuân [17] chảy thu hẹp lại giữa những ngọn đồi cao”.

Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy rõ con đường đi từ mốc 53 ở phía đông-nam đến mốc 57 ở phía tây-bắc “đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp”. Con đường này chạy dưới chân các dãy núi đá, men theo các thung lũng, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng; vì thế Détrie cho rằng “sắp đến cần phải canh phòng thường xuyên”. Chúng ta cũng có thể thấy rõ đường biên giới cắt ngang “con đường Hang-Dong-Quan” (le chemin de Hang-Dong-Quan) tại cột mốc số 53. Sau khi vượt qua biên giới ở mốc 53 gần Thác Bản Giốc, con đường Hang-Dong-Quan chạy men bờ sông (tả ngạn sông Quây Sơn), trên phần đất thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Vào thời kỳ đó (cuối thế kỷ 19) và có thể mãi cho đến năm 1979 (là lúc phát hành tờ bản đồ Trùng Khánh 6354-IV của QĐNDVN), con đường đó chỉ là đường đất hoặc đường mòn.
Có thể nói hai tờ bản đồ 6354-4 mang tên Trùng Khánh Phủ và Trùng Khánh hoàn toàn ăn khớp với những gì trung úy Détrie đã mô tả trong nhật ký. Cả hai tờ bản đồ này cũng cho thấy thác nước “nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53”. Điều đó có nghĩa là cột mốc “nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác”, nhưng không nằm sát bờ sông. Từ cột mốc 53, đường biên giới chạy theo hướng tây bắc-đông nam dựa theo đường rãnh giữa thác nước và ngọn đồi tiếp giáp, cắt một diện tích đất ở phía dưới chân thác cho phía Việt Nam trước khi nhập vào đường trung tuyến của dòng sông.
Như vậy, toàn bộ thác Bản Giốc đều thuộc về ViệtNam, toàn bộ dải đất chạy dài từ dưới chân thác lên đến cột mốc 53, dọc theo chân dãy núi đá cho đến tận cột mốc 54 cũng thuộc phía ViệtNam. Điều này giúp chúng ta lý giải được tại sao toán lính người Việt dưới quyền chỉ huy của một người Pháp lại có thể đi tuần tra từ bên kia sông và quay trở về bờ bên này trong mùa nước cạn. Rõ ràng toán lính này đã tuần tra trên con đường mòn ở phía tả ngạn mà Détrie đã nhắc đến, đi từ phía trên thác để xuống chân thác, lội sông trở về phía hữu ngạn của sông Quây Sơn. Cũng nhờ đứng trên mảnh đất này, nhà nhiếp ảnh mới chụp được tấm ảnh về Thác Bản Giốc được đăng trong cuốn sách của nhà địa lý học Lê Bá Thảo (ấn bản năm 1977). Ngày nay, chúng ta không thể đứng trên lãnh thổ Việt Nam để chụp được một tấm ảnh tương tự, bởi vì dải đất này đã bị cắt cho phía Trung Quốc.
Mặt khác, đường biên giới từ mốc 54 đến mốc 53 chạy dọc theo chân của dãy núi đá vôi. Với địa thế hiểm trở như ở vùng này, cho dù phía Trung Quốc có thể đóng đồn ở trên núi cao (trong bản đồ của Hoa Kỳ ghi chữ fort, trong bản đồ của Việt Nam in chữ đồn), quân đội của họ cũng không thể xâm nhập vào các thung lũng bên dưới. Thế nhưng, tình hình hoàn toàn sẽ đổi khác nếu phía Trung Quốc đặt được một đầu cầu xuống vùng thung lũng bên dưới. Đầu cầu đó giúp họ có thể tấn công bất cứ điểm nào ở những thung lũng dọc sông Quây Sơn, với sự yểm trợ của pháo binh đặt trên những điểm cao. Điều đó giải thích được nguyên do tại sao phía Trung Quốc từ lâu đã có âm mưu chiếm cồn Pò Thoong, một cồn có diện tích khoảng 2,6 hec-ta nằm ngay phía trên thác.

tiếp phần 2 ở trên)

Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012,
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng

Bài đăng trên báo Dân Việt 20/02/2012 06:16

(Dân Việt) - Dư luận Hải Phòng đang xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn, tại CLB Bạch Đằng.

Không đồng tình với Bí thư Thành ủy

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/huuquang/43_4_doan-van-vuon.jpg
Bí thư Hải Phòng cho rằng báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào
chứ không có chuyện xe ủi phá nhà ông Vươn.



Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến “nói chuyện thời sự” tại CLB Bạch Đằng (nơi sinh hoạt của các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu) sáng 17.2, nội dung chủ yếu là vụ cưỡng chế đầm tôm nhà ông Vươn.

Theo ông Hoàng Châu (83 tuổi) - nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, trong phát biểu, ông Thành chủ yếu nói ông Vươn sai.

"Tôi lập tức phản ứng là lên bục phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đình chỉ công tác Bí thư Thành ủy của đồng chí Nguyễn Văn Thành" - ông Châu bức xúc.

Ông Nguyễn Khánh Chuân (87 tuổi, 65 tuổi đảng) - nguyên cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố cho biết, ông Thành không nói đến kết luận của Thủ tướng, chủ yếu nói khuyết điểm của ông Vươn, nói như vậy là nói một chiều. Chúng tôi không hài lòng với phát biểu của bí thư. Đúng ra ông Thành phải thừa nhận sai trái của cấp dưới và có cách xử lý. Ban Thường vụ Thành ủy cần nhận rõ trách nhiệm gì, trách nhiệm đến đâu...

Còn ông Phạm Quang Ngọc (83 tuổi) cho biết, bức xúc của ông Châu và các ông khác trong CLB Bạch Đằng cũng là bức xúc của ông và nhiều người khác.

Kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Ngày 18.2, các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng sinh hoạt trong CLB Bạch Đằng gồm ông Nguyễn Cục - đại tá quân đội về hưu (84 tuổi, 64 tuổi Đảng), ông Nguyễn Viết Phúc - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Kiến An (84 tuổi, 64 tuổi Đảng) và ông Lê Văn Thinh - đại tá quân đội về hưu (78 tuổi, 60 tuổi Đảng) đã có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng trong việc thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng.

Bản báo cáo - kiến nghị viết: "Xung quanh vụ việc Tiên Lãng, chúng tôi đang chờ đợi, hy vọng sự kiểm điểm nghiêm túc của lãnh đạo thành phố. Nhưng không ngờ đồng chí Nguyễn Văn Thành không hề nêu sai sót nào của Thành ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan TP.Hải Phòng. Đồng chí Thành có những điều trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...”.

Mạnh Thắng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Xem thêm về "Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng" trên báo Giáo Dục
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Cám ơn các Bạn !qua những bài viết trên tôi thấy được các anh chị và các bạn đều có bầu nhiệt huyết vì công lý và vì cái đúng mà lên tiếng .Nhưng một sự thật là giới trí thức không phải là đang không hay biết gì.Mà ở đây dù đang ở cương vị nào thì họ đều phải trông trên ngó dưới mà hèn ngậm miệng cho yên thân .Bởi họ nhận thấy rằng chữ tự do ngôn luận còn xa vời lắm .Khi họ dám phát ngôn ra thì đều đa số những vị đã thoái quyền rồi hoặc phải là những người cấp vị cao nhất. Còn ở cấp nhân viên thì sẽ có điện thoại chỉ thị xuống sếp của mình cho mình mất việc là cái chắc .
Vì một cái thù dai cố hữu nữa là con cháu của người dám nói ra sự thật đều bị trù úm thảm thương.Con cháu họ rất giỏi thi đại học thừa điểm đi du học nước ngoài theo chế độ nhà nước nhưng  lại có chỉ đạo địa phương gạt lại o chứng nhận lý lịch  và thế là lỡ hết...
Nhưng rất mừng vì xã hội này vẫn có rất nhiều người dám dũng cảm nói trước công luận  những bức xúc của mình về những việc làm sai trái sảy ra trong xã hội .Đã thể hiện được tâm tư tình cảm và cả những bức xúc của hơn 8o triệu người dân Việt Nam và cả cộng đồng thế giới .Rất mừng vừa qua nhờ có công luận báo đài báo giấy cùng các diễn đàn Tiếng kêu cứu của người dân tại Hải Phòng đã tới tai chính phủ nhà nước và sự việc đã được sáng tỏ .Mong sao cách sử lý của chính phủ thật sát sao đến tận gốc rễ của sự việc .Kẻ nào có tội dù là ai cũng phải nghiêm trị trước pháp luật có như vậy mới làm yên lòng nhân dân cả nước.Như vậy mới thể hiện sự nghiên minh của pháp luật .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng

Bài đăng trên báo Dân Việt 20/02/2012 06:16

(Dân Việt) - Dư luận Hải Phòng đang xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn, tại CLB Bạch Đằng.

Không đồng tình với Bí thư Thành ủy

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/huuquang/43_4_doan-van-vuon.jpg
Bí thư Hải Phòng cho rằng báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào
chứ không có chuyện xe ủi phá nhà ông Vươn.



Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến “nói chuyện thời sự” tại CLB Bạch Đằng (nơi sinh hoạt của các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu) sáng 17.2, nội dung chủ yếu là vụ cưỡng chế đầm tôm nhà ông Vươn.

Theo ông Hoàng Châu (83 tuổi) - nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, trong phát biểu, ông Thành chủ yếu nói ông Vươn sai.

"Tôi lập tức phản ứng là lên bục phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đình chỉ công tác Bí thư Thành ủy của đồng chí Nguyễn Văn Thành" - ông Châu bức xúc.

Ông Nguyễn Khánh Chuân (87 tuổi, 65 tuổi đảng) - nguyên cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố cho biết, ông Thành không nói đến kết luận của Thủ tướng, chủ yếu nói khuyết điểm của ông Vươn, nói như vậy là nói một chiều. Chúng tôi không hài lòng với phát biểu của bí thư. Đúng ra ông Thành phải thừa nhận sai trái của cấp dưới và có cách xử lý. Ban Thường vụ Thành ủy cần nhận rõ trách nhiệm gì, trách nhiệm đến đâu...

Còn ông Phạm Quang Ngọc (83 tuổi) cho biết, bức xúc của ông Châu và các ông khác trong CLB Bạch Đằng cũng là bức xúc của ông và nhiều người khác.

Kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Ngày 18.2, các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng sinh hoạt trong CLB Bạch Đằng gồm ông Nguyễn Cục - đại tá quân đội về hưu (84 tuổi, 64 tuổi Đảng), ông Nguyễn Viết Phúc - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Kiến An (84 tuổi, 64 tuổi Đảng) và ông Lê Văn Thinh - đại tá quân đội về hưu (78 tuổi, 60 tuổi Đảng) đã có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng trong việc thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng.

Bản báo cáo - kiến nghị viết: "Xung quanh vụ việc Tiên Lãng, chúng tôi đang chờ đợi, hy vọng sự kiểm điểm nghiêm túc của lãnh đạo thành phố. Nhưng không ngờ đồng chí Nguyễn Văn Thành không hề nêu sai sót nào của Thành ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan TP.Hải Phòng. Đồng chí Thành có những điều trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...”.

Mạnh Thắng

Thế mà hay đấy! Qua việc này dân ta sẽ được thấy  Bộ chính trị, Ban bí thư và Đảng bộ Hải Phòng trong sạch vững mạnh đến đâu. Hồi sau sẽ rõ!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hi hi...ông bí thư thành phố chỉ sợ ông tổng bí thư thôi, sợ quái gì ông Thủ tướng?
Cả một bộ máy ngoan cố và thách thức. Trộm nghĩ nếu như Hải Phòng mà gần sát biên giới, có lẽ mấy cha đó tuyên bố ly khai tự trị nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát công việc

Bài đăng trên VietNamNet 20/02/2012 03:57:34 PM (GMT+7)

"Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc. Nếu không, cứ để tình trạng 'trên bảo dưới không chấp hành' thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng." - Tướng Nguyễn Quốc Thước.

UB kiểm tra TW Đảng phải về làm việc ngay với CLB Bạch Đằng


- Phóng viên: Một số cán bộ lão thành của Hải Phòng vừa có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải hôm 17/2 về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng tại buổi nói chuyện với CLB Bạch Đằng. Ông nhìn nhận thế nào về sự việc này?

- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi cho rằng việc ngay bây giờ phải làm là UB giám sát kiểm tra TW Đảng, Thanh tra Chính phủ cần về ngay CLB Bạch Đằng tìm hiểu sự việc cụ thể. Nếu đúng mọi việc diễn ra như trong đơn thư của mấy vị lão thành cách mạng này thì sự việc thật sự nghiêm trọng, thậm chí sẽ có chấn động hơn việc ông Đoàn Văn Vươn. Hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.

Nhiều người cho rằng, đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không gây bức xúc lòng dân đến như thế nếu không vì các quan chức Hải Phòng liên tiếp có những phát ngôn không phù hợp. Nhưng nay ngay cả khi Thủ tướng đã có kết luận mà vẫn tiếp tục như vậy thì phải nhìn sâu vào hiện tượng này là gì?

Từ hôm Thủ tướng có kết luận đến giờ, tôi thấy các cấp của Hải Phòng đều hứa hẹn: sẽ tự kiểm điểm nghiêm khắc rồi kiểm điểm tập thể hàng loạt. Nói thế ai chẳng nói được. Chỉ nói cốt để xoa dịu tình hình và làm nhẹ tội, nhưng cụ thể 'nghiêm túc' là thế nào, 'kiểm điểm tập thể' là thế nào, hay nghĩa là chẳng ai cả.

Nghiêm nghĩa là trong tập thể phải có cá nhân, cụ thể là người lãnh đạo cao nhất. Nghị quyết TW 4 đã xác định: Người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, bộ ngành phải chịu trách  nhiệm trước hết. Chỉ khi trách nhiệm được quy về một cá nhân cụ thể mới giải quyết được tình hình.

Ngay từ hôm Thủ tướng mới đưa ra kết luận, tôi đã có ý kiến TW phải trực tiếp giám sát việc thực hiện của Hải Phòng, nếu không cứ thế này chỉ đạo của Thủ tướng sẽ không có kết quả, mà như thế hậu quả thậm chí sẽ còn nặng hơn lúc vụ việc bùng nổ.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/20/15/20120220155844_jgjgjg.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước



Hải Phòng chưa thực sự tự phê bình

Điều gây bất bình cho các cán bộ hưu trí ở chỗ ông Thành có những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tí công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...". Nhưng người ta thấy khó hiểu là vì sao chính Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người đã từng đứng ra chủ trì họp báo công bố kết luận của Hải Phòng, xử lý kỷ luật các quan chức Tiên Lãng làm sai thì nay, trong một cuộc họp thông tin nội bộ lại có phát ngôn khác?

Tôi không được trực tiếp dự cuộc họp đó nên không biết chính xác ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã phát biểu những gì. Chính vì thế tôi kiến nghị UB kiểm tra Đảng về Hải Phòng làm việc ngay.

Nếu đúng ông Thành đã phát biểu như những gì các vị lão thành cách mạng Hải Phòng phản ảnh, thì tôi có thể nói rõ ràng: con người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng chính là Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Cũng chính người đó đã từng dự họp với Thủ tướng và như này là người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng. Việc này nếu không xử lý nghiêm túc thì hậu quả sẽ không dừng lại ở Hải Phòng. Nhân dân Hải Phòng và cả nước khi nghe người đứng đầu thành phố phát biểu thế này, họ sẽ không bao giờ tin TW sẽ giải quyết vụ này triệt để và hợp lý.

Tôi thấy Hải Phòng vẫn chưa thực sự tự phê bình sau kết luận của Thủ tướng; chưa thống nhất với kết luận của Thủ tướng, cũng tức là của Bộ Chính trị. Chắc chắn Thủ tướng không thể tự mình nói ngược với ý kiến của Ban bí thư, Bộ Chính trị.

Hậu quả sẽ không biết sẽ đi về đâu.

Phải chăng những sự việc đang diễn ra ở Hải Phòng cho thấy điều mà nhiều người đã cảnh báo lâu nay về hiện trạng "trên bảo dưới không nghe"?

Khi vụ việc xảy ra, nhiều người có trách nhiệm ở Hải Phòng từng phản ánh lại với tôi: Tiên Lãng chỉ là hệ quả của hàng chuỗi sự việc về đất đai của Hải Phòng như vụ Đồ Sơn, vụ Quảng An và vụ chính quyền Hải Phòng định khai trừ Đảng một đại tá an ninh, người đấu tranh chống tham nhũng - tiêu cực ...

Những vụ việc trước chưa được giải quyết thấu đáo nên những người có quyền hành bất chấp tất cả mới dẫn đến vụ thứ tư là Tiên Lãng. Vụ Tiên Lãng diễn ra ở mấy chục ha đất nhưng lại lớn vì nó dính đến một loạt chuyện hệ trọng không được giải quyết dứt điểm, rốt ráo.

Tôi nhắc lại, nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có thể hi vọng Hải Phòng sẽ "tự xử" một cách nghiêm túc hay đã đến lúc TƯ cần phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa?

Đến giờ này tôi thấy tập thể lãnh đạo của Hải Phòng thực sự có vấn đề. Chưa từng có vụ nào rộ lên như Tiên Lãng thế này. Theo tôi nguyên nhân cũng bắt nguồn từ đất, Hải Phòng là thành phố lớn, giá trị đất của Hải Phòng ngày càng cao. Càng làm việc sai bao nhiêu, lợi ích cá nhân càng nhiều bấy nhiêu cho nên không giải quyết được. Vụ sau chồng lên vụ trước, sai lại càng sai mãi.

Nếu vụ Tiên Lãng này mà Hải Phòng giải quyết từ huyện trở xuống là không đúng. Làm gì có chuyện một việc lớn như vậy mà Thành ủy, từ bí thư, chủ tịch không biết gì cả thì các anh ngồi đó quanh  năm làm những gì?

Thủ tướng đã ra kết luận, nhưng nếu Hải Phòng không xử lý triệt để từ bí thư, chủ tịch trở xuống thì kết luận của Thủ tướng không thể đi đến đích được.

Ngay việc để ông Thoại, ông Ca đứng trong công tác điều tra đã cho thấy Hải Phòng làm rất dở. Cứ cho là ông Thoại, ông Ca điều tra thực sự khách quan trung thực thì sau toàn bộ những việc các ông làm - nói, vẫn cực kỳ phản cảm; dân không còn tin các ông nữa.

Tôi kiến nghị Trung ương phải đưa không chỉ mấy ông đó, mà cả những người chịu áp lực từ Hải Phòng phải đứng bên ngoài công tác điều tra. Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc.

Nếu không, cứ để tình trạng 'trên bảo dưới không chấp hành' thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.

Hoàng Hường (thực hiện)

(Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh - TK)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Tướng Thước: "Tại sao ông Thoại, ông Ca có trong đội ngũ này"?
   
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, kế hoạch triển khai của Hải Phòng sau kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã gây nhiều sự hoài nghi.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 4, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 mới đây đã bày tỏ chính kiến về việc triển khai thực hiện của TP Hải Phòng sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ  trên Giáo dục Việt Nam.
BBT báo Giáo dục Việt Nam đã đăng nguyên văn bức thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước như dưới đây:
“Tôi hoan  nghênh Thành ủy và UBND Thành phố Hải Phòng đã khẩn trương triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Mong rằng Hải Phòng thực sự thực hiện nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết TW4 khóa 11 để trước hết nhanh chóng xóa vết đen đối với truyền thống của vùng đất lịch sử kiên cường, đồng thời mở cửa đột phá cho việc giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề đất đai trong cả nước.
Tuy nhiên, kết luận của Thành ủy và nhất là kế hoạch triển khai của Chủ tịch UBND sau khi công bố đã gây sự hoài nghi trong tổ chức thực hiện. Cụ thể là việc tổ chức Đoàn công tác để thanh tra, kiểm tra kết luận vụ việc.
Theo thông tin thì Đoàn công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đan Đức Hiệp làm trưởng đoàn; đồng chí Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng làm phó đoàn; đồng chí Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng là thành viên (Trong kế hoạch số 648/KH-UBND của UBND TP Hải Phòng, tổ công tác của thành phố đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP gồm những người đứng đầu các ngành có liên quan, như vậy trước hết là có Giám đốc công an TP).
Đồng chí Thoại và Ca là hai người trực tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế sai pháp luật, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng; sau khi xảy ra vụ việc lại có những tuyên bố hoàn toàn sai sự thật với tính chất cố né tránh trách nhiệm.
Hai người này thuộc diện phải xem xét trách nhiệm về mặt hành chính và pháp luật sao lại đưa vào tổ chức thanh tra, kiểm tra? Nếu vậy thì còn đâu là sự minh bạch được? Cho dù nếu sau sự việc trên, những người này đã thành khẩn nhận lỗi, nhận trách nhiệm thì cũng không thể đứng trong hàng ngũ tổ chức này được.
Chỉ việc ấy cũng đã gây sự hoài nghi đối với quyết tâm của Thành phố trong việc nghiêm túc sửa sai theo kết luận của Thủ tướng.
Tôi đề nghị thành phần trong tổ chức này phải là những người không dính dáng vào vụ này và không chịu một sức ép nào thì mới đảm bảo tính trung thực khách quan được.
Mặt khác, tôi đề nghị Thủ tướng, thanh tra Chính phủ , UBKT TW Đảng (về mặt Đảng) và các ngành TW liên quan cho kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết TW4 và kết luận của Chính phủ, bảo đảm có một kết luận chính xác, một quyết định thật nghiêm minh để lấy lại lòng tin của dân”.

Nguyễn Quốc Thước
(nguyên đại biểu Quốc hội)
Nguồn: GDVN
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối