Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ Tiên Lãng: Cần xác định lại tội danh của ông Vươn

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Hai, 13/02/2012 23:16

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng một trong những vấn đề cần làm ngay để thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng là xem lại tội danh đối với ông Đoàn Văn Vươn và các thành viên trong gia đình bởi nếu có tội thì tội của ông Vươn chỉ là “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”

* Phóng viên: Theo dõi sát sao vụ cưỡng chế, thu hồi đất “sai luật, trái đạo lý” đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông có tin chính quyền TP Hải Phòng, huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang sẽ thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng?

http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2012/02/13/3GSTSNMThuyet_bc308.jpg

- GS-TS Nguyễn Minh Thuyết:  Không thực hiện nghiêm không được vì người đứng đầu Chính phủ đã ra lệnh kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan tới vụ việc gây bức xúc đối với người dân cả nước.

Hiện Hải Phòng đang triển khai công việc này. Nếu các cấp chính quyền nơi đây thực hiện không nghiêm thì các cơ quan Trung ương và chính Thủ tướng phải chấn chỉnh.

Sở dĩ đặt ra vấn đề thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng là vì ngay trong những quyết định đầu tiên thì TP Hải Phòng lại giao cho ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP từng có phát biểu sai trái và phản cảm “nhân dân bức xúc phá nhà ông Vươn”- làm Tổ trưởng Tổ thi hành kết luận của Thủ tướng?

- Giao ông Thoại tham gia tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng đã là thiếu nghiêm túc, chứ đừng nói giao làm tổ trưởng hay tổ phó. Bởi vì ngoài phát biểu gây bức xúc cho dư luận cả nước, theo phản ánh trên báo chí, ông Thoại còn là Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách nông nghiệp, chắc chắn có vai trò trong việc chấp thuận kế hoạch của huyện Tiên Lãng thu hồi, cưỡng chế đất nhà ông Vươn. Giao ông ấy “xét xử” vụ việc này thì khác gì bảo ông ấy “xét xử” chính mình, làm sao khách quan được?

Việc điều tra đối với hành vi của ông Đoàn Văn Vươn và các thành viên gia đình cũng như vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Vươn, theo tôi, cũng nên giao cho Bộ Công an thụ lý.

Dư luận e rằng giao Công an TP Hải Phòng điều tra thì khó có thể  bảo đảm khách quan. Chỉ nói riêng việc ông Vươn suốt từ khi bị bắt tới nay chưa hề được tiếp xúc với luật sư cũng là một vi phạm Bộ Luật Tố tụng hình sự, khiến dư luận nghi ngờ sự chấp pháp nghiêm minh của cơ quan điều tra.

* Theo ông, cần làm gì để Hải Phòng thực sự thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng?

- Trước hết, lãnh đạo TP Hải Phòng, huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang phải thực hiện nghiêm việc tự kiểm điểm, tự nhận hình thức xử lý. Sau đó, Thủ tướng kiểm tra xem việc kiểm điểm và nhận trách nhiệm như vậy đã nghiêm túc hay chưa.

http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2012/02/13/3P1010612_cbca2.jpg
Bà Nguyễn Thị Thương (trái), vợ của ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý,
sau khi làm việc với Cơ quan Điều tra Công an TP Hải Phòng ngày 13-2. Ảnh: THẾ DŨNG



Đối với ông Đoàn Văn Vươn và một số thành viên trong gia đình thì cần xem lại việc khởi tố với tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” đã chính xác chưa.

Về tội danh “giết người” thì cần xem ông Vươn và các thành viên trong gia đình có động cơ giết người hay không, giết người để làm gì và hành động của họ trong thực tế (ví dụ bắn đạn hoa cải từ cự ly xa) có làm chết người được không?... Điều rất quan trọng là cần xét xem vì sao ông Vươn và một số thành viên gia đình lại có hành động như vậy.

Theo tôi, chuyện xảy ra là do việc thu hồi đất quá sai, diễn ra gay gắt, suốt một thời gian dài, đương sự nhiều lần khiếu nại đều bị chính quyền bác khiếu nại, kiện ra tòa án huyện cũng bị tòa án bác, kiện đến tòa án TP để phúc thẩm thì vị thẩm phán ở đó làm một hành động gần như là phối hợp với huyện lừa dân, các đoàn thể thì không một ai lên tiếng bênh vực.

Có thể nói tất cả đã dồn ông Vươn vào ngõ cụt, dẫn đến hành động phản kháng.

Cũng rất cần làm rõ là vụ cưỡng chế có chính danh hay không. Khi những người “thi hành công vụ” kéo đến cưỡng chế ở ngoài khu vực cưỡng chế thì có phải họ đang thi hành công vụ một cách chính danh không?

Tôi nghĩ, trong trường hợp của ông Vươn và một số thành viên trong gia đình, nếu có tội danh thì cũng chỉ là “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.

Chính quyền phải phục vụ dân

Theo GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, bài học lớn nhất rút ra từ vụ cưỡng chế, thu hồi đất sai luật ở Tiên Lãng là bài học lòng dân. Nói rõ hơn, chính sách phải phù hợp với lòng dân, quyền lợi của người dân.

Vì thế, phải xem lại chính sách đất đai vì để xảy ra hơn 70% các vụ khiếu kiện liên quan tới chính sách đất đai thì chứng tỏ chính sách đất đai có vấn đề.

Thứ hai, phải xem lại mối quan hệ giữa cán bộ cơ quan công quyền với người dân. Cán bộ là công bộc của dân, ăn lương từ tiền thuế của dân hay tiền khai thác tài nguyên, tức là tài sản của dân.

Vì thế, cán bộ phải ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình là phục vụ người dân chứ không phải cai trị dân.

Cán bộ chính quyền cơ sở chính là đại diện cho chế độ này để quan hệ với dân nên nếu để mất lòng dân, chính là làm ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ. Thứ ba, những người là đại biểu cho dân phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân bởi bảo vệ dân tức là bảo vệ và xây dựng chính quyền vững mạnh.

Phạm Dương thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tướng Thước: "Tại sao ông Thoại, ông Ca có trong đội ngũ này"?

Bài đăng trên Giáo dục Việt nam Thứ ba 14/02/2012 12:13

(GDVN) - Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, kế hoạch triển khai của Hải Phòng sau kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã gây nhiều sự hoài nghi.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 4, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 mới đây đã bày tỏ chính kiến về việc triển khai thực hiện của TP Hải Phòng sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ  trên Giáo dục Việt Nam.

BBT báo Giáo dục Việt Nam xin đăng nguyên văn bức thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

“Tôi hoan  nghênh Thành ủy và UBND Thành phố Hải Phòng đã khẩn trương triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Mong rằng Hải Phòng thực sự thực hiện nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết TW4 khóa 11 để trước hết nhanh chóng xóa vết đen đối với truyền thống của vùng đất lịch sử kiên cường, đồng thời mở cửa đột phá cho việc giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề đất đai trong cả nước.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thuhien/2012_02_14/doan_van_vuon_giaoduc.net.vn.jpg
Vụ cưỡng chế tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gây xôn xao dư luận trong suốt 2 tháng qua



Tuy nhiên, kết luận của Thành ủy và nhất là kế hoạch triển khai của Chủ tịch UBND sau khi công bố đã gây sự hoài nghi trong tổ chức thực hiện. Cụ thể là việc tổ chức Đoàn công tác để thanh tra, kiểm tra kết luận vụ việc.

Theo thông tin thì Đoàn công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đan Đức Hiệp làm trưởng đoàn; đồng chí Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng làm phó đoàn; đồng chí Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng là thành viên (Trong kế hoạch số 648/KH-UBND của UBND TP Hải Phòng, tổ công tác của thành phố đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP gồm những người đứng đầu các ngành có liên quan, như vậy trước hết là có Giám đốc công an TP).

Đồng chí Thoại và Ca là hai người trực tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế sai pháp luật, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng; sau khi xảy ra vụ việc lại có những tuyên bố hoàn toàn sai sự thật với tính chất cố né tránh trách nhiệm.

Hai người này thuộc diện phải xem xét trách nhiệm về mặt hành chính và pháp luật sao lại đưa vào tổ chức thanh tra, kiểm tra? Nếu vậy thì còn đâu là sự minh bạch được? Cho dù nếu sau sự việc trên, những người này đã thành khẩn nhận lỗi, nhận trách nhiệm thì cũng không thể đứng trong hàng ngũ tổ chức này được.

Chỉ việc ấy cũng đã gây sự hoài nghi đối với quyết tâm của Thành phố trong việc nghiêm túc sửa sai theo kết luận của Thủ tướng.

Tôi đề nghị thành phần trong tổ chức này phải là những người không dính dáng vào vụ này và không chịu một sức ép nào thì mới đảm bảo tính trung thực khách quan được.

Mặt khác, tôi đề nghị Thủ tướng, thanh tra Chính phủ , UBKT TW Đảng (về mặt Đảng) và các ngành TW liên quan cho kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết TW4 và kết luận của Chính phủ, bảo đảm có một kết luận chính xác, một quyết định thật nghiêm minh để lấy lại lòng tin của dân”.

Nguyễn Quốc Thước

(nguyên đại biểu Quốc hội)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sự thật về Thác Bản Giốc

MAI THÁI LĨNH

Kỳ 2 – TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO?

Dựa theo những tin tức do Đảng cộng sản Việt Nam công bố qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể tóm tắt quá trình xâm chiếm Thác Bản Giốc của phía Trung Quốc như sau:

Bước 1: Sửa bản đồ

“Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Namthành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong” [18].

Đó là một đoạn được trích từ bản “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, mémorandum) do Bộ Ngoại giao ViệtNam công bố vào năm 1979. Điều chưa được làm rõ là Trung Quốc đã “sửa ký hiệu” như thế nào? Cho đến nay đã trải qua hơn 30 năm, tài liệu này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Việc bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 bị Trung Quốc sửa chữa với ý đồ không tốt chính là lý do khiến cho phía Việt Nam lâu nay không dám công bố bản đồ của mình, hầu hết các bản đồ được công bố đều là bản đồ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: phía Việt Nam đã biết được hành vi “sửa bản đồ” này vào thời điểm nào và tại sao mãi đến năm 1979 mới công bố?

Bước 2: Thực hành việc lấn chiếm

Năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kế hoạch lấn chiếm mà họ đã chuẩn bị từ giữa thập niên 1950. Theo lời tố cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, “phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc”.

Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong 20 năm sau khi đã “sửa bản đồ” cho thấy kế hoạch xâm chiếm Thác Bản Giốc được chuẩn bị từ trước chứ không phải là hành động ngẫu nhiên.

Bước 3: Dời cột mốc 53

Để tăng cường thêm bằng chứng cho “hồ sơ pháp lý” nhằm hợp pháp hóa việc lấn chiếm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã dời cột mốc số 53 từ vị trí như ta đã thấy trên bản đồ đến một vị trí khác xa hơn về phía thượng lưu nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”, đúng như kế hoạch đã hoạch định từ giữa thập niên 1950. “Cột mốc biết đi” này chính là căn cứ để “hai bên đàm phán” xác định cột mốc mới 835 như chúng ta đã thấy ở phần trên, bởi vì hai cột mốc 53 cũ và 835 mới nằm sát cạnh nhau.
Thử so sánh bản đồ về đường biên giới mới và các cột mốc mới tại vùng này (ảnh 25) với bản đồ “ Trùng Khánh 6354-IV” năm 1979 do Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980 [19]. Mặc dù địa hình của cồn Pò Thoong và khu vực lân cận cũng như vùng đất phía tả ngạn ở hạ lưu của Thác Bản Giốc đã bị phía Trung Quốc làm biến đổi khá nhiều nhằm che giấu việc chiếm đất, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai đường biên giới mới và cũ. Cột mốc số 53 đã bị dời về phía tây-nam để tạo ra cột mốc mới 835 đối diện với cồn Pò Thoong. Vì thế, đường biên giới đáng lẽ chỉ trùng với trung tuyến của dòng sông ở hạ lưu thác lại đi ngang cồn Pò Thoong ở phía thượng lưu và sau đó chia cắt một nửa phần thác chính cho phía Trung Quốc.

Hơn thế nữa, về phía tây-bắc của Thác Bản Giốc, ở gần Bản Mom, cột mốc mới 831 cũng xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam một cách hết sức rõ ràng. Việc thay đổi cột mốc này giúp cho phía Trung Quốc chiếm gọn cao điểm 787 (Yao Tan Shan) trong khi đường biên giới cũ chia đôi ngọn núi này, mỗi bên một nửa.

Tóm lại, cột mốc 53 cũ không nằm đúng vị trí của nó, và việc dời cột mốc chỉ nhằm để hợp lý hóa cho việc chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc. Thế nhưng ông Lê Công Phụng lại hết sức nhiệt tình che đậy sự vi phạm trắng trợn này của “nước bạn” bằng cách khẳng định rằng “Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta”. Để củng cố cho lập luận của mình, ông ta còn biện bạch: “Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh – Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả”. Không rõ “người dân địa phương” nào lại dám khẳng định cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi?

Cũng theo lời ông Lê Công Phụng: “Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được”. Vì không có một nhân vật cấp cao nào trong Đảng đính chính lại lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu đây chính là quan điểm chung của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là ý kiến riêng của một cá nhân nào [20].
Có một điều mà các nhà lãnh đạo ViệtNamcố tình tránh né: đó là ý nghĩa của cồn Pò Thoong và bờ bắc của sông Quây Sơn xét về mặt quốc phòng. Không cần phải là chuyên gia về quân sự, chúng ta có thể thấy rõ: với việc lấn chiếm 3 phần 4 cồn Pò Thoong và toàn bộ phần đất ở tả ngạn – từ thượng lưu cho đến hạ lưu Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc chẳng những có được lợi thế từ trên cao mà còn có được một đầu cầu ngay phía trên thác (cồn Pò Thoong) để khi cần, có thể làm bàn đạp đưa quân từ phía hạ lưu nhằm tấn công vào bất cứ điểm nào trong vùng thung lũng dọc sông Quây Sơn (xem ảnh 28). Đó là chưa kể đến việc lấn chiếm cao điểm Yao Tan Shan (cao độ 787 m) giúp cho phía Trung Quốc có được một vị trí để có thể dùng pháo binh khống chế vùng thung lũng này từ phía tây-bắc.
Bước 4: Hợp pháp hóa hành vi lấn chiếm

Như trên đã dẫn chứng, trong thực tế quân Trung Quốc đã chiếm đóng cồn Pò Thoong kể từ năm 1976. Vì vậy việc đàm phán suy cho cùng chỉ xoay quanh vấn đề: Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng toàn bộ cồn Pò Thoong hay trả lại chút ít cho phía ViệtNam?

Tương tự như trường hợp ở Ải Nam Quan, nơi đây họ đã trả lại một phần: thay vì lấy tất cả cồn Pò Thoong, họ trả lại cho Việt Nam 1 phần 4; thay vì lấy “phần lớn” thác chính thì lấy một nửa thác chính. Các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo xem ra có phần khôn ngoan hơn cha ông của họ: làm ra vẻ nhún nhường, nhân nhượng để có tiếng là “ôn hòa”, nhưng vẫn thực hiện được mục đích “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”.

Đường biên giới mới được hoạch định theo thế có lợi cho phía Trung Quốc đã được hiện đại hóa bằng một loạt các cột mốc dày đặc, được định vị bằng các kỹ thuật hiện đại. Điều này sẽ khiến cho các thế hệ người Việt Nam trong tương lai gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc đòi lại các phần đất đã bị chiếm đóng – nhất là khi “ván đã đóng thuyền” bởi hiệp ước 1999.

Cùng với Ải Nam Quan, trường hợp của Thác Bản Giốc cho thấy trong việc đàm phán về biên giới, phía Việt Nam đã nhượng bộ cho phía Trung Quốc đến mức cao nhất, phá bỏ hoàn toàn các nguyên tắc mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra trước đó trong bản bị vong lục năm 1979.

Bước 5: Thác Bản Giốc biến thành Thác Đức Thiên
Không rõ khi vạch kế hoạch chiếm một phần Thác Bản Giốc, các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai có nhắm đến mục tiêu kinh tế – du lịch hay không? Nhưng vào đầu thế kỷ 21, vài thập niên sau khi tiến hành đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình vạch ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiên phải nghĩ ngay đến việc kinh doanh du lịch để góp phần phát triển kinh tế cho Tỉnh Quảng Tây, một vùng đất kinh tế còn kém phát triển [21] nhưng lại là địa bàn chủ yếu của dân tộc Choang – dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc hiện nay [22].

Ngay sau khi ký hiệp định 1999, phía Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch đưa Thác Bản Giốc vào khai thác du lịch chứ không chờ giải quyết trọn vẹn việc cắm mốc ở vùng này. Ngay từ năm 2003, họ đã bắt đầu xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng như khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đình, nhà nổi… bên bờ Bắc.

Mặt khác, để cắt đứt mối quan hệ xa xưa, xóa dấu vết của cuộc xâm chiếm bẩn thỉu, nhằm tô son trát phấn cho một lịch sử mới chỉ gồm toàn những yếu tố “hữu nghị, anh em”, họ đặt cho thác nước một cái tên mới: 德天 (Detian, Đức Thiên). Ngày nay, chỉ cần lên mạng Internet, dùng một công cụ tìm kiếm nào đó như Google hay Yahoo, chúng ta có thể thấy vô số bài viết của các du khách nước ngoài về “Detian Falls” hay “Detian Waterfall” (Thác Đức Thiên), được coi là thác nước biên giới lớn thứ tư trên thế giới sau các thác nước Iguazu (Argentina-Brazil), Victoria (Zambia-Zimbabwe) và Niagara (Hoa Kỳ-Canada), và là thác nước xuyên quốc gia lớn thứ nhất ở châu Á [23].
Khi đặt tên mới cho Thác Bản Giốc, vẽ lại đường biên giới mới tại vùng này, các nhà lãnh đạo của Trung Hoa cộng sản hy vọng sẽ xóa sạch các vết tích đường biên giới cũ, để vài mươi năm nữa, các thế hệ trẻ người Việt cũng như người Hoa không còn nhớ gì đến quá trình xâm lược của một cường quốc chuyên thi hành chính sách đạo tặc đối với các quốc gia lân bang – nhất là các quốc gia nhỏ bé mà ngày xưa các hoàng đế Trung Hoa vẫn thường coi là “phiên thuộc”.

.......(Còn tiếp)

Lúc nào cũng tin, nhờ thằng khốn nạn
Có ngày chết chẳng còn đất mà chôn !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sự thật về Thác Bản Giốc

(Tiếp theo)

Thay lời kết:

Mặc dù sự thật đã dần dần được bộc lộ theo thời gian, nhưng câu chuyện về Thác Bản Giốc chưa hẳn đã đến hồi kết thúc. Vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ, nhiều câu hỏi cần được giải đáp:

1) Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc; [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960; [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?

2) Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong và Thác Bản Giốc không phải là hành động ngẫu nhiên, cũng không phải là chủ trương của một cá nhân hay một phe phái nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Kế hoạch này đã được chuẩn bị ngay từ những năm 1955-56, nghĩa là vào lúc quan hệ Việt-Trung được coi là “hữu hảo”, và được thực hiện từng bước qua từng giai đoạn như đã trình bày ở phần trên. Điều này cho thấy đây là chủ trương chung của Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ lãnh đạo.

Nhưng Thác Bản Giốc không phải là trường hợp duy nhất. Căn cứ vào bản sơ đồ in ở trang 8 cuốn bị vong lục (giác thư) năm 1979, chúng ta được biết Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan chỉ là 2 trong số 12 trường hợp lấn chiếm điển hình. Nếu tính tất cả các vi phạm lớn nhỏ, tính từ 1949 đến 1979 phía Trung Quốc (tức Trung Hoa cộng sản) đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung [24]. Như vậy không thể nói là quan hệ Việt-Trung chỉ xấu đi trong giai đoạn 1979-1989. Ngay từ giữa thập niên 1950, nghĩa là giữa lúc tình cảm cộng sản Việt-Trung còn nồng thắm, đã bắt đầu hình thành những mầm mống xấu, những âm mưu đen tối. Tương tự như thế, trong vấn đề lãnh hải, ngay khi công bố “hải phận 12 hải lý” vào năm 1958, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nuôi dưỡng những mưu đồ quỷ quyệt. Ngay tại điều 4 của Bản tuyên bố, họ đã ghi rõ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đó chính là sự chuẩn bị cho việc hải quân Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và chiếm đảo Đá Gạc Ma  (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988.

Vấn đề đặt ra là: trước một chính sách xâm lược nhất quán như thế, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), coi đó như những nguyên tắc căn bản chi phối toàn bộ đường lối ngoại giao giữa hai quốc gia?

Có thể nói khi chấp nhận một chính sách đối ngoại như thế, Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của Đảng cao hơn quyền lợi của Tổ quốc, đã hy sinh quyền lợi của quốc gia – dân tộc để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Thử hỏi: với tình hình thực tế đó, làm sao nhân dân có thể tiếp tục tin tưởng vào “sự lãnh đạo của Đảng” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông – nơi mà hàng ngày hàng giờ các thế lực dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa cộng sản đang lăm le tiếp tục thực hiện kế hoạch xâm lược mà họ đã chuẩn bị công phu từ hơn nửa thế kỷ?

3) Quá trình xâm lấn đường biên giới Việt-Trung đã diễn ra từ rất lâu, nhưng mãi đến ngày 15.3.1979, nghĩa là gần một tháng sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, người dân mới biết được phần nào sự thật thông qua bản “bị vong lục” do Bộ Ngoại giao công bố. Từ thời điểm đó cho đến nay, ngoài những chi tiết được công bố trong cuốn sách, nhân dân không được biết thêm điều gì khác. Không có công trình nghiên cứu mang tính độc lập nào để người dân có thể có thể so sánh, đối chiếu.

Thật ra, có một số công trình nghiên cứu có thể giúp người dân tìm hiểu vấn đề, nhưng những công trình này thường bị xếp vào ngăn kéo, không được công bố rộng rãi. Vào năm 1996, khi cộng tác với nhà xuất bản Thuận Hóa để tái bản cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, Viện Sử học đã viết trong Lời dẫn như sau: “Năm 1975 tác giả có bổ sung và sửa chữa bản in lần thứ nhất, với ý định tái bản ở miền Nam. Sau khi xem lại tác giả đã bỏ chương nói về biên giới Việt Nam qua các đời vì thấy tài liệu chưa được đầy đủ. (…) Trong lần tái bản này, chúng tôi đã thực hiện theo di cảo của tác giả lưu lại sau khi qua đời” (sđd, tr. 15). Việc lược bỏ chương về biên giới ấy là ý muốn thật của tác giả hay vì một áp lực nào khác? Đối chiếu với “sự quên lãng” được dành cho những trận chiến đẫm máu trong suốt thập niên 1980 như trận chiến tại dải đồi Núi Đất (Lão Sơn) ở Hà Giang năm 1984, cuộc xâm chiếm đảo Đá Gạc-Ma ở Trường Sa năm 1988, v.v. chúng ta có quyền hoài nghi tính chất tự nguyện của việc lược bỏ này.
Mãi cho đến ngày nay, hơn một thập niên sau ngày “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” được ký kết (30-12-1999), thông tin về đường biên giới Việt-Trung vẫn là cái gì rất mờ mịt. Mặc dù người dân có thể truy cập vào Internet để xem hình ảnh vệ tinh của khu vực giáp giới giữa hai quốc gia, nhưng vẫn không thể nào xác định được đường biên giới mới một cách chính xác. Ngay cả khi truy cập vào Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ hay trang mạng của Ủy ban Biên giới Quốc gia, người ta cũng chỉ có thể tìm ra một thứ “bản đồ” mù mờ và kém chính xác như tấm “sơ đồ” xã Đàm Thủy đăng kèm theo đây (ảnh 31) [25].

Trong khi nhiều vị trí hiểm yếu ở vùng biên giới Việt-Trung đã trở thành “chợ trời biên giới” (ví dụ: cửa khẩu Tân Thanh), trong khi hai bên đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của các “khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” thì bản đồ chi tiết về vùng biên giới Việt-Trung vẫn còn là “bí mật quốc gia”, thông tin về vùng này vẫn là thông tin một chiều, mù mờ và không có giá trị khoa học. Người ta có cảm tưởng các cấp có thẩm quyền vẫn tìm cách che giấu, không muốn cho ngýời dân hiểu biết rõ ràng, cụ thể về tình hình đường biên giới mới. Việc vội vã nhổ bỏ các cột mốc cũ để đưa vào “viện bảo tàng” lại càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đó.

Câu hỏi đặt ra là: trong tình trạng bưng bít, che giấu thông tin như thế, giới trí thức – nhất là các nhà khoa học nhân văn, phải làm gì để có thể bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia? Trông chờ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thành tâm thiện ý “nhìn thẳng vào sự thật” để thực hiện một đường lối cởi mở hơn? Tha thiết “cầu xin” nhà cầm quyền gia ân ban phát một “không gian tự do có giới hạn” để trí thức có thể góp ý hay phản biện? Hay trí thức phải noi gương cụ Phan Châu Trinh và các sĩ phu của Phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ trước bằng cách tự mình vạch đường đi, nghĩa là mạnh dạn đảm nhận vai trò tiên phong trong công cuộc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí bằng cách phá vỡ ách nô lệ tinh thần đã bao trùm đời sống tinh thần của cả nước ta từ gần nửa thế kỷ nay?

Có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ lịch sử: tự do có được bằng sự gia ân chỉ có thể là một thứ tự do bị kiểm soát, chân lý có được bằng sự thỏa hiệp chỉ là chân lý nửa vời hay một nửa của sự thật. Mà trong lĩnh vực khoa học thì tự do bị khống chế hay một nửa – sự thật chỉ có thể đem lại một thứ khoa học giả hiệu, một thứ khoa học hào nhoáng nhưng phù phiếm với những huy chương và phẩm hàm tuy bề ngoài rất “hoành tráng” và hấp dẫn, nhưng không thể trường tồn qua thời gian và hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên bình diện lợi ích của toàn dân tộc. Bài học của học thuyết Lysenko (Lysenkoism) đã từng ngự trị trong ngành sinh học Liên Xô từ cuối thập niên 1920 cho đến tận năm 1964 trước khi bị vứt vào thùng rác của lịch sử, là một ví dụ cực kỳ sinh động của thứ khoa học thừa nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị trong một chế độ độc tài toàn trị.

Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012,

M.T.L.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chaochang

Bài trích trong Bầu bạn góp cổ phần trang Trần Nhương.com Website :trannhuong.com - trannhuong.net -
                 trannhuong.vn - trannhuong.com.vn

PHỎNG VẤN MỘT CON CHÓ
Võ Tác Quái



PV- Này chó! Được đào tạo nghiệp vụ hẳn hoi, khi được trở thành kẻ thi hành công vụ, chó thấy thế nào?
CHÓ- Rất vinh dự, được thoải mái cắn xé mà không bị ai ngăn trở.
PV- Sau cuộc "chiến đấu" thể nào cũng có phần ăn?
CHÓ- Thì vưỡn!
PV- Cho nên nhất nhất cứ làm theo lệnh.
CHÓ- Thì vưỡn!
PV- Sách có câu "Tướng có nhân quân không làm ác. Tướng có dũng quân không nhút nhát. Tướng có trung quân không hai lòng. Tướng có chí quân không chểnh mảng"
CHÓ- Thì vưỡn! Gâu gâu!
PV- Chó có biết luật không?
CHÓ- Biết thế chó nào được! Luật độc tài ban hành loạn xạ, thành một thứ rác rưởi bỏ trong ngăn kéo, lúc cần lại lôi ra một vài điều khoản để bảo vệ cái ác, bảo vệ cái xấu...
PV- Đúng là cách trả lời của chó. Xin hỏi nhỏ, loại chó nào ham ăn...c...?
CHÓ- Loại chó được thả tự do, không được nuôi dạy tử tế và chắc chắn là...không theo luật.
PV- Nếu được đề đạt nguyện vọng, chó sẽ nói gì?
CHÓ- Xin chỉ được cắn vào cái ác để xứng đáng với câu "khuyển mã chi tình"
PV- Đã trót cắn vào người hiền, vào cái tốt... có xin lỗi, từ chức và sửa chữa không?
CHÓ- Đây không có văn hóa xin lỗi, văn hóa từ chức nhá. Đừng có mơ!
PV- Thế gây ra oan sai có bồi thường thích đáng không?
CHÓ- Có luật đấy, nhưng bồi thường ra cái chó gì, được chăng hay chớ, không nhận thì thôi. Hãy đợi đấy! Khi đã gây hậu quả nghiêm trọng rồi, đình chỉ vụ án, phủi tay, đánh bài lờ, quên tuốt tuồn tuột.
PV- Người bị oan sai mất hết của cải, tài sản rồi thành con kiến kiện...củ khoai?
CHÓ- Thì vưỡn!!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Online Thứ Năm, 16/02/2012, 10:51 (GMT+7)

TT - Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=548098
Nhân viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết tử của gia đình ông Mười Chức
năm 1928 được tái hiện qua mô hình - Ảnh: Chí Quốc



Họ là ba người của ba thế hệ: cụ Hai Long (83 tuổi), ông Lư Đình Một (45 tuổi, con rể cụ Hai Long) và em Lư Thanh Huệ (học sinh, 13 tuổi, con gái ông Một) ở thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai.

“Ngày 16-2 là lễ giỗ của những người nông dân đã dám đứng lên chống áp bức bất công giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Dù không quen biết nhưng năm nào cha con, ông cháu tôi có bận cách mấy cũng đến bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc tiền nhân” - cụ Hai Long tâm sự.

Ngày đẫm máu và “phiên tòa nhân ái”

Ông Nguyễn Minh Chánh kể: “Năm 2004, khi tôi đang là tổng biên tập báo Bạc Liêu, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau khi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Liễu (em gái ông Mười Chức) đã gọi tôi ra dặn dò riêng: “Chú ráng lo cho gia đình bà Liễu. Bà còn khó khăn lắm”. Sau bận đó bà Liễu đã được trợ cấp 600.000 đồng/tháng. Hai năm sau bà Liễu qua đời, thọ 96 tuổi”.

Không chỉ có ba thế hệ trong gia đình cụ Hai Long, hôm nay tròn 84 năm ngày xảy ra vụ án bi thảm Đồng Nọc Nạng, ngọn lửa vùng lên đấu tranh giành lấy nguồn sống, giành lấy thành quả lao động từ mồ hôi nước mắt của người nông dân thời thuộc Pháp vẫn cháy mãi trong lòng người dân Bạc Liêu.

Bà Nguyễn Thị Lựa (53 tuổi, thế hệ thứ ba của những người nông dân đã làm nên sự kiện Đồng Nọc Nạng) bồi hồi kể lại câu chuyện mà bà đã nghe được từ chính người bà cô của mình là Nguyễn Thị Liễu (em thứ 12 của ông Mười Chức)...

Cách nay hơn trăm năm, vùng đất Phong Thạnh A vẫn còn hoang vu, hùm beo, rắn rết đầy rẫy. Những lưu dân hiếm hoi vào đây khai khẩn phải chặt cây tràm, cây đước làm nọc cắm xuống sình lầy rồi gác nạng lên để quây chòi ở tạm tránh dã thú tấn công. Địa danh Nọc Nạng ra đời từ đó.

Trong số những người dân tới đây khai hoang lập nghiệp đầu tiên đó có cụ tổ của bà là thân sinh ra hương chánh Nguyễn Thành Luông. Đến năm 1908, cha ông Luông mất, để lại cho các con khoảng 4ha đất. Anh em ông Luông cùng chung sức kế tục công cuộc khai hoang...

Tổng hợp nguồn tư liệu do những thế hệ con cháu kể lại, người ta biết rằng đến năm 1913, tổng diện tích đất khai hoang của hương chánh Nguyễn Thành Luông đã lên tới 73ha. Để xác lập chủ quyền, anh em ông Luông đã mời Viện trắc địa đến đo vẽ và được cấp bản đồ thửa. Hương chánh Luông qua đời, con trai cả là Nguyễn Văn Toại thừa kế chủ quyền.

Sự việc bi thảm khởi nguồn vào năm 1917, khi một Hoa kiều giàu có ở Bạc Liêu là Bang Tắc (còn có tên là Mã Ngân) vì lòng tham đã đứng ra mua lại phần đất giáp ranh ông Toại do bà Nguyễn Thị Dương đứng bán, nhưng trong giấy tờ mua bán đã gian lận ghi trùm luôn đất của ông Toại. Tranh chấp nổ ra. Qua nhiều cấp phân xử, do Bang Tắc đút lót cho nhà chức trách nên phần thua thiệt luôn về gia đình ông Toại.

Đỉnh điểm của bi kịch xảy ra ngày 16-2-1928, khi hai viên cò Pháp là Bauzou và Tournier cùng nhiều lính mã tà từ Bạc Liêu đến tịch thu lúa gia đình ông Toại vừa thu hoạch.

Trước sự cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của gia đình, anh em nhà ông Toại đã chống trả kịch liệt và hậu quả là bốn người em ông Toại là ông Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ ông Mười Chức) đang mang thai đã tử thương.

Về phía những người “cưỡng chế”, cò Tournier bị Mười Chức đâm thủng bụng khi y nã đạn vào ông, và viên cò đã chết sau đó.

Tòa đại hình Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đã tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài Gòn lúc đó là: “Tòa vào phòng để thảo luận bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn. Người đàn bà cao tuổi (vợ hương chánh Nguyễn Thành Luông) đứng lên từ hàng ghế ngồi mà bà đã ngồi từ thứ sáu để cảm ơn luật sư và các vị quan tòa người Pháp. Đôi mắt gần như mù lòa của bà ràn rụa nước mắt vì vui sướng. Những quy tắc ngặt nghèo về trật tự của tòa được bỏ qua, một đám đông dân chúng tràn vào phòng xử án trước sự ngạc nhiên của những người giữ trật tự”.

Những nông dân bị giam giữ trong vụ việc được trả tự do, mọi sự khiếu nại của nguyên đơn được đáp ứng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=548099
Hình ảnh những người đã tham gia trận quyết tử với người Pháp năm 1928
được lưu giữ tại khu di tích Nọc Nạng - Ảnh: Chí Quốc



Phá án nhờ báo chí

Ông Nguyễn Minh Chánh, chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu, tâm sự: “Vụ án Đồng Nọc Nạng được đưa ra ánh sáng có công rất lớn của báo chí thời ấy, mà vai trò lớn nhất là của nhà báo Lê Trung Nghĩa”.

Ông Nghĩa sinh tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn. Đi dạy ba năm, ông bất mãn chế độ cai trị của Pháp và chuyển sang viết báo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông cộng tác với Đông Pháp thời báo, Diễn đàn Đông Dương, Đuốc Nhà Nam...

Khi xảy ra vụ án Đồng Nọc Nạng, ông Lê Trung Nghĩa đã về Bạc Liêu gặp gỡ các nhân chứng và có nhiều bài điều tra đăng trên các báo này, gây sự chú ý mạnh mẽ của công chúng và giới chức chính quyền.

Cách đây hơn hai năm, ông Nguyễn Minh Chánh cùng ông Nguyễn Trung Kiên (nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Bạc Liêu) trong quá trình tìm hiểu, bổ sung tư liệu về vụ án Đồng Nọc Nạng, đã may mắn được gặp bà Lê Liễu Sương (cháu gọi nhà báo Lê Trung Nghĩa là bác) cung cấp nhiều tư liệu quan trọng bằng tiếng Pháp được lưu trữ tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, trong đó có bài báo của ông Lê Trung Nghĩa tường thuật lại diễn biến phiên tòa xét xử vụ án do Tòa đại hình Cần Thơ tiến hành (đăng trên Diễn đàn Đông Dương, ra ngày 20-8-1928).

Các nguồn tin cũng nói rằng chính nhà báo Lê Trung Nghĩa đã tác động tới các luật sư để những người này hiểu rõ bản chất vụ việc và đứng ra bênh vực cho những người nông dân thấp cổ bé họng.

Kỷ niệm 84 năm sự kiện Đồng Nọc Nạng

Hôm nay (16-2), ban tổ chức lễ hội huyện Giá Rai long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 84 năm ngày xảy ra sự kiện Đồng Nọc Nạng (16-2-1928 - 16-2-2012).

Tại khu di tích lịch sử Nọc Nạng sẽ có các trò chơi dân gian như kéo co, thả diều, gánh nước về làng, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tứ hùng và các hoạt động ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của nông dân Giá Rai nói riêng, nông dân Bạc Liêu nói chung, góp phần giáo dục truyền thống và lòng yêu quê hương, đất nước của nhân dân và thế hệ trẻ.


NGỌC TRÂN


TẤN ĐỨC - CHÍ QUỐC - MINH QUỐC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có thể nói, tình thế hiện nay thúc đẩy sự mong muốn của cộng đồng thế giới trước sự "trỗi dậy” đầy đe dọa của Trung Quốc là cần thiết xuất hiện một Việt Nam mạnh mẽ, trở thành một quốc gia cầu nối có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển. Đồng thời, khi trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng thế giới, Việt Nam mới có thể trở thành đối tác được tôn trọng và bình đẳng của Trung Quốc.

Trích bài Sức mạnh mềm của Việt Nam trên Đại Đoàn Kết 13/02/2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hãy xử sự vì lợi ích xã hội

Bài đăng trên VOV Online 5:58 PM, 16/02/2012

(VOV) - Vấn đề mà bài báo này muốn đề cập là các quan chức có thẩm quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trực tiếp liên quan đã nhìn nhận và xử sự ra sao trong hai vụ việc đáng tiếc này?

Hai vụ việc được dư luận cả nước quan tâm một cách chính đáng và sâu sắc, tốn nhiều giấy mực nhất trong gần 4 năm trở lại đây, chính là vụ án Nông trường Sông Hậu (Công an thành phố Cần Thơ khởi tố ngày 14/4/2008) và vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng (nổ ra ngày 5/1/2012). Cũng ngẫu nhiên, kết luận đúng, sai về hai vụ việc nổi cộm này lại diễn ra cùng một thời điểm.

Ngày 9/2/2012, Đảng ủy khối Doanh nghiệp - Thành ủy Cần Thơ tổ chức công bố và trao Quyết định phục hồi sinh hoạt Đảng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu (trước đó, ngày 17/1/2012 VKSND TP. Cần Thơ Quyết định đình chỉ vụ án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Trần Ngọc Sương về “tội lập quỹ trái phép”.

Đúng một ngày sau, ngày 10/2/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp xem xét, kết luận về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Kết luận của Thủ tướng chỉ rõ quyết định giao đất, thu hồi đất, quyết định cưỡng chế của huyện Tiên Lãng Hải Phòng, đối với ông Đoàn Văn Vươn đều sai với các qui định của pháp luật; việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất có nhiều sai sót, lãnh đạo địa phương chỉ đạo phá nhà ông Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần  khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh; yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của huyện Tiên Lãng và làm thủ tục cho ông Vươn sử dụng đất theo qui định của pháp luật…

Đã có cả nghìn bài báo và phát biểu của các đồng chí nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các luật sư, các chuyên gia nêu rõ chính kiến, phân tích, đánh giá, mổ xẻ hai vụ việc trên ở mọi khía cạnh và hệ lụy sâu xa của nó.

Vấn đề mà bài báo này muốn đề cập ở đây là, các quan chức có thẩm quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trực tiếp liên quan đã nhìn nhận và xử sự ra sao trong hai vụ việc đáng tiếc đó? Trong công cuộc đổi mới chưa từng có tiền lệ của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cần có thái độ nhìn nhận và xử sự như thế nào để khuyến khích và “bảo hiểm” cho những con người dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân trên mặt trận kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình mình, cho xã hội và cho đất nước?

Điều trớ trêu, ngậm ngùi và chua xót là cả nữ Anh hùng lao động hiếm hoi của ngành nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới Trần Ngọc Sương và người nông dân khai hoang lấn biển Đoàn Văn Vươn đều bị nhìn nhận, xử sự như với một tội phạm.


Bà Trần Ngọc Sương bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ròng rã gần 4 năm trời. Nông dân Đoàn Văn Vươn bị đối xử như người phạm tội khi chính quyền tổ chức cuộc cưỡng chế thu hồi đất đã sai trái lại mang tính trấn áp gia đình ông.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/laithin/20120216/song%20hau1.jpg
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đến thăm Nông trường Sông Hậu tháng 1/1996 (Ảnh: TL)



Họ có đáng bị đối xử như thế không, có được phép đối xử với họ như thế không? Xin thưa là không. Điều 8, Khoản 1, Bộ luật hình sự Việt Nam đã qui định rõ: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự…”. Khoản 4 của điều này còn qui đinh rõ thêm: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Điều đó thể hiện tính nghiêm minh nhưng nhân văn sâu sắc của pháp chế XHCN của Đảng và Nhà nước ta.

Bà Trần Ngọc Sương bị khởi tố, truy tố, xét xử, tuyên án 8 năm tù giam (cả án sơ thẩm và phúc thẩm) vì “tội lập quỹ trái phép”. Cho dù cơ quan luật pháp địa phương cứ khăng khăng tự bảo vệ mình khi tuyên bố việc khởi tố không sai, thì vẫn có thể khẳng định ngay rằng quỹ công đoàn do Anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng (cha bà Ba Sương) lập ra không hề gây nguy hiểm gì cho xã hội, trái lại  nó còn mang lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội mà người thụ hưởng chính là bà con lao động của Nông trường.

Quỹ lập ra để thu hút các thầy cô giáo yên tâm về nông trường dạy học, trợ giúp các gia đình khó khăn, chi cho cán bộ nhân viên bị đau ốm, chi cho việc xây dựng nhà tình thương, ăn trưa, tang ma, cưới hỏi, chi cho các hội đoàn, các cơ quan hành chính từ xã, huyện đến tỉnh khi có lời đề nghị trợ giúp.

Đấy là chưa kể không biết cơ man nào là các đoàn tham quan, nghiên cứu từ tỉnh đến Trung ương viếng thăm nông trường. Những khoản chi đó không thể xuất từ ngân sách nông trường vì đó là tiền Nhà nước, tài chính không cho phép. Phải chi từ quỹ công đoàn vì đó là tiền làm ngoài kế hoạch của nông trường, ở đây chủ yếu là tiền thu được do sáng kiến trồng bạch đàn dọc các kênh mương.

Rõ ràng là Nhà nước không mất gì ở đây. Đó là tiền làm ngoài kế hoạch của bà con nông trường. Bà Ba Sương không phải là người lập ra mà chỉ là người kế tục quỹ đó. Nay trong chi tiêu khó tránh khỏi vi phạm những qui định về tài chính, nếu kiểm tra phát hiện thì thu hồi, xử lý, nó có gây nguy hiểm gì cho xã hội đâu mà coi là tội phạm, mà khởi tố, mà truy tố, xét xử.

Rất may là sau gần 4 năm ròng rã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự, vụ việc lại quay về điểm xuất phát ban đầu: Bà Ba Sương không phải là tội phạm, bà được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và được phục hồi sinh hoạt Đảng.

Còn với nông dân Đoàn Văn Vươn thì sao? Nếu như cha con bà Ba Sương và bà con nông dân Sông Hậu đã bỏ biết bao tâm trí, công sức, mồ hôi và cả máu để biến vùng đất hoang hóa, sình lầy thành một nông trường trù phú rộng lớn, giúp bao cảnh đời nghèo khó vươn lên có cuộc sống sung túc ngày hôm nay, thì nông dân Đoàn Văn Vươn nghe theo lời Đảng gọi đã dấn thân vào công cuộc khai hoang lấn biển (ông Vươn là kỹ sư nông nghiệp từng có thời gian trong quân ngũ), đã biến một vùng đất bồi hoang hóa thành một vùng đất nông nghiệp đầy giá trị.

Vùng đất ấy, đầm tôm ấy chẳng những không gây nguy hiểm gì cho xã hội mà ngược lại, chỉ có lợi. 40 ha chứ giả dụ nhiều hơn nữa thì đã làm sao, nhất là trong tình hình đất nông nghiệp ngày một thu hẹp vì quá trình đô thị hóa, vì sự mở mang của các khu công nghiệp và cả sự xuất hiện “chóng mặt” của các sân golf, và lại nữa, chúng ta đang khuyến khích việc tích tụ dồn điền đổi thửa.

Khoan hãy nói quyết định thu hồi đất đúng hay sai (mà ở đây Kết luận của Thủ tướng chỉ rõ là sai), thì thử hỏi vì sao chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng lại xử sự với Đoàn Văn Vươn như với một người phạm tội khi tiến hành một vụ cưỡng chế sai pháp luật rồi sau đó ra lệnh phá tan tành nhà ông Vươn? Hành động đó đã đẩy người dân đến bước đường cùng khiến họ manh động chống lại, phạm tội rồi bị bỏ tù. Dư luận không thể không suy đoán rằng, đằng sau hai vụ án này có chuyện đất cát, có chuyện cá nhân?

Dù khe khắt đến mấy cũng không thể không thừa nhận rằng, những cống hiến của bà Ba Sương và thành quả lao động khai hoang lấn biển của nông dân Đoàn Văn Vươn đã mang lại những lợi ích xã hội đáng ngưỡng mộ.

Người ta nhiều khi không cần làm, chỉ cần bán ý tưởng thôi đã có thể thành tỷ phú. Ở đây không chỉ đơn thuần là ý tưởng, mà bà Ba Sương cùng với cha mình đã cống hiến cho đất nước một điển hình bằng xương bằng thịt trong thực tế về con đường đi lên ấm no và hội nhập của nông thôn mới trong chặng đường CNH - HĐH đất nước.

Trong lúc nạn tham nhũng đang nhức nhối, khắp nơi có những kẻ cơ hội chạy chức chạy quyền, không chịu làm việc, chỉ dành thời gian cho những mưu toan đấu đá làm rối ren cuộc sống thì phẩm chất lao động hết mình của bà Ba Sương và nông dân Đoàn Văn Vươn càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Đành rằng cuộc đời có nhiều việc phải làm, nhưng trước hết phải làm việc đã. Gia sản của người nữ Giám đốc Anh hùng lao động Nông trường Sông Hậu và người nông dân khai hoang lấn biển Đoàn Văn Vươn chính là sức lao động và niềm say mê công việc. Sự sinh tồn cuộc sống cá nhân một con người, một gia đình, một tập thể cũng như sự phát triển đi lên của một xã hội cần trước hết phẩm chất đó.

Bởi lẽ, như một câu danh ngôn quen thuộc: “Ngay cả những lời lẽ tốt đẹp nhất cũng có đưa con người ta lên thiên đàng được đâu”. Vậy thì, cho dù họ có thể có những sai phạm về thủ tục, qui định hành chính, nhưng tại sao lại nhìn nhận, cư xử với họ - ở đây là bà Ba Sương và nông dân Đoàn Văn Vươn, những con người không gây nguy hiểm gì cho xã hội mà chỉ làm lợi cho xã hội - như là tội phạm?

Quá phẫn uất vì thành qủa lao động bị tước đoạt trắng trợn, mọi lời kêu cứu đều rơi vào tuyệt vọng, bản án phân xử khiếu kiện tòa dành cho mình thì bất công, nông dân Đoàn Văn Vươn đã nổ súng phản kháng cuộc cưỡng chế sai trái. Tiếng súng Đoàn Văn Vươn gây chấn động xã hội.

Việc nổ súng là sai trái, là tự sát, là đẩy mình vào vòng tù tội. Nhưng dám xét đến cùng thì tiếng súng ấy đã để lại nỗi đau xót và sự cảm thông, để lại không ít những nghĩ suy cho xã hội, nó thức tỉnh chúng ta cách nghĩ cách làm mới, nó thôi thúc ta phải hành động cải biến, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trên mặt trận kinh tế để cuộc sống bớt đi và để rồi không còn những cảnh ngộ đau thương, đáng tiếc tương tự.

Trong hoàn cảnh kinh tế của ta, cơ chế và quy phạm cũ vẫn còn nặng nề, cơ chế và quy phạm mới đang được xây dựng và chưa thật hoàn chỉnh để đủ sức minh bạch và thắng hẳn cái cũ. Trong bối cảnh ấy, người làm cán bộ quản lý kinh tế cũng như những người dân dám dấn thân khai phá làm giàu đã khó khăn lắm rồi khi làm phận sự của mình.

Nếu cơ quan công quyền, đặc biệt cơ quan bảo vệ luật pháp không thấy hết điều đó, không vì lợi ích phát triển của xã hội mà cứ nhăm nhăm bắt bẻ, buộc tội, hễ có sai phạm dù không gây nguy hiểm gì cho xã hội cũng lập tức đẩy sang tội phạm, cư xử như đối với người phạm tội thì người làm kinh tế chỉ có nước bó tay chịu chết.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vụ tự sát bi thảm vì quá phẫn uất trước kết quả thanh tra sai trái gây chấn động dư luận xã hội của Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp rượu bia I Hà Nội Trần Xuân Hợi, ngay trong những năm tháng khai phá đầu tiên của công cuộc đổi mới. Không ít người, kể cả bà Ba Sương cũng đã từng nghĩ đến cái chết.

Không chồng, không con, không nhà cửa, không một tài sản giá trị, suốt gần 4 năm bầm dập trong vòng tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hủy án, điều tra, xét xử lại từ đầu...) bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, “Người phụ nữ ấn tượng Châu Á - Thái Bình Dương” có một lời tâm sự và lời nhắn gửi buốt lòng: “Tôi định tự sát lâu rồi, nhưng nhiều đồng chí lão thành khuyên tôi phải sống để tìm ra sự thật. Bây giờ còn sống ngày nào, tôi còn đấu tranh để làm rõ ra chân lý”.

Và sau gần 4 năm ròng rã đấu tranh, chân lý đã đến với bà Ba Sương. Đúng là công lý không mù lòa, nhưng không phải bao giờ công lý cũng đi đường thẳng.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/laithin/20120216/20120113151551_a1.jpg
Khu đầm lấn biển của ông Đoàn Văn Vươn (Ảnh: KT)



Còn đối với vụ Đoàn Văn Vươn, cho đến nay khi đã có kết luận của Thủ tướng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi, đúng sai đã rõ, nhưng những người có lương tâm và trách nhiệm vẫn tiếp tục lên tiếng phân tích sâu thêm nhiều khía cạnh của vụ việc cũng như kiến nghị những vấn đề mới.

Chỉ nguyên một hiện tượng đó thôi cũng đủ thấy, sự kiện Đoàn Văn Vươn đâu phải của riêng người nông dân trí thức từng tham gia quân ngũ này. Nó đặt ra những vấn đề liên quan mật thiết đến đất đai, đến nông dân, đến bộ máy công quyền, đến các công bộc của dân, đến công cuộc chỉnh đốn Đảng, đến hiện tình kinh tế - xã hội lúc này của đất nước.

Điều đó khiến nhiều người quan tâm theo dõi, trăn trở, đòi hỏi phải làm sáng tỏ hơn nữa, phải giải quyết rốt ráo, triệt để hơn nữa để rút ra những điều cần thiết nhằm phòng ngừa một cách cơ bản hơn những vụ việc tương tự trong tương lai. Bởi trong thực tế không phải chỉ có một vụ Đoàn Văn Vươn. Bởi 70% các vụ khiếu kiện hiện nay liên quan đến đất đai. Bởi không ít người dấn thân khai hoang, lấn biển, phục hóa, bỏ biết bao công sức, tiền của và cả máu đến lúc có thành quả lại bị chính quyền địa phương thu hồi đất. Thái độ và cách cư xử không vì lợi ích của xã hội và lợi ích chính đáng của công dân như thế, hỏi liệu có còn ai dấn thân khai phá?

Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước chia sẻ: “Tôi không tin một người có chí làm ăn, chưa từng vi phạm pháp luật mà lại đi chống đối chính quyền. Phải đặt vấn đề tại sao người nông dân ấy lại làm vậy?”. Câu hỏi tại sao ấy chắc chắn sẽ được ông Đoàn Văn Vươn trả lời rõ các cán bộ điều tra, và trả lời tại phiên tòa xét xử ông. Nhưng liệu ông Đoàn Văn Vươn có phạm tội “giết người và chống người thi hành công vụ” hay không lại đang là mối bận tâm của xã hội lúc này.

Quyết định thu hồi đất sai pháp luật, quyết định cưỡng chế cũng sai, việc cưỡng chế mắc nhiều sai phạm. Vậy có thể coi những người đi tiến hành việc cưỡng chế sai pháp luật là "thi hành công vụ" được không? Phản kháng lại cuộc cưỡng chế sai pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì có bị coi là "chống lại người thi hành công vụ", bị coi là có tội được không?  Những câu hỏi ấy đang chờ câu trả lời thuyết phục.


Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng làm 4 công an, 2 bộ đội bị thương tích. Vụ án không chỉ gây ra những thiệt hại vật chất mà còn gây ra những thiệt hại phi vật chất khác, đặc biệt là lòng tin của người dân vào chính quyền.

Rõ ràng sự việc cũng đã rồi, xé rộng vấn đề thêm ra là không nên. Nhưng trước một sự việc nghiêm trọng và phức tạp như thế này, nếu không dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để rút ra những điều bổ ích và cần thiết để giải quyết dứt điểm những tồn tại bất cập và phòng ngừa những hệ lụy tương tự thì thật chưa đủ trách nhiệm. Vụ Đoàn Văn Vươn không phải là một vụ bình thường, càng không phải là một vụ tầm thường. Bài báo này được viết ra chính từ những suy nghĩ đó./.

Trần Nhật Thi/Báo TNVN

(Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh - TK)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sự thật về Thác Bản Giốc

MAI THÁI LĨNH

Kỳ 1 – AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC?

Vào những tháng cuối năm 2011, “Thác Bản Giốc” bỗng nhiên lại trở thành đề tài hàng đầu của báo chí trong nước. Điều khiến cho các nhà báo cảm thấy bức xúc là tình trạng mất cân đối giữa hai bên: trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn. Nhiều lý do đã được nêu ra để lý giải: do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do “Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” chưa được ký kết, v.v. Thậm chí, trên báo Thanh Niên, các phóng viên còn biểu lộ lòng yêu nước bằng cách phê phán các báo phương Tây (như trang mạng News.com.au của Úc hay tạp chí Life của Mỹ) đã “xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” khi chú thích ảnh chụp Thác Bản Giốc là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc)[1].

Vấn đề đặt ra là: tại sao trong khi chưa ký kết “hiệp định hợp tác”, phía Trung Quốc vẫn có thể tiến hành khai thác du lịch một cách có hiệu quả không cần đến sự hỗ trợ của phía Việt Nam? Ngược lại, tại sao phải cần đến một “hiệp định hợp tác” thì Thác Bản Giốc của nước ta mới có thể “cất cánh”? Hơn thế nữa, tại sao Thác Bản Giốc lại trở thành Thác Đức Thiên, tại sao một thác nước trước đây được coi là của riêng ViệtNamnay lại trở thành “thác nước chung” của hai quốc gia? Trên báo chí hợp pháp (thường được gọi là báo chí “lề phải”), chưa thấy ai đặt ra những câu hỏi tương tự. Nhưng đó lại là những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp nghiêm túc trước khi trả lời câu hỏi “ai  mới thật sự là kẻ xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ ViệtNam?”.

1. Thác Bản Giốc có gì lạ?
Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc. Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.Ảnh 1: Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc. Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.

Thác Bản Giốc là một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang, ngày nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên các bản đồ của vùng này, vị trí của thác nước thường không được ghi rõ; hai chữ “Bản Giốc” được nhìn thấy trên bản đồ thật ra nhằm để chỉ một bản (làng) của người Tày ở gần thác nước chứ không nhằm chỉ vị trí của thác nước (Ảnh 1).

Điều gì làm cho Thác Bản Giốc trở thành đặc sắc so với tất cả các thác nước trên toàn cõi Việt Nam? Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam (ấn bản năm 1977), nhà địa lý học Lê Bá Thảo đã miêu tả Thác Bản Giốc như sau: “Sông Quây Sơn ở phía bắc Thượng Lang sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9), nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xóa, làm đoạn thung lũng ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng bị vây quanh bởi những bức tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh lại cực kỳ đẹp đẽ và bình dị” [2].  “Ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m” chính là vẻ đẹp cốt lõi của Thác Bản Giốc, làm cho nó khác hẳn tất cả các thác nước khác ở nước ta.

Nếu nhìn một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. Phần thác chính ở phía bắc là “ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m” như trên vừa nói – tạm gọi là “thác ba tầng”; phần thác phụ ở phía nam là “ba dòng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có gì đặc sắc. Vào mùa nước lớn, khi nước chảy tràn trề, người ta có thể nhìn thấy rõ ba dòng thác làm nên thác phụ; nhưng đến mùa khô, nơi đây chỉ còn các dòng nước teo tóp đổ vào một vũng nước hẹp. Vì thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc. Những hình ảnh ngày xưa thường thấy trên các sách ảnh hay lịch treo tường thường là ảnh của phần thác chính. Do đó trước đây mỗi khi nghe nói đến Thác Bản Giốc, ít ai biết đến phần thác phụ. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nhìn ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Từ bờNam(hữu ngạn), chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh của hai phần thác. Nếu chịu khó đi ra tận doi đất ven sông ở hạ lưu, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy “thác ba tầng”, nhưng chỉ có thể nhìn nghiêng chứ không thể nhìn được chính diện .

Như vậy, không cần phải là chuyên gia về du lịch, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch vì từ phía này, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác (kể cả hai phần chính và phụ), có thể đi ngược dòng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh… Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam không thể giúp du khách nhìn ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.

Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Theo lộ trình thông thường, các du khách đi từ phía Trung Quốc sẽ được chở bằng xe ca đến một địa điểm ở phía đông-nam của thác. Sau đó du khách sẽ đi bộ một quãng đường và trên đường đi, họ có thể chụp được các tấm ảnh toàn cảnh đẹp như tranh vẽ – kể cả phần thác phụ nằm trên lãnh thổ ViệtNam. Du khách cũng có thể dùng bè để đi đến chân thác.

Một lợi thế khác của bờ bắc là du khách có thể trèo lên thượng nguồn, mua sắm ở chợ trời biên giới để rồi sau đó trở lại phía hạ lưu, không cần phải sang bờ phía nam.

Tóm lại, phía Trung Quốc có thể tự mình khai thác du lịch ở thắng cảnh này. Ngược lại, nếu muốn khai thác du lịch có hiệu quả, lôi kéo được khách quốc tế, phía ViệtNambuộc phải nhờ vả ông bạn “16 chữ vàng”, mà đã nhờ vả thì đương nhiên phải chấp nhận các điều kiện do phía bên kia đặt ra.
(Còn tiếp)

Ông cha đổ máu xương gom từng mảnh đất
Con cháu đớn hèn cắt bớt biếu ngoại bang.

Đau đớn thay!
Căm giận thay!
Chết khó nhắm được mắt này!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Công luận chờ đợi sự thẳng thắn, công tâm của TAND Hải Phòng

Bài đăng trên Dân Trí Thứ Sáu, 17/02/2012 - 10:23

(Dân trí) - Cần làm rõ việc Thẩm phán Ngô Văn Anh lấy tư cách cá nhân trả lời đơn của đương sự trong vụ án hành chính mà ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng, là do nhầm lẫn, thiếu sót hay cố tình vi phạm nguyên tắc, trình tự làm việc của tòa.

http://dantri4.vcmedia.vn/cvNlsQoYcVFxP1FHlpn/Image/2011/10/TANDHP172_43038.jpg
(ảnh: Quốc Đô)



Tôi nghĩ, là một thẩm phán khó có thể những nhầm lẫn điều sơ đẳng như vậy được. Phải chăng Toà án nhân dân Hải Phòng đang tìm mọi cách để giảm nhẹ những sai phạm nghiêm trọng của tập thể và các cá nhân tại Hội đồng Xét xử hành chính Tòa án huyện Tiên Lãng và Tòa án thành phố Hải Phòng, trong quá trình xét xử vụ khởi kiện của ông Đoàn Văn Vươn?

Mặt khác, với tính chất và hậu quả nghiêm trọng của vụ việc thì không thể chờ ở các cá nhân sai phạm tự kiểm điểm nghiêm túc, tự nhận hình thức kỷ luật. Mà Tòa án nhân dân Hải phòng cần căn cứ vào tội danh và mức độ sai phạm để xác định hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Thậm chí khởi tố bị can đối với các cá nhân đã có sai phạm ở các cấp tòa án trong xét vụ khởi kiện của ông Đoàn Văn Vươn.

Dù trên thực tế chẳng có ai tự lấy đá ghè vào chân mình, nhưng công luận vẫn đang chờ đợi sự thẳng thắn, công tâm của Toà án nhân dân Hải Phòng.

Đồ Nghệ

email:  huyvien_hvqy@yahoo.com
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối