Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
Phần cuối (tiếp theo phần 3 ở trên)

“Vòng tròn nhỏ” trong “vòng tròn lớn”

Nếu chúng ta không có thì giờ ngừng lại một chút để lắng nghe người nghệ sĩ lừng danh trên thế giới đàn những tấu khúc mà không ai có thể viết hay hơn được nữa trên một cây đàn có những âm thanh tuyệt vời nhất thì chúng ta sẽ còn mất mát và bỏ qua bao nhiêu thứ tốt đẹp khác nữa trên cõi đời này.

Tác giả:  TƯƠNG LAI
Còn "nếu" gì nữa? Chúng ta đã và đang mất mát. Chúng ta đã và đang bỏ qua. Thậm chí chúng ta đã và đang phá phách bao nhiêu thứ tốt đẹp trên cõi đời này.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Chuyện rằng: “ Một người bạn Hồi giáo vùng Nam Á của tôi đã có lần kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Gia đình Hồi giáo Ấn Độ của anh ta bị chia ly vào năm 1948, một nửa sang Pakistan và một nửa ở lại Mumbai. Khi lớn lên, anh ta hỏi cha mình tại sao một nửa gia đình ở Ấn Độ lại có vẻ làm ăn tốt hơn nửa gia đình ở Pakistan. Cha anh nói: “Con ạ, khi một người Hồi giáo lớn lên ở Ấn Độ và trông thấy một người sống trong một tòa biệt thự lớn trên quả đồi, anh ta sẽ nói “Bố ơi, rồi sẽ có ngày con sẽ như ông ta”. Còn khi một người Hồi giáo lớn lên ở Pakistan và thấy một người sống trong một biệt thự lớn trên quả đồi, anh ta sẽ nói “Bố ơi, rồi có ngày con sẽ giết ông ta.”

Trích trong bài tham luận của giáo sư Tương lai, được bạn Vodanhthi post ở trang trước.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

"Phí" đo lòng yêu nước của ai?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 11/04/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.

Câu hỏi trên không thể không đặt ra, khi tại buổi họp giao ban báo chí ngày 3.4, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá sự ủng hộ của người dân đối với phí giao thông do ông đề xuất "được đa số người có ô tô sẽ ủng hộ... thể hiện lòng yêu nước...".

Sự ủng hộ của người dân- thước đo cho quyết sách

Thực ra, phí giao thông là khoản tiền phải trả để được hưởng dịch vụ giao thông của Nhà nước, thuộc phạm trù kinh tế,  pháp lý, tuân theo quy luật trao đổi ngang giá, không liên quan gì tới lòng yêu nước của họ cả.

Ngay cả ở Đức, Toà án Hiến pháp cũng từng ra án quyết, "người dân không có trách nhiệm đóng thuế nhiều cho nhà nước, mà hơn thế, họ có quyền tính toán pháp lý sao cho đóng thuế ít nhất", được nhiều văn phòng tư vấn thuế viết thành khẩu hiệu nơi tiếp khách.

Thuế, phí, thuộc phạm trù vật chất. Yêu nước là thuộc tính tự nhiên trong mỗi con người, do "tạo hoá ban cho họ", nằm trong phạm trù ý thức, tinh thần, được bồi đắp từ thuở ấu thơ "Quê hương là gì hở mẹ / Mà cô giáo dạy phải yêu / Quê hương là gì hở mẹ / Ai đi xa cũng nhớ nhiều" (Đỗ Trung Quân).

Thuế, phí, được tính bằng tiền, có giới hạn, trong khi lòng yêu nước là thiêng liêng, vô giá, thôi thúc họ sẵn sàng hy sinh thân mình, như  bao tấm gương "Trừ Văn Thố lấp lỗ châu mai", hay "Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Tố Hữu). Giải thích tại sao, lời hiệu triệu chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" được tầng tầng lớp lớp, triệu người như một hưởng ứng.

Thuộc tính yêu nước, có ở mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới, không hề phân biệt đảng phái, chế độ chính trị, tín ngưỡng, thành phần, già trẻ. Yêu nước vì thế không thể mang tính chính trị, thể chế, mà vượt lên trên nó.

Thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Pháp, trước phong trào đông đảo trí thức Nga sang Pháp du học, Nga hoàng lo ngại hỏi quần thần lợi hay hại, liền nhận được câu trả lời: "Nếu bệ hạ cho họ đi, thì sẽ mất vua. Nếu bệ hạ cấm thì sẽ mất nước".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/04/10/16/20120410160811_4.jpg
Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc? Ảnh minh họa



Thế giới hiện đại, Tổ quốc phải đặt trên tất cả. Dấn thân hy sinh vì Tổ quốc là thước đo lòng yêu nước của mỗi công dân. Còn chính sách, liệu có mang lại lợi ích, hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho người dân, tức thương dân  hay không là thước đo lòng yêu nước của người cầm quyền.

Giải thích tại sao, các quốc gia tiến bộ đều lấy sự ủng hộ hưởng ứng của người dân làm thước đo cho quyết sách của họ.

Vậy ba loại phí giao thông, bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế vào nội đô giờ cao điểm, do Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất có thoả mãn tiêu chí trên?

Phí hay thuế giao thông không phải phát minh của Việt Nam. Ở Đức, thuế xe được thu lần đầu tiên tại Tiểu bang Hessen năm 1899, gọi là thuế xa xỉ. Hiện nay, chúng được tính theo thể tích xy lanh và mức độ khí thải.

Năm 2011 nước Đức thu được 8,4 tỷ Euro đối với chừng 51,7 triệu xe có động cơ. Cách tính thuế xe trên cũng đúng với phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Ai sử dụng nhiều hạ tầng người đó phải nộp tiền nhiều hơn, ô tô phải hơn xe máy...".

Nhưng nước họ không thu phí theo đoạn đường, như ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Đường bộ Việt Nam hiện nay khoảng 28.000km mà phí thu bằng trạm thu phí mới được 2.500 km, tức khoảng 0,7%. Các tỉnh lộ, quốc lộ chúng ta mới thu được 5%". Bởi họ đã thu thuế xe, thuế xăng, không được phép thu phí đường, vi phạm nguyên lý cấm đánh thuế song trùng.

Khác về bản chất vấn đề...

Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc?

Chưa nói, cách thu chi đó gọi là kinh doanh, dù không lấy lãi, liệu có đúng với hạ tầng thuộc chức năng dịch vụ công của Nhà nước? Ở các nước hiện đại, người ta cũng áp dụng thu phí cho một số cung đường, nhưng chỉ đóng vai trò lựa chọn, không bắt buộc, lái xe có thể chọn cung đường khác không phí, bởi họ đã nộp thuế ô tô và nhiên liệu.

Nguồn thu thứ hai dành cho giao thông ở Đức là thuế xăng lên tới 40 tỷ Euro trên tổng thu thuế 555 tỷ Euro. Từ hai nguồn thu trên, riêng chính phủ Liên bang đầu tư cho đường sá lên tới 11 tỷ Euro hàng năm, chiếm 47% tổng ngân sách đầu tư, để có được một mạng lưới giao thông Đức hiện nay với 34.000 km đường sắt, 53.000 km đường quốc lộ, và 7.300 km đường thủy (diện tích Đức tương đương ta). Riêng chỉ để bảo dưỡng hệ thống này đã lên tới 5 tỷ Euro hàng năm.

Khác thuế, phí giao thông các nước đánh trực tiếp vào qúa trình sử dụng. Phí xe vào trung tâm được áp dụng điển hình ở Singapore. Tại Hồng Kông được một thời gian buộc phải bỏ, do dân chúng phản kháng. Tại Na Uy áp dụng năm từ 1985 với giá chừng 3 Euro đươc giải thích để bảo dưỡng đường. Tại nhiều nơi khác được cắt nghĩa bảo vệ môi trường, hạn chế xe cá nhân, tăng sử dụng giao thông công cộng.

Từ tháng 2.2003, phí giao thông được áp dụng ở Luân Đôn mỗi ngày vào nội đô hết chừng 12 Euro (năm 2011). Tại Stockholm, Thụy điển, chính quyền thành phố phải trưng cầu dân ý ngày 24.9.2006, về dự luật thu phí vào trung tâm, với 53,1% phiếu thuận.

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.

Trước hết họ không thu phí với mục đích "gây khó" phương tiện giao thông cá nhân. Bởi đó là quyền cơ bản của công dân, là phương tiện sinh hoạt và mưu sinh của họ. Hiến pháp buộc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm; bất cứ luật gì, cơ quan nào của Nhà nước cũng phải tuân thủ.

Để bảo vệ môi trường cả tự nhiên và xã hội khi vào trung tâm, họ hạn chế xe cá nhân, được hiểu theo nghĩa ưu tiên bù giá cho giao thông công cộng để người sử dụng chọn lựa phương tiện này. Chứ không có nghĩa cưỡng bức bằng cách bắt nộp tiền quá giá trị họ sử dụng, kiểu phạt.

Giải thích tại sao, người ta phải xây hệ thống nhà, bãi đỗ xe khắp nơi, khi vào khu vực đi bộ, xây mạng lưới tầu hoả nội đô, cao và ngầm, ô tô buýt, xe điện, bảo đảm nhu cầu giao thông đa dạng của người dân, trước khi áp dụng chính sách thu phí.

Và phí trong trường hợp này được hiểu  là chi phí hạ tầng thực tế người sử dụng phải trả, khi không muốn hưởng ưu đãi giao thông công cộng của Nhà nước.

Trong khi đó, tên phí đề xuất của ta đã nói rõ mục đích cuối cùng của nó là... hạn chế; và mang tính cưỡng bức. Bởi trong khi chưa bảo đảm được hệ thống giao thông công cộng thuận lợi thay thế. Cuộc sống đi lại, làm ăn, của người dân, do không còn con đường lựa chọn nào khác, chắc chắn sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng trầm trọng.

Chưa hết, thu phí được Bộ trưởng tuyên bố, chỉ "gắn với một giai đoạn phát triển nhất định, tình hình tốt hơn sẽ bỏ", nghĩa là "phí hạn chế" đóng chức năng... phạt tiền, không phải hạch toán tài chính giữa thu, chi, cho giao thông tính trên một km và đơn vị xe, phải gánh chịu.

Khó tìm được cá nhân... chịu trách nhiệm

Bộ trưởng lý giải đề xuất của mình, bằng viện dẫn Luật Giao thông đường bộ năm 2009, Nghị quyết số 21 UBTVQH, văn bản số 256, ngày 25/11/2011 báo cáo Quốc hội, Nghị quyết của BCH TƯ Đảng kỳ họp 4, cho thấy một vấn đề khác lớn hơn rất nhiều liên quan tới quy trình ban hành văn bản luật của một Nhà nước pháp trị.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, đều độc lập tự chịu trách nhiệm, theo luật định (ngoại trừ một số trường hợp theo luật định). Đòi hỏi văn bản lập pháp phải có giá trị thực hiện trực tiếp và chế tài mọi cấp thi hành, đúng thời điểm hiệu lực.

Với tư cách người đứng đầu hành pháp của một bộ, Bộ trưởng trình dự luật phải chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị dù bao nhiêu cấp thông qua, và với tư cách đứng đầu cơ quan hành chính ngành phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân, nếu bộ thực thi vi phạm pháp luật.

Luật Giao thông 2009, nếu theo quy trình của họ, phải do Bộ trưởng Giao thông soạn thảo ở mức độ chi tiết, sau khi qua các rào cản Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước ký ban hành, các cấp điạ phương ban ngành phải tự động thực hiện được, không cần bất cứ văn bản nào của bộ. Ngoại trừ khi thực hiện có vấn đề buộc phải hướng dẫn, nhưng chỉ đối với vấn đề đó, và không được chệch ra khỏi những chuẩn mực, quy tắc xử sự, quy định sẵn trong luật. Với trách nhiệm đánh đổi cả sinh mạng chính trị lẫn pháp lý như vậy, người đứng đầu phải thận trọng, thăm dò dư luận, tham khảo ý kiến, cho khảo sát thực tế, thẩm định khoa học, trước khi đề xuất.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường không bao cấp như trong kinh tế quản lý tập trung, từng cá nhân độc lập với nhà nước, vì vậy bất cứ khoản gì người dân phải đóng hay được trợ cấp, dù đồng lẻ, đều phải được đại diện cho họ là Quốc hội thông qua, không thể phó mặc cho hành pháp tự quyết như thời bao cấp được.

Vấn nạn giao thông ở ta hiện nay không có gì bí ẩn như tin học vi tính, ai ra đường đều thấy cả, không cần bàn cãi. Vấn đề còn lại nằm ở phương án lựa chọn cùng giải pháp tài chính giải quyết. Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng mức đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh dự toán 12,7 tỷ USD.  Các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được hình thành với ba tuyến chính và hai tuyến nhánh, tổng chiều dài khoảng 128km.

Đường sắt đô thị tại t/p Hồ Chí Minh được qui hoạch thành hai hệ thống, xe điện và xe điện ngầm với sáu tuyến dài 92km, tổng đầu tư đến năm 2020 khoảng 5,5 tỷ USD.

Vậy cần nhanh chóng ưu tiên cân đối tài chính triển khai quy hoạch trên, cùng lúc với đường bộ nội đô, thay vì những giải pháp tình thế buộc dân chúng phải gánh chịu chi phí, hậu hoạ, như vừa đề xuất. Hay quy hoạch tổng thể  không khả thi? Hay chưa phải là  một văn bản lập pháp, không có hiệu lực? Vậy chờ tới bao giờ?

Trách nhiệm Bộ trưởng không cho phép hành động chậm trễ trước vấn nạn giao thông ở ta hiện nay, nhưng phải bảo đảm được cuộc sống thường nhật của người dân không xấu hơn, cũng như quyền hiến định tự do đi lại của họ, chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước.

TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

"Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Trich dòng trên của tuần Việt Nam nét). Báo chí còn viết thế này không trách các cháu học sinh !!!!!!!

Bế Văn Đàn đâu có lấy thân chèn cứu pháo. Tuần VN nét ơi !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
"Phí" đo lòng yêu nước của ai?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 11/04/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.

Câu hỏi trên không thể không đặt ra, khi tại buổi họp giao ban báo chí ngày 3.4, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá sự ủng hộ của người dân đối với phí giao thông do ông đề xuất "được đa số người có ô tô sẽ ủng hộ... thể hiện lòng yêu nước...".

Sự ủng hộ của người dân- thước đo cho quyết sách

Thực ra, phí giao thông là khoản tiền phải trả để được hưởng dịch vụ giao thông của Nhà nước, thuộc phạm trù kinh tế,  pháp lý, tuân theo quy luật trao đổi ngang giá, không liên quan gì tới lòng yêu nước của họ cả.

Ngay cả ở Đức, Toà án Hiến pháp cũng từng ra án quyết, "người dân không có trách nhiệm đóng thuế nhiều cho nhà nước, mà hơn thế, họ có quyền tính toán pháp lý sao cho đóng thuế ít nhất", được nhiều văn phòng tư vấn thuế viết thành khẩu hiệu nơi tiếp khách.

Thuế, phí, thuộc phạm trù vật chất. Yêu nước là thuộc tính tự nhiên trong mỗi con người, do "tạo hoá ban cho họ", nằm trong phạm trù ý thức, tinh thần, được bồi đắp từ thuở ấu thơ "Quê hương là gì hở mẹ / Mà cô giáo dạy phải yêu / Quê hương là gì hở mẹ / Ai đi xa cũng nhớ nhiều" (Đỗ Trung Quân).

Thuế, phí, được tính bằng tiền, có giới hạn, trong khi lòng yêu nước là thiêng liêng, vô giá, thôi thúc họ sẵn sàng hy sinh thân mình, như  bao tấm gương "Trừ Văn Thố lấp lỗ châu mai", hay "Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Tố Hữu). Giải thích tại sao, lời hiệu triệu chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" được tầng tầng lớp lớp, triệu người như một hưởng ứng.

Thuộc tính yêu nước, có ở mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới, không hề phân biệt đảng phái, chế độ chính trị, tín ngưỡng, thành phần, già trẻ. Yêu nước vì thế không thể mang tính chính trị, thể chế, mà vượt lên trên nó.

Thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Pháp, trước phong trào đông đảo trí thức Nga sang Pháp du học, Nga hoàng lo ngại hỏi quần thần lợi hay hại, liền nhận được câu trả lời: "Nếu bệ hạ cho họ đi, thì sẽ mất vua. Nếu bệ hạ cấm thì sẽ mất nước".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/04/10/16/20120410160811_4.jpg
Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc? Ảnh minh họa



Thế giới hiện đại, Tổ quốc phải đặt trên tất cả. Dấn thân hy sinh vì Tổ quốc là thước đo lòng yêu nước của mỗi công dân. Còn chính sách, liệu có mang lại lợi ích, hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho người dân, tức thương dân  hay không là thước đo lòng yêu nước của người cầm quyền.

Giải thích tại sao, các quốc gia tiến bộ đều lấy sự ủng hộ hưởng ứng của người dân làm thước đo cho quyết sách của họ.

Vậy ba loại phí giao thông, bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế vào nội đô giờ cao điểm, do Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất có thoả mãn tiêu chí trên?

Phí hay thuế giao thông không phải phát minh của Việt Nam. Ở Đức, thuế xe được thu lần đầu tiên tại Tiểu bang Hessen năm 1899, gọi là thuế xa xỉ. Hiện nay, chúng được tính theo thể tích xy lanh và mức độ khí thải.

Năm 2011 nước Đức thu được 8,4 tỷ Euro đối với chừng 51,7 triệu xe có động cơ. Cách tính thuế xe trên cũng đúng với phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Ai sử dụng nhiều hạ tầng người đó phải nộp tiền nhiều hơn, ô tô phải hơn xe máy...".

Nhưng nước họ không thu phí theo đoạn đường, như ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Đường bộ Việt Nam hiện nay khoảng 28.000km mà phí thu bằng trạm thu phí mới được 2.500 km, tức khoảng 0,7%. Các tỉnh lộ, quốc lộ chúng ta mới thu được 5%". Bởi họ đã thu thuế xe, thuế xăng, không được phép thu phí đường, vi phạm nguyên lý cấm đánh thuế song trùng.

Khác về bản chất vấn đề...

Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc?

Chưa nói, cách thu chi đó gọi là kinh doanh, dù không lấy lãi, liệu có đúng với hạ tầng thuộc chức năng dịch vụ công của Nhà nước? Ở các nước hiện đại, người ta cũng áp dụng thu phí cho một số cung đường, nhưng chỉ đóng vai trò lựa chọn, không bắt buộc, lái xe có thể chọn cung đường khác không phí, bởi họ đã nộp thuế ô tô và nhiên liệu.

Nguồn thu thứ hai dành cho giao thông ở Đức là thuế xăng lên tới 40 tỷ Euro trên tổng thu thuế 555 tỷ Euro. Từ hai nguồn thu trên, riêng chính phủ Liên bang đầu tư cho đường sá lên tới 11 tỷ Euro hàng năm, chiếm 47% tổng ngân sách đầu tư, để có được một mạng lưới giao thông Đức hiện nay với 34.000 km đường sắt, 53.000 km đường quốc lộ, và 7.300 km đường thủy (diện tích Đức tương đương ta). Riêng chỉ để bảo dưỡng hệ thống này đã lên tới 5 tỷ Euro hàng năm.

Khác thuế, phí giao thông các nước đánh trực tiếp vào qúa trình sử dụng. Phí xe vào trung tâm được áp dụng điển hình ở Singapore. Tại Hồng Kông được một thời gian buộc phải bỏ, do dân chúng phản kháng. Tại Na Uy áp dụng năm từ 1985 với giá chừng 3 Euro đươc giải thích để bảo dưỡng đường. Tại nhiều nơi khác được cắt nghĩa bảo vệ môi trường, hạn chế xe cá nhân, tăng sử dụng giao thông công cộng.

Từ tháng 2.2003, phí giao thông được áp dụng ở Luân Đôn mỗi ngày vào nội đô hết chừng 12 Euro (năm 2011). Tại Stockholm, Thụy điển, chính quyền thành phố phải trưng cầu dân ý ngày 24.9.2006, về dự luật thu phí vào trung tâm, với 53,1% phiếu thuận.

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.

Trước hết họ không thu phí với mục đích "gây khó" phương tiện giao thông cá nhân. Bởi đó là quyền cơ bản của công dân, là phương tiện sinh hoạt và mưu sinh của họ. Hiến pháp buộc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm; bất cứ luật gì, cơ quan nào của Nhà nước cũng phải tuân thủ.

Để bảo vệ môi trường cả tự nhiên và xã hội khi vào trung tâm, họ hạn chế xe cá nhân, được hiểu theo nghĩa ưu tiên bù giá cho giao thông công cộng để người sử dụng chọn lựa phương tiện này. Chứ không có nghĩa cưỡng bức bằng cách bắt nộp tiền quá giá trị họ sử dụng, kiểu phạt.

Giải thích tại sao, người ta phải xây hệ thống nhà, bãi đỗ xe khắp nơi, khi vào khu vực đi bộ, xây mạng lưới tầu hoả nội đô, cao và ngầm, ô tô buýt, xe điện, bảo đảm nhu cầu giao thông đa dạng của người dân, trước khi áp dụng chính sách thu phí.

Và phí trong trường hợp này được hiểu  là chi phí hạ tầng thực tế người sử dụng phải trả, khi không muốn hưởng ưu đãi giao thông công cộng của Nhà nước.

Trong khi đó, tên phí đề xuất của ta đã nói rõ mục đích cuối cùng của nó là... hạn chế; và mang tính cưỡng bức. Bởi trong khi chưa bảo đảm được hệ thống giao thông công cộng thuận lợi thay thế. Cuộc sống đi lại, làm ăn, của người dân, do không còn con đường lựa chọn nào khác, chắc chắn sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng trầm trọng.

Chưa hết, thu phí được Bộ trưởng tuyên bố, chỉ "gắn với một giai đoạn phát triển nhất định, tình hình tốt hơn sẽ bỏ", nghĩa là "phí hạn chế" đóng chức năng... phạt tiền, không phải hạch toán tài chính giữa thu, chi, cho giao thông tính trên một km và đơn vị xe, phải gánh chịu.

Khó tìm được cá nhân... chịu trách nhiệm

Bộ trưởng lý giải đề xuất của mình, bằng viện dẫn Luật Giao thông đường bộ năm 2009, Nghị quyết số 21 UBTVQH, văn bản số 256, ngày 25/11/2011 báo cáo Quốc hội, Nghị quyết của BCH TƯ Đảng kỳ họp 4, cho thấy một vấn đề khác lớn hơn rất nhiều liên quan tới quy trình ban hành văn bản luật của một Nhà nước pháp trị.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, đều độc lập tự chịu trách nhiệm, theo luật định (ngoại trừ một số trường hợp theo luật định). Đòi hỏi văn bản lập pháp phải có giá trị thực hiện trực tiếp và chế tài mọi cấp thi hành, đúng thời điểm hiệu lực.

Với tư cách người đứng đầu hành pháp của một bộ, Bộ trưởng trình dự luật phải chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị dù bao nhiêu cấp thông qua, và với tư cách đứng đầu cơ quan hành chính ngành phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân, nếu bộ thực thi vi phạm pháp luật.

Luật Giao thông 2009, nếu theo quy trình của họ, phải do Bộ trưởng Giao thông soạn thảo ở mức độ chi tiết, sau khi qua các rào cản Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước ký ban hành, các cấp điạ phương ban ngành phải tự động thực hiện được, không cần bất cứ văn bản nào của bộ. Ngoại trừ khi thực hiện có vấn đề buộc phải hướng dẫn, nhưng chỉ đối với vấn đề đó, và không được chệch ra khỏi những chuẩn mực, quy tắc xử sự, quy định sẵn trong luật. Với trách nhiệm đánh đổi cả sinh mạng chính trị lẫn pháp lý như vậy, người đứng đầu phải thận trọng, thăm dò dư luận, tham khảo ý kiến, cho khảo sát thực tế, thẩm định khoa học, trước khi đề xuất.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường không bao cấp như trong kinh tế quản lý tập trung, từng cá nhân độc lập với nhà nước, vì vậy bất cứ khoản gì người dân phải đóng hay được trợ cấp, dù đồng lẻ, đều phải được đại diện cho họ là Quốc hội thông qua, không thể phó mặc cho hành pháp tự quyết như thời bao cấp được.

Vấn nạn giao thông ở ta hiện nay không có gì bí ẩn như tin học vi tính, ai ra đường đều thấy cả, không cần bàn cãi. Vấn đề còn lại nằm ở phương án lựa chọn cùng giải pháp tài chính giải quyết. Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng mức đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh dự toán 12,7 tỷ USD.  Các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được hình thành với ba tuyến chính và hai tuyến nhánh, tổng chiều dài khoảng 128km.

Đường sắt đô thị tại t/p Hồ Chí Minh được qui hoạch thành hai hệ thống, xe điện và xe điện ngầm với sáu tuyến dài 92km, tổng đầu tư đến năm 2020 khoảng 5,5 tỷ USD.

Vậy cần nhanh chóng ưu tiên cân đối tài chính triển khai quy hoạch trên, cùng lúc với đường bộ nội đô, thay vì những giải pháp tình thế buộc dân chúng phải gánh chịu chi phí, hậu hoạ, như vừa đề xuất. Hay quy hoạch tổng thể  không khả thi? Hay chưa phải là  một văn bản lập pháp, không có hiệu lực? Vậy chờ tới bao giờ?

Trách nhiệm Bộ trưởng không cho phép hành động chậm trễ trước vấn nạn giao thông ở ta hiện nay, nhưng phải bảo đảm được cuộc sống thường nhật của người dân không xấu hơn, cũng như quyền hiến định tự do đi lại của họ, chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước.

TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Đinh La Thăng nguyên là lãnh đạo Tập đoàn dầu khí, đó là một doanh nghiệp nên chỉ quan tâm đến thu, chi sao cho có lãi. Nay ông ta sang Bộ GTVT, là một đơn vị hành chính nhà nước, ông ta mang cái đầu quản lí doanh nghiệp để biến Bộ GTVT thành một doanh nghiệp vì lợi ích lỗ lãi, không cần biết hàng chục triệu người dân sẽ thế nào. Năm 2011 bộ GTVT đã tiêu hết vốn đầu tư của năm 2012 rồi, lấy đâu ra tiền đây?....

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Đang là sếp biến thành đầy tớ ai mà thích nghi nổi.Bác í quen làm sếp doanh nghiệp rồi,phải cần thời gian mí quen làm đầy tớ của dân chứ :P
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Con Ong

Thái Thanh Tâm đã viết:
"Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Trich dòng trên của tuần Việt Nam nét). Báo chí còn viết thế này không trách các cháu học sinh !!!!!!!

Bế Văn Đàn đâu có lấy thân chèn cứu pháo. Tuần VN nét ơi !
Có mà, trong sách có nói mà. TTT nói "trên đời này cái gì cũng có thể xảy ra" Vậy, Bế Văn Đàn chèn thân kéo phái sao lại không thể. Con cháu Bế Văn Đàn nhất định còn giữ huân chương và bằng khen của cha ông mình. Lịch sử của một quốc gia đâu phải chuyện chơi mà muốn bịa thì bịa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:

Đinh La Thăng nguyên là lãnh đạo Tập đoàn dầu khí, đó là một doanh nghiệp nên chỉ quan tâm đến thu, chi sao cho có lãi. Nay ông ta sang Bộ GTVT, là một đơn vị hành chính nhà nước, ông ta mang cái đầu quản lí doanh nghiệp để biến Bộ GTVT thành một doanh nghiệp vì lợi ích lỗ lãi, không cần biết hàng chục triệu người dân sẽ thế nào. Năm 2011 bộ GTVT đã tiêu hết vốn đầu tư của năm 2012 rồi, lấy đâu ra tiền đây?....

Xử lý người đứng đầu tập đoàn, khó gì?



SGTT.VN - Tuần truớc, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố một loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thời kỳ 2006 – 2010. Báo chí đã nêu thông tin về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao thông vận tải hiện nay vì trong thời kỳ ông này làm chủ tịch hội đồng thành viên PVN (2006 – 2011). Theo như quy định hiện nay, “người đứng đầu” các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên quan khi ở cơ quan, đơn vị mình phụ trách có xảy ra tiêu cực, sai phạm ở bộ phận, cá nhân nào đó, cho dù người đứng đầu không trực tiếp dính líu đến các sai phạm này.

Cụ thể hơn, kết luận của TTCP cho thấy nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh... của PVN có những sai phạm như việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển của PVN để chi cho những dự án không phải là dự án dầu khí trọng điểm; các quyết định chỉ định thầu trái quy định hai gói thầu trị giá 32,67 tỉ đồng. Hoặc, việc mua một con tàu rất cũ của Na Uy giá trị 30 triệu USD, qua thời hạn mười năm so với quy định đăng kiểm… Tất cả những sai phạm này, khiến người ta suy luận: không thể không có trách nhiệm của người đứng đầu.

Nhưng thực tế,...


Nguồn: http://sgtt.vn/Goc-nhin/1...-dau-tap-doan-kho-gi.html
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
"Phí" đo lòng yêu nước của ai?

Phí mang tính chất gián tiếp và cam kết của bộ trưởng



SGTT.VN - Trong các loại nghĩa vụ đóng góp tài chính của người dân đối với Nhà nước, chỉ có thuế mới có thể là một khoản đóng góp trước, nghĩa là không được đền bù bằng một hay nhiều dịch vụ, tiện ích được Nhà nước cung ứng tại chỗ và ngay lập tức.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168685
Việc đặt ra phí hạn chế phương tiện đi lại cá nhân theo lộ trình như hiện tại, nếu được thông qua suôn sẻ, chắc chắn sẽ tạo một tiền lệ không hay về một loại thuế có nguồn gốc từ hệ thống quản lý. Ảnh: Thanh Hảo



Thông thường, nhà chức trách công thu thuế, rồi sau đó mới sử dụng tiền thu được để triển khai các công tác nhằm phục vụ lợi ích chung, như xây dựng cầu, đường, công viên, công trình quốc phòng, an ninh,…

Trên thực tế, có những người dân chẳng bao giờ tự mình thụ hưởng các tiện ích được xây dựng từ tiền thuế do mình chi trả; trong điều kiện ấy, thuế được coi là bổn phận đóng góp của công dân vào sự nghiệp cộng đồng. Cũng vì tính chất đó mà việc đặt ra một sắc thuế và ấn định mức thu phải được đem ra bàn bạc và quyết định tại cơ quan đại diện dân cử. Không chủ thể nào khác trong bộ máy nhà nước có quyền đòi hỏi người dân, trong khung cảnh sống bình yên, không chiến tranh, thiên tai, phải dốc túi trả tiền trong điều kiện người chi trả chẳng được thụ hưởng một dịch vụ cụ thể nào, nghĩa là phải làm một việc ít nhiều mang ý nghĩa hy sinh, cống hiến.

Đề xuất của bộ Giao thông vận tải về việc thu phí hạn chế phương tiện đi lại cá nhân mắc một lỗi kỹ thuật kép. Một mặt, đó là lỗi về xác định tính chất, bản chất của việc thu: được gọi là phí, theo định nghĩa, là một loại thù lao chi trả cho dịch vụ công, nhưng khoản thu lại mang tính chất thuế; bởi những người có phương tiện đi lại giống nhau, thì dù đi nhiều, đi ít hay không đi, đều phải chi trả như nhau. Mặt khác, còn phải ghi nhận lỗi về thẩm quyền ban hành: cơ quan bật đèn xanh cho thu không phải là cơ quan lập pháp mà là Chính phủ; đây cũng chính là cơ quan sẽ tổ chức, chỉ đạo việc thu.

Hẳn cũng nhận ra điều đó, bộ trưởng Giao thông vận tải, khi tiếp xúc với báo chí cách nay mấy ngày, đã giới thiệu khái niệm “phí mang tính chất gián tiếp”, không biết có phải là được hiểu giống như khi người ta hiểu cụm từ “thuế gián thu”. Ngoài ra, bộ trưởng thông báo sẽ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi pháp lệnh Phí và lệ phí và bổ sung loại phí mới này.

Tuy nhiên, nếu chỉ sửa pháp lệnh để chính thức thừa nhận thêm các loại phí mang tính chất gián tiếp, thì vần đề khắc phục các lỗi kỹ thuật nói trên vẫn còn y nguyên, bởi quyền ấn định mức thu vẫn nằm gọn trong tay cơ quan quản lý.

Thực ra, ai muốn gọi một khoản thu nhân danh Nhà nước là phí, lệ phí, thuế hay gì đó khác, thì cứ tha hồ gọi, tuỳ thích. Điều quan trọng là một khi khoản thu không được đánh đổi tức thì bằng một lợi ích vật chất tương xứng, thì việc quyết định có thu hay không và thu bao nhiêu phải được chính người dân, người chịu tác động của quyết định ấy, chấp nhận trên cơ sở áp dụng các luật chơi dân chủ.

Nói cách khác, các vấn đề này phải được giải quyết bởi những người được cử tri uỷ quyền để nói tiếng nói của mình tại các cuộc nhóm họp của thiết chế quyền lực, cụ thể là tại các kỳ họp Quốc hội hoặc nếu là các sắc thuế địa phương, thì tại các kỳ họp hội đồng nhân dân. Một khi được quyết nghị bằng cách biểu quyết theo một đa số hợp lệ, khoản thu trở thành khoản đóng góp mà người dân phải thực hiện, dù trong thâm tâm, người này, người kia có thể không muốn, không thích. Cũng không cần kêu gọi tự giác thực hiện nghĩa vụ đóng góp bằng các khẩu hiệu hành động hoành tráng, chẳng hạn đóng thuế, đóng phí là yêu nước hoặc người đóng thuế, đóng phí cần phải tự hào vì được trao nghĩa vụ đó… Đơn giản, ai không đóng thuế thì bị buộc phải đóng; ngoài ra còn bị phạt, thậm chí bị bắt bỏ tù.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Lấy dân làm gốc,rễ ấy là kế sách lâu dài và bền vững nhất tự ngàn xưa đổ lại cho đến bây giờ hoặc tương lai mãi mãi về sau chân lý đó không bao giờ thay đổi!"Rễ gốc" khoẻ mạnh tươi tốt thì"thân,cành,lá,quả,..."lo gì không phát triển.Các chính sách,chủ trương,văn bản,...của nhà nước trước hết cần đưa về bản thảo nháp tới từng cấp(thành phố,tỉnh,huyện,xã,phường,thôn...)để "trưng cầu dân ý" lấy ý kiến của dân(có biểu quyết,đơn từ,văn bản nên hay không nên,thiếu sót bổ sung,sửa đổi,...)rồi đưa ra quốc hội phê duyệt.Đó chả phải đẹp lòng tất cả đấy sao!Thiển nghĩ,thiển nghĩ!
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối