Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Con Ong đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
"Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Trich dòng trên của tuần Việt Nam nét). Báo chí còn viết thế này không trách các cháu học sinh !!!!!!!

Bế Văn Đàn đâu có lấy thân chèn cứu pháo. Tuần VN nét ơi !
Có mà, trong sách có nói mà. TTT nói "trên đời này cái gì cũng có thể xảy ra" Vậy, Bế Văn Đàn chèn thân kéo phái sao lại không thể. Con cháu Bế Văn Đàn nhất định còn giữ huân chương và bằng khen của cha ông mình. Lịch sử của một quốc gia đâu phải chuyện chơi mà muốn bịa thì bịa.
Sánh nào thì mình không được đọc. Còn thực tế Bế Văn Đàn là người lấy thân làm giá súng để đồng đội bắn. Còn người lấy thân chèn cho khẩu pháo không bị lăn xuống dốc là Tô Vĩnh Diện. Cả hai người anh hùng đều được đặt tên cho hai con phố ở Hà Nội.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Con Ong

Bác Thái Thanh Tâm nói đúng đấy. Ong hiểu nhầm ý bác.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhất thế giới

Căn cứ các thống kê quốc tế, tờ GDVN cho biết nước Việt Nam có nhiều kỷ lục thuộc dạng nhất thế giới:

1. Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

2. Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).

3. Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

4. Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

5. Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.

6. Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

7. Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.

8. Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.

9. Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.

10. Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

11. Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

12. Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.

13. Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới.

14. Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Còn thiếu:
- Học thêm ở Việt nam vì vụ lợi giáo viên cao nhất thế giới, thời gian học thêm của trẻ em Việt nam gấp 3 lần thời gian ở trường.
- Sinh viên ở Việt nam gian lận học tập cũng nhất thế giới.
- Các bà vợ ở Việt nam quản lý tiền bạc gia đình cũng có tỉ lệ cao nhất thế giới.
- Dự trữ vàng theo đầu gia đình taị Việt Nam cũng cao nhất thế giới.
...
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
Nhất thế giới

Căn cứ các thống kê quốc tế, tờ GDVN cho biết nước Việt Nam có nhiều kỷ lục thuộc dạng nhất thế giới:
...
Nhất

Nhất ở Việt Nam có rất nhiều
Tiếc thay chỉ nhất dở và điêu.
Xin thêm kỷ lục hay ho nhất:
Nhất lắm nhà thơ nhất lắm điều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Con Ong

Nhất trí với bác Tuấn Khỉ

Nhất ở Việt Nam có rất nhiều
Tiếc thay chỉ nhất dở và điêu.
Xin thêm kỷ lục hay ho nhất:
Nhất lắm nhà thơ nhất lắm điều.

Tuấn Khỉ

Đất nước anh hùng cái gì mà chả nhất, không nhất mới là lạ. Chỉ nhìn trong diễn đàn này thôi cũng đủ biết Việt Nam là nước có nhiều nhà thơ nhất. Đành rằng thơ tất có bài hay bài dở bài bình thường, nhưng mà thế nào cũng là thơ hết ráo. Hắt hơi xổ mũi cũng là thơ. Ho hen cũng là thơ. Khạc còn thơ bạo hơn nữa. Thảo nào không biết ai đấy nhỉ nói rằng mỗi một người Việt là một nhà thơ (thi sỹ), đúng quá đi chứ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Người dân đang chóng mặt trước cách làm của Bộ trưởng Đinh La Thăng?

Bài đăng trên Giáo dục Việt Nam Thứ sáu 13/04/2012 13:18

(GDVN) - "Ngài đưa ra rồi thay đổi xoành xoạch các giải pháp, để bây giờ khi chưa thực hiện thành công thì quay sang giải pháp cuối cùng là lại 'đánh' vào túi tiền người dân, như thế thì có thực sự vì dân không thưa Bộ trưởng....?"

Xung quanh câu chuyện về vấn nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM và phương án đề xuất thu các loại phí bảo trì giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2012, đã có rất nhiều ý kiến gửi về tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam để bày tỏ ý kiến về đề nghị thu phí “lưu hành phương tiện cá nhân” hay nói cách khác là “phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân” mà Bộ Giao thông vận tải mới đề nghị đổi tên.

Để rộng đường dư luận, Báo Giáo dục Việt Nam xin tiếp tục đăng tải một bức thư ngắn của độc giả Phạm Hải Hà mong muốn gửi tới Bộ trưởng Đinh La Thăng. Mời bạn đọc theo dõi:


Kính gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Quả thật sau gần một năm kể từ khi Bộ trưởng chính thức được Quốc hội phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo thông vận tải, người dân cả nước đã được chứng kiến rất nhiều những giải pháp mang tính đột phá, dám nghĩ, dám làm của Ngài được đưa ra.

Đầu tiên phải nói đến là việc "trảm" tướng ngay tại công trình rồi cấm cán bộ, công chức ngành giao thông vận tải chơi golf... kế đến là hàng loạt các giải pháp nhằm đối phó với ùn tắc giao thông từ vận động mọi người đi xe buýt, phân làn, đổi giờ học...

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thanhchung/2012_04_12/Bo-truong-Dinh-La-Thang-bandoc-GiaoducVietNam.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng (ảnh: VNN).



Thực sự, khi đó khi nhìn hình ảnh của Bộ trưởng, rất nhiều người đã thầm cảm phục, mến mộ và vui sướng vì từ lâu lắm rồi chúng ta mới lại có được một người Tư lệnh ngành thấu hiểu được những nỗi niềm của người dân, dám nghĩ dám làm dám đột phá. Và thậm chí, không ít người còn khẳng định rằng, trong các vị Bộ trưởng, sự thu hút, quan tâm của dư luận thì Bộ trưởng Thăng dành được nhiều sự quan tâm nhất.

Nhưng đúng là gần đây Bộ trưởng đã có nhiều sự thay đổi trong hành động và cụ thể là trong việc đề xuất thu phí giao thông như vậy đã gây ra sự "hoài nghi" với nhân dân cả nước.

Chắc hẳn Bộ trưởng và hầu hết các độc giả khi đọc đến đây, cũng đã phần nào hiểu được sự "choáng váng" đó xuất phát từ đâu. Dù đã hiểu, nhưng tôi vẫn xin được nói lại, đó chính là từ đề án thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT đang "quyết tâm" thực hiện.

Thưa Bộ trưởng, tôi không biết những ngày qua, Ngài có thường xuyên theo dõi trên báo chí không, nhưng tôi dám khẳng định chắc chắn rằng dù không theo dõi nhưng Bộ trưởng vẫn sẽ nắm được phần nào sự không đồng tình, thậm chí bức xúc của người dân.

Và chắc Bộ trưởng cũng hiểu rất rõ vì sao dân lại phản ứng như vậy, chính là do đề án thu phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ trưởng trình lên Chính phủ nếu đi vào thực hiện sẽ "đánh" thẳng vào túi tiền, vào cuộc sống của người dân đang phải đối phó với sự khó khăn của đời sống.

Rất nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, tại sao trong lúc kinh tế còn nhiều khó khăn, dân tình còn khó khăn như thế này mà Bộ trưởng vẫn có "sáng kiến" thu phí của người dân?.

Có một điều mà Bộ trưởng cũng nên công khai rõ ràng trước người dân, đó là thu phí này nhằm mục đích chính là tạo ra nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng của ngành giao thông. Việc phải tập trung vận động nguồn lực của toàn dân cũng là điều nên làm.

Nhưng làm thế nào để người dân hiểu và "vui vẻ" móc hầu bao của mình ra thì quả thật, với "kế" làm như vừa rồi Bộ trưởng đưa ra có lẽ đã thất bại một phần lớn (!?). Và nhiều người dân đã nói chua chát khi cho rằng, có lẽ do sự nôn nóng, muốn "đánh nhanh thắng nhanh" chưa thực sự hiểu hết các nguyên nhân dẫn đến các vấn nạn giao thông hiện nay, đã khiến Bộ trưởng "ôm" hết những khó khăn về phía mình (!?).

Tại sao tôi lại nói như vậy, thưa Bộ trưởng, Ngài cứ thử nhìn lại xem, thực tế hiện nay, việc thi công các công trình giao thông của chúng ta ra sao khi mà thanh tra lại công trình nào thì công trình đó cũng có 'vấn đề'. Mới đây thôi, sau một tháng thanh tra tại 5 công trình giao thông trọng điểm như Đại lộ Thăng Long, một số đường cao tốc, mặt cầu Thăng Long... thì đều phát hiện những thiếu sót.

Người dân có thể nộp tiền phí để thể hiện "lòng yêu nước" như Ngài nói nhưng chắc chắn rằng người dân, ai cũng sẽ hoài nghi vì những đồng tiền của mình bỏ ra liệu rằng có bị đưa vào phục vụ cho những công trình như thế này. Việc hoài nghi đó là hoàn toàn chính đáng, bởi lẽ cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một lộ trình cụ thể được đưa ra đối với những khoản phí mà người dân đang chuẩn bị sẽ phải nộp.

Cũng xin nói thằng rằng, sẽ thật vô lý, nếu người dân các địa phương địa đầu tổ quốc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn... những tỉnh mà cả năm, cả năm may ra người dân mới được "hưởng" cái cảnh tắc đường vài lần, phải đóng phí để đưa về phụ giúp Hà Nội, phụ giúp TP. Hồ Chí Minh xây dựng cơ sở hạ tầng để chống ùn tắc giao thông. Điều này là hoàn toàn vô lý, và không thuyết phục.

Thêm vào đó, với con số mà Bộ GTVT chỉ ngồi tính sẽ thu dự kiến mỗi năm được gần 20.000 tỷ đồng, con số ấy các tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng sẽ rất là "thòm thèm". Nếu không công khai lộ trình cụ thể thì liệu Bộ trưởng có dám đảm bảo sẽ không có sự tiêu cực ở đây khi mà chắc chắn các tỉnh, các doanh nghiệp sẽ nô nức cắp tráp lên để xin vốn?.

Một điểm nữa mà, không ít người cũng đặt ra, đó là trong đề án có nhấn mạnh sẽ không thu phí đối với xe công, điều này có thực sự công bằng chăng (?). Tôi cho rằng, nếu là các xe cứu thương, xe buýt, xe chuyên dụng, xe phục vụ các công việc cấp bách, ngoại giao, nguyên thủ... thì có thể được miễn nhưng với những xe công phục vụ những mục địch khác nhau thì sẽ phải thu như bình thường.

Thêm vào đó, không hiểu Bộ trưởng đã tính đến trường hợp, các công chức của ta sẽ tiếp tục đua nhau chuyển sang sử dụng xe công một cách vô tội vạ để phục vụ các mục đích riêng?. Điều này sẽ thực sự gây ra sự hoài nghi lớn trong dư luận xã hội.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thanhchung/2012_04_12/un-tac-giao-thong-GiaoducVietNam.jpg
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)



Thưa Bộ trưởng, đề án này được đưa ra với mục tiêu cao cả là nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn và hơn nữa là giảm thiểu tai nạn giao thông đang ở mức báo động hiện nay. Tuy nhiên, có phải cứ dùng đến cách đánh mạnh vào túi tiền của người dân là có thể giảm được những mục tiêu trên (?).

Nhiều chuyên gia và người dân đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc đó chính là do tầm nhìn trong qui hoạch đô thị nói chung và qui hoạch giao thông nói riêng của chúng ta là tầm nhìn quá ngắn hạn, tầm nhìn trước mắt, thêm đó hạ tầng giao thông không đồng bộ, thiếu trầm trọng các phương tiện giao thông công cộng, vấn đề tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong thi công và thứ nữa mới là đến ý thức của người tham gia giao thông.

Những biện pháp để giải quyết các nguyên nhân ở trên tôi xin không nói lại nhiều, bởi đã có quá nhiều ý kiến. Nhưng tôi chỉ xin đặt một câu hỏi với Bộ trưởng rằng, liệu có thực sự nhân văn, có thực sự là vì dân khi lại bắt người dân phải bỏ tiền ra để bù đắp, sửa chữa lại cho những cái mà người ta đã bỏ tiền ra đóng góp trước đó (?).

Thưa Bộ trưởng, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ huy của vị Tư lệnh ngành Giao thông vận tải được mệnh danh là mạnh dạn, dám nghĩ, dàm làm và bây giờ với hàng loạt những đề xuất, "sáng kiến" đã được đưa ra và trong số đó đã có không ít "đề xuất" khiến người dân chúng tôi phải "hoài nghi" về tính hiệu quả của nó.

Ngài thay đổi xoành xoạch từ giải pháp này, đến giải pháp khác: phân làn đã làm, đổi giờ đã thực hiện nhưng đường tắc thì vẫn tắc, nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả thì lại quay sang đánh thẳng vào túi tiền của người dân chúng tôi, giữa thời buổi kinh tế khó khăn như thế này thì liệu rằng, điều đó có thực sự nhân văn, có thực sự là vì dân chăng, thưa Bộ trưởng?. Những người dân đang 'chóng mặt' trước những thay đổi trong cách làm của Bộ trưởng.

Thu phí giao thông là chuyện không còn là mới mẻ, bởi ở nhiều nước việc này đã được thực hiện từ rất lâu, nên việc một số người cho rằng, đề án này thể hiện tầm nhìn xa hay cách làm táo bạo của Bộ trưởng Thăng thì tôi thấy cần phải xem lại và có sự đánh giá hết sức khách quan, đúng bản chất.

Và cũng là một cách thu phí nhưng tại sao các nước họ làm thành công mà ta mới đưa ra đã gặp phải sự phản ứng của người dân, đó chính là do mức phí được đưa ra, cách thu và chưa xây dựng được công khai, minh bạch trong lộ trình thực hiện. Người dân sẽ không bao giờ chịu chấp nhận việc phải bỏ tiền trong túi tiền của mình ra khi mà họ không biết được tiền đó được sử dụng thế nào?.

Trên đây, là một số ý kiến của tôi, xin được kính gửi đến Bộ trưởng Đinh La Thăng. Mong Bộ trưởng đọc và xem xét. Nếu có những điểm còn chưa hợp lí, chưa chuẩn thì cũng mong Bộ trưởng thông cảm vì tôi chỉ là một người dân làm công việc bình thường, hàng ngày tham gia giao thông và cũng bực tức mỗi khi gặp cảnh tắc đường...

Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng. Chúc Ngài luôn mạnh khỏe!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Thanh tra nhiều vấn đề tại PetroVietnam
Cho ý kiến về kết luận thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành và lộ trình thoái vốn của tập đoàn này, đồng thời kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các cá nhân.

Các sai phạm về tài chính của các tập đoàn kinh tế là một nội dung được đặc biệt chú ý tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I/2012 ở Hà Nội, sáng 5/4.

Trong quý 1, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 11 kết luận thanh tra, trong đó có 4 kết luận liên quan tới các tập đoàn lớn gồm Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, tập đoàn Sông Đà. Trong đó, Thủ tướng đã có kết luận với việc thanh tra với Tập đoàn Dầu khí và Sông Đà.

Theo kết luận Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PVN tới năm 2010, đơn vị này sử dụng hơn 15.600 tỷ đồng thuộc khoản lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng; Thanh tra yêu cầu PVN thu hồi về Quỹ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp PVN số tiền hơn 1.900 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa mà một số đơn vị chưa nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp...

Về việc đầu tư ra ngoài ngành, tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng trong đó có đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm, tài chính, điện, năng lượng, phân bón, xây dựng… Thanh tra chỉ ra, việc đầu tư tài chính tại lĩnh vực dầu khí, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của PVN có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư rất cao với 28,75% nhưng với các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 2,82%. Một số đầu tư ngoài ngành còn chưa có lợi nhuận.

Đơn vị này cũng phải điều chỉnh lại đúng nguồn khoản tiền hơn 11,8 tỷ đồng được sử dụng từ Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo mà PVN đã sử dụng để xây dựng trường THPT Đất Mũi. Báo cáo xin ý kiến Thủ tướng và Bộ Tài chính trong việc tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang với giá trị hơn 622 tỷ đồng để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng, sử dụng hơn 97 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển cho các địa phương để xây dựng các công trình không phải là công trình dầu khí.

PVN còn phải chỉ đạo các đơn vị thành viên rà soát đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, xác định những đơn vị bị thua lỗ để có kế hoạch thoái vốn, tái cơ cấu thích hợp để bảo toàn tài sản nhà nước… Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc để ra những sai phạm nói trên thì ngoài trách nhiệm của PVN thì các Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ban quản lý Dung Quất cũng có liên quan.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết Thủ tướng đã yêu cầu rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành và đầu tư tại các công ty liên kết, đánh giá hiệu quả đầu tư và số liệu thua lỗ; tập trung vào ngành nghề chính, xây dựng lộ trình thoái vốn. Đối với cá nhân, tập thể liên quan tới các khuyết điểm, sai phạm, Thủ tướng yêu cầu tổ chức kiểm điểm; kết luận trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với các cá nhân sai phạm.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc xử lý trách nhiệm cá nhân ông Đinh La Thăng khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Ngô Văn Khánh cho biết, trách nhiệm cụ thể của đồng chí Chủ tịch Tập đoàn và các thành viên bên dưới (thành viên Hội đồng quản lý, các Tổng giám đốc) đang gắn với việc rà soát sau Thủ tướng có ý kiến về kết luận thanh tra.

"Từ sai phạm cụ thể, khuyết điểm (quản lý, sử dụng vốn) mới quay lại đánh giá vai trò, trách nhiệm của từng người. Hiện chưa thể khẳng định được nhưng thanh tra sẽ đưa ra trách nhiệm từng cá nhân, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là xử lý nghiêm túc các cá nhân sai phạm", ông Khánh nói.

Phó tổng thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, trong quản lý, sử dụng vốn tại các tập đoàn, có sai phạm chỉ là trình tự thủ tục, tức là không làm thất thoát tài sản. "Trong chỉ đạo các vụ thanh tra tôi trực tiếp làm, tôi rất mong muốn cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân, đây là điều phải hướng tới sớm. Hy vọng, thời gian tới chúng tôi sẽ làm được điều này", ông Khánh chia sẻ.
Nguyễn Hưng

(Nguồn: http://vnexpress.net/gl/k...de-tai-petrovietnam/)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

TSKH Phan Hồng Giang: Điều khiến nhiều người rầu lòng nhất là sự xuống cấp của đạo đức xã hội
Phan Văn Thắng

             VHNA :  Văn hóa và giáo dục là hai môi trường, hai không gian quan  trọng bậc nhất của đời sống xã hội. Con nguời sinh ra , trưởng thành trong đó và quyết định đạo đức mà họ là chủ thể. Nhân Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa ra Nghị quyết 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, VHNA đã đón TSKH Phan Hồng Giang làm khách và cùng trao đổi về những vấn đề xã hội  đáng quan tâm từ cách tiếp cận về văn hóa và giáo dục.
 
     PV : Thưa ông,  xin được bắt đầu từ nghề nghiệp nghiên cứu văn học của ông. Ông thấy đời sống văn học của  nước ta hiện nay như thế nào, từ sáng tác văn chương đến lý luận phê bình?
            TSKH Phan Hồng Giang (PHG) :  Để trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi này của anh có lẽ phải cần tới vài ba luận án tiến sĩ thứ thiệt. Tôi chỉ có thể  trả lời vắn tắt.
     Đời sống văn học ở nước ta hiện nay theo cảm nhận của riêng tôi, khá phong phú, đa dạng nhưng cũng không quá nhộn nhịp sôi động bởi không có sự xuất hiện của nhiều tên tuổi nổi bật hay sự chú ý đặc biệt của đông đảo độc giả dành cho văn học. Hình như cuộc mưu sinh tất bật khắp nơi hôm nay cùng với sự xuất hiện của nhiều phương tiện nghe nhìn hấp dẫn khác đã khiến số lượng người đọc sách văn học giảm đến mức thê lương : Với số dân gần 90 triệu, trung bình mỗi đầu sách văn chương chỉ được in ra phổ biến là trên dưới 1000 bản. Văn chương thưa vắng người đọc khác nào... bóng đá trước khán đài lơ thơ người xem ?!
   Nếu hình dung bức tranh toàn cảnh văn học nước nhà như một hội chợ triển lãm thì đi vào  những khu  vực cụ thể có thể thấy các quầy thơ trẻ, văn xuôi trẻ, văn học mạng... có vẻ tấp nập  ồn ào, nhưng lại chưa có nhiều sản phẩm bắt mắt, hữu dụng hứa hẹn còn lưu lại lâu dài.
   Sự tham gia khá sốt sắng của các quầy văn chương (?) thủ công nghiệp dư, -nhất là trong thể loại thơ, - thực ra, ngoài tình yêu văn chương thái quá thể hiện bằng số lượng đáng nể, thì cũng không có gì nhiều để nói. Văn thơ dở thì chỉ còn nước là chính tác giả cùng vợ con bạn bè thân quý gật gù  thưởng thức. Như hàng xấu vụng về thì không ai mua dùng.
   Quầy hải ngoại cũng khá đông vui với các cây bút không còn mãi nhâm nhi nỗi buồn xa xứ hay gậm nhấm mối thù xưa hận cũ...
  Quầy các bậc cao niên - ngoại ngũ tuần tri thiên mệnh, lục tuần nhi nhĩ thuận  hay thất thập cổ lai hy và cao hơn nữa... thì thoạt trông có vẻ đìu hiu nhưng ngắm nghía kỹ lại hóa ra hầu hết toàn là đặc sản, là thứ rượu chưng cất nhiều năm, càng để lâu càng đậm đà hương vị  của các quan sát chiêm nghiệm sâu xa chuyện nhân tình thế thái, xới xáo những trầm tích văn hóa...
    Đặc biệt có sự hiện diện của cả các quầy mà chủ nhân của chúng có thể nói - theo nghĩa đen - là đội mồ sống dậy, chiếm  vị thế trang trọng trong cuộc quần anh tụ hội giả tưởng hôm nay.
   Quầy lý luận phê bình khá lâu trước đây thường tự hào với thiên chức  làm cái roi quất cho con ngựa văn chương lồng lên (?) nay lại tỏ ra khá vắng vẻ khiêm nhường vào vai các học giả đeo mục kỉnh trầm tư, theo đuổi các thao tác lý luận này nọ...
   (Tôi không nhắc đến những cái tên cụ thể nào; người trong giới đọc những giòng trên có thể tự tin mà đoán tiếp ra điều tôi muốn nói, trong khi nếu tôi tự kể  thì các bạn sẽ  cho là vừa thừa, vừa thiếu !).
    PV : Văn học đương đại của chúng ta đã có những tác phẩm lớn và những nhà văn, nhà thơ lớn chưa? Có tác phẩm nào, tác giả nào thực sự lớn mà chúng ta chưa nhận ra hoặc cố tình không công nhận là lớn ?
    PHG : Xin nói ngay là để  hạ bút đánh giá tác phẩm văn học này lớn, tác phẩm kia bé cần có những tiêu chí cụ thể đại để là về nội dung đề cập, hình thức biểu đạt, về cảm hứng nghệ thuật hay đặc sắc ngôn từ, về hiệu quả xã hội khách quan và chủ quan, về sự tiếp nhận mang tính đặc thù tương đối ở mỗi người ... Mà tất cả những tiêu chí trên, tiếc thay (hay may thay ?) lại rất khác biệt - thậm chí còn trái ngược nhau ! - ở những  người đọc, những nhóm người đọc cụ thể. Vậy nên  tôi cũng xin khất không vội trả lời đạt mức được coi là rõ ràng cho câu hỏi này ngay bây giờ vì quả thật không muốn vô tình (?) gây ra những tranh cãi  có thể căng thẳng mà vô bổ  khi xuất phát điểm của các đánh giá cụ thể lại hứa hẹn sẽ cách xa nhau quá nhiều ! Tôi nghĩ mình có thể sẽ quay lại chủ đề này vào một dịp khác thích hợp hơn chăng ?
    Tôi chỉ có thể nói ngay một điều rằng, dưới góc nhìn của tôi, văn học đương đại của ta đã và đang có những tác phẩm lớn cùng các tác giả lớn.
    PV :  Điều khác biệt lớn nhất, căn bản nhất của văn học thời hôm nay so với mấy chục năm trước là gì ? Cái  khác  đó có là một điều kiện để chúng ta hy vọng  có những tác giả và tác phẩm lớn ?
    PHG : Nếu đem so văn học ngày nay với  cách đây vài chục năm thì điều khác biệt lớn nhất nằm ở bối cảnh xã hội mà từ đó văn học đã sản sinh ra : những đổi mới đáng kể diễn ra trong lĩnh vực kinh tế , nhìn từ sâu xa, đã phần nào góp phần cởi bỏ những bao cấp nặng nề về tư tưởng. Đặc biệt, sự giao lưu, hội nhập quốc tế  mang tính tất yếu về nhiều mặt đem lại những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội. Từ dòng suối nhỏ chúng ta đã bơi ra biển lớn và học cách  hòa nhập tích cực vào nếp cảm. nếp nghĩ và hành vi của nhân loại tiến bộ. Dân trí  ngày càng được nâng lên. Tinh thần tư duy khoa học đã dần thay thế cho thói quen tự ràng buộc mình bằng những định đề tiên nghiệm (a priori), con người trở nên khoan dung hơn trước những biểu hiện khác biệt của đồng loại, ngày càng bộc lộ mạnh mẽ hơn nhu cầu được làm chủ  chính cuộc đời mình, làm chủ xã hội của những người công dân...
   Từ đây, nói riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, có thể thấy người viết đã có ý thức rõ ràng hơn về sự thực thi quyền tự do trong sáng tác gắn với trách nhiệm chân chính của người công dân. Các cấp quản lý đã tỏ ra thoáng đạt cởi mở hơn và những người viết cũng dần tự cởi bỏ nỗi sợ hãi vô hình bị ai đó xét nét săm soi những cái gọi là biểu tượng  hai mặt, ám chỉ ẩn dụ mà từ đó - như trước đây  - có thể bị quy chụp những tội lỗi nặng nề, khó tự bào chữa... Đông đảo người đọc, dưới góc độ tư tưởng-nghệ thuật, cũng tỏ ra nghiêm khắc hơn khi tiếp nhận các tác phẩm văn học; họ sẵn sàng ngoảnh mặt làm ngơ đối với những cuốn sách dễ dãi, nhạt nhòa hay nhảm nhí...
  Nói gọn lại, một xã hội với trình độ tự ý thức cao đang xuất hiện và - như một tất yếu lịch sử -  dần thay thế xã hội thụ động, quen bị áp đặt, bao cấp. Bên cạnh sự hiện diện của tài năng văn chương, đây chính là điều kiện tiên quyết để chúng ta hy vọng về sự xuất hiện ngày một nhiều hơn những tác giả và tác phẩm lớn.
    PV : Văn học là một thành tố cốt lõi của văn hóa.Từ góc nhìn văn học, ông thấy sự vận động văn  hóa của nước ta trong giai đoạn vừa qua có những vấn đề, những đặc điểm nào đáng chú ý nhất ?
   
    PHG : Văn học, một lĩnh vực quan trọng của nghệ thuật nói chung, thường được coi là cái chắt lọc, cái tinh hoa của một nền văn hóa.  Cho nên nếu chúng ta quan niệm rằng điều cốt lõi nhất của văn hóa là ở đạo đức, lối sống, nếp sống của mọi người trong xã hội thì  xem ra khó có thể kỳ vọng gì nhiều ở văn học trong vai trò một tác nhân đáng kể vào sự  vận động văn hóa mà anh  vừa nêu ra.
   Nhiều vấn đề, nhiều đặc điểm của sự vận động ấy  chắc chắn sẽ được  hiển lộ rõ hơn dưới những góc nhìn khác ngoài văn học. Nhìn dưới góc độ xã hội học chẳng hạn, chúng ta sẽ không gặp khó để nhận ra rằng :  chính những bất cập trong hệ thống chính trị (mà Nghị quyết TƯ 4 vừa nêu rõ), những khuyết tật trong thể chế kinh tế thị trường, những hệ quả tiêu cực của giao lưu hội nhập quốc tế... đã làm méo mó tai hại đến thế nào cho diện mạo đạo đức, lối sống, nếp sống của cả xã hội, khiến không một ai trong chúng ta có thể yên lòng trước hiện trạng khá nhốn nháo của đời sống văn hóa hôm nay.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:

Nhất

Nhất ở Việt Nam có rất nhiều
Tiếc thay chỉ nhất dở và điêu.
Xin thêm kỷ lục hay ho nhất:
Nhất lắm nhà thơ nhất lắm điều.
https://encrypted-tbn1.google.com/images?q=tbn:ANd9GcT72P9DJ5F2RWptsJk_1jnP49nxPzzGrHfffozaaz5NOURlrSrxTg

"Ấy ấy, bác đừng nói như thế chứ! Nghe mà nhột nhạt cả người! Tại chúng nó ganh tị, nên mới bảo rằng em điêu, đanh, và lắm điều! Toàn là đặt chuyện cả, bác đừng tin nhá!"
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối