Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Bước nhảy hoàn vũ: Dạy đĩ vén váy?

Với thời lượng phát sóng khá lớn nhưng game show “Bước nhảy hoàn vũ” chưa mang lại cho khán giả tất cả những gì họ kỳ vọng…

Bước nhảy hoàn vũ

Vậy là đã kết thúc một game show khá thu hút khán giả: Cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ. Cuối cùng thì người ta cũng chọn ra được người thắng cuộc và trao tiền thưởng.

Nhưng cũng từ đây, có thêm nhiều ý kiến về game show này.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/Bcnhyhonv.jpg
Không phải ai cũng có quyền tham gia một cuộc thi như thế này. Ảnh minh hoạ


Được biết, game show này do công ty Cát Tiên Sa mua bản quyền và hợp tác sản xuất cùng VTV3 (Đài truyền hình Việt Nam). Bản gốc của nó chính là  Khiêu vũ với ngôi sao - Dancing with the stars   một chương trình truyền hình rất ăn khách trên thế giới và hiện đã có phiên bản tại gần 30 quốc gia.

Theo thông tin trên một trang web chính thức, chương trình ở Việt Nam được thực hiện theo một phiên bản mà các thí sinh sẽ toàn là nghệ sĩ. Nói cách khác, đây là sân chơi riêng của một số người có “đủ điều kiện, tiêu chuẩn”. Còn người không ở trong diện xem xét, lựa chọn- đừng mơ!
Sau khi những người đoạt giải được trao thưởng, có người thú thật rằng họ bị choáng. Bởi số tiền mà Ban tổ chức, nhà tài trợ trao thưởng khá lớn trong khi chương trình không có mấy ý nghĩa xã hội. Có người còn cho rằng đây là một chương trình “vô bổ”. Người ác khẩu nói rằng đem chuyện nhảy nhót cho nghệ sĩ thi, không khác gì dạy đĩ vén váy!

Trong khoảng hai tháng trời, một chương trình như vậy đã chiếm sóng với thời lượng không ít nhưng rõ ràng là hiệu quả mang lại còn khiêm tốn.

Trớ trêu là trong khi một số người vừa được ăn chơi nhảy múa- vừa được vinh danh- vừa được tiền thưởng thì còn có hàng trăm người đang vật lộn với cuộc sống để vừa sinh tồn, vừa chữa bệnh trong những xóm chạy thận xung quanh bệnh viện; có những học sinh phải treo mình trên sợi dây cáp qua sông để đến trường học chữ…

Biết rằng trong cuộc sống, mọi chuyện không thể cào bằng một cách đơn giản nhưng vẫn thấy chạnh lòng…

Theo Minh Vũ
Nhà báo và Công luận


Nguồn:  http://www.tintuconline.c...haoluan/450461/index.html

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Vịt thấy game show này hay đấy chứ.Game show sinh ra cũng chỉ là để mua vui,kéo người ta đến trước cái TV,và "Bước nhảy hoàn vũ" đã khá thành công.Mua vui thì đơn giản là mua vui thôi,có ai nghĩ rằng khi xem truyền hình ta sẽ bổ béo lên không?Hay như theo tác giả cái anh "Ai là triệu phú" xem xong chắc người ta thông minh lên hẳn,cái anh "Hãy chọn giá đúng" xem xong người ta cũng sành sỏi trong thị trường giá cả hơn hẳn?Người nghèo được quan tâm,đó là lẽ dĩ nhiên,nhưng việc gì ra việc đó.Không thể dùng cái này mà nói cái kia được

Còn mở rộng đối tượng người chơi,thế thì nó sẽ na ná VietNam Idol,nhưng sẽ thua xa và chắc chắn là...chán ngắt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Vịt anh: Cũng tuỳ suy nghĩ của từng người, từng giới và đứng ở đâu mà suy, mà nói mà luận về chuyện này chuyện nọ. Cái tác giả muốn nói ở đây rằng truyền hình là cái công cụ truyền thông của nhà nước "do dân và vì dân"...nhưng cái thời lượng phát sóng lại ưu ái quá nhiều cho cái chuyện ăn chơi nhảy múa chẳng dính gì đến "thảo dân" nói chung cả. ĐN cũng chỉ là anh phó thường dân, nên nghĩ rằng nếu là đài truyền hình tư nhân đưa các game show của tư nhân hoặc do tư nhân tài trợ thì lại là một chuyện, vì tiền để phát sóng thu từ tiền thuế của dân (cũng có khi do tư nhân "hợp tác sản xuất" cùng nhà nước, mà cụ thể là nhà đài), mà dân thì cũng...năm bảy loại, có loại cứ è cổ ra mà nộp đủ thứ thuế, có loại thì tìm đủ mọi cách để trốn thuế, có loại còn "ăn gian" và bắt nhà nước "hoàn lại thuế" cho chúng...Mà thôi, chuyện bao đồng. Vịt nghĩ gì là chuyện của Vịt, còn tác giả bài báo, như câu kết đã tự thanh minh "Biết rằng trong cuộc sống, mọi chuyện không thể cào bằng một cách đơn giản nhưng vẫn thấy chạnh lòng…". Thiết nghĩ, đó cũng là một cách tiếp cận vấn đề.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

@Huynh ĐN:VTV đã phân ra 3 kênh VTV1,VTV2,VTV3 rõ ràng rồi mà,VTV3 là kênh thể thao và giải trí.

Thì đệ cũng nói vậy thôi,chứ tranh cãi về cuộc đời thì...bao giờ cho hết :))

Đệ chỉ không thích là có nhiều người cứ hay chỉ trích này nọ,Vịt thấy VN mình là quá tuyệt vời rồi,tuy rằng vẫn còn đầy rẫy nhứng thứ ung nhọt được che đậy và luật pháp sơ hở còn đầy cả ra.Nhưng cứ thử nhìn xung quanh mà xem,Nam Phi,nước chủ nhà WC,nằm trong 30 nước giàu nhất thế giới,bỏ ra 3 tỷ để tổ chức WC,thế nhưng người dân có người phải bỏ ra tới 2 năm trời đằng đẵng gom góp mới mua nổi cái TV...

Những góp í nhìn chung cũng là để cuộc đời tốt lên nhưng có những chuyện chả liên quan gì cũng đem ra bóng gió,chụp mũ thì Vịt hông thích

Hãy để giới trẻ như Vịt  nhìn cuộc đời bằng con mắt màu hồng một tí :D

P/s:Nói vậy thôi chứ Vịt có biết bước nhảy hoàn vũ nó như thế nào đâu,đệ ít khi xem TV lắm,có xem thì chỉ xem bóng đá thôi ;))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Chủ đề này hay nhỉ. Vào đọc nhiều thấy càng hay nhiều. Xin được góp 1 bài.

Có một lần tôi nghe radio. Nghe một nhà thơ mới đọc thơ của mình trên một chương trình văn nghệ. Đọc xong bác ấy lại nói 1 câu chuyện thế này: Có một lần tôi đi thăm một đơn vị đang tổ chúc thi học sinh giỏi, nói chuyện với một thí sinh vừa thi xong, tôi hỏi em học để sau này làm gì? Em nói học để sau này giúp quê hương Đất nước. Em nói tiếp, em thấy vui gì nước mình tuy nghèo nhưng có rất nhiều tiến sĩ, nhưng em lại buồn vì nước mình có nhiều tiến sĩ mà vẫn nghèo!...
    Câu chuyện nhỏ thật sự làm tôi phải nhìn nhận lại. Cuộc đời quan trọng ở chỗ mình làm được gì, góp được gì cho cộng đồng chứ không quan trọng ở một tấm giấy gọi là " Bằng ...".
    Tôi còn nhớ thầy Lê Đình Bích nói với lớp tôi. Có một sinh viên hỏi thầy sao không lấy bằng tiến sĩ, nhưng thầy trả lời: Tôi lấy bằng tiến sĩ để làm gì? Tôi chỉ cần cầm viên phấn trên tay đến trường dạy học là được rồi. Bằng cử nhân của tôi còn gởi ở trường chứ chưa lấy nữa.
    Thầy thông thạo 5 thứ tiếng, được sinh viên tôn kính gọi là "từ điển sống của Đồng bằng sông Cửu Long", vừa là nhạc sĩ, văn thi sĩ, hội viên hội nhà văn Việt Nam. Ở thầy giữ được toàn bộ giá trị của con người Nam Bộ.
    Bởi thế, tiền tài và danh vọng chỉ làm cho ta thêm tôi lỗi khi không giúp được gì cho mọi người. Hoà thượng Tuyên Hoá có nói: "Đả bất phá danh lợi quan, khi bất xuất luân hồi khuyên" nghĩa là: Đánh không sập cánh của danh lợi thì không thể nhảy thoát vòng luân hồi. Cái con người cần là cái Tâm, có thực sự hữu ít chứ không phải là vẻ bề ngoài phù du.
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Vịt Anh lại không thấy những trường hợp như Kha kể.Chỉ thấy rằng xung quanh mình,từ quán trà đá đến công sở,người ta cứ tha hồ thoải mái chửi đời,và có nhiều người còn có suy nghĩ là,tôi chửi đời để khoe cái tầm nhìn hiểu biết hơn người của tôi,báo thì tôi chỉ đọc BBC vì ở đó người ta viết đa chiều hơn.Giới trẻ bây giờ đã quen gọi công an là thằng công an,là những tên cướp đường,quen có suy nghĩ là muốn việc gì trót lọt thì phải hối lộ,khi chọn một một nghề thì chả ai nói là tôi chọn nghề này vì muốn đóng góp cho đời,mà vì làm nghề đó tôi có thể kiếm ra tiền.Cái nếp nghĩ đó đã ăn sâu từ khi chúng chưa bước chân vào đời thì làm sao có thể sinh ra những người hi sinh hết mình để cho xã hội tốt đẹp hơn đc?Giới trẻ không có lí tưởng là lỗi tại ai?

Hầu như những đứa thi vào đại học cảnh sát thì cha mẹ chúng đều là người trong ngành,thi vào quân đội thì đa số chỉ vì có thể giảm phần nào chu cấp của bố mẹ chứ có đứa nào có hoài bão là tôi muốn dẹp yên tội phạm,tôi muốn canh giữ mảnh đất quê hương đâu.Thế hệ trẻ đã suy nghĩ như vậy thì tương lai muốn không có những vị tham quan,không có những người lợi dụng chức vụ xem chừng khó lắm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Em cũng nghĩ như anh Vịt Anh về vấn đề của giới trẻ hiện nay. Với sự Âu hoá của đương thời khó trách khỏi sự ảnh hưởng đến giới trẻ, bởi vì lứa tuổi ấy rất dễ bị ảnh hưởng, có thể tích cực hay tiêu cực. Nhưng hầu hết mọi người đều khó tìm ra cái tích cực, cuộc sống thị trường đã làm thay đổi cách nhìn của mọi người. Chính em đây cũng thừa nhận rằng sự chi phối của đồng tiền là rất lớn, người ta chỉ có thể cao thượng khi người ta đã không còn những lo toan vụn vặt. Nhưng còn việc dùng đồng tiền ấy để làm gì thì khác nữa, có người khao khát đồng tiền là để lo cho người thân, có người dùng đồng tiền để mua lợi trước mắt cho mình.
        Nhưng không phải thế nghĩa là không có những người sống vì mọi người đâu nhé! Em cũng có 4 thằng bạn học cảnh sát. Có thằng thân nhất với em (chuyên ngành trại giam) nói là nó muốn trị những tên quậy phá mọi người. Đồng tiền ai cũng cần những không phải là tất cả. Có lẽ ai cũng muốn mình như là Bill Gates, giàu có và địa vị...nhưng như vậy sao lại không gấp đồng tiền lẻ thật cẩn thận và trao nó cho một bà cụ ăn xin bên đường, với việc làm đầy ý nghĩa đó cho thấy bạn là người không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có về tinh thần. Có lần thầy Bích hỏi lớp em ai là người giàu nhất, sinh viên trong lớp đều nghĩ là Bill Gates, Warren Buffett, Carlos Slim...Cuối cùng thầy nói: "tri túc đệ nhất phú" nghĩa là người biết đủ là giàu nhất.
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đồ Nghệ đã viết:
@Vịt anh: Cũng tuỳ suy nghĩ của từng người, từng giới và đứng ở đâu mà suy, mà nói mà luận về chuyện này chuyện nọ. Cái tác giả muốn nói ở đây rằng truyền hình là cái công cụ truyền thông của nhà nước "do dân và vì dân"...nhưng cái thời lượng phát sóng lại ưu ái quá nhiều cho cái chuyện ăn chơi nhảy múa chẳng dính gì đến "thảo dân" nói chung cả. ĐN cũng chỉ là anh phó thường dân, nên nghĩ rằng nếu là đài truyền hình tư nhân đưa các game show của tư nhân hoặc do tư nhân tài trợ thì lại là một chuyện, vì tiền để phát sóng thu từ tiền thuế của dân (cũng có khi do tư nhân "hợp tác sản xuất" cùng nhà nước, mà cụ thể là nhà đài), mà dân thì cũng...năm bảy loại, có loại cứ è cổ ra mà nộp đủ thứ thuế, có loại thì tìm đủ mọi cách để trốn thuế, có loại còn "ăn gian" và bắt nhà nước "hoàn lại thuế" cho chúng...Mà thôi, chuyện bao đồng. Vịt nghĩ gì là chuyện của Vịt, còn tác giả bài báo, như câu kết đã tự thanh minh "Biết rằng trong cuộc sống, mọi chuyện không thể cào bằng một cách đơn giản nhưng vẫn thấy chạnh lòng…". Thiết nghĩ, đó cũng là một cách tiếp cận vấn đề.
Bác ơi, cái thuế thu nhập người ta lấy của mình có tính vào đây ko hả bác? Mỗi lần cái nhuận bút của em bị cắt mất 10% là em thấy xót ơi là xót :)

Việc nhà đài làm show mời diễn viên ca sĩ nổi tiếng thì cũng đúng thôi. Ko thế thì ai xem! Người ta đâu chỉ xem nhảy. Em thì em nghĩ nói như tác giả bài báo thì vô cùng. Nhưng mà cái vụ vĩ thanh thì đúng là thấy cũng hơi gai gai: cô Vân được bao nhiêu là tiền mở tiệc to đùng, giá tiền ấy mà làm một điều gì đó có ý nghĩa về mặt xã hội thì tốt. Mà cái vụ "xã hội" thì nó cũng nhiều cách, ko nhất thiết phải là từ thiện kiểu cho tiền người nghèo đâu. Đôi khi cho họ tiền để họ tiêu sạch rồi lại nghèo thì còn phi xã hội hơn/
Hôm nay được bữa vào Thi viện lại ăn nói lẩm cẩm quá, các bác xá lỗi. Hì.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Củng Lợi: “Chúng ta ngày càng có ít đất trồng trọt”



Là đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc, Củng Lợi đang đại diện các nỗ lực chống đói nghèo của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO). Chiến dịch 1billionhungry (1 tỉ người đói, http://www.1billionhungry.org) của FAO nhằm nâng cao sự nhận thức của thế giới về thực tế: cứ sáu người trên thế giới thì có một người không đủ ăn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/293/426293.jpg

Trả lời BBC mới đây, cô nói điều cần mọi người hiểu rõ là đất đai dành cho nông nghiệp đang bị giảm để phục vụ công cuộc hiện đại hóa. Các tòa nhà chọc trời, văn phòng và nhà máy được xây dựng trên vùng đất từng để trồng trọt. “Vấn đề quan trọng nhất là hiện tại chúng ta ngày càng có ít đất để trồng trọt hơn. Làm thế nào chúng ta sẽ có đủ lương thực trong tương lai?”, cô nói.

Về vai diễn mình thích nhất, Củng Lợi cho biết đó là vai nàng Thu Cúc trong Thu Cúc đi kiện từ 20 năm trước. “Đó là vì nhân vật tôi đóng muốn có công bằng và phẩm giá cho mình. Đây là điều rất đơn giản, nhưng là yêu cầu cơ bản mà tất cả mọi người đều cần”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Trương Đăng Kha đã viết:
Em cũng nghĩ như anh Vịt Anh về vấn đề của giới trẻ hiện nay. Với sự Âu hoá của đương thời khó trách khỏi sự ảnh hưởng đến giới trẻ, bởi vì lứa tuổi ấy rất dễ bị ảnh hưởng, có thể tích cực hay tiêu cực. Nhưng hầu hết mọi người đều khó tìm ra cái tích cực, cuộc sống thị trường đã làm thay đổi cách nhìn của mọi người. Chính em đây cũng thừa nhận rằng sự chi phối của đồng tiền là rất lớn, người ta chỉ có thể cao thượng khi người ta đã không còn những lo toan vụn vặt. Nhưng còn việc dùng đồng tiền ấy để làm gì thì khác nữa, có người khao khát đồng tiền là để lo cho người thân, có người dùng đồng tiền để mua lợi trước mắt cho mình.
        Nhưng không phải thế nghĩa là không có những người sống vì mọi người đâu nhé! Em cũng có 4 thằng bạn học cảnh sát. Có thằng thân nhất với em (chuyên ngành trại giam) nói là nó muốn trị những tên quậy phá mọi người. Đồng tiền ai cũng cần những không phải là tất cả. Có lẽ ai cũng muốn mình như là Bill Gates, giàu có và địa vị...nhưng như vậy sao lại không gấp đồng tiền lẻ thật cẩn thận và trao nó cho một bà cụ ăn xin bên đường, với việc làm đầy ý nghĩa đó cho thấy bạn là người không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có về tinh thần. Có lần thầy Bích hỏi lớp em ai là người giàu nhất, sinh viên trong lớp đều nghĩ là Bill Gates, Warren Buffett, Carlos Slim...Cuối cùng thầy nói: "tri túc đệ nhất phú" nghĩa là người biết đủ là giàu nhất.
@Trương Đăng Kha : Cái nhìn của sinh viên trẻ , mà không trẻ.Mình thích cách nghĩ của bạn, nhớ hồi còn là  như bạn bây giờ, cái đói lúc nào cũng thường trực, nhất là mỗi dịp làm đồ án , trên lớp thì nghe tiếng leng keng của tàu điện đi qua ,cứ tưởng tiếng chuông tan hoc , (mong tan học về để ăn cơm cho khỏi đói) mình đã từng đi xe Buýt về trường không có vé vì hết tiền, tất nhiên là phải xin phụ xe và chẳng có khó khăn gì cả.Bây giờ thì sao nhỉ? mọi cái hình như khác nhiều quá và buộc thế hệ bọn mình nghĩ không giống các bạn trẻ,miếng cơm, manh áo bây giờ dễ kiếm hơn nhiều so với ngày xưa nhưng con người cũng vô cảm  thờ ơ hơn này xưa ...vài lời qua loa với mọi người cho vui vậy thôi , chứ cuộc sống thì muôn hình , muôn vẻ ...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối