Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!

* HỮU LỰC - HÀ TUẤN



Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “ vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”.

Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).

Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6-2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.

Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ…chỉnh sửa là được.

Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện!

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian “tu nghiệp” ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với Ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân “có vấn đề” vì Bộ giáo dục - đào tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ hẳn hoi. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.

Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!


(Nguồn: http://sgtt.com.vn/Thoi-s...-biet-tieng-Anh.html)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Vodanhthi: Chẳng hiểu sao mà mấy cái đường link của bạn bị...khoá cứng rùi. Hu hu. "The page you're looking for wasn't found"!!!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Vụ làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh:
“Tôi làm tiến sĩ tốn 17.000 USD!”
"Tôi có học tại trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) tại Hoa Kỳ. Trường này tọa lạc tại thành phố New York!".
 Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/LamTiensiMymakhongbiettiengAnh.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Ân-GĐ Sở VH-TT và DL tỉnh Phú Thọ


Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa - thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ (nhân vật được đề cập trong bài “Làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh”) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị online chiều 17/6.
Tuy nhiên, khi PV đề nghị muốn xem tấm bằng tiến sĩ của ông thì ông Ân nói “để dịp khác”.

Ông Nguyễn Ngọc Ân: "Tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng".
Theo thông tin của một đồng nghiệp được đăng tải trên một tờ báo mạng, chúng tôi dễ dàng tìm được trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) mà ông Ân “tu nghiệp”. Theo đó, Trường đại học Southern Pacific University nằm trong danh sách 50 trường đại học bị chính quyền bang Hawaii khởi tố, thua kiện và bị đóng cửa. Trường Southern Pacific University đã bị giải thể từ ngày 28/10/2003 theo phán quyết của tòa án Hawaii. Bằng cấp của trường Southern Pacific University không được Mỹ công nhận.
Còn trường đại học Nam Thái Bình Dương với tên chính thức là “The University of South Pacific” của Fiji, một quốc đảo gần Úc, mới là trường thật. Chúng tôi trao đổi với ông Ân về điều này và hỏi ông học ở Fiji hay Mỹ, ông Ân nói: “Có thể chỗ tôi học ở New York chỉ là phân viện của trường Southern Pacific University!”.

Thưa ông, ông có thể cho biết chi phí học để lấy bằng tiến sĩ của trường Southern Pacific University hết bao nhiêu?

Chắc cũng tốn hơn chục ngàn USD gì đấy!

Ông có thể nói rõ hơn?

17.000 USD!

Thưa ông, đó là kinh phí của tỉnh Phú Thọ hỗ trợ ông đi đào tạo tiến sĩ?

Không, đó là tiền cá nhân, còn tiền kinh phí hỗ trợ của tỉnh thì tôi chưa lấy, mặc dù tỉnh đã có quyết định rồi!

Khóa học cùng ông có bao nhiêu người Việt Nam học cùng ông, ở Phú Thọ có ai học cùng ông không?

Khoảng chín, mười người gì đó, họ đều ở Hà Nội, Thái Nguyên; còn ở Phú Thọ không có ai.

Ong có thể cho chúng tôi xem giáo trình, đĩa CD của trường phát cho ông để ông tự học?

Như tôi đã nói, tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng.

Vậy ông có thể cung cấp cho chúng tôi trang web của trường đại học của ông không?

Không, tôi không nhớ.

Cảm ơn ông!

Theo Hữu Lực- Hà Tuấn
Sài Gòn Tiếp Thị


Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/...tien-si-ton-17000-usd.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đồ Nghệ đã viết:
@Vodanhthi: Chẳng hiểu sao mà mấy cái đường link của bạn bị...khoá cứng rùi. Hu hu. "The page you're looking for wasn't found"!!!
   Không phải bị khóa đâu bác Đồ ơi. Là vì bài viết trên diễn đàn đã mặc định thu ngắn đường dẫn đấy bác ạ, thành thử khi nhấp chuột vào thì đường lại... không dẫn. Nếu muốn truy tận nguồn, bác chịu khó bấm vào chỗ "Trích dẫn", chép nguyên địa chỉ kết nối, rồi dán vào khung ô địa chỉ của trình duyệt là nó "đi" ngay.
  Còn những đường dẫn nào ngăn ngắn thì sẽ xuất hiện trọn vẹn ở bài viết trong diễn đàn.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đường sắt cao tốc: lỗ và nợ

– Tuyến đường sắt cao tốc Đài Bắc – Cao Hùng sau ba năm hoạt động, lỗ 2,16 tỉ USD, nợ tổng cộng 12,3 tỉ USD.

– Hai tuyến đường sắt cao tốc Tokaido Shinkansen Tokyo – Osaka và San’yo Shinkansen Osaka – Fukuoka đổ nợ 300 tỉ USD đưa vào tổng nợ công quốc gia.

– Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thiên Tân nợ trên 50 tỉ USD, đang lỗ 100 triệu USD sau một năm hoạt động.

HÙNG KHƯƠNG
(báo Sàigòn Tiếp thị) tổng hợp
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện

* TRÂN VĂN, thông tín viên đài RFA



Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.
Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…

Dễ hơn học tiểu học!

Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.

Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.

Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.

Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.  
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.

Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.

Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

Bằng thật?

Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…

Trân Văn:  Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là "bằng đểu" không?

GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ "bằng đểu" nhưng ở Mỹ có những trường nhưng phải gọi là "trường" (trong ngoặc kép) vì nó không phải là trường.

Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp để đem bán, chuyện đổ bể, họ bị truy tố. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…

Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?

GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm.

Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được, nhưng những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì chẳng những biết ngay là chúng vô giá trị mà còn khinh bỉ những người trưng cái bằng cấp đó ra. Thành ra không ai lừa bịp được người nào có chút hiểu biết.

Nhưng nếu ai thích có một tờ giấy trông giống như một cái bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì làm sao cấm họ được? Bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!

Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…

GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có  accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì cả. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần "Google" vài phút là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.

Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…

GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà như vậy thì trường đó không thể nào được bất cứ một tổ chức hay cơ quan có uy tín nào chứng nhận.

Nếu người nào mời tôi dạy một trường mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không thể nào nhận lời. Bởi vì dính líu vào những chuyện đó thì mất hết uy tín cá nhân, bạn bè đồng nghiệp khắp nơi sẽ cười vào mặt tôi!

Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!  

Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?

GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất khôn ngoan. Họ dùng những tên rất kêu, những cái tên giống như trường thật.

Ví dụ như ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California (USC) thì họ đặt tên ví dụ như University of South California. Trường đó không ai biết, nhưng mà người ở xa, nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm (cũng viết tắt là USC!). Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.

Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…

******

Lần trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về sự kiện ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, tuy có văn bằng tiến sĩ của một đại học ở Mỹ, song không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh

Hiện có những dấu hiệu cho thấy tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân sử dụng không phải là chuyện riêng của ông Ân. Vì sao? Mời qúy vị nghe Trân Văn tường thuật tiếp…


Công quỹ như rác

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Ân, không biết Anh ngữ nhưng lại là “Tiến sĩ”, xuất thân từ một trường đại học đã bị Tòa án tiểu bang Hawaii ra lệnh phải đóng cửa trước đó sáu năm lẽ ra có thể chỉ dùng để mua vui nếu không có vài tình tiết kỳ quái.

Tình tiết thứ nhất: Một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ kể với phóng viên tờ Sài Gòn Tiếp Thị rằng, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở “Southern Pacific University” – dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và Ban Tổ chức Tỉnh ủy xác định bằng đó là bằng thật.

Theo sau đó là tình tiết thứ hai: Ông Ân tiết lộ với phóng viên tờ Sài Gòn Tiếp Thị rằng, ông đã chi 17.000 USD để học “tiến sĩ” và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã quyết định chi tiền, “hỗ trợ” cho ông.

Tình tiết thứ ba: Cũng chính ông Ân tiết lộ, sở dĩ ông theo học “chương trình tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” là do Viện kinh tế của Bộ Tài chính giới thiệu. Ông Ân không phải là trường hợp cá biệt bởi theo ông Ân, còn khoảng chín, mười người nữa ở Hà Nội, Thái Nguyên cũng học “chương trình tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” theo kiểu như vậy.

Đang có bao nhiêu công chức theo học “chương trình tiến sĩ” tại những đại học như “Southern Pacific University”? Chưa có ai thống kê nhưng có những dấu hiệu cho thấy, hình như “làm tiến sĩ” ở nước ngoài theo kiểu như thế đang trở thành phong trào.

Vì sao? Một công chức ở Hà Nội, yêu cầu không nêu tên, trả lời qua email, cho biết: Trước hết là không phải học, không tốn tiền và “giải quyết khâu oai” tốt hơn “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ”. Chưa kể “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” đang gặp trục trặc.

Công chức này giải thích thêm rằng: Do có quá nhiều tai tiếng và bị chỉ trích kịch liệt, chuyện dựa vào hệ thống trường Đảng để lấy học vị “tiến sĩ” đang khiến nhiều công chức và đặc biệt là quan chức ngần ngại.    


Chuyển tiền ra nước ngoài mua “tiến sĩ”?

Quả là “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” có quá nhiếu tai tiếng. Hồi tháng 8 năm 2006, tại “Hội nghị Hiệu trưởng các đại học miền Trung và Tây Nguyên”, một số quan chức ngành giáo dục đã từng công khai thú nhận rằng, chính họ cũng xấu hổ, khi góp phần tạo ra những cá nhân có học vị “tiến sĩ” nhờ “nghiên cứu” những đề tài kiểu như: “tắm giặt trong quân đội”...

Thế nhưng “làm tiến sĩ” theo “kiểu mới”, giống như ông Nguyễn Ngọc Ân thủ đắc học vị “tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh”, nhờ đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ” thì liệu “nghiên cứu” đó có góp phần xây dựng “quốc thái, dân an” hay xa hơn là phục vụ cho sự no ấm của loài người?

Năm 2007, Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, hơn 70% tiến sĩ của Việt Nam đang là công chức, còn số tiến sĩ làm công việc nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam – vốn là những lĩnh vực hoạt động chính của đội ngũ tiến sĩ – lại chiếm tỷ lệ chưa đầy 30%.

Nhiều người cho rằng, vì tiến sĩ được xem như một thứ tiêu chí để cất nhắc, bổ nhiệm trong hệ thống chính trị, nên việc đào tạo tiến sĩ và những vấn đề có liên quan đến đội ngũ tiến sĩ tại Viêt Nam trở thành bi kịch. Bi kịch đó chưa có hồi kết!
Đầu tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Gíao dục – Đào tạo tuyên bố trước Quốc hội Việt Nam rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai một chương trình đồng bộ để đến năm 2015, đào tạo xong 20.000 tiến sĩ, làm giảng viên nòng cốt cho 400 trường đại học và cao đẳng trên toàn Việt Nam.

Bất chấp những phân tích thiệt – hơn của trí thức đối với dự định này, cuối tháng 1 năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn trình Thủ tướng Việt Nam đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên kế hoạch thực hiện được kéo dài thêm 5 năm so với dự định ban đầu. Nghĩa là đến năm 2020, kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ  mới hoàn tất, chứ không phải tới năm 2015 như ông Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố trước Quốc hội cách đó hai năm.

Tuy chưa thấy có thông tin nào cho biết, đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ đã được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt, song trong nhiều tuyên bố có liên quan đến đề án này, các viên chức lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho thấy, họ vẫn đang thực hiện kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ. Chi phí cho việc đào tạo 20.000 tiến sĩ được loan báo là khoảng 700 triệu USD.

Giữa tháng trước, cùng với việc yêu cầu ngừng mở ngành ở bậc đại học, cao đẳng, Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đột ngột ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành.

Lúc ấy, trả lời báo điện tử VietNamNet, ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học giải thích, sở dĩ Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đưa ra lệnh này là vì việc đào tạo tiến sĩ ở một số trường, không đáp ứng đủ điều kiện mà “Quy chế đào tạo tiến sĩ” đặt ra. Tuy nhiên cũng theo ông Khôi, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn thực hiện đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ.

Khi đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ được trình Thủ tướng Việt nam hồi đầu năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho biết, trong 20.000 tiến sĩ, sẽ có khoảng 38% được đào tạo ở nước ngoài, khoảng 15% sẽ được đào tạo phối hợp giữa trong và ngoài, 47% còn lại sẽ được đào tạo trong nước.

Thế nhưng, giữa tháng trước, lúc được báo điện tử VietNamNet phỏng vấn về việc ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành, ông Ngô Kim Khôi lại khẳng định: Việc đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài không có gì thay đổi. Thậm chí có tín hiệu đáng mừng là số lượng gửi đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài tăng lên trong năm 2009 và 2010. Theo chủ trương, số lượng tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài là 20.000.     

Ông Ngô Kim Khôi có lầm lẫn hay Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam đã quyết định bỏ ý định đào tạo 47% trong số 20.000 tiến sĩ ở trong nước và ngưng phối hợp với nước ngoài để đào tạo 15% của 20.000 tiến sĩ  theo phương thức trong - ngoài?

Trong năm ngoái và năm nay, những trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Ân, có được xem như đã giúp tăng số lượng tiến sĩ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài như tuyên bố của ông Ngô Kim Khôi?

Chỉ Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam mới có thể trả lời được những thắc mắc như thế.

Có lẽ nên nhắc qua rằng, tuy Mỹ vẫn được xem như một địa chỉ đáng tin cậy trong đào tạo, song tại Mỹ, có hai loại trường đại học, một đã được những cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có uy tín kiểm định về chất lượng đào tạo và một chỉ được coi như những “xưởng sản xuất bằng cấp”.  

Những “xưởng sản xuất bằng cấp” ấy, có thể được phép hoạt động vì hội đủ các yêu cầu trong việc thành lập (cơ sở vật chất, nộp đủ thuế,…), theo quy định của từng tiểu bang nhưng không đạt tiêu chuẩn kiểm định nên chất lượng đào tạo không được công nhận.

Cũng vì vậy, sự kiện ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, “du học” qua một cơ quan thuộc Bộ Tài chính giới thiệu, được một đại học không đạt kiểm định chất lượng đào tạo ở Mỹ cấp văn bằng tiến sĩ, dù không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh, song công quỹ vẫn đài thọ chi phí “làm tiến sĩ”, Ban Tổ chức Tỉnh ủy vẫn công nhận là bằng thật,… hoàn toàn không phải chuyện riêng của ông Ân.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

THƯƠNG LẮM CẬU BÉ ĐI HỌC BẰNG TAY


(Dân trí) - "Em mong được học hết THPT, tìm được việc làm thích hợp nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho ông bà...". Đó là tâm sự em Lương Văn Mậu - cậu học trò đi học bằng tay.

thuonglamcauhoctrodihocbangtay-1
Em Lương Văn Mậu - hằng ngày vẫn luôn đi học phải bò bằng tay như thế này. Qua báo điện tử Dân trí, chúng tôi mong độc giả cùng nhau chia sẻ tới em trong những chẳng đường còn lại (Ảnh: Trọng Hưng)


Đến xã Lượng Minh hỏi bất kỳ ai về em Lương Văn Mậu đi học bằng tay, đầu gối đều tán phục: “Cháu Mậu ấy à. Cả cái xã này ai cũng đều rõ, cháu khổ lắm hằng ngày phải bò đi học đấy, thật đáng khâm phục nghị lực của cậu bé Mậu....”. Người dân nơi đây tâm sự cùng PV Dân trí.
Chúng tôi tìm về trường Tiểu học Lượng Minh vào những ngày cuối tháng 5 và đã có cuộc trò chuyện với thầy Lô Văn Hải - Hiệu trưởng nhà trường. Thầy Hải cho biết:  “Cháu Lương Văn Mậu - SN 1997, hiện đang học lớp 5, gia đình nghèo lắm lại ở với ông bà ngoại nhưng cháu rất chăm chỉ học tập, chuyên cần...”.

thuonglamcauhoctrodihocbangtay-2
Gian nan đường đến trường của cậu học trò nghèo bị tật bẩm sinh (Ảnh: Trọng Hưng)


Cậu bé Lương Văn Mậu sinh ra trong một gia đình nghèo, ngay từ lúc mới sinh em đã bị tàn tật bẩm sinh, đôi bàn chân teo không thể đi lại được, việc đi lại phải sử dụng bằng đôi bàn tay và đầu gối.
Mồ côi cha mẹ từ sớm nên Mậu và anh trai về sống với ông bà ngoại là ông La Văn Thông (67 tuổi) và bà Lô Thị Lan (65 tuổi) ở bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, Nghệ An). Ông bà tuổi đã già lại nghèo khó nên cuộc sống của cậu bé khuyết tật càng trở nên thiếu thốn. Tuy vậy Mậu vẫn là học sinh có nghị lực vượt lên trên số phận để học hành chăm chỉ. Ông bà ngoại Mậu tâm sự: "Ở cái tuổi của chúng tôi nếu nuôi hai người bình thường thì đã vất vả lắm rồi đằng này cháu Mậu không được may mắn lành lặn như bạn bè đồng trang lứa. Nhưng cũng thật may mắn đó là cả hai anh em thằng Mậu chăm chỉ học tập nên chúng tôi cũng bớt lo phần nào...".
Thầy Lô Văn Hải cho biết thêm: "Nhà Mậu có hai anh em. Hiện cả hai đều đang đi học, anh trai Mậu đang học lớp 8 trường THCS Lượng Minh. Bố mẹ mất, hai anh em phải ở với ông bà ngoại nhưng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, túng thiếu”.
Được biết, gia đình ông La Văn Thông nằm trong diện hộ nghèo của xã. Tuy nhiên, số tiền trợ cấp ít ỏi không đủ nuôi sống hai ông bà, chứ nói gì đến chuyện nuôi thêm hai đứa cháu.

thuonglamcauhoctrodihocbangtay-4
Em Lô Lương Chôm bạn học cùng lớp là người vẫn thường xuyên cõng Mậu đến trường (Ảnh: Trọng Hưng)


Cô Nguyễn Thị Thảo - giáo viên chủ nhiệm em Mậu cho biết: " Nhìn cậu học trò khuyết tật chăm chỉ đầy nghị lực ngày nào cũng đến lớp bằng hai tay ai cũng xót xa. Mậu có một người bạn học thân là Lô Lương Chôm rất nhiệt tình cõng hoặc chở Mậu bằng xe đạp để đến trường".
Khi được hỏi về ước mơ sau này cậu bé Mậu nói: "Em mong được học hết THPT, tìm được việc làm thích hợp nuôi sông bản thân, giảm bớt gánh nặng cho ông bà".
Nghị lực của em Lương Văn Mậu quả thật khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Nhưng không biết rồi ước mơ của em có thành hiện thực khi trước mắt còn muôn vàn khó khăn, thử thách.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Ông La Văn Thông, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An. Hoặc cháu Lương Văn Mậu - Trường tiểu học Lượng Minh.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Unhappy: Cảm ơn bạn. Đọc báo mà ngậm ngùi thương cảm. Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng vàng gửi tiền trợ giúp cho Mậu và ông bà ngoại. Có điều vẫn thực sự băn khoăn: gia đình bên nội của em Mậu ở đâu? Chẳng lẽ không còn một ai là họ hàng bên nội?
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam

Đã nói quốc hoa là nói loài hoa tiêu biểu cho đất nước đó. Đây không phải chuyện ra vườn hái một bó hoa cắm vào lọ của nhà mình theo sở thích riêng, mà là loài hoa đại diện cho tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc.


Hiện đang có một cuộc bầu chọn, tranh luận khá sôi nổi về quốc hoa trên các diễn đàn mạng. Có diễn đàn lấy hẳn chủ đề “Vote cho quốc hoa” (bầu cho quốc hoa). Sau đây là vài ý kiến:

Không thể chọn cả cụm

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/QuanhchuynchnQuchoaVN1.gif
HOA SEN


Nếu chọn đào- sen-mai làm đại diện cho ba miền Bắc-Trung-Nam thì quốc hoa chẳng hóa là biểu tượng của Mặt trận Tổ quốc hay sao?
Tác giả Đông A muốn có một tập thể ba loại hoa đại diện. Và để củng cố ý kiến của mình tác giả nêu, Trung Quốc từ dự kiến nhị quốc hoa (mẫu đơn-mai) đến tứ quốc hoa (mẫu đơn - mai - cúc - súng) hoặc ngũ quốc hoa (mẫu đơn- mai- lan- cúc- súng). Không thể chọn bộ ba để giành việc đi trước họ trong sáng tạo. Còn việc đa hoa trong quốc hoa thì tác giả Thủy Trúc ( Tiền Phong  số 169) đã cung cấp cho chúng ta biết, người Indonesia chọn đến ba loại hoa làm quốc hoa, họ sáng tạo bộ ba từ năm1990. Ta có đua thì cũng chạy sau cả thập kỷ.
Thiết nghĩ, chọn quốc hoa phải dựa trên nhiều yếu tố khách quan từ thực tế đến văn hóa của dân mỗi nước. Đây không phải cuộc đua tranh. Việc này không vội được, mà cần đưa dự kiến, thu nhận phản hồi của người dân trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng.
Ý kiến cho rằng nên chọn đào, đào đại diện xứng đáng vì nó nằm ở thủ đô, nghe cũng không ổn. Đã là quốc hoa thì phải không lạ lẫm với người dân mọi miền. Còn mai thì ở Bắc có mai trắng, Nam có mai vàng, thêm mai tứ quý, nhưng các loại hoa này không phổ thông và cũng chỉ định ở từng vùng miền.
Tác giả Đông A cho rằng, người Ấn Độ đã chọn sen làm quốc hoa,  nếu ta muốn làm phiên bản mờ nhạt thì đi mà chọn sen. Thiết nghĩ, chẳng nên hờn dỗi cực đoan thế. Bởi theo tác giả, hoa sen trong tâm thức Ấn Độ (Hindu) là thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Còn với dân ta, hoa sen gần gũi với mọi nguời (nhất là nông dân) cả ba miền.
Nói như  Chuyện về sen thì sen thực là quý:  Sen có mặt ở khắp ba miền tổ quốc. Dân Nam ta là dân lúa nước. Sen giống lúa, kết hoa từ bùn đen. Lúa cho cái ăn, sen cho sắc thái văn hóa. Sen cao sang mà lại bình dị, gần gũi. Sen đã vào văn hóa Việt trong các trang trí, không bị lẫn với bất cứ loại hoa nào.  Hơn nữa hình ảnh sen dễ vẽ, biểu trưng sen càng trở nên gần gũi với dân tộc ta.
Viết đến đây tôi chợt nhớ câu thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi:  Nước Việt Nam từ máu lửa/rũ bùn đứng dậy sáng lòa.  Đó là hình ảnh sen, hình ảnh một dân tộc bất diệt.

GS-TS Phạm Đức Dương: Tôi chọn đào, mai

Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á GS-TS Phạm Đức Dương (ảnh của BBC.co.uk) nêu đề cử của ông về quốc hoa.
Khi tính chuyện chọn quốc hoa, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam nêu căn cứ: “Trong chính sách ngoại giao văn hóa thì quốc hoa, quốc phục là rất cần thiết”. Theo ông, việc chọn quốc hoa vào lúc này đã thật cần thiết hay chưa?
Theo tôi, nếu thấy cần thì làm lúc này cũng được. Bởi trong thời buổi hội nhập, cần có cộng sinh về mặt văn hóa.
Ngày nay không có cái gọi là giữ gìn bản sắc dân tộc một cách bó hẹp. Ta học cái hay cái đẹp của dân tộc khác và quốc hoa nếu xét thấy có cái hay cái đẹp thì cũng nên đưa ra cho bạn bè được biết. Cái đó cũng tăng thêm bản sắc dân tộc. Bởi mỗi dân tộc tùy theo tâm thức của mình mà chọn loài hoa làm quốc hoa. Tất nhiên cũng chỉ mang tính biểu tượng thôi.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/GSTSPhmcDngQCCQHVN2.gif
GS-TS Phạm Đức Dương


Nếu cần đề cử, ông nghĩ ngay đến loại hoa nào?
- Hoa đào, hoặc hoa mai. Đó là những loài hoa mà người Việt Nam tự hào trong những ngày tết. Ngày tết là ngày người ta trưng bày những sắc hoa, những món ăn tiêu biểu, những thức mà người ta ưa thích nhất. Ngày tết mới mang đậm tính dân tộc, còn ngày lễ thì có thể chịu ảnh hưởng của tôn giáo khác. Với ý nghĩa này, hoa đào và hoa mai đều có thể đại diện cho Việt Nam.
Nhưng hoa đào chỉ có ở miền Bắc; mai vàng ở miền Nam còn miền Bắc chỉ có mai trắng. Chưa đạt tiêu chí “được trồng ở hầu khắp các miền đất nước”?
- Phải thuyết phục lẫn nhau thôi. Vì văn hoá Việt Nam là văn hoá đa sắc tộc. Mỗi dân tộc có loài hoa tiêu biểu của mình, như hoa ban với người Thái, hoa Pơ-lang với người Tây Nguyên... Mình chọn cái gì đó mang tính chất đồng thuận cao thì tốt. Nếu cần thì có thể hỏi ý kiến các dân tộc, các cộng đồng xem người ta ưng thuận cái gì.
Ông thấy hoa sen thế nào? Vì sen đang nhận nhiều đề cử hơn cả.
- Sen gắn với đời sống tâm linh nhiều hơn, nghiêng về Phật giáo. Phật giáo coi hoa sen là biểu tượng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn đối với đạo Phật được ví như những dục vọng của con người. Hoa sen sống trong những dục vọng ấy, mọc giữa dục vọng ấy nhưng dục vọng được kiềm chế, không làm ảnh hưởng cái tâm của con người. Ảnh hưởng của Phật giáo vào Việt Nam rất sâu và trở thành truyền thống của dân tộc.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/QuanhchuynchnQuchoaVNo3.gif
HOA ĐÀO


Sen được nhiều người đề cử cũng đúng vì nó là loại hoa chung cho cả ba miền và linh thiêng. Sen được cấy tinh thần của Phật giáo mà lại rất phù hợp gần gũi với người Việt. Ngoài ra sen còn được gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Có người nêu phương án chọn cụm hoa, thế giới cũng có tiền lệ rồi?
- Có lẽ thế thích hơn đấy. Vì văn hoá Việt Nam như tôi đã nói, là văn hoá đa sắc tộc. Văn hoá hỗn dung. Người Việt có cái giỏi là tiếp thu những thứ ở bên ngoài rồi biến thành của mình.
Văn hoá lúa nước vẫn được coi là bản sắc của người Việt nhưng văn hoá lúa nước theo kết quả nghiên cứu của tôi, là mô hình mượn của người Tày - Thái ở vùng thung lũng, kết hợp với cư dân Môn Kh’me. Thành ra chấp nhận sự tích hợp, sự hội nhập các dân tộc là hợp lý.
Vậy nếu phải chọn “cụm quốc hoa”, theo ông...
- Mai và đào.
Nếu chỉ một mà thôi?
- Đào.

Có nên chọn hoa lúa?

Mới đây có tờ báo viết bài đề nghị chọn hoa lúa làm quốc hoa. Tôi thấy không nên, vì những nguyên nhân sau:
Lúa là cây lương thực. Mục đích trồng lúa là để thu hoạch thóc gạo. Do vậy dù hoa lúa có đẹp đến mức nào cũng không ai lấy việc trồng lúa để thưởng thức hoa.
Đem hoa lúa làm đối tượng thẩm mỹ, coi như hoa là đã chuyển đổi mục đích trồng lúa. Việc chuyển đổi này rất hệ trọng và đem lại hệ quả không mấy hay ho trong mắt thế giới, bởi vì lương thực và an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, lấy lúa làm hoa là hình thức rẻ rúng vấn đề lương thực của cây lúa.
Hoa lúa là tên gọi trong tiếng Việt hiện đại. Tên truyền thống của nó có lẽ là bông, đòng đòng. Tên truyền thống cho thấy hoa lúa trong truyền thống văn hóa không phải là đối tượng thẩm mỹ như hoa. Hay nói cách khác, hoa lúa chưa bao giờ được coi là thứ hoa để thưởng lãm. Canada lấy biểu tượng lá phong, không vì lá phong không phải là hoa, mà vì lá phong được coi như là một thứ hoa.
Quốc hoa trước hết phải là hoa, một đối tượng thẩm mỹ, hơn là một đối tượng sinh sản. Và đối tượng thẩm mỹ đấy phải có bề dày trong truyền thống và văn hóa của dân tộc

Một số tiêu chí chọn quốc hoa (dự thảo của Bộ VHTT và DL):
Có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam; Có nguồn gốc hoặc được thích nghi và được trồng ở hầu khắp các miền đất nước; thời gian nở hoa quanh năm hoặc kéo dài trong năm; thể hiện được bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách,  ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam; bền, đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm; có giá trị thẩm mỹ, hội họa; có giá trị văn học nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội...), được đại đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh; không trùng lặp với quốc hoa của các quốc gia khác.

Nguồn: http://www.tintuconline.com.vn/vn/thaoluan/450678/index.html
.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

GS.TS Nguyễn Xuân Kính:

Chưa nên chọn quốc hoa

“Quốc hoa rất quan trọng nhưng có lẽ chưa cần thiết đặt ra lúc này khi mà chúng ta còn nhiều việc phải làm hơn”- GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa, phát biểu. Để rộng đường dư luận, PV trao đổi với ông. ( GSTS Nguyễn Xuân Kính, Tổng biên tập tạp chí Văn hóa dân gian, Chủ tịch hội đồng biên tập Tổng tập văn học dân gian người Việt (19 tập); chủ trì  Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam  (23 tập); đồng chủ biên  Kho tàng ca dao người Việt ; chủ biên  Kho tàng tục ngữ người Việt; tác giả  Thi pháp ca dao.  Đang làm chủ nhiệm công trình  Lịch sử văn hóa Việt Nam ( 6 tập.)

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/GSTSNguynXunKnh.jpg
GS-TS Nguyễn Xuân Kính



Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam  

Ông Kính nói:  “Nhiều việc đang phải làm, như chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Ngay như những việc chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long Hà Nội, chúng ta đề ra rất nhiều việc nhưng qua phản ánh của báo chí, cách làm của thành phố có những việc chưa ổn.
Có việc đang tiến hành nhưng bị dư luận phản bác thì lại thôi, chứng tỏ cách làm còn thiếu khoa học, thiếu bài bản. Ví dụ như lát đá Hồ Gươm, cậy vỉa hè, quét vôi phố cổ. Chúng ta có quá nhiều việc đang phải làm và sẽ phải làm tốt. Chọn quốc hoa cũng là một việc cần làm, nhưng chưa nên làm lúc này”.


Phải chăng có thể làm đồng thời nhiều việc nếu thấy cần? GS thấy sao khi phía Ủy ban UNESCO Việt Nam thuyết phục rằng “quốc hoa quốc phục rất cần thiết trong thời buổi hội nhập, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa”?

- Ngoại giao văn hóa không chỉ có quốc hoa và quốc phục. Muốn ngoại giao văn hóa thì thế nước của anh phải mạnh, phải giàu có và phải đàng hoàng. Anh còn đi vay, hàng hóa xuất ra lại bị trả lại thì anh có hoa và quần áo đẹp cũng không sang được.
Người ta chỉ có thể ngoại giao trên thế mạnh, thế giàu. Bill Gates đi chuyên cơ thì người ta bảo đáng thế, đi vé hạng thường thì bảo giản dị - kiểu gì cũng khen được. Trong khi nước mình thì nghèo, đông dân, nông thôn rất khổ. Thôi thì mặc comple cũng được có sao đâu.


GSTS Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á ủng hộ việc chọn quốc hoa, rằng cái đó làm tăng bản sắc dân tộc. Nhưng ông cũng nói rằng chỉ ra được cái gì là đặc trưng dân tộc, hơi khó. Từ nhà cửa đến đình chùa miếu mạo đền đài đều ít có cái riêng. Một số nhà văn hóa cũng nhận xét, người Việt nhiều phẩm chất nhưng bản sắc dân tộc thiếu đậm đà, do đó chọn được quốc hoa không đơn giản.

- Nói như vậy có phần đúng, có phần không đúng. Nhất định là người Việt có bản sắc. Nếu không có bản sắc thì không tồn tại được qua nghìn năm Bắc thuộc. Nói vậy nghe có vẻ sáo, nhưng đúng là như thế. Tôi đang tham gia viết Lịch sử văn hoá Việt Nam, nên có điều kiện tập trung đọc và suy nghĩ.
Cái bản sắc của ta, khoan nói nó xấu hay nó tốt nhưng nó riêng, nó tạo ra căn cước của cả một dân tộc. Đó là sức sống dẻo dai, sự thích nghi, nhanh nhạy.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rồi, dân tộc Việt khả năng tiếp thu rất nhanh mà không bị mất đi, tan biến đi trong cái mới. Sức sống của người Việt lâu dài và uyển chuyển. GS Cao Xuân Huy từng nhận xét bản tính của người Việt là tính nước- ở bầu thì tròn ở ống thì dài, rất linh hoạt.
Về đền đài, chùa chiền, kiến trúc thì đúng là không có gì lớn. Nói như Phan Ngọc, là “ý thức về cái vừa phải”.
Nhưng người Việt cũng có sáng tạo chứ. Tôi đang đọc công trình của một ông người Ý- “Bản tường trình về Đàng Trong” viết từ năm 1621 về thời chúa Nguyễn. Ông ta nhận xét người Việt mặc rất đẹp, mặc áo lụa. Lụa của họ tuy không mịn và tinh tế nhưng rất bền và chắc. Ăn uống thì sung túc, cá nhiều lắm.
Alexandre De Rhodes cũng rất khen, ví dụ quan hệ dòng họ của người Việt rất bền chặt, bất đắc dĩ lắm mới phải mang đến cửa công phân xử. “Chúng ta mà như thế thì giảm đến 2/3 toà án”.
Ông tác giả Ý còn nhận xét, người Việt bản tính hay xin mà cũng hay cho. Họ nói người Việt cởi mở, khác người Trung Quốc, Nhật Bản. Người Trung Quốc hay làm cao mà người Nhật thì đóng kín.
Người Việt, theo tôi, đúng là cởi mở và chóng quên.  “Thù này ắt hẳn còn lâu/Trồng tre làm gậy gặp đâu đánh què" có vẻ ghê gớm lắm nhưng rồi lại chóng quên, chóng bỏ qua,  ”Đánh kẻ chạy đi, ai đánh kẻ chạy lại”.
Điểm nữa mà tôi thấy là người Việt nấu ăn rất giỏi; ăn ngon. Nhiều người khó nhận ra bản sắc của người Việt nhưng không thể nói là không có.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/ThiunviHoaSennhHngVnh.jpg
Thiếu nữ với hoa sen . Ảnh: Hồng Vĩnh



Nguồn:  http://www.tintuconline.c...vn/thaoluan/450816/index.

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối