Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [125] [126] [127] [128] [129] [130] [131] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thư của Tổng thống Obama không hay bằng thư Chủ tịch Trương Tấn Sang. Ông Obama nói toàn là những chuyện đơn giản, không cao siêu gì sất, đến nỗi trẻ con cũng hiểu được. Vì vậy không xứng tầm lãnh tụ. Muốn cho rạng danh nước nhà, phải gieo vào đầu các cháu những tư tưởng có trọng lượng, quy mô vĩ đại như

“nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam,” cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội
dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt;” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng khó khăn.”


Thiết nghĩ, những giáo lý cao siêu như vậy mới xứng đáng làm hành trang vào đời của các cháu.

Thế giới, hãy đợi đấy!
:D

Thế giới!!! Hãy liệu hồn đấy (!)(!)(!)

:D:P

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Golf và bằng cấp


TP - Tuần này có hai sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận. Việc thứ nhất, Nam Định tuyên bố không tuyển vào công chức những người được đào tạo tại chức, dân lập.


Thực ra đó là chuyện “bây giờ mới kể”, vì theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này, thì từ năm 2007 đã có hẳn một Nghị quyết chỉ rõ “chỉ tuyển công chức nhà nước hệ đào tạo chính quy”. Việc thứ hai, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tiếp tục gây “sốt” dư luận khi ra văn bản cấm lãnh đạo chủ chốt chơi golf.

Không chỉ riêng Nam Định, hiện có một nghịch lý là bộ máy công chức ngày một phình to, song chất lượng phục vụ và hiệu quả công việc lại chẳng như mong đợi.

Trái ngược với bức tranh ảm đạm của tình hình giao thông là hình ảnh những “công bộc” của dân rình rang trên xe bạc tỷ, tay vung những chiếc gậy golf mà cả đời người lao động bình thường cũng khó có thể mua được.

Ấy vậy mà, cả hai quyết định trên đều đụng phải những rào cản về luật. Ngay khi Bộ trưởng Thăng mới ra văn bản lập tức báo chí đăng tin Bộ Tư pháp sẽ “thổi còi” vì Bộ này cho rằng văn bản vi phạm quyền cán bộ công chức và có nội dung sai thẩm quyền. Quyết định của tỉnh Nam Định không tuyển dân lập, tại chức cũng bị cho là “trái luật”.

Có lẽ, một cái khó nữa là cả hai quyết định nêu trên đã đụng chạm phần nào tới “lợi ích nhóm”. Việc không tuyển dân lập, tại chức vào công chức cũng đồng nghĩa với cánh cửa quan trường của nhiều “cô chiêu”, “cậu ấm” bị đóng lại. Hơn thế nữa, hàng trăm trường ĐH ngoài công lập được cấp phép mở trường ào ào thời gian qua liệu có ngồi im khi sản phẩm của họ bị tẩy chay dù chỉ là ở phạm vi một tỉnh.

Tương tự, Bộ trưởng Đinh La Thăng đâu có biết trên những sân golf sang trọng kia tỷ lệ quan chức là bao nhiêu? Trong số đó chắc quan chức của Bộ GTVT chỉ chiếm phần nhỏ. Cái lý mà ông Thăng đưa ra là sự trì trệ của ngành GTVT nên cần phải “cấm” cán bộ chơi golf mang tính nội bộ. Ngành GTVT trì trệ, thế còn những ngành khác thì sao, vì sao cán bộ của Bộ GTVT thì bị cấm chơi golf trong khi cán bộ các bộ, ngành và địa phương khác vẫn chơi golf vun vút đấy thôi. Tất cả những cán bộ công chức chơi golf trên toàn quốc liệu có ủng hộ Bộ trưởng Thăng?

Hệ thống luật pháp suy cho cùng là do con người làm ra và thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Vậy nên, khi quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, quyết định của một số tỉnh về tuyển công chức xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống và được đông đảo nhân dân đồng tình thì rất cần được trân trọng và xem xét thấu đáo.

Phùng Sưởng
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Con Ong

Tòa án Đống Đa tìm cách cứu Đài PT&TH Hà Nội
Posted on 22/10/2011

Tường Thụy - Phải chăng qua nghiên cứu đơn, thấy thế thua thuộc về HTV rõ ràng cho nên TAĐĐ mới trả lại đơn phán bừa rằng HTV không thế, không thế … để cứu HTV? Việc cho rằng HTV không xuyên tạc vu khống, xúc phạm ai rồi trả đơn, phải chăng TAĐĐ đã làm cái việc xử trước, vắng mặt nguyên đơn...

*
Mười nhân sĩ trí thức, thay mặt những người biểu tình Mùa Hè 2011 làm đơn khởi kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (HTV) hôm nay nhận được thông báo trả lại đơn kiện của Tòa án nhân dân quận Đống Đa (TAĐĐ) .

Thế là sau 38 ngày cò cưa, cuối cùng TAĐĐ vẫn làm cái việc mà nhiều người đã đoán được trước là không thụ lý đơn kiện.

Nói là TAĐĐ nhưng thực ra mấy ai tin trong vụ này họ xem xét, xử lý độc lập. Chẳng ai lạ gì cái cách làm việc của tòa án bây giờ. Hẳn là 38 ngày ấy họ đã xin ý kiến chỉ đạo của tòa cấp trên, thậm chí của các quan chức, lãnh đạo ngoài hệ thống tòa án. Nhưng việc nhận đơn rồi trả đơn đều mang danh nghĩa của TAĐĐ nên cứ phải nói thế.

Hãy xem lý lẽ của TAĐĐ thế nào?

1. TAĐĐ cho rằng: “Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đưa tin về sự việc có hình ảnh các ông nhưng không nêu đích danh cụ thể ai, không xuyên tạc, cũng không có lời bình, nhận xét có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và gây thiệt hại đến cá nhân nào”.

Điều này, hẳn có sự trao đổi giữa Tòa và bị đơn (HTV). Vu cáo cho người ta đủ thứ rồi đưa hình ảnh người ta lên lại cãi là tôi không nêu đích danh ông. Thử hỏi ai đó viết một bài báo nói rằng tham nhũng bây giờ nó thành bầy sâu, rồi kèm mấy cái ảnh các ông vào nhưng không nói ông này là ông Chánh án TAĐĐ, ông kia là Giám đốc HTV thì sẽ ra sao nhỉ? Tác giả có thể cãi là tôi không nêu đích danh các ông được không?

2. HTV không trực tiếp nói người biểu tình là phản động nhưng cho mấy người dân nói (có thể dặn trước, quay đi quay lại cho đúng ý phóng viên) rồi chối rằng tôi không nói thế, đó là người dân đấy chứ. Cả một đất nước 87 triệu dân, tìm ra vài ba người dân như thế, nào có khó gì. Đây cũng là cách làm báo quá cũ rích khi muốn khen hay nói xấu một ai đó của báo chí theo cái gọi là “định hướng dư luận”

3. Còn nữa, TAĐĐ chẳng lẽ lại không coi đây là nói xấu, là vu cáo?:

- Lời bình của HTV1, 18:41:25 ngày 21/8: “… việc tham gia biểu tình lại trở thành tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch phản động đằng sau đang ráo riết chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động tư tưởng hằn thù dân tộc…”

- Lời bình của HTV1, 18:42:37 ngày 22/8: “Thời gian gần đây lợi dụng vỏ bọc yêu nước một nhóm người bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động đã tụ tập biểu tình hòng lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin không nắm bắt thông tin đầy đủ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, cản trở và chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.” …

Các ông hãy trả lời:

- Những người biểu tình che chắn cho các thế lực thù địch phản đông như thế nào? Bọn phản động ấy là ai, các ông hãy lôi cổ chúng ra để cho người biểu tình biết rồi đem ra xử.

- Những người bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động là ai? Họ lôi kéo được những ai?

Nếu không chỉ ra được thì rõ ràng HTV đã vu khống, xuyên tạc những người biểu tình yêu nước.

Đó là lối nói năng hết sức hồ đồ của HTV. Nên nhớ đây là lời bình của HTV chứ không phải của người dân trả lời phỏng vấn nên TAĐĐ không thể nói “không có lời bình, nhận xét có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và gây thiệt hại đến cá nhân nào”.

Có thể các ông bao biện: ấy là chúng tôi nói chung chung về những người biểu tình chứ có nói đến cá nhân ai đâu. Nhưng cứ theo lời bình của HTV thì những người biểu tình chỉ có thể là một trong 3 loại:

- Thế lực phản động trong nước và nước ngoài,

- Những người bị kích động,

- Những người bị lôi kéo.

Những người biểu tình hầu hết có danh tính lưu trong hồ sơ của công an. Đó là những con người cụ thể mà cứ theo lối nói của HTV thì họ nằm trong 3 đối tượng trên chứ không phải đám người vu vơ nào đó.


4. Thông báo trả lại đơn kiện viết “Đối chiếu với các qui định của pháp luật, đơn khởi kiện của các nguyên đơn có tên trên thuộc trường hợp: “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện”.

Lạ nhỉ, TAĐĐ chỉ dẫn ra khoản 2 điều 168 và điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự là những điều khoản nói về thủ tục trả lại đơn và kiến nghị, khiếu nại khi bị trả đơn chứ trường hợp “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện” lại không thấy dẫn điều khoản như thế nào thì thuộc trường hợp “người khởi kiện không có quyền khởi kiện”.

Tuy nhiên, đơn khởi kiện này hoàn toàn phù hợp với khoản 2 điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự qui định về phạm vi khởi kiện:

Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

Mặt khác, nếu đây là thuộc trường hợp “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” thì sao TAĐĐ không trả đơn ngay từ đầu, lại còn yêu cầu bổ sung hồ sơ, để người khởi kiện đi lại nhiều lần cho mệt.

Phải chăng qua nghiên cứu đơn, thấy thế thua thuộc về HTV rõ ràng cho nên TAĐĐ mới trả lại đơn phán bừa rằng HTV không thế, không thế … để cứu HTV?

Việc cho rằng HTV không xuyên tạc vu khống, xúc phạm ai rồi trả đơn, phải chăng TAĐĐ đã làm cái việc xử trước, vắng mặt nguyên đơn.

Nếu HTV có đầy đủ bằng chứng, lý lẽ thì tại sao TAĐĐ không triệu họ đến để cùng tranh luận cho ra lẽ để phải trái, thắng thua rạch ròi. Sao cứ đơn phương bênh vực HTV rồi tuyên bố nguyên đơn kiện không đúng?

Nếu tòa án có quyền tự xét rồi phán sai đúng thì tổ chức các phiên tòa để làm gì, luật sư để làm gì?

Phải trái cứ đưa nhau ra tòa, nếu một bên hoặc cả hai muốn, để rồi phân định rõ trắng đen. Tại sao TAĐĐ không dám mà lại đi làm cái việc cả vú lấp miệng em như thế.

Dân gian có câu “kiến kiện củ khoai”. Nhưng đây không phải là một con kiến mà cả một đàn kiến ngoan cường đang nắm trong tay lẽ phải.

21/10/2011

Tường Thụy

http://nguyentu...%99i/#more-2253

Nguồn Dân Làm Báo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Một kỳ thi kỳ lạ!



TT - Thí sinh ngang nhiên quay cóp, được “tạo điều kiện” cho trao đổi, làm bài chung... là những hình ảnh tại hội đồng thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH tổ chức tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM sáng 23-10.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527364
Người đứng, người chồm lên trong phòng thi sáng 23-10 - Ảnh: Hà Bình



9g05 sáng 23-10, chúng tôi có mặt tại hội đồng thi Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Lúc này, cổng trường vẫn mở nên chúng tôi đi thẳng đến hành lang những phòng thi trên lầu 1.

Thi như giỡn
9g10, đang trong giờ thi nhưng qua quan sát hai phòng thi 64 và 65, thí sinh ngang nhiên để “phao” lên bàn hí hoáy chép, số khác tụm lại thành từng nhóm trao đổi gì đó. Thậm chí tại hai phòng thi này có thí sinh chồm hẳn lên bàn trước để xem bài của bạn, một số khác thì tụm năm tụm ba cùng nhau làm bài. Phía cuối lớp, khung cảnh có phần “sôi động” hơn khi thí sinh “chia sẻ” thông tin và rời vị trí ngồi của mình đến nơi khác.

Hai giám thị ngồi phía trên không có ý kiến gì. Thậm chí có phòng khi thí sinh tụm lại, giám thị còn đến chỉ trỏ vào bài thí sinh vấn đề gì đó.

9g45, hỏi chuyện nam thí sinh đang ngồi tại ghế đá giữa sảnh tầng 1, bạn cho biết vừa thi xong ở phòng thi số 62. “Hôm nay giám thị coi hơi khó chứ hôm qua cười đau cả bụng - thí sinh trò chuyện - Buổi thi hôm qua, thí sinh nhảy qua nhảy lại. Khi có “phao” là cứ ném cho nhau lung tung. Ném lên ném xuống, ném ngang ném dọc, ném hết. Cứ chỗ nào có bạn cần là tung hết qua”.

9g50, một thí sinh khác vừa thi xong ngành cơ khí động lực ở phòng 67 đến góp chuyện: “Giám thị tùy phòng, có phòng khó phòng dễ. Phòng nào dễ là “phao” vô. Cứ cuối giờ, tầm 30 phút cuối là có “phao”. Hôm qua em làm xong thì “phao” vô và mấy bạn bắt đầu lao qua kiểm tra”.

Theo lịch thi từ hội đồng, đợt thi diễn ra trong hai ngày 22 và 23-10. Sáng 23-10, thí sinh thi vào ngành cơ khí chế tạo máy thi môn kỹ thuật gia công cơ khí, ngành điện kỹ thuật thi môn máy điện, thí sinh ngành cơ khí động lực thi môn lý thuyết ôtô và nguyên lý động cơ, ngành công nghệ thông tin thi môn dữ liệu.

“Nương tay” để khuyến khích người học
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 23-10, ông Huỳnh Bộng - chánh văn phòng công đoàn ĐH Đà Nẵng, trưởng điểm thi - cho biết kỳ thi tuyển sinh này thuộc chương trình đào tạo liên thông ĐH chính quy do Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM liên kết với Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tổ chức. Đây là đợt tuyển sinh thứ hai với 466 thí sinh đăng ký dự thi. Tại điểm thi này bố trí 14 phòng thi cho 445 thí sinh dự thi.

“Công tác tổ chức kỳ thi này được triển khai nghiêm túc, bài bản, tất cả các khâu đề thi, phòng thi, công an, bảo vệ giám sát đầy đủ đúng quy chế tuyển sinh...” - ông Bộng khẳng định.

Về những sự việc xảy ra trong quá trình tổ chức thi tại điểm thi này, ông Bộng cho rằng trách nhiệm thuộc về giám thị coi thi trong các phòng thi.

“Tôi làm điểm trưởng các điểm thi nhiều rồi nên tinh thần tổ chức thi rất nghiêm túc. Những sự việc sai sót xảy ra ở một số phòng thi do lỗi của cán bộ coi thi là giáo viên trường này chứ không phải cán bộ của chúng tôi đưa vào. Thật sự khi đi quanh tôi thấy tình hình cũng khá tốt, còn những sự việc cụ thể bên trong phòng thi tôi không nắm rõ” - ông Bộng nói.

Bên cạnh đó, ông Bộng giải thích thêm các thí sinh dự thi tuyển sinh liên thông này có chuyên môn CĐ nghề kiến thức có phần hạn chế, trong khi đây là những khóa đầu tiên nên nhà trường có hơi “nương tay” cho thí sinh để động viên người học.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hằng - hiệu trường Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM - cho biết khi tổ chức kỳ thi này nhà trường có đầy đủ giấy phép của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, khâu tổ chức tuyển sinh do phía ĐH Đà Nẵng phụ trách, nhà trường chỉ hỗ trợ về phòng thi, giám thị.

“Chúng tôi sẽ làm việc lại với hội đồng thi phía ĐH Đà Nẵng về những việc này. Nếu thật sự xảy ra hiện tượng tiêu cực trong thi cử như vậy cần phải xử lý nghiêm túc, rút kinh nghiệm cho những đợt thi sau có chất lượng tốt hơn. Những phòng thi nào xảy ra lộn xộn chúng tôi sẽ yêu cầu xem xét kỹ trong khâu chấm để đảm bảo tính công bằng cho tất cả thí sinh” - bà Hằng khẳng định.

TRẦN HUỲNH - HÀ BÌNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam


Khốn khổ cho cái ông Huỳnh Bộng này, khi không tự dưng ách giữa đàng mang vào cổ

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Vodanhthi đã viết:

Một kỳ thi kỳ lạ!



TT - Thí sinh ngang nhiên quay cóp, được “tạo điều kiện” cho trao đổi, làm bài chung... là những hình ảnh tại hội đồng thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH tổ chức tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM sáng 23-10.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527364
Người đứng, người chồm lên trong phòng thi sáng 23-10 - Ảnh: Hà Bình



Câu chuyện này cũng có vẻ lạ bác Vodanhthi nhỉ?

ĐH Công nghiệp TPHCM ở Nghệ An: Tuyển sinh dù chưa lập đề án

GiadinhNet - Được thành lập theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An nên chỉ trong thời gian ngắn, một cơ sở đào tạo của trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã được dựng hoành tráng tại số 26 A, đường Nguyễn Thái Học, TP Vinh.

Vậy nhưng sau 2 năm hoạt động, nhiều người mới "ngả ngửa", cơ sở đào tạo này chưa có văn bản đồng ý được phép "khai sinh" của Bộ GD&ĐT.

Đào tạo kiểu… cào bằng?

Theo thông tin từ "Những điều cần biết về tuyển sinh" của trường thì đây là mô hình đào tạo liên thông với các ngành đào tạo gồm nhiều hệ. Hệ Đại học gồm: Công nghệ Thông tin, Kế toán- Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng; Hệ Cao đẳng 3 năm gồm: CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề; Hệ trung cấp 2 năm. Điều kiện chỉ xét nguyện vọng 2 của các thí sinh đã thi các khối A, B, D1. Học phí sẽ đóng theo số tín chỉ trong 3 học kỳ.

Photobucket
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, phân hiệu tại Nghệ An nay là
Công ty Cổ phần đào tạo và phát triển nhân lực miền Trung.



Tiếp xúc với nhiều sinh viên tại cơ sở này chúng tôi được biết, trung bình mỗi kỳ các em phải học từ 8 -12 tín chỉ. Mỗi tín chỉ, các em phải nộp 105.000 đồng. Em N.V V thuộc hệ CĐ nghề cho biết: "Hầu như sinh viên nào cũng phải học lại hoặc thi lại. Người ít nhất, một kỳ phải thi lại 7 lần. Người nhiều thì thi lại 10 lần. Sinh viên không thể không thi lại vì đề thi được "cào bằng" giữa CĐ chuyên nghiệp cũng như CĐ nghề. Một lớp 45 bạn thì cũng có tới gần 40 bạn trượt là chuyện thường. Nếu học lại thì đóng tiếp 105.000 đồng, còn thi lại đóng lệ phí 30.000 đồng".

"Học trường này thì thi lại và học lại nhiều lắm" - em N.D.T, sinh viên năm thứ 2 lớp Hóa dầu, quê ở Thanh Hóa nói - "Trung bình một năm, em phải nộp tiền học phí tín chỉ khoảng 4 triệu đồng. Tiền thi lại và học lại còn tốn hơn. Nhưng điều mà hiện nay chúng em lo lắng nhất là, không biết sắp tới tốt nghiệp xong thì bằng cấp sẽ như thế nào đây?".

Cũng như N.Đ.T, rất nhiều sinh viên tỏ ra nghi ngại và lo lắng cho chuyện cấp bằng sắp tới của mình vì cách đây không lâu, tấm biển hoành tráng ghi "Đại học Công nghiệp TPHCM - cơ sở tại Nghệ An" đã bị gỡ xuống, thay vào đó là "Công ty Cổ phần đào tạo và phát triển nhân lực miền Trung".

"Treo đầu dê,  bán thịt chó"

Để tìm hiểu thực hư vì sao sau 2 năm đi vào hoạt động, tấm biển "Đại học Công nghiệp TPHCM - cơ sở tại Nghệ An" bỗng dưng biến mất, thay vào đó là "Công ty Cổ phần đào tạo và phát triển nhân lực miền Trung", chúng tôi đã tìm đến Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.

Theo Sở GD&ĐT, cơ sở đào tạo này hình thành từ năm 2008. Sau 2 năm hoạt động đã thu hút nhiều cán bộ, giáo viên, chiêu sinh và đào tạo hàng trăm học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, sau 2 lần Sở kiểm tra, cơ sở này vẫn không cung cấp hay xuất trình được đề án thành lập phân hiệu, cũng như văn bản của các cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép trường ĐH Công nghiệp TPHCM đặt cơ sở tuyển sinh, đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học tại Nghệ An.

Photobucket

Công văn của Sở GD&ĐT gửi UBND tỉnh Nghệ An về các nội dung liên quan đến việc tuyển sinh, đào tạo tại ĐH Công nghiệp TPHCM - cơ sở tại Nghệ An.



Ngày 20/7/2010, Sở GD&ĐT đã có văn bản số 1435/SGD&ĐT - GDCN  gửi UBND tỉnh Nghệ An báo cáo về  các nội dung liên quan đến việc tuyển sinh, đào tạo tại ĐH Công nghiệp TPHCM - cơ sở tại Nghệ An do ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở kí.

Văn bản này khẳng định rõ: Cơ sở đào tạo đặt tại Nghệ An của trường ĐH Công nghiệp TPHCM chưa đủ cơ sở pháp lý cho phép tuyển sinh và đào tạo; Các ngành mà cơ sở này tuyển sinh, đào tạo không thuộc lĩnh vực công nghiệp theo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao mà tỉnh đang cần; Chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu Trung cấp và Cao đẳng chuyên nghiệp; Cho đến thời điểm này chưa có một văn bản nào của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh cho phép tuyển sinh đào tạo đối với cơ sở này. Để đảm bảo đúng quy định, Sở GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh gỡ bỏ tên trường tại cơ sở đào tạo trên và giải quyết đảm bảo quyền lợi cho số cán bộ, giáo viên đã được tuyển về công tác ở đây.

Cũng tại văn bản này, Sở GD&ĐT đã đề nghị UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, hướng dẫn và trực tiếp làm việc với Trường ĐH Công nghiệp TPHCM để hoàn chỉnh hồ sơ trong việc tuyển sinh và đào tạo đảm bảo tính pháp lý. Đồng thời tỉnh cần có văn bản đề nghị Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM chủ động phối hợp với Sở GD&ĐT và các sở, ngành liên quan khẩn trương lập đề án thành lập phân hiệu tại Nghệ An, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Vẫn chưa có "giấy khai sinh"

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với cơ sở này. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết: "Chỉ có việc thành lập Trường ĐH Công nghệ miền Trung đặt tại Nghệ An chứ không có dự án xây dựng phân hiệu đặt tại Nghệ An của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM". Ông Hoàn cũng cho  biết, hiện hồ sơ thành lập Trường ĐH Công nghệ miền Trung đã được trình Bộ GD&ĐT nhưng Bộ chưa có ý kiến trả lời.

Tuy nhiên đến thời điểm tháng 9 /2010, cơ sở đào tạo này vẫn thu phát hồ sơ tuyển sinh năm 2010 như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Điều lạ lùng là, dù tấm biển "Đại học Công nghiệp TPHCM - cơ sở tại Nghệ An" đã bị gỡ xuống nhưng phía trong cổng, một tấm biển hoành tráng vẫn được dựng công khai thông báo việc tuyển sinh.

Đặc biệt, trang thông tin điện tử www.hui.edu.vn của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM vẫn thông báo tuyển dụng giảng viên và tuyển sinh cho cơ sở tại Nghệ An. Cụ thể, tuyển sinh hệ Đại học tại chức, Cao đẳng nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp và Trung cấp chuyên nghiệp.


Cho đến thời điểm này (tháng 10/2011) tấm biển mang tên trên vẫn không có gì thay đổi, việc thi lại không phải nộp 30,000 đồng nữa mà cứ thi lại thì phải nộp tiền học lại để thi, cho dù anh chị nộp tiền học rồi nhưng đến ngày thi vì một lý do nào đó mà không tham gia thi được thì lần sau thi lại, lại tiếp tục nộp toàn bộ học phí của môn đó, có môn học phí 420.000 đồng/môn( tưong ứng là 4 tín chỉ), rồi điểm tổng kết các môn khoảng 5 điểm trở lên, dưới 6 điểm đổ về thì phải học cải thiện điểm để   ra trường mới có tấm bằng đẹp.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Nói thật nhé! Mấy năm trước chỗ tớ bọn nhóc đi thi về hay kể rằng đã được giám thị cho quay cóp, mặc dù chả quen biết hay có điều kiện nào cả, làm bọn trẻ từ ngỡ ngàng đến cảm kích. Hành động này được mọi người hiểu là do tình thương học sinh. Thế nên có đứa dốt lắm mà vẫn đậu. Thường là bọn trẻ hay bàn luận việc coi thi dễ hay khó. Trước ngày thi, thầy cô trong trường hay bày cách "giúp đỡ nhau" nên tâm lý ỷ lại may rủi cúng khá phổ biến. Do việc đánh giá học lực không chính xác nên nhiều đứa khá cũng sợ rớt.
Nền giáo dục Việt Nam không dạy con người ta biết xấu hổ trong cách cho và nhận như thế thì mãi vẫn chẳng ra gì.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Cuốn sổ “mỗi khi cần giao dịch”



TT - Ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mỗi hộ dân được UBND xã cấp một cuốn “Sổ theo dõi quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình”, “có giá trị lưu hành trong địa phương xã”.

Trang đầu sổ ghi rõ: “Sổ dùng để phản ánh, ghi nhận quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, và “mỗi khi cần giao dịch với chính quyền, hộ gia đình mang sổ đến để tiện cho việc theo dõi, đảm bảo công bằng”.

Những trang sau trong cuốn sổ này là các bảng kẻ ghi rõ từng khoản, mục nộp tiền của hộ dân cho chính quyền như: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền xây đền thờ liệt sĩ, các loại quỹ đền ơn đáp nghĩa, an ninh quốc phòng, khuyến học... Mỗi loại quỹ từ 10.000 đến vài chục nghìn đồng. Như vậy, trong rất nhiều khoản thu đó, trừ tiền thuế phải bắt buộc, còn lại theo quy định của Nhà nước là tiền tự nguyện đóng góp của người dân. Tuy là “tự nguyện đóng góp” nhưng nếu không nộp đủ tất tần tật các khoản trên thì “mỗi khi cần giao dịch”, cần xác nhận giấy tờ, xin con dấu đỏ của UBND, hộ dân không được chính quyền chấp thuận.

Thực tế đã xảy ra, có người là thương binh mất 41% sức khỏe từ chối đóng góp khoản tiền quỹ “đền ơn đáp nghĩa” cũng bị gây phiền hà; em Nguyễn Văn Châu học sinh giỏi, xin giấy xác nhận của xã để đi thi... học sinh giỏi cũng không được chấp thuận do gia đình quá nghèo, bố bị tàn tật không có tiền nộp...

Ở xã Cương Gián, quá nhiều khoản thu, đóng góp đã trở thành gánh nặng của người dân. Có khoản thu nghe rất lạ tai như “tiền đối ứng mầm non” đến 100.000 đồng/hộ. Để thu đủ các khoản đó, chính quyền buộc phải sử dụng biện pháp “mỗi khi cần giao dịch”, ép người dân nộp tiền... Cuốn “sổ theo dõi” trở thành nỗi ám ảnh với những hộ nghèo, với những người già cả, neo đơn, bệnh tật mỗi khi họ cầm theo lên trụ sở UBND để “giao dịch”.

Người dân đến trụ sở UBND xã để “giao dịch”, thực chất là yêu cầu chính quyền thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn, giúp đỡ họ đạt được nguyện vọng, lợi ích tinh thần và vật chất của mình. Chính quyền là “của dân, do dân và vì dân”, nếu chỉ vì một vài khoản đóng góp “tự nguyện” chưa được thực hiện mà UBND xã từ chối thực hiện nghĩa vụ “vì dân”, trong khi không xem xét một cách toàn diện nguyên nhân, hoàn cảnh của từng hộ gia đình, sự phù hợp và tính pháp lý của từng khoản thu, thì đó quả là biểu hiện của nhũng nhiễu, quan liêu và có dấu hiệu trục lợi.

Với người dân xã Cương Gián, cuốn “sổ theo dõi” chỉ là cuốn sổ nộp tiền, nhằm bảo đảm cho họ được nhận con dấu đỏ của UBND khi cần thiết; hoàn toàn không phải là cuốn sổ “phản ánh, ghi nhận quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” như lời đầu sổ ghi.

Thay vì chỉ nhằm vào “sổ theo dõi” và “giữ chặt con dấu”, UBND xã cần rà soát lại các khoản thu, mạnh dạn loại bỏ nhưng khoản thu bất hợp lý, phạm luật hoặc chưa cần thiết. Họ cũng có thể đưa ra lấy ý kiến, thảo luận dân chủ tạo sự đồng thuận trong nhân dân; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, vận động những hộ dân có điều kiện kinh tế khá nhưng vẫn chây ì... Mặt khác, về chiến lược lâu dài, cần tập trung mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Dân giàu thì nước mạnh, đến khi đó đâu cần nữa mấy khoản thu cỏn con và sổ theo dõi phiền hà kia.

Mỗi khi “cần giao dịch” là một lần chính quyền thể hiện “phẩm chất vì dân phục vụ” của mình. Và hãy để cho điều giản dị đó trở thành thường tình trong cuộc sống chúng ta.

HOÀI QUÂN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sư Nhật Bản long đong tìm vợ

Các nhà sư Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm người thừa kế cho các ngôi chùa của mình bằng cách tham gia các buổi mai mối tìm vợ.

Hàng chục nhà sư tham gia một sự kiện mai mối để tìm vợ ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Telegraph

Dân số già, tỷ lệ sinh giảm, cùng với cuộc sống đơn độc của các nhà sư đã gây ra mối lo ngại cho việc thừa kế theo cha truyền con nối ở các ngôi chùa ở Nhật Bản. Một số sự kiện mai mối dành cho các nhà sư, những người được phép kết hôn và có gia đình riêng, đã được tổ chức ở thủ đô Tokyo. Con gái của các gia đình sở hữu chùa mà không có con trai thừa kế cũng tham gia vào những sự kiện này để tìm các nhà sư làm chồng.

Một sự kiện mai mối vừa mới được văn phòng tư vấn thuộc giáo hội Phật giáo Nichiren Shu tổ chức gần đây.

"Chúng tôi muốn cho mọi người cơ hội để tìm được một bạn đời tốt", Telegraph dẫn lời phát ngôn viên của Nichiren Shu. "Sự kiện này dành cho con trai đời thứ hai hoặc thứ ba của các chủ chùa, các nhà sư từ các gia đình không theo đạo và con gái của các chủ chùa cần tìm người cai quản, chăm sóc chùa cho thế hệ tương lai. Những cô gái bình thường muốn kết hôn với các nhà sư cũng có thể tham gia".

Tiệc mai mối gần đây nhất của giáo hội này được tổ chức tại tầng 30 của một tòa nhà chọc trời, vùng Odaiba, thủ đô Tokyo. 51 nhà sư trong trang phục tân thời, được xếp ngồi vào các bàn và chính thức giới thiệu với những cô gái trẻ phù hợp.

"Rất khó để tìm được một cô gái trẻ muốn kết hôn với một nhà sư nếu chúng tôi không chủ động tiếp cận họ trong những cuộc gặp mặt như thế này", một nhà sư 27 tuổi đến từ Kurashiki, tỉnh Okayama nói.

Không chỉ các nhà sư lo ngại cho tương lai của các ngôi chùa, một cô gái 24 tuổi đến từ Ichinomiya, tỉnh Aichi chia sẻ: "Cha tôi là chủ một ngôi chùa và tôi có ba chị gái. Tôi muốn tìm một người có thể tiếp quản chùa cho cha mình".

Trong khi đó, một phụ nữ 37 tuổi khác, không thuộc gia đình sở hữa chùa, lại giải thích việc tham gia sự kiện này bằng một lý do rất thực tế. "Nếu bạn cưới một nhà sư có chùa riêng thì khác với cưới một doanh nhân, bạn chẳng phải lo lắng gì về chuyện chồng mình một ngày nào đó bị sa thải vì khi công ty cắt giảm nhân viên".

Phật giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản sau đạo Shinto, đã bị suy yếu trong những năm gần đây khi nhiều ngôi chùa không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Ngày càng có nhiều dự án đổi mới được các chùa áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người và tăng nguồn thu nhập, trong đó có việc mở phòng nghe nhạc jazz, các thẩm mỹ viện trình diễn thời trang và các đêm nhạc hiphop.

Anh Ngọc

Nếu sống ở Nhật
Mình quyết đi tu
Vừa được lấy vợ
Vừa được giữ chùa

Được nghe nhạc Jazz
Được diễn thời trang
Được nhanh thành Phật
Sớm lên thiên đàng

Ở nơi phát triển
Cái gì cũng hơn
Ta xứ chậm tiến
Đi tu thêm buồn...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


@ Bác để em xung phong nhé!      =))   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [125] [126] [127] [128] [129] [130] [131] ... ›Trang sau »Trang cuối