Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [122] [123] [124] [125] [126] [127] [128] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:

Biểu tình Phố Wall lan ra khắp nước Mỹ 

(Dân trí) - Cuộc biểu tình phản đối tỷ lệ thất nghiệp cao và chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ đang từ Phố Wall lan ra trên toàn nước Mỹ, bất chấp việc cảnh sát bắt giữ khoảng 700 người chỉ ở riêng khu vực biểu tình ở cầu Brooklyn ở New York.
 

 
 
Hàng trăm người biểu tình chống Phố Wall tuần hành qua Cầu Brooklyn trước khi bị cảnh sát chặn lại hôm 1/10
 
Theo báo chí Mỹ, khoảng 700 người biểu tình chống Phố Wall đã bị bắt giữ chiều tối hôm thứ Bảy, 1/10, giữa lúc họ đang chuẩn bị tuần hành qua Cầu Brooklyn ở New York. Tuy nhiên, cảnh sát đã thả hầu hết số này một ngày sau đó.
 
Có 1.500 người, trong đó có thanh niên và thành viên công đoàn tham gia biểu tình hôm 1/10. Một số người biểu tình đã diễu hành trên cầu Brooklyn bắc trên sông giữa 2 khu Mahattan và Brooklyn, khiến người ta không thể sử dụng cây cầu này trong vài tiếng đồng hồ.
 
Nhóm mang tên Chiếm Phố Wall đã tổ chức cuộc biểu tình này. Họ cắm trại tại khu tài chính Manhattan trong hai tuần qua và nói họ sẽ tiếp tục biểu tình.
 
Nhiều nơi khác như ở Albuquerque, New Mexico, Boston và Los Angeles,… nhiều người cũng bắt đầu xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình tại New York.
Tại thành phố Boston, hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập trước một ngân hàng lớn, và cảnh sát đã bắt giữ 24 người.
Tại Los Angeles, hàng trăm người ngồi trước tòa thị chính suốt cả đêm.
 Các cuộc biểu tình đang lan ra trên khắp nước Mỹ, do thanh niên kêu gọi nhau cùng tham gia qua mạng Facebook và các mạng xã hội khác.

 Không khí phản kháng từ 2 tuần qua

Từ hai tuần nay, tại Mỹ bắt đầu sôi sục một không khí phản kháng, vốn ít thấy tại nước này. Phong trào Chiếm Phố Wall lên án giới ngân hàng, thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và nạn thất nghiệp hiện nay lên tới 9%.

Phong trào Chiếm Phố Wall đã kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực hạ Manhattan vào ngày 17/9 và ở lại đó trong "một vài tháng".
 
Hàng nghìn người biểu tình hàng ngày tại khu phố thương mại của New York. Những người biểu tình có mặt đông đảo trên quảng trường Liberty Plazza. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính.
Hàng trăm người vẫn còn cắm trại ở Zuccotti Park, một khu đất thuộc sở hữu tư nhân nằm không xa Phố Wall .

Trên các biểu ngữ, có thể đọc thấy hàng chữ: “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát xít”. Một người biểu tình bịt miệng với tờ giấy bạc một USD, để phản đối lại mức lương bổng quá cao của các con ông, cháu cha ở Phố Wall .
 
Phong trào biểu tình vừa nhận được sự ủng hộ của một nghiệp đoàn quan trọng trong ngành luyện kim. Nghiệp đoàn tuyên bố đoàn kết với những yêu sách của phong trào, hướng đến một xã hội, mà ở đó con người được đặt trên lợi nhuận.
Tại Boston, Bank of America - ngân hàng lớn nhất tại Mỹ - đã bị khoảng 3.000 người phản kháng bao vây, để phản đối việc trưng thu bất động sản với các thủ tục hết sức mờ ám.

 Cuộc phản kháng hòa bình trong hai tuần lễ vừa qua lần đầu tiên gặp sự cố vào ngày 1/10. Khoảng 700 người đã bị bắt tại New York, khi họ tràn xuống đường làm tắc nghẽn giao thông tại cầu Brooklyn trong vòng hai giờ. Cảnh sát New York cho biết, những người này bị bắt vì xâm phạm trật tự công cộng. Một số người đã được thả, một số khác bị bắt giữ trong 24 giờ, và có thể sẽ bị truy tố.

"Đây không phải là một cuộc biểu tình chống lại cảnh sát New York. Đây là một cuộc biểu tình của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%", một người biểu tình nói. “Chúng tôi không phải là những kẻ vô chính phủ. Chúng tôi không phải là những kẻ côn đồ... Tôi là một người đàn ông 48 tuổi. Số 1% đang kiểm soát trên 50% của tài sản ở nước Mỹ”.

 Nhật Mai
Chỗ nào cũng vậy thôi.Dân nghèo động vào mấy thằng nhà giầu là nó cho tay chân ra xử lý. Cả hành tinh này, chỗ nào mà nước không dồn chỗ trũng ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Ý kiến của Haithanhsl rất hay, đặc biệt là điểm 5. Rất hoan nghênh. Nhưng tất cả có mấy chục tỷ bọ. Ký thì tớ ăn gì ? Thôi dẹp ! Để dư luận nguôi ngoai, làm tiếp phương án cũ. Có trượt giá lên 5-6 trăm tỷ cũng không sao. Đc Thanh nghe chửa ?
Em bầu cho bác Thái, tối em qua bác!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Haithanhsl

Ừ nhỉ, thế mà không nghĩ ra, nhất trí với TK, có thế may ra anh em mình còn có tí chút phải không ?
Thời gian rồi sẽ trôi qua
Nghĩa tình bè bạn mặn mà chẳng phai
Ai lên phố núi hỡi Ai
Khi về nhớ mãi mắt Ai dõi nhìn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Chỗ nào cũng vậy thôi.Dân nghèo động vào mấy thằng nhà giầu là nó cho tay chân ra xử lý. Cả hành tinh này, chỗ nào mà nước không dồn chỗ trũng ?

Ý em là nó chả tốt đẹp hơn ai mà cứ đi chọc ngoáy thiên hạ. Cũng biểu tình, cũng bắt bớ, nhưng...
Đấy là truyền thông của nó nói ra đấy nhé! Cả vụ ở Anh mới rồi nữa, không đàn áp mà dẹp được à?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Ý kiến của Haithanhsl rất hay, đặc biệt là điểm 5. Rất hoan nghênh. Nhưng tất cả có mấy chục tỷ bọ. Ký thì tớ ăn gì ? Thôi dẹp ! Để dư luận nguôi ngoai, làm tiếp phương án cũ. Có trượt giá lên 5-6 trăm tỷ cũng không sao. Đc Thanh nghe chửa ?
Em bầu cho bác Thái, tối em qua bác!
Haithanhsl đã viết:
Ừ nhỉ, thế mà không nghĩ ra, nhất trí với TK, có thế may ra anh em mình còn có tí chút phải không ?
Ối giời đất ơi! Người ta quyền thật ăn đã đành, mình đây quyền ảo cũng đòi đớp! Chết mất thôi!
Bao giờ cho đến tháng mười...
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Haithanhsl

Hôm nay đã là mồng 03 tháng 10 rồi, hàng xóm quên cả lịch ư? anh em đây cũng được ăn...hơi chứ tưởng không có gì ư?
Thời gian rồi sẽ trôi qua
Nghĩa tình bè bạn mặn mà chẳng phai
Ai lên phố núi hỡi Ai
Khi về nhớ mãi mắt Ai dõi nhìn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

LOẠN SĨ
Thái Sinh



Mới bảnh mắt lão Cò đã thấy bác Thảo Dân cầm tập giấy đóng bìa cứng láng bóng bước thấp bước cao tới gọi cổng. Cứ nhìn gương mặt phởn phơ, đôi mắt hấp háy mừng rỡ của bác lão Cò đoán bác Thảo Dân vừa bán trúng mẻ ba ba giống đây. Quả như vậy, bác bảo:
- Bao nhiêu năm tích cóp, vừa rồi giá ba ba giống tăng chóng mặt vì Trung Quốc sang mua, nên tôi cũng kiếm được chút ít. Này lão Cò ạ, biết bác là con người ngay thẳng, lại đi đây đi đó quen biết nhiều. Tôi hỏi lão điều này - Bác Thảo Dân ngừng lời nhấp mấy ngụm chè nhìn lão thăm dò.
- Thì bác cứ nói đi, để xem tôi có giúp được gì không- Lão Cò khuyến khích.
- Chả là thế này, hơn chục năm qua sau những đêm trông coi ba ba, nhiều đêm gió trăng lồng lộng, mặt ao lấp lánh ánh bạc…Tức cảnh sinh tình, tôi có làm được mấy trăm bài thơ, hôm rồi tôi chọn được mấy chục bài đưa thằng Út lên tỉnh đánh máy, nhờ hoạ sĩ vẽ bìa. Tôi tính sẽ in tập thơ, để lưu tiếng thơm cho con cháu sau này…
Nghe đến đây lão Cò vỗ đùi cười vang.
- Tôi hiểu rồi, bác muốn bước chân vào cái đền thi ca, muốn trở thành thi sĩ đấy phải không? Một xã hội đang loạn sĩ đấy, tôi cứ ngỡ bệnh loạn sĩ chỉ xảy ra ở đám quan chức lắm tiền nhiều của. Ai dè nó lại lây sang giới thường dân thế này…
Nghe đến chữ bệnh khiến Bác Thảo Dân giật bắn người, vội hỏi:
- Tôi chẳng hiểu lão nói bệnh loạn sĩ là bệnh gì, tại sao nó lại lây sang thường dân, liệu nó có lây sang đám gia súc nhất là lũ ba ba không?
Lão Cò vớ chiếc điếu cày rít liền mấy hơi, giọng chậm chạp:
- Đám quan chức của ta trước thì tôn vinh chủ nghĩa lý lịch, nay thì tôn vinh bằng cấp. Quan đầu tỉnh, đầu ngành thì dứt khoát phải là thạc sĩ, tiến sĩ. Có ông chỉ học tiến sĩ chỉ mấy tháng, như lão Cò này, tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, hoặc như cái ông thứ trưởng gì đó. Đấy là cái loạn sĩ thứ nhất, cái loạn sĩ thứ hai là nhiều quan chức nổi hứng thi ca, muốn trở thành thi sĩ. Ông phó bí thư tỉnh ta trước khi về vườn còn ra một tập sách, in thơ nhạc loè loẹt, bỏ tiền thuê ca sĩ hát om xòm trên đài truyền hình địa phương. Bệnh loạn sĩ lây sang mấy ông tuyên giáo, chả biết khôn dại thế nào các ông ấy cũng làm thơ, những bài thơ con cóc được các nhạc sĩ vườn phổ nhạc, thổi vống lên khiến các quan ấy sướng rên rẩm. Hôm rồi ti vi tổ chức hẳn một chương trình về bài thơ được phổ nhạc của ông Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ta. Mấy ông bà bàn tròn thì mù tịt về thơ và nhạc, cứ nói vống lên, tác giả thì nói tôi viết bài thơ này…Người ta nói viết văn, làm thơ, chứ ai nói viết thơ đâu? Nói năng ngô nghê như vậy mà dám liều lĩnh bước chân vào cái đền thơ ca là thế nào nhỉ? Rồi ông lớn ở đài truyền hình nọ, ông kễnh ở Ban kia…cũng nổi hứng làm thơ, in thành tập, được người ta tán tụng thổi lên tận mây xanh. Giải thưởng quốc gia chắc chắn sẽ lọt vào tay mấy ông ấy rồi. Đấy là cái loạn sĩ thứ hai. Cái loạn sĩ thứ ba, là ông tướng nhà văn nọ, cũng vẽ vời rồi đài tổ chức bán đấu giá tranh của ông ấy, tiền bán tranh ông ấy tặng để xây trường nội trú cho con em các dân tộc tỉnh ta. Gần 5 năm rồi các cháu mỏi cổ chờ tiền, vậy mà có thấy đồng xu méo nào đâu…
Lão Cò lại vớ chiếc điếu hút, tiếng rít nghe sướng tai lắm, khiến bác Thảo Dân sốt ruột:
- Còn cái loạn sĩ thứ tư, thứ năm lão nói ngay cho tôi nghe xem nào…
- Bác hãy từ từ, để tôi xem tập bản thảo của bác trước đã…


Thứ hai ngày  3/10/2011
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Ý kiến của Haithanhsl rất hay, đặc biệt là điểm 5. Rất hoan nghênh. Nhưng tất cả có mấy chục tỷ bọ. Ký thì tớ ăn gì ? Thôi dẹp ! Để dư luận nguôi ngoai, làm tiếp phương án cũ. Có trượt giá lên 5-6 trăm tỷ cũng không sao. Đc Thanh nghe chửa ?
Em bầu cho bác Thái, tối em qua bác!
Haithanhsl đã viết:
Ừ nhỉ, thế mà không nghĩ ra, nhất trí với TK, có thế may ra anh em mình còn có tí chút phải không ?
Ối giời đất ơi! Người ta quyền thật ăn đã đành, mình đây quyền ảo cũng đòi đớp! Chết mất thôi!
Bao giờ cho đến tháng mười...
Rõ khốn nạn! Đến cái quyền ảo, mơ hão cũng chẳng có!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Kinh doanh sự háo danh !



Người viết: Việt An

Có thể bạn ko tin, nhưng ngành kinh doanh này hòan tòan có thật. Khách hàng của ngành kinh doanh này rất đa dạng : Từ những cô cậu tuổi teen, đến các bậc “mệnh phụ phu nhân”; Từ những doanh nghiệp “bé bằng quả ớt”, đến những doanh nghiệp đại gia, “to đùng ngã ngửa”. Điều quan trọng, khách hàng của bạn phải có sự “háo danh bẩm sinh”, nghĩa là “háo danh do di truyền”, hoặc “háo danh do gia truyền”. Nếu không, bạn phải khéo léo kích thích và nuôi dưỡng cho sự háo danh của họ phát triển. Chuyện tưởng là đùa, nhưng bạn ơi, bạn hãy tin đi, đây là ngành kinh doanh béo bở đấy. Tôi không có khả năng kinh doanh, nhưng với người khác, biết đâu, họ chẳng trở thành tỉ phú, nhờ sự háo danh của thiên hạ !!?

Tôi nhớ, cách đây không lâu, có một tập san tổ chức một hội chợ mang tên “Hội chợ những doanh nhân tài hoa”. Trời ạ, nghe mà sướng như kiến bò khắp người. Anh bạn tôi, xin lỗi ! đúng nghĩa (theo anh tự nhận), là một người buôn bán nhỏ, mà người ta hay gọi là “buôn thúng, bán mẹt”. Tuy “cái mẹt” bây giờ có khá hơn “cái mẹt” lúc khởi nghiệp, nhưng vẫn chỉ là “cái mẹt”. Khi được mời tham dự hội chợ, anh ta cười ngất ngư : “Giá mà có hội chợ “Ranh nhân tài hoa” nhỉ (!), Tớ sẽ xin một suất”. Có một số người háo cái danh xưng, nên đã tham gia. Khi tham gia mới biết, đúng là “hội chợ chồm hổm”, nhếch nhác như một phiên chợ quê. Chẳng lẽ “doanh nhân tài hoa” lại bị lừa à ? thế thì còn gì là “tài hoa” nữa ? Thôi thì cứ ca ngợi  cho nó “tài hoa” luôn thể.

Vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, có một số doanh nghiệp lớn hẳn hoi, bỏ ra hàng chục ngàn USD, nộp cho một tổ chức “trời ơi” của nước ngòai, để rồi được nhận về mảnh giấy chứng nhận “ sản phẩm được yêu thích nhất”.Danh hiệu này, vô thưởng, vô phạt, đậm chất “tình mến thương”. Cùng nhận với “mảnh giấy”là một cái “cup”, hình dạng giống như một ngón tay trỏ đang cong , làm người ta liên tưởng đến cái “cù nèo”, hoặc ngón tay đang móc ngoặc, nhìn thật hài hước và ngớ ngẩn. Ấy vậy mà có doanh nghiệp hí hửng, vác danh hiệu, cùng với “cup”lên truyền hình quảng cáo hàng tháng trời, làm cho quan, lính của cái tổ chức “kinh doanh sự háo danh” bên trời Tây, nhịn cười đỏ cả mặt.

Bạn hãy tưởng tượng như thế này, bạn thành lập một công ty , công ty này chỉ có mỗi một việc là  khen tặng người khác. Tất nhiên, ai muốn khen tặng, thì phải nộp “lệ phí khen tặng”, và đấy là nguồn lợi chính của công ty.

Muốn cái chuyện “khen tặng” được hấp dẫn, bạn cần phải xây dựng nhiều danh hiệu để khen tặng. Ví dụ như : “người đàn ông có cái đầu hói đẹp nhất”, “ Cô gái có hàm răng giả đẹp nhất” chẳng hạn.

 Trong các cuộc thi sắc đẹp, bạn phải có thật nhiều danh hiệu và giải thưởng phụ, để sao cho hầu hết thí sinh đều được giải (!?). Ví dụ : “hoa hậu mặc quần đùi đẹp nhất”, “hoa hậu có mùi mồ hôi thơm nhất”…Bạn trao cho ai, là tùy bạn và ban giám khảo của bạn. Nhưng  bạn phải nhớ điều quan trọng nhất : người nhận danh hiệu phải “nộp lệ phí”. Nhưng một số trường hợp, bạn cần phải “khuyến mãi”, tặng danh hiệu mà không lấy tiền.Tôi sẽ trở lại chi tiết này vào cuối bài viết.

Nếu khéo léo, bạn còn vận động các công ty  khác tài trợ cho bạn tiền bạc. Lúc đó bạn sẽ trao các danh hiệu có gắn tên sản phẩm vào. Ví dụ : “hoa hậu mì ăn liền xx”, “ hoa hậu kem dưỡng da xx”, “hoa hậu kem đánh răng xx”....nếu cần, thì thêm “hoa hậu thuốc hắc lào xx”. Chữ xx mà tôi để trống, bạn chỉ cần gắn thay vào đó tên doanh nghiệp, hay tên thương hiệu  là xong. Ví dụ : Công ty Tòan Lợi sản xuất kem đánh răng, có tài trợ cho bạn, thì bạn đưa  ra giải phụ : “Hoa hậu kem đánh răng Tòan lợi”. (Dùng lọai kem này, thì chỉ còn “tòan lợi” thôi, răng rụng hết. Hoặc cũng có thể hiểu là tòan có lợi thôi, ko có hại gì… Chuyện hiểu ra sao , mặc kệ  thiên hạ. Xin các bạn thứ lỗi ! nếu như ví dụ này, vô tình trùng tên công ty của các bạn ).

Bạn yên tâm đi, chuyện vận động tài trợ không khó khăn lắm, thậm chí người ta còn “xin đám” để tài trợ nữa kìa. Họ cũng  “háo danh” không kém các cô gái chân dài, văn hóa ngắn, muốn đổi đời bằng một thứ danh hão. Ngọai trừ một số cuộc thi sắc đẹp có uy tín, còn lại là những cuộc thi sắc đẹp rất trời ơi.

Bây giờ, khắp các địa phương, ban ngành, nhà trường, lớp học… người ta đua nhau thi sắc đẹp, và cả sắc ko đẹp.  Sản phẩm của bạn chỉ sợ không đủ cung cấp thôi.

Nói tóm lại, bạn cần có hàng triệu danh hiệu khác nhau. Theo đó, bạn cũng cần có hàng triệu kiểu “Cup”, cờ, huy chương khác nhau. Thế là một xưởng sản xuất ra đời, chuyên sản xuất mấy thứ vừa nóiỞ một số nước, kinh doanh kiểu này là có thật. Nói cho cùng, chuyện này ở nước họ là hợp pháp. Anh cứ đưa tiền cho tôi đúng yêu cầu, tôi sẽ khen tặng anh. Danh hiệu mà tôi trao cho anh, là danh hiệu do tôi đặt ra, không  đụng chạm ai, và chỉ có giá trị giữa tôi và anh. Tôi làm cho “anh sướng”, thì anh phải trả tiền. Còn anh, anh cứ quảng cáo là anh được tôi khen tặng. Ai hiểu thế nào là việc của họ. Như thế là sòng phẳng nhé. Không có gì là lừa đảo hay vi phạm pháp luật.

Háo danh” là nhu cầu có thật trong xã hội. Vậy thì phải có doanh nghiệp hay tổ chức nào đó thỏa mãn cái nhu cầu “háo danh” này chứ ? Vậy là  ngành “kinh doanh sự háo danh” đã ra đời.

Ở trong nước, chưa chính thức có ngành kinh doanh này. Nhưng trong thực tế, việc “kinh doanh” này vẫn liên tục phát triển âm thầm, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm thỏa mãn sự “háo danh” của xã hội.

Nếu việc chạy chức, chạy quyền là có thật, thì việc chạy danh hiệu thi đua, khen thưởng cũng không có gì lạ. Bệnh “háo danh” này, xưa nay được che đậy bằng cái tên nhẹ nhàng hơn là : “Bệnh thành tích”, hay “Bệnh hình thức”. Chuyện này quá nhiều, quá phổ biến, hình thức thể hiện lại đa dạng, gần như không ai đủ kiên nhẫn để liệt kê cho đầy đủ.

Vấn đề đặt ra ở đây, tại sao nhiều người háo danh đến vậy ? Đơn giản thôi, một số người háo danh vì cái tính sĩ diện hão, thích khoe khoang…để rồi, tự mình sướng với mình. Dạng này nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu không cảnh giác, người nghe sẽ bị lừa. Phần đông những người háo danh luôn có mục đích. Vì cái danh, đi kèm với cái lợi, tiếp sau đó là đề bạt, cất nhắc..và cái đích đến là quyền lực và tiền bạc.

Mỗi người háo danh có cái cách thể hiện riêng ,có cách kín đáo, có cách lộ liễu, ngô nghê đến bật cười. Tôi nhớ, có lần  tôi thấy một doanh nghiệp nhà nước đăng quảng cáo trên báo, lại dành một phần trang trọng nhất đăng  chân dung của  giám đốc (?), với đầy đủ văn bằng, học vị. Thật lạ lùng, khách hàng cần uy tín sản phẩm với thương hiệu cụ thể, chứ có cần hình ảnh một ông giám đốc béo tốt đâu ?! Thật tiếc, một giám đốc với học vị tiến sĩ, lại dùng tiền nhà nước quảng bá hình ảnh cá nhân lộ liễu như vậy. Hẳn nhiều người nghi ngờ cái bằng tiến sĩ kia, chắc gì là bằng thật ? Mà nếu là bằng thật, thì kiến thức chắc gì đã thật ? Nhân đây cũng nhắc lại lời một nhà thơ khá nổi tiếng , ông nói đại ý : “Bây giờ người ta phổ cập tiến sĩ tới cấp huyện. Nhiều ông tiến sĩ thật, xấu hổ, không dám nhận mình là tiến sĩ ”. Có người nói đầy ẩn ý rằng : “Khi đi học để làm luận án Thạc sĩ, hay Tiến sĩ, thì việc đầu tiên, phải biết yêu quí thầy cô giáo”. Tất nhiên là thế rồi, nhưng  quan trọng là  cái “cách yêu” cơ, bạn ạ !

Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông : phát thanh, truyền hình, báo chí, các ấn phẩm văn hóa, mạng internet tòan cầu…là cơ hội cho “bệnh háo danh” phát triển. Ở đây, tôi ko nói đến sự quảng bá một cách chính đáng . Vì mọi cái chính đáng đều được hoan nghênh. Song, cũng cần lưu ý, có thể mục đích là trong sáng, nhưng khi quảng bá, ca ngợi quá mức, lại kích thích cho cái háo danh phát triển. Đơn cử, trong thể thao, chỉ cần một trận thắng coi được của đội tuyển bóng đá nam, là ngay lập tức một số tuyển thủ được ca ngợi lên tận mây xanh. Cứ như họ sắp trở thành “anh hùng dân tộc” đến nơi rồi. Thật là hài hước ! Kết quả, một số tuyển thủ đã tự đánh mất mình, vì cái tài, cái tâm, cái đức không xứng với danh hiệu mà xã hội đã  trao cho họ.

Điểm qua vài nét để bạn thấy rằng, thị trường “kinh doanh sự háo danh” là một thị trường đầy tiềm năng. Miễn sao bạn đánh đúng vào cái “háo danh” là bạn sẽ thành công. Ví dụ : cần tuyển nhân viên bán hàng rong, thì bạn quảng cáo tuyển nhân viên tiếp thị, hoặc dùng tiếng “Tây”: “nhân viên Marketing” cho nó “óach”; Hoặc bóng bẩy hơn, là tuyển “chuyên viên nghiên cứu thị trường”. Nói tóm lại, khi đã thỏa mãn cái “háo danh”, nhiều khi người ta làm việc chẳng cần lương  ấy chứ (?!). Nếu khách hàng của bạn là các ông, bà “trọc phú”, bạn hãy khen họ: “Bác chỉ không biết chữ thôi, chứ nhìn bác trí thức lắm”(!?). Nhận lời khen này, tôi đảm bảo là họ không bao giờ quên bạn !

“Kinh doanh sự háo danh”, không đơn thuần chỉ là khen tặng, mà bạn cần biết cách tư vấn, giúp cho khách hàng của bạn “nhận ra” ra “giá trị ngủ quên” của họ. Bạn hãy nói họ bỏ tiền ra, và bạn hãy  giúp cho họ nổi tiếng. Bạn tưởng tôi đùa à ? không đâu, bây giờ thiếu gì trọc phú, khi có tiền rồi, đắp vàng vào người cũng chưa thấy sang; Vậy là họ thuê người viết sách, viết báo về mình để lòe thiên hạ. Họ tìm cách làm quen, kết thân với các văn nghệ sĩ, tổ chức gặp mặt, giao lưu ồn ào để làm sang cho mình. Thế mới biết: Nhà văn, nhà thơ cũng có giá lắm ! Chỉ tiếc rằng các “nhà” nhiều khi “hồn nhiên” quá, người ta lấy mình “làm phông, làm nền” mà cũng không biết. Nhưng cũng chưa biết chừng, các “nhà” cũng đang âm thầm, chuẩn bị cho một chiến lược “kinh doanh sự háo danh” siêu lợi nhuận.

Trong chuyện kinh doanh này, các ca sĩ được coi là những người có “năng khiếu”. Có lần, tôi đi dự đám cưới ở một khách sạn sang trọng; Khách mời hôm đó có một số ca sĩ ngôi sao, được gia chủ giới thiệu là bạn bè của gia đình, làm các thực khách có mặt phải sững sờ, kính nể (!?). Các ca sĩ ngồi riêng một bàn tiệc, theo đúng nghĩa “vừa nhai, vừa hát” như người nhà; Nhưng thực chất, họ được gia chủ thuê dự đám cưới và góp vui văn nghệ với giá cao ngất ngưởng. Thế mới biết, “kinh doanh sự háo danh” hiệu quả như thế nào.

Nếu bạn muốn làm ăn nghiêm túc, những danh hiệu mà bạn trao tặng người khác thực sự có giá trị, và được xã hội thừa nhận, thì  doanh nghiệp hay tổ chức của bạn phải đủ uy tín. Nghĩa là bạn phải phấn đấu không mệt mỏi, thực sự nghiêm túc trong việc xây dựng uy tín thương hiệu cho mình.

Nhưng nếu đơn thuần chỉ “kinh doanh sự háo danh”, thì điều trước tiên, bạn phải háo danh như khách hàng của bạn. Nghĩa là, bằng cách nào đó, bạn phải “đánh bóng sáng như gương” thương hiệu của bạn, sao cho ai soi vào đấy cũng tưởng mình đẹp, và họ sẽ sung sướng, tự hào khi bỏ tiền ra cho bạn, để rồi nhận lại từ bạn một danh hiệu, một kỷ vật, hoặc vài lời khen tặng tào lao, miễn sao thỏa mãn sự “háo danh” của họ.



Như phần đầu bài viết đã nói, có một số trường hợp bạn phải khen tặng “miễn phí”. Đó là trường hợp một số cá nhân, một số doanh nghiệp, không cần bạn khen tặng, tự thân họ đã nổi tiếng rồi. Họ đã được xã hội tôn vinh rồi. Gặp trường hợp này, bạn nên vận động họ tham gia chương trình của bạn, nhận danh hiệu mà bạn trao tặng“miễn phí”. Nếu họ không chịu nhận, bạn hãy tìm cách “quăng giải thưởng” vào nhà họ. Người có lợi sẽ là bạn đấy. Sự nổi tiếng thực sự của họ sẽ giúp bạn nổi tiếng. Lúc này, chính bạn mới là người háo danh đấy bạn ạ! Đương nhiên, bạn phải mất tiền.

Chuyện này, cũng giống như mấy “sếp”, khi đi dự tiệc với đối tác làm ăn, bỏ tiền thuê một em người mẫu, sắm vai bạn gái để cùng đi, làm các thực khách phải “bái phục”. Người ta xì xào: “Lão này nhìn như con “cóc cụ”, mà có con “bồ” xinh thế! Chắc chắn hắn phải giàu có, và tài ba lắm !?”





Như vậy là rõ, kinh doanh trong lĩnh vực háo danh, có thể bạn là chủ kinh doanh, cũng có thể bạn trở thành khách hàng.  Nguyên tắc cơ bản của nó là : Ai háo danh hơn, người đó phải trả tiền.





Tuy nhiên, trong xã hội có rất nhiều người nổi tiếng. Cuộc đời họ là tấm gương sáng, sống động cho bao thế hệ; Nhưng họ không để ý đến danh tiếng, luôn luôn kiệm lời khi nói về mình. Đó là những người tâm đức và tài năng vẹn tòan. Sự cống hiến của họ luôn được xã hội trân trọng và thừa nhận. Tôi xin chúc các bạn sẽ là một trong những người như vậy./.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ai được, ai mất trong trò chơi thành tích?



TT - Phong trào “Nói không với bệnh thành tích” được phát động nhiều năm nay. Rất tiếc là bệnh thành tích trong ngành giáo dục vẫn không giảm mà dường như càng thêm phổ biến: từ lạm phát điểm 9, điểm 10 trong trường phổ thông nay lạm phát đến sinh viên xuất sắc, lạm phát cả thạc sĩ và tiến sĩ.

Cơn lạm phát này không chừa cả trường công lẫn trường tư, trường “danh giá” lẫn trường “tai tiếng”. Nguyên nhân thì nhiều người đã nói: do “bán điểm”, do sợ bị cắt hợp đồng giảng dạy, do sợ mất thành tích... Nhưng dù có bao nhiêu nguyên nhân đi nữa thì hậu quả cũng chỉ có một.

Kết quả của việc 95-98% sinh viên đạt loại khá giỏi khi ra trường là gì? Thoạt nhìn, hình như ai cũng “được”. Nhà trường được thành tích; giáo viên được khen thưởng, được lòng học trò, được tiếp tục hợp đồng mời giảng; sinh viên được điểm cao, cha mẹ hài lòng.

Nếu các bên liên quan đều được, vậy thì ai mất? Tất nhiên là có. Trước hết là nhà tuyển dụng. Khi tấm bằng là một vật chứng đáng tin cậy, nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó để thực hiện bước sơ tuyển. Nay đứng trước 100 đơn xin việc với 99 tấm bằng khá giỏi, họ buộc phải tự mình làm công việc đánh giá ứng viên ngay từ vòng sơ tuyển.

Hay nói cách khác, xét về mặt giá trị so sánh thì 99 tấm bằng này có giá trị bằng không (vì không thể dùng để so sánh tương quan giữa các ứng viên được).

Một khả năng rất dễ xảy ra là sau khi tự mình sơ tuyển chừng vài chục hồ sơ, người tuyển dụng sẽ nhận thấy trong nhiều trường hợp những gì ghi trên tấm bằng không hề phản ánh trung thực phẩm chất hay năng lực của người có tấm bằng ấy. Kết luận logic là: không thể tin được một tấm bằng nào cả. Chính người viết bài này đã từng phỏng vấn tuyển dụng những em có bằng đại học ngoại ngữ mà không đọc hiểu nổi một đoạn văn ngoại ngữ thông thường.

Lúc đó ai sẽ mất? Tất nhiên là sinh viên. Oan nhất là những em học hành nghiêm túc và có năng lực thật sự. Nhưng những em như vậy sớm muộn gì cũng có cách khẳng định được năng lực của mình, tuy sẽ phải tốn thời gian hơn. Cái mất lớn nhất là của cả hệ thống giáo dục và của từng trường.

Đằng sau mỗi tấm bằng đại học là bao nhiêu hi sinh tiền bạc của người dân, bao nhiêu năm tháng của tuổi trẻ, bao nhiêu công sức của Nhà nước, nhà trường. Nay tấm bằng ấy bị nhà tuyển dụng xem như một thứ vô giá trị, có phải là lãng phí biết bao tiền bạc, thời gian, công sức của cả xã hội?

Điểm 10, bằng đỏ chỉ có giá trị khi nó phản ánh một năng lực đặc biệt xuất sắc. Nếu mọi tấm bằng đều là bằng đỏ thì không ai coi đó là bằng danh dự nữa. Tất cả đều hạ giá ngang nhau. Nhưng điều tai hại là trong khi hạ giá như vậy, nó lấy đi mất lòng tin của cả xã hội.

Như vậy, tất cả các bên đều mất. Sinh viên có bằng khá giỏi cũng như không, nhà tuyển dụng nhận hồ sơ không thể căn cứ vào tấm bằng, nhà trường mất uy tín khi tấm bằng không giúp sinh viên tìm được việc làm tốt, cha mẹ sinh viên thất vọng vì đầu tư đã không hoàn vốn như mong đợi, xã hội mất lòng tin vào mọi thang bậc và thước đo, mọi giá trị bị đảo lộn.

Trong trò chơi thành tích này, nhìn bề ngoài tất cả đều thắng, nhưng trong thực tế tất cả đều thua.

“Nguyên nhân của mọi nguyên nhân” trong hiện tượng chạy theo thành tích là gì? Là do con người chưa được sử dụng và thăng tiến dựa trên năng lực có thật của họ. Chính điều này đã kìm hãm việc phát triển nhân tài và tạo ra căn bệnh thành tích chỉ làm sâu thêm những rạn nứt trong những giềng mối cố kết xã hội.

Nó làm chậm lại mọi quá trình tiến bộ và phát triển cả về kinh tế và văn hóa. Bí quyết trở nên giàu mạnh của các nước phát triển chính là chế độ nhân tài, tức dùng người và trả công cho họ chỉ dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là giá trị sức lao động của họ trong thực tế. Bao giờ chúng ta có một hệ thống lành mạnh như vậy thì bệnh thành tích tự nó không còn chỗ đứng.

TS. PHẠM THỊ LY
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [122] [123] [124] [125] [126] [127] [128] ... ›Trang sau »Trang cuối