Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [100] [101] [102] [103] [104] [105] [106] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Chính trường Đức lại rung chuyển vì scandal “đạo văn”


- Ngày 11/5, bà Silvana Koch Mehrin, chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) đồng thời là Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu, đã tuyên bố từ chức sau khi bị cáo buộc “đạo văn” trong một luận án tiến sĩ.

Scandal “đạo văn” này tiếp tục làm rung chuyển chính trường Đức chỉ hơn 2 tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng nước này Karl Theodor zu Guttenberg (thuộc đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo CSU) cũng đã phải từ chức do một cáo buộc tương tự.

Hiện Đại học Tổng hợp Heidelberg, nơi bà Koch Mahrin bảo vệ luận án tiến sĩ đang cân nhắc khả năng tước danh hiệu tiến sĩ của bà hay không. Bà Koch-Mahrin cho biết, với quyết định từ chức, bà muốn tạo điều kiện cho FDP có bước khởi đầu mới thuận lợi khi Đại hội Đảng diễn ra từ ngày 13/5 tới và không muốn gia đình bị ảnh hưởng vì các cuộc tranh luận công khai.

Theo một cuộc điều tra không chính thức, 56 trang trong tổng số 201 trang luận án tiến sĩ của bà Koch-Mahrin đã có dấu hiệu sao chép mà không ghi nguồn. Trong vụ “đạo văn” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Guttenberg, một hội đồng thẩm định đã tuyên bố hơn một nửa trong luận án tiến sĩ 475 trang của ông này có nhiều phần sao chép từ các bài viết của những người khác.

Bảo Minh (Tổng hợp)
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mấy vị này dại. Sao không sang Việt Nam mà làm ? Chả ai thèm cáo với buộc !!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Ngô Bảo Châu
http://www.ngoinhachung.net/home/wp-content/uploads/2010/08/Ngo-Bao-Chau.jpg

Về sự sợ hãi http://anonymou...-s%E1%BB%A3-hi/

Đăng bởi bvnpost on 07/04/2011

GS Ngô Bảo Châu

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.

Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.

Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

.N.B.C.
Báo công an nói GS Ngô Bảo Châu 'ngộ nhận' http://www.bbc....chau_antg.shtml

Sau một thời gian im lặng, báo của ngành công an vừa có bài chỉ trích bình luận trên blog của GS Ngô Bảo Châu về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Chuyên san An ninh Thế giới giữa tuần của báo Công an Nhân dân ra hôm thứ Ba 10/05 đăng bài mang tựa đề 'Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu' của tác giả Quý Thanh.

Cách đây khoảng một tháng, ngày 05/04, Giáo sư Châu viết entry Bấm 'Về sự sợ hãi' trên blog cá nhân của mình về vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ, với bình luận "với những gì xảy ra gần đây, ông (Cù Huy Hà Vũ) thể hiện mình như một con người không tầm thường".

GS Châu so sánh ông Vũ với một số nhân vật huyền thoại như "Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ", vì "ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình".

Báo Công an chỉ trích bình luận trên là "dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại" và là "điều đáng tiếc" cho hình tượng các anh hùng trong kinh điển.

Bài báo, đi kèm hình minh họa của họa sỹ Hữu Khoa mô tả nhân vật Don Quijote trên lưng ngựa với dãy cối xay gió đằng sau lưng, đặt câu hỏi: "Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?"

Câu trả lời của tác giả Quý Thanh là ngoài cái bóng của thế hệ đi trước và các scandal tạo dựng qua các lá đơn kiện, thì "Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường".

Cây viết của báo công an liệt kê nhiều chi tiết đời tư của ông Cù Huy Hà Vũ, như kiện cáo về nhà đất hay cách ứng xử trong gia đình, đề rồi kết luận "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng".

'Biểu tượng' hay 'vô giá trị'?

Trong blog của mình mà sau đó đã đóng lại, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ thái độ không đồng tình với "phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật" hôm 04/04 khi quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.

Ông viết: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này".
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/10/110510060945_cu_huy_ha_vu_226x283_cand_nocredit.jpg

"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."

Bài trên báo công an nói một trong các lý do hạn chế trong suy luận của vị giáo sư là ông đã sống và làm việc ở châu Âu quá nửa cuộc đời, lại chỉ chuyên tâm nghiên cứu toán học.

Tác giả Quý Thanh viết: "Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người".

"Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ."

Cây viết này bày tỏ thất vọng rằng trong khi Giáo sư Ngô Bảo Châu nay đã trở thành "biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc" thì sự "ngộ nhận" của ông đã "vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội" khi cổ súy cho "chiêu bài dân chủ".

"Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng."

Ông Quý Thanh cảnh báo các trí thức khi đưa ra các so sánh cần cân nhắc kỹ càng để không "tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin".

Bài viết kết thúc bằng những câu: "Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất".

"Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ."

Đây là lần đầu tiên báo chí chính thống Việt Nam đưa ra bình luận chua cay về ông Ngô Bảo Châu, người mà mới đây còn được truyền thông nhà nước tung hô như "biểu tượng cho trí tuệ Việt Nam" sau khi ông được nhận giải thưởng Fields về toán học hồi tháng Tám năm ngoái.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đã chúc mừng Giáo sư Châu và nhà nước Việt Nam cấp cho ông một căn hộ cao cấp ở Hà Nội.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

cỏ hoang đã viết:
cỏ hoang đã viết:

GS Ngô Bảo Châu:

Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Sau một thời gian im lặng, báo của ngành công an vừa có bài chỉ trích bình luận trên blog của GS Ngô Bảo Châu về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Chuyên san An ninh Thế giới giữa tuần của báo Công an Nhân dân ra hôm thứ Ba 10/05 đăng bài mang tựa đề 'Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu' của tác giả Quý Thanh.
Lừa Dối

Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields.
Quý Thanh được giải Nobel hay Abel?
Nếu đằng nào cũng có thể bị lừa dối
Tôi muốn được người giỏi hơn dối lừa mình.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Tài năng và đắc dụng”: Vì sao cuốn sách bị phê



Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong dư luận dấy lên cuộc bàn luận sôi nổi, phê phán cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” – nghiên cứu về một số nhân tài tiêu biểu ở VN và nước ngoài. Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, chủ biên là GS -  TSKH Nguyễn Hoàng Lương và PGS -  TS Phạm Hồng Tung.

http://www1.laodong.vn/Images/2011/5/14/tainang282x400jpg-081749



Cuốn sách nói trên được giới thiệu như một công trình khoa học về quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tài năng, sự nghiệp của 14 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử VN và thế giới, thuộc 3 lĩnh vực: Lãnh đạo, quản lý; kinh tế, kinh doanh; khoa học và công nghệ. Phần 1 -  Những nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý  -  được lựa chọn là: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh và Chulalongkorn (Thái Lan). Phần 2 -  Các nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, với các nhân vật: Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu, Albert Einstein và Thomas Edison. Phần cuối -  Nhân tài trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh, với các trường hợp: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Lê Nguyên Vũ và Bill Gates.

NXB Chính trị Quốc gia giới thiệu: Qua nghiên cứu cho thấy họ (các nhân vật được chọn) vốn không được đào tạo để trở thành chiến lược gia kinh tế hay doanh nhân chuyên nghiệp. Điều này xác nhận một thực tế là nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh đều có thể hình thành và xuất lộ như là kết quả của quá trình tự học, tự đào tạo... Quan trọng hơn cả là có khát vọng, có ý chí làm giàu, hoài bão lớn lao mang lại lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng...
Có nhiều ý kiến bàn luận quanh cuốn sách, nhưng tựu trung cho rằng, việc các tác giả cuốn sách đưa Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971) đứng chung danh sách với các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử VN là không thể chấp nhận. Các ý kiến còn cho rằng phần giới thiệu về Đặng Lê Nguyên Vũ dài 42 trang, trong khi đó nhiều danh nhân nổi tiếng thế giới như Nguyễn Trãi lại chỉ có 10 trang, Trần Quốc Tuấn 15 trang... là  hồ đồ!

Quanh vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Ngô Đức Thịnh, mà theo chúng tôi, ông có cái nhìn, cách đánh giá khách quan và bình tĩnh trước vấn đề. GS Ngô Đức Thịnh cho biết: “Cuốn sách lấy ra từ đề tài nghiên cứu nhân tài và trí thức VN. Không nghi ngờ gì về ý đồ của cuốn sách là nhằm khuyến khích học tập truyền thống với tinh thần “nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Chúng ta đã từng có nhiều cuốn sách viết về những người tài năng được tập hợp theo nhóm nhằm tuyên dương... Cuốn “Tài năng và đắc dụng” cũng chỉ mang tính cá nhân của 2 tác giả chủ biên nói trên. Suy cho cùng, về mặt luật pháp thì họ không sai. Ở nước ngoài, những chuyện như thế này là bình thường. Đây là quyền riêng của họ. Tuy nhiên, cái đáng cần bàn luận là trách nhiệm của họ trước xã hội?

Cuốn sách được ấn hành bởi NXB Chính trị Quốc gia, đó là NXB của Đảng và Nhà nước, nên dễ làm người ta hiểu đó là cách nhìn, quan điểm của Đảng và Nhà nước. NXB này phải có trách nhiệm, vì khi cuốn sách xuất bản ở đây thì người ta ngầm hiểu đây là ý kiến mang tính chính thống.

Tôi chưa đọc cuốn sách, nhưng qua thông tin, tôi thấy 14 nhân vật được sắp đặt rất tùy tiện, thiếu sự cẩn trọng, không ổn! Việc chọn GS Trần Văn Giàu bên cạnh Albert Einstein rõ ràng cho thấy cái gì đó khập khễnh. Cuốn sách mang tên “Tài năng và đắc dụng”, cho thấy các tác giả cuốn sách muốn nhấn mạnh tới các nhân tài mang lại các ứng dụng hiệu quả cho xã hội, đây là một ý tưởng hay. Einstein - một bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20, nhưng người phát minh ra computer cũng mang lại sự thay đổi lớn lao cho thế giới này. Nhân đây tôi muốn nói thêm, trong cuốn sách chọn 20 phát minh kỹ thuật của thế kỷ 20, người ta chọn ống thông hình chữ S của chiếc bồn cầu, đây là một phát minh rất đắc dụng - nhiều người được hưởng...

Một điều nữa là ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn quá trẻ, còn sống, lại được đặt bên cạnh các vị như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi cũng có gì đó thấy không ổn! Ông Bạch Thái Bưởi là nhà tư sản, nhà buôn nổi tiếng đầu thế kỷ 20, ông là người sáng tạo ra thương hiệu Việt và nổi tiếng với câu nói “Người Việt dùng hàng Việt”, ông cũng là người tạo ra hệ thống giao thông đường thuỷ.

GS Thịnh cho rằng, không phải anh Vũ là người vô danh, mà là người có những đóng cho thương hiệu VN, làm giàu cho mình và cho nhiều người, là người tiêu biểu trong giới trẻ làm thương nghiệp, những doanh nhân trẻ như anh Vũ rất đáng quý trong bối cảnh, xu hướng hội nhập hiện nay... Nhưng rõ ràng là cách lựa chọn, sắp xếp và cách viết (nội dung giới thiệu) đã làm mất đi ý định ban đầu của cuốn sách là nhằm giáo dục thông qua nhân vật tài năng. GS Thịnh cũng tỏ ý phê phán  trước việc một số ý kiến nhân chuyện này sa đà đi vào các vấn đề cá nhân không liên quan của Đặng Lê Nguyên Vũ, cũng như tâm lý khen chê theo đám đông.

Thiết nghĩ, các chủ biên cuốn sách, cũng như NXB Chính trị Quốc gia chắc hẳn cần có những điều rút kinh nghiệm lớn từ việc này, để những cuốn sách được xuất bản luôn đạt được giá trị cao đẹp của nó.

Linh Tâm  (Báo Lao Động)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bây giờ người ta XB sách trước hết để kiếm tiền. Không tin các vị cứ thử mà xem.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

cỏ hoang đã viết:
Ngô Bảo Châu
http://www.ngoinhachung.net/home/wp-content/uploads/2010/08/Ngo-Bao-Chau.jpg

Về sự sợ hãi http://anonymou...-s%E1%BB%A3-hi/

Đăng bởi bvnpost on 07/04/2011

GS Ngô Bảo Châu

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.

Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.

Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

.N.B.C.
Báo công an nói GS Ngô Bảo Châu 'ngộ nhận' http://www.bbc....chau_antg.shtml

Sau một thời gian im lặng, báo của ngành công an vừa có bài chỉ trích bình luận trên blog của GS Ngô Bảo Châu về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Chuyên san An ninh Thế giới giữa tuần của báo Công an Nhân dân ra hôm thứ Ba 10/05 đăng bài mang tựa đề 'Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu' của tác giả Quý Thanh.

Cách đây khoảng một tháng, ngày 05/04, Giáo sư Châu viết entry Bấm 'Về sự sợ hãi' trên blog cá nhân của mình về vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ, với bình luận "với những gì xảy ra gần đây, ông (Cù Huy Hà Vũ) thể hiện mình như một con người không tầm thường".

GS Châu so sánh ông Vũ với một số nhân vật huyền thoại như "Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ", vì "ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình".

Báo Công an chỉ trích bình luận trên là "dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại" và là "điều đáng tiếc" cho hình tượng các anh hùng trong kinh điển.

Bài báo, đi kèm hình minh họa của họa sỹ Hữu Khoa mô tả nhân vật Don Quijote trên lưng ngựa với dãy cối xay gió đằng sau lưng, đặt câu hỏi: "Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?"

Câu trả lời của tác giả Quý Thanh là ngoài cái bóng của thế hệ đi trước và các scandal tạo dựng qua các lá đơn kiện, thì "Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường".

Cây viết của báo công an liệt kê nhiều chi tiết đời tư của ông Cù Huy Hà Vũ, như kiện cáo về nhà đất hay cách ứng xử trong gia đình, đề rồi kết luận "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng".

'Biểu tượng' hay 'vô giá trị'?

Trong blog của mình mà sau đó đã đóng lại, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ thái độ không đồng tình với "phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật" hôm 04/04 khi quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.

Ông viết: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này".
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/10/110510060945_cu_huy_ha_vu_226x283_cand_nocredit.jpg

"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."

Bài trên báo công an nói một trong các lý do hạn chế trong suy luận của vị giáo sư là ông đã sống và làm việc ở châu Âu quá nửa cuộc đời, lại chỉ chuyên tâm nghiên cứu toán học.

Tác giả Quý Thanh viết: "Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người".

"Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ."

Cây viết này bày tỏ thất vọng rằng trong khi Giáo sư Ngô Bảo Châu nay đã trở thành "biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc" thì sự "ngộ nhận" của ông đã "vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội" khi cổ súy cho "chiêu bài dân chủ".

"Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng."

Ông Quý Thanh cảnh báo các trí thức khi đưa ra các so sánh cần cân nhắc kỹ càng để không "tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin".

Bài viết kết thúc bằng những câu: "Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất".

"Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ."

Đây là lần đầu tiên báo chí chính thống Việt Nam đưa ra bình luận chua cay về ông Ngô Bảo Châu, người mà mới đây còn được truyền thông nhà nước tung hô như "biểu tượng cho trí tuệ Việt Nam" sau khi ông được nhận giải thưởng Fields về toán học hồi tháng Tám năm ngoái.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đã chúc mừng Giáo sư Châu và nhà nước Việt Nam cấp cho ông một căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Theo tôi thấy không có điều gì phải bàn tán nhiều ở vấn đề nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tưởng thưởng đối với người đã có nhiều cống hiến cho nền Toán học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc khen tưởng kịp thời thể hiện sự quan tâm và đó cũng là một cách để nói với Thế giới rằng: Sự thông minh không quan trọng ở việc người đó xuất thân ở một nước nhỏ hay lớn, giàu hay nghèo, chế độ giáo dục hoàn hảo hay bình dân.....

Trong lĩnh vực toán học chúng ta tôn trọng gọi ông Ngô Bảo Châu theo đúng tước hàm, tước vị được phong là Giáo sư toán học và cao hơn nữa, ông được xem như một Trí tuệ Việt.

Nhưng còn lĩnh vực khác, thì cần xem lại: Không phải một người uyên bác trong lĩnh vực này tất sẽ thông thái trong lĩnh vực khác. Không phải bạn chứng minh được với thế giới một định lý này thì các định lý khác bạn sẽ chứng minh được hoặc không cần phải xem xét. Và điều cuối cùng không phải bạn ở trên đỉnh cao của tri thức, trí tuệ thì mọi câu nói của bạn đều là định luật, nguyên lý...v...v...

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, trước khi đưa ra nhận xét một vấn đề có liên quan đến đất nước, đến dân tộc...Bởi dù bạn chỉ là một cá thể trong số 70 triệu người Việt Nam, nhưng nơi này là nguồn gốc, là điểm xuất phát để bạn vươn đến đỉnh cao...hãy giữ gìn những gì bạn đã được đất nước này trao tặng cũng như hãy quý trọng sức lao động miệt mài của bạn trong thời gian vừa qua. Đừng vì những điều bạn chưa rõ, chưa biết mà đưa ra những phát biểu như định luật. Đất nước sẽ không làm gì bạn đâu, nhưng chính bạn, bạn đang từng bước phủ nhận trí tuệ mà bạn đang có được....
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Chủ nợ của Vinashin ‘cảm thấy bị lừa’ http://www.bbc....n_lenders.shtml

Giới chủ nợ ngày càng thất vọng về việc Vinashin không trả được nợ đáo hạn vào năm ngoái trong bối cảnh chính phủ tảng lờ quan ngại của chủ nợ.

Bài viết trên báo tài chính The Wall Street Journal ra ngày 16/05 nhận định diễn biến này nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới những kế hoạch cải thiện kinh tế của Việt Nam.

Các vấn đề xảy ra với Vinashin cho thấy những rủi ro khi đầu tư vào một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong các nước mới nổi lên trên thế giới, ít nhất là những gì có thể nhìn thấy trên bề mặt.

Chính phủ Việt Nam lập ra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cốt để trở thành tập đoàn có vị thế lớn trong thị trường đóng tàu quốc tế nhằm có thể cạnh tranh với các tập đoàn đóng tàu lớn mạnh của Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản.

Chính phủ cũng đã đổ toàn bộ số tiền 750 triệu đôla thu được từ lần phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường nước ngoài lần đầu tiên trong năm 2005 cho Vinashin.

Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam viết thư bảo lãnh cho tập đoàn này để rồi họ có được thêm khoản vay 600 triệu đôla vốn bổ sung, thông qua hợp đồng đi vay được ngân hàng ở nước ngoài thu xếp.

Nhưng khi Vinashin vỡ nợ vào cuối tháng 12 năm ngoái, chính phủ đã từ chối trả nợ thay.

Đã có hàng chục định chế tài chính đầu tư vào các khoản cho Vinashin vay.

'Chủ nợ bị lừa'

Trong số này có Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và quỹ đầu tư dạng hedge fund là Elliott Advisers Ltd.

Một số chủ nợ của Vinashin nay phàn nàn rằng họ đã 'bị lừa gạt'.

Đối với nhiều công ty tài chính khác, thư bảo lãnh của chính phủ là lý do duy nhất mà họ cảm thấy đủ an toàn để cho tập đoàn này vay.

Trong tháng này, một nhóm gồm hơn phân nửa các chủ nợ đã gửi một lá thư cho chính phủ của Việt Nam đòi thanh toán khoản nợ đầu tiên là 60 triệu đôla vốn đáo hạn từ tháng 12 năm ngoái.

"Đây luôn là khoản vay được chính phủ bảo lãnh theo cách hiểu của giới chủ nợ,” một người thạo tin liên quan tới diễn biến này nói với The Wall Street Journal.

"Trong tương lai, đồng vốn sẽ không đổ vào những nơi mà vốn không được đối xử đúng mực." Người này nói thêm.

The Wall Street Journal cho biết các quan chức tại Vinashin và giới chức chính phủ Việt Nam không phản hồi lại yêu cầu bình luận của báo này.

Các vấn đề với Vinashin cho thấy rõ những rủi ro mà các nhà đầu tư phải lĩnh hội khi họ bỏ tiền vào những thị trường nhỏ.

Bế tắc về việc Vinashin không trả được nợ có thể gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với triển vọng của Việt Nam.

Chính phủ đã và đang phải vật lộn với mức lạm phát ngày càng tồi tệ.

Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng ngưỡng 17,51% vào tháng Tư và có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế trước mắt.

Thêm vào đó là những vấn đề liên quan tới niềm tin đối với tiền đồng, vốn bị phá giá năm lần kể từ giữa năm 2008.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này trong những năm gần đây.

Mục đích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mục đích là biến Vinashin thành một cỗ máy chế tạo có thể giữ cho ngành công nghiệp đóng tàu nằm trong tay nhà nước.

Thế nhưng dự án này đổ bể khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong năm 2008, để lại gánh nặng về nợ cho Vinashin với khoảng 4,4 tỉ đôla.

Các đơn hàng của công ty bị cắt giảm, làm tê liệt vốn hoạt động.

Mùa hè năm ngoái, nhà chức trách đã bắt một số quan chức hàng đầu của Vinashin, bao gồm cả cựu Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình, và cáo buộc họ khai man báo cáo tài chính để che dấu tình trạng thật về tài chính của tập đoàn này.

'Chính phủ tảng lờ'

Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm như Investors Service của Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều đã hạ điểm xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong những tháng gần đây, đa phần do các vấn đề tại Vinashin.

Thủ tướng Việt Nam đã xin lỗi về vai trò của mình trong việc quản lý yếu kém của Vinashin tại một phiên chất vấn ở quốc hội được truyền hình trực tiếp.

Các nhà đầu tư bị dính vào khoản cho Vinashin vay 600 triệu đôla nói họ rất ngạc nhiên về sự thờ ơ của chính phủ Việt Nam trước những quan ngại của họ.

Những chủ nợ đã cố gắng rất nhiều lần trong vài tháng qua để biết xem điều gì đang xảy ra với Vinashin.

Trong số các việc làm của chính phủ có cả việc chuyển một số đơn vị Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác mà không cần sự chấp thuận của các chủ nợ của tập đoàn này.

Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nói rằng các khoản nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của nhà nước, khiến chủ nợ của Vinashin không hiểu nổi làm sao để có thể lấy lại được tiền đã cho tập đoàn này vay mượn.

Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin dường như ngày càng bấp bênh hơn.

"Chúng tôi không kiếm thêm được tiền tự hoạt động đóng tàu và chính phủ đang yêu cầu các ngân hàng trong nước cho Vinashin vay thêm cũng như yêu cầu các nhà cung cấp hỗ trợ thêm," một người nắm rõ diễn biến tại Vinashin nói.CP lừa chủ nợ nước ngoài, bây giờ lại tiếp tục bắt ép các ngân hàng phải bị lừa, thảo nào thấy ti-vi gào khản cổ mà tiền nhàn dỗi vẫn không được gửi vào ngân hàng

Người này nói thêm rằng "Nhưng người ta sẽ không thể biết chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ đều hết sức vẩn đục”.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Vết hằn” trên dung nhan làng văn



TT - 1. Ngay khi số 20 báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam vừa in ra ngày 14-5, các bạn văn đã lên mạng kêu trời vì một lỗi morasse vô tiền khoáng hậu: ngay trên trang 1, tên truyện ngắn của nhà văn Ngô Phan Lưu được in là Làng quê thì mênh mônh (đúng ra phải là Làng quê thì mênh mông). Không những thế, trên trang 20 nơi in phần tiếp theo, tên truyện vẫn sai y như vậy: Làng quê thì mênh mônh.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=498041
Lỗi sai morasse trên báo Văn Nghệ - Ảnh: L.Điền



Một sơ suất có thể cảm thông nhưng nhà văn Vũ Ngọc Tiến kể: “Tôi vẫn đặt mua Văn Nghệ và Văn Nghệ Trẻ đều đặn vì đó là nhu cầu đọc của nhạc mẫu - một cụ bà năm nay đã 92 tuổi vẫn còn minh mẫn. Khổ nỗi, tuần nào tôi cũng phải nghe cụ cằn nhằn vì chất lượng nội dung, câu cú mắc lỗi chính tả hoặc kiến thức sơ đẳng của người viết lẫn người biên tập”.

Còn nữa, trên báo Văn Nghệ số 18 + 19 in đặc biệt kỷ niệm ngày 30-4 năm nay có đăng bài phỏng vấn nhà thơ Trần Đăng Khoa, do Hà Nguyên Huyến thực hiện mang tên Những cột mốc sống. Ấy thế, nhưng khi số báo kỷ niệm trang trọng kia vừa ra, đích thân nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phải cậy một website cá nhân kêu lên bằng một bài dài, chỉ ra các lỗi sai nghiêm trọng trong bài phỏng vấn ấy. Nhưng nghiêm trọng nhất là Trần Đăng Khoa sau khi đọc bài phỏng vấn mình đã phải đề nghị rằng: “Các bác nhà báo phỏng vấn Trần Đăng Khoa thì cũng phải để cho Trần Đăng Khoa tham gia với chứ. Làm báo thế này thì nguy cho người được phỏng vấn lắm”.

Một vết lỗi như thế ngay trong một bài có đề tài quan trọng trên số báo kỷ niệm quan trọng, nên báo Văn Nghệ đã phải đính chính. Nhưng sự việc khó lường, ngay trên bản đính chính bài viết của Hà Nguyên Huyến (cùng in trên số báo 20 ra ngày 14-5) cũng có lỗi sai. Đó là mặc dù Trần Đăng Khoa có nêu rõ tên tác giả của bài thơ Gặp lại các em là Nguyễn Đình Chiến (cùng đoạt giải A với Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa) trong bài viết chỉ ra các lỗi sai, thì trong bản đính chính báo Văn Nghệ in tên tác giả này là Nguyễn Việt Chiến (!).

2. Nếu nhìn xa hơn, dung nhan làng văn qua những cuộc thi văn chương ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây cũng đang kém sắc, gây nhiều tranh cãi về chất lượng. Gần nhất là cuộc thi bút ký đồng bằng sông Cửu Long lần 4 (2011) gặp nhiều sự cố.

Vướng víu với lối tư duy cục bộ (theo kiểu tỉnh nào tổ chức thì ban tổ chức muốn tác giả người tỉnh đó đoạt giải), năng lực ban giám khảo không ít lần khập khiễng, các cơ quan quản lý chưa sâu sát với đời sống nghệ thuật... đều ít nhiều góp phần làm nên sự thua kém như nhiều người đã thấy.

Những vết sẹo đã rộ lên với mật độ dày hẳn bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa trong sự vận hành của một nền văn chương từng gặp phải những sự cố bất thường nhưng chưa được tháo gỡ.

Bệnh háo danh, khoảng cách giữa năng lực và nhiệm vụ, những thực trạng về đời sống văn nghệ sĩ, thậm chí cả việc chọn cách lập thân của một số người hôm nay... có thể đều ít nhiều tham gia vào làng văn như một phần của nguyên nhân dẫn đến các tệ trạng.

Kể cả lý do như ông Khúc Ngọc Vĩnh - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Nông - thổ lộ với báo Tiền Phong hôm 9-4 vừa qua: “Tổ chức phân công thì phải làm, chứ tôi có bằng cấp gì đâu! Tôi trước ở bộ đội, sau về địa phương làm công tác Đảng. Đang ở bên đảng ủy khối các cơ quan tỉnh thì tổ chức điều qua hội làm chủ tịch. Sau đó đồng chí tổng biên tập cũ phải thôi vì văn hóa mới lớp 9, Cục Xuất bản yêu cầu tôi phải chịu trách nhiệm về tạp chí, tôi đành kiêm nhiệm!”, thì đó cũng chỉ là một phần nguyên do dẫn đến các “vết hằn” trên dung nhan làng văn.

3. Những tin tức chấn động đến từ Hội Văn học nghệ thuật Đắk Nông lại càng làm cho dung nhan làng văn thêm xuống sắc.

Đó là chuyện bà Lê Thủy - trưởng ban biên tập tạp chí Nâm Nung (Đắk Nông) - thản nhiên đạo văn của hàng loạt tác giả tên tuổi, thản nhiên ký tên mình và đăng trên tạp chí do mình làm trưởng ban biên tập. Theo phát hiện và thống kê của báo Tiền Phong, Lê Thủy đã “copy nguyên văn” và “copy có chỉnh sửa, xào xáo” tác phẩm của nhiều tác giả.

Làng văn càng choáng hơn khi báo chí loan tin: thủ phạm đạo văn ấy, trong bản tự kiểm gửi lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Nông, đã lý giải động cơ đạo văn là: “Em cũng muốn thử xem cả nước có ai đọc Nâm Nung không, hội trung ương có quan tâm tới hội địa phương không”.

LAM ĐIỀN


Về những diễn biến tiếp theo của việc đạo văn và ngụy biện, mời bạn kích vào đây  để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Khi mà mọi thứ nó xuống cấp cả thì văn chương báo chí tránh sao được. Văn chương chữ nghĩa càng do con người làm ra.Mà người thì cũng ba bẩy...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [100] [101] [102] [103] [104] [105] [106] ... ›Trang sau »Trang cuối