Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [101] [102] [103] [104] [105] [106] [107] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sự học và những khoản vay cho tương lai

TTCT - Vay nợ để đeo đuổi con đường học vấn chẳng phải chuyện mới. Nhưng con số trên 26.000 tỉ đồng tổng dư nợ tín dụng mà hơn 2 triệu sinh viên vay (từ năm 2007 đến hết năm 2010) đang đưa những thông điệp kép về sự học ngày nay.

Trong lịch sử văn hiến, dân tộc VN có một hằng số về phát triển cá nhân. Người Việt xưa cũng đồng nghĩa là người Việt nông dân (xưa chiếm tới trên 95% dân số) có hai ngả quan trọng nhất để bước vào đời: làm quan hay làm ruộng. Đỗ đạt khoa bảng thì ra làm quan, giật ấn công hầu mà trắng tay thì về nhà làm ruộng. Cái vòng đời làm quan - làm ruộng ám ảnh nhiều kiếp người.

Sự học hàng đầu
Cho nên việc đầu tư cho giấc mộng đỗ đạt, công hầu rất được người xưa coi trọng, là chiến lược quan trọng nhất của cuộc đời, gay cấn không kém gì một trận đấu knock-out. Tất nhiên nhà đầu tư trước hết là nhà giàu. Nhưng không phải nhà nghèo không biết lo cho chồng con ăn học. Không chỉ có một bà Tú nuôi đủ năm con với một chồng học cả đời mà chỉ dính mảnh bằng tú tài có cũng như không.

Gần hơn là tấm gương đầu tư cho con ăn học nổi tiếng vùng Nghệ Tĩnh của bà Hàn Vạn, thân mẫu GS Hoàng Xuân Hãn, người bán cả cơ ngơi ở Yên Hồ làm vốn giắt lưng, đưa cả nhà ra thành phố Vinh mở hàng cơm để lấy tiền nuôi con ăn học, cho con tiếp cận được cuộc sống văn hóa mới.

Hồi Pháp thuộc tối tăm, gia đình bà đã có ba con trai lấy bằng thạc sĩ bên Pháp, trong đó có nhà bác học Hoàng Xuân Hãn nổi tiếng. Gương hiếu học của dân ta không hiếm, không phải vì chuộng hư danh mà đa số coi đó là việc đầu tư có ý nghĩa nhất cho tương lai con cái. Bất luận bãi bể nương dâu, chiến tranh hay hòa bình, lòng hiếu học luôn được coi trọng và đề cao như một lẽ sống, không hề phai nhạt.

Ngày nay, dù ngành giáo dục đang có nhiều bất cập hoặc đang trong cơn khủng hoảng về triết lý chưa tìm được lối ra tối ưu để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, lòng hiếu học của dân ta vẫn không suy giảm. Hãy quan sát ngày khai trường với bao nỗi niềm hay những kỳ thi. Đó là những ngày hội toàn dân, là sự kiện lớn của toàn xã hội.

Hãy phân tích những con số sinh viên tăng hằng năm, đầy ấn tượng, vui mà lo. Lo cho gánh nặng ngân sách nhà nước và nền kinh tế vĩ mô của một nước nghèo, lo cho tiền nuôi con ăn học của các gia đình, nhất là nông dân và dân nghèo thành thị. Trường đại học mọc lên như nấm sau mưa vẫn chưa đủ chỗ học cho sinh viên, chất lượng đại học khó đảm bảo vì lượng thường không đi đôi với chất.

Trường nghèo, thầy lương thấp, học sinh đói, thậm chí “suy dinh dưỡng” thì không ai có thể học thành tài. Với sự phát triển như bão lốc của số lượng sinh viên, không thể trông chờ vào vài ba trường hợp hi hữu như thân mẫu cố GS Hoàng Xuân Hãn mà phải có những chính sách và biện pháp thích hợp.

Đầu tư của đời người
Từ vài năm nay, việc cho sinh viên vay nợ ngân hàng lấy tiền trang trải việc học đại học là một lối ra đáng phấn khởi, khích lệ không nhỏ cho quyết tâm học thành tài của sinh viên con nhà nghèo. Hơn 26.000 tỉ đồng (từ năm 2007 đến tháng 12-2010) mà Nhà nước cho sinh viên vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hàng ngàn sinh viên lấy được nhuệ khí và về cơ bản là một trợ lực quan trọng về tài chính cho họ.

Cho vay với lãi suất bằng một nửa hoặc một phần ba lãi suất bình quân, Nhà nước đã chọn đúng con đường đầu tư cho mục đích trồng người. Hãy làm một bài tính khó giải cho một gia đình nông dân có con học đại học ở Hà Nội hay TP.HCM.

Theo điều tra sơ bộ, mỗi tháng một sinh viên ở đây phải tiêu đến 2 triệu đồng tiền ăn ở, đi lại và học phí, tức là bằng năm lần thu nhập của một nông dân thuộc diện nghèo (khoảng 400.000 đồng/tháng). Nghĩa là gia đình bỗng dưng đẻ ra thêm năm miệng ăn! Đáp số thật rõ ràng: cái gánh nặng văn hóa ấy không thể nào kham nổi. Trong thực tế đã xảy ra không ít trường hợp con em nông dân phải bỏ học sau khi thi đỗ (dù là điểm cao).

Tuy vậy, không phải mọi việc đúng đắn đều xuôi chảy. Về phía ngân hàng, thủ tục cho vay, điều kiện cho vay còn rối rắm, phức tạp, làm nản lòng người vay và gia đình họ. Lãnh đạo Chính phủ mới đây đã phải yêu cầu các ngành liên quan nhanh chóng ổn định nguồn vốn 46.000 tỉ đồng để chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội và không để HSSV chậm được vay vốn như thời gian qua. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, dự kiến trong học kỳ 1 năm học này sẽ giải ngân 5.500 tỉ đồng, nhưng giai đoạn đầu mới giải ngân được 2.500 tỉ đồng.

Dù là do thủ tục hành chính hay do thiếu niềm tin, cảnh cho vay nhỏ giọt của ngân hàng vẫn dẫn đến hệ lụy nhãn tiền là số tiền được vay không (kịp) giải quyết được cơ bản vấn đề, mà cuối cùng thì sinh viên, dù đã được vay tiền, vẫn phải sống chật vật, khó khăn, có em còn phải cầm cố vay nặng lãi mỗi khi “viêm màng túi”. Ai cũng biết một sự đầu tư không đến nơi đến chốn chính là một nếp suy nghĩ tiểu nông, rất có thể thành cảnh “một đồng sợ tốn, bốn đồng không đủ”.

Phía sinh viên và gia đình (chủ thể vay và trả nợ sau này) thì luôn sẵn tâm lý sợ mắc nợ. Phần nhiều có lẽ do cuộc sống khó khăn đã làm người nghèo khiếp đảm cảnh nợ nần. Đứng tên vay ba bốn chục triệu đồng cho con em đi học là một ám ảnh có thể nói là khủng khiếp với một nông dân hay một gia đình nghèo thành phố. Sinh viên thì run vì mất lòng tin vào việc làm tương lai, vào khả năng thành tài của bản thân, các em không đánh giá được sự phát triển của xã hội để tự tin mà bỏ vốn (bằng cách vay nợ) vào một tương lai chưa thấy rõ.

Chưa kể những tiêu cực trong xã hội hiện nay, đặc biệt nạn chạy việc, chạy chức chạy quyền... còn làm các em mất lòng tin vào một xã hội lương thiện, trong đó mỗi người đều có cơ hội ngang nhau để giành lấy tương lai tùy theo khả năng của mình. Câu hỏi ám ảnh của sinh viên nghèo “mắc nợ” ngân hàng thường là: “Ra trường không xin được việc, lại còn mắc nợ, tính sao nổi?”.
Câu trả lời tích cực là phải tự tin. Người có dũng khí vay nợ để đầu tư vào những việc mình cho là đúng đắn sẽ mặc nhiên có dũng khí và thông minh để trả nợ mà thành người thành đạt.

Đây hẳn phải là điểm mấu chốt để cả hai phía: Nhà nước và sinh viên gặp nhau trong cứu cánh chung là đầu tư cho giấc mơ đẹp của tương lai.

NGUYỄN QUANG THÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Phải chăng Báo Quân Đội Nhân Dân vô tình hay cố tình hay có quyền VI HIẾN?
http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/QuocHoiCuaDang.jpg

Lại một lối nói lạ, có thể cần phải mổ xẻ nghiêm khắc: Quốc hội của Đảng và cũng là của dân (QĐND). Nói như vậy thì Quốc hội trước hết là của đảng, sau đó mới là của nhân dân? Tác giả Ngọc Thư này cùng Ban biên tập báo Quân đội ND hãy đọc lại Điều 83, Hiến pháp 1992 để tự coi lại mình có quá trớn hay không: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”, không một chữ nào trong điều này nói rằng Quốc hội là “của đảng”. Chớ lẫn lộn và quá đà, từ chỗ “lãnh đạo” rồi biến thành thứ sở hữu. Từ chỗ muốn“bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” mà thành ra chính mình lại “xuyên tạc” theo một chiều hướng khác hay sao? Ngay như Điều 4, dù có nói đảng là “đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” thì cũng hoàn toàn không thể hiện đảng là chủ sở hữu của cơ quan quyền lực cao nhất này.

Hãy xem thêm, đã nói bậy như vậy, mà lại còn lý sự vòng vo con kiến: “Quốc hội của Đảng, nhưng không phải theo nghĩa sở hữu trong kinh tế, mà đây là trách nhiệm sứ mệnh lịch sử trao cho, là tình cảm của Đảng với nhân dân, với đất nước, với dân tộc. Chính vì thế, muốn Quốc hội thực sự là của dân thì phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.”

Ba Sàm

Chỉ đọc nhan đề bài báo thôi cũng đủ sửng sốt: bao nhiêu nỗ lực của Đảng để thuyết phục thế giới tin Việt Nam ngày càng tiến nhanh trên con đường dân chủ, nay bị sổ toẹt vì tờ Quân đội nhân dân công khai tuyên bố Quốc hội là của Đảng! Các thế lực thù địch có muốn xuyên tạc nền chính trị Việt Nam, thì cũng đến mức như bài báo của tác giả Ngọc Thư là cùng. Nhận xét về vụ bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.” Nay có thể thêm: trong những người hăng hái làm mất thể diện quốc gia đó, có Ban Biên tập tờ Quân đội nhân dân!

Bauxite Việt Nam


Không biết các quí vị nghĩ sao? Còn tôi, tôi thì cho rằng: "Bầu cử quốc hội ở VN chỉ là trò mèo tốn tiền thuế của dân, mất thời gian của dân để bầu ra một cơ quan "đảng cử dân bầu" đặt tên là "nghị gật".
Chính vì vậy mà tôi đã tự loại mình ra ngoài cái trò mèo đó.

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/QuocHoiCuaDang1.jpg
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cho thuê chồng
Nguồn: vietinfo
23-05-2011 15:40


Dù đã có Luật Hôn nhân và Gia đình nhưng ở nhiều nơi, luật đó xem ra vô tác dụng. Dưới đây là hai câu chuyện vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà mới nghe qua khó ai có thể tin nổi, đó là chuyện cho thuê chồng với giá 1 triệu đồng/ngày và chuyện đổi vợ có bù tiền chênh lệch 1 cây vàng.
Vợ chồng... “thằng Đậu”

Ở miền Tây Nam bộ, tiếng lóng “vợ chồng thằng Đậu” dùng để chỉ những cặp vợ chồng lười biếng, vụng về, ăn xài thì giỏi nhưng làm lụng thì dở, thường là gánh nặng cho gia đình, cha mẹ hai bên.

Mới đây, ở xã Mỹ Phong – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang cũng có một cặp vợ chồng “đúng chuẩn” như “vợ chồng thằng Đậu”. Mỹ Phong là một xã ngoại thành thuộc thành phố Mỹ Tho, đây là vùng đất màu mỡ nằm bên bờ sông Tiền quanh năm nước ngọt, trĩu nặng phù sa. Cư dân ở xã này có tiếng là chí thú làm ăn, bởi nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa tết và nghề sản xuất sợi hủ tíu, bún, bánh từ bột gạo.

Hàng năm cứ đến những tháng giáp tết, cả làng Mỹ Phong trở nên rực rỡ với những cánh đồng trồng hoa kiểng đủ các loại, để rồi sau đó hoa kiểng từ đây theo xe, tàu đi đếm mọi miền đất nước mang mùa xuân đến cho mọi nhà. Nằm giữa vùng “gạo trắng nước trong”, người dân Mỹ Phong không dừng lại ở sản xuất ra hạt gạo ngon, mà qua bàn tay cần mẫn của họ, lúa gạo trở thành những loại bánh, những hàng hóa có giá trị gia tăng, giúp người dân càng thêm khấm khá.

Sống ở Mỹ Phong, người ta không sợ thiếu việc làm, không sợ nghèo, mà chỉ sợ không đủ thời gian trồng hoa, làm bánh giao cho khách hàng, chỉ tiếc khi phải lấy đất sản xuất để cất nhà, vì đất ở đây đúng là “tấc đất tấc vàng”.

Phần lớn người nông dân Mỹ Phong là vậy, thế nhưng vợ chồng Tám T. là một ngoại lệ. Ông bà thường hay nói, “nồi nào úp vung nấy”, trường hợp này quá đúng với vợ chồng Tám T. Hồi còn thanh niên trai tráng, Tám T. không chấp nhận cảnh quanh năm làm lụng đầu tắt mặt tối trên ruộng rẫy. Lưng dài, vai rộng, lại thêm cái mã ngoài trắng trẻo điển trai, Tám T. tối ngày rong chơi ca hát, đàn đúm nhậu nhẹt chơi bời cùng chúng bạn và…cua gái.

Vợ Tám T. cũng là thôn nữ nhưng tẩy chay nghề nông, lúc nào cũng chưng diện son phấn mịt trời, quần là áo lượt bóng dợn, chuyện ở ngoài thành phố Mỹ Tho biết nhiều hơn chuyện trong xóm. “Trai anh hùng, gái thuyền quyên” gặp nhau vào một ngày đẹp trời cách nay hơn chục năm và một đám cưới tưng bừng được tổ chức. Chỉ hai năm sau, của hồi môn đội nón ra đi hết, đất đai của hai bên nội ngoại cho hai vợ chồng cũng lần lượt về tay người khác theo đà ăn như tằm ăn rổi của mấy đứa con nối nhau ra đời.

Vợ chồng Tám T. lâm cảnh khốn khó, suốt ngày cắn đắng nhau chuyện cơm gạo, tiền nong, nhưng không ai chịu động móng tay móng chân làm nghề gì để kiếm sống, hết tiền, hết gạo thì vợ chồng con cái dắt díu nhau chạy về nội ngoại hai bên tá túc cho qua cơn nguy cấp. Bà con thân tộc ai thương tình trợ cấp cho được đồng nào thì hai vợ chồng lại thi nhau cà phê sữa, thuốc lá thơm, cơm sườn…như một gia đình quý tộc.

Riết rồi cả hai bên họ tộc nhà nào cũng sợ vợ chồng con cái Tám T. đến thăm. Cuộc sống của vợ chồng Tám T. sẽ cứ mãi “nghèo mà sung sướng”, dù thiếu trước hụt sau nhưng không thèm làm động móng tay, con cái của họ lớn lên cũng chịu cảnh nghèo và học theo cha mẹ cái gương…”làm biếng”, nếu như không có một chuyền tình cờ, hi hữu xảy ra làm thay đổi cuộc sống của họ, làm xôn xao bà con làng xóm ở Mỹ Phong.

Cho thuê…chồng

Giữa lúc cuộc sống đang thiếu trước hụt sau, các con không tiền đóng học phí mà cha mẹ hai bên thì không ngớt miệng rầy la mỗi khi thấy vợ chồng Tám T. đến “thăm”, thì đột ngột “quới nhơn” xuất hiện làm thay đổi cuộc đời của “vợ chồng thằng Đậu”. Trong một lần được các chiến hữu khi xưa rủ đi uống cà phê tán dóc ngoài thành phố Mỹ Tho, tình cờ Tám T. lọt vào mắt xanh của một phụ nữ đã cứng tuổi, nhưng vẻ ngoài cực kỳ sang trọng. Bữa đó, Tám T. đang ngồi tán dóc với bạn bè trong quán cà phê nhưng bụng dạ rối bời vì chẳng còn một xu dính túi thì bất chợt nghe mùi nước hoa đắt tiền thơm nực nồng ngay sát bên cạnh.

Liền đó một giọng oanh vàng thỏ thẻ cất lên: “Anh gì ơi, làm ơn cho em hỏi thăm, phải anh là con bác S. ở phường 3 không ? Em thấy anh quen lắm”. Tám T. vội vàng ngước lên nhìn, thấy trước mắt là một phụ nữ lạ hoắc, gương mặt chẳng có nét gì đáng chú ý, chỉ được cái trên người toàn đồ hiệu đắt tiền.

Nhưng Tám T. vẫn nhã nhặn trả lời: “Xin lỗi, chắc cô nhìn lầm người”. Chẳng dè, người phụ nữ sang trọng mở lời: “Em thấy anh quen lắm, giống hệt một người bạn thân từ nhỏ của em, vậy anh và các bạn cho em ngồi đây nói chuyện với anh chút xíu được không?”. Dĩ nhiên Tám T. và đám bạn không đời nào từ chối.

Những câu chuyện Nam Tào Bắc Đẩu vu vơ kéo dài hết buổi sáng, người phụ nữ trước khi chia tay ra về còn giành thanh toán toàn bộ tiền cà phê của cả hội và mời riêng Tám T. hôm sau đến tại quán này cùng uống cà phê. Khi người phụ nữ sang trọng bước ra khỏi quán, qua các nhân viên phục vụ bàn của tiệm cà phê, Tám T. mới biết “cô nàng sang trọng, cứng tuổi” kia tên B., là giáo viên dạy ngoại ngữ của một trường trung học nổi tiếng ở Mỹ Tho nhưng nay đã nghỉ dạy ra mở lò luyện ngoại ngữ, sống độc thân, rất giàu có, model.

Được đám chiến hữu lên dây cót tinh thần, máu chinh phục đàn bà của Tám T. nóng lại nên nhanh chóng quyết định: mai tiếp tục ra đây uống cà phê mặc cho vợ con nheo nhóc, nhà thiếu trước hụt sau.
Chinh phục đàn bà của Tám T
Chinh phục đàn bà của Tám T, Ảnh minh họa, nguồn Internet
Sau nhiều lần cùng nhau uống cà phê, Tám T. nhận ra rằng không phải mình đi chinh phục mà đang bị cô giáo ngoại ngữ chinh phục, bởi cô B. thẳng thừng thừa nhận, ngay lúc nhìn thấy Tám T. cô đã bị hớp hồn nên đến làm quen chứ chẳng biết ai là con bác S. ở phường 3. Vài ngày sau, cô B. nói thẳng cho Tám T. biết, cô lớn hơn Tám T. 3 tuổi và muốn chung sống với T., bất chấp chuyện anh này đã có vợ con.

Điều kiện đưa ra hết sức đơn giản: mỗi tuần Tám T. về nhà cô B. làm chồng 3 ngày, được toàn quyền sử dụng xe cộ đắt tiền và các vật dụng trong nhà như một “chủ nhân ông” thực sự. Đổi lại, cô B. sẽ lo lắng cho Tám T. chu toàn và trả tiền “công làm chồng” mỗi ngày một triệu đồng. Cô B. yêu cầu Tám T. về bàn bạc với vợ con để thống nhất “hợp đồng thuê chồng”, nếu đồng ý thì thực hiện ngay lập tức.

Tám T. đem chuyện cô B. về hỏi ý vợ, chẳng ngờ bà vợ nghe vậy không thèm nổi cơm tàm bành như bao phụ nữ khác mà cười tươi rói, gật đầu đồng ý cái rụp, lại còn ra điều kiện: tiền công làm chồng phải đem hết về đưa cho vợ, trách nhiệm lo cho Tám T. từ nay thuộc về cô B.

Vậy là chỉ sau một đêm, Tám T. từ anh nhà quê thất nghiệp, không đồng xu dính túi trở thành “giáo sư ngoại ngữ”, ba ngày trong một tuần mang giày da láng bóng, áo bỏ trong quần bảnh bao, đi xe gắn máy đời mới bóng lộn cặp kè bên bà “giáo sư ngoại ngữ” lớn hơn mình 3 tuổi. Những ngày không làm chồng thì Tám T. về nhà vợ lớn nằm khểnh hoặc lăn lóc với đám chiến hữu bên bàn cà phê, sóng nhậu. Nếu cô B. có nhu cầu tăng thêm thời gian “thuê chồng” đột xuất, vợ Tám T. sẳn sàng chấp nhận, nhưng những ngày như vậy thì…tiền công tăng gấp đôi theo kiểu “làm ngoài giờ”.

Chuyện Tám T. làm nghề “chồng thuê” xứ Mỹ Phong ai cũng dị nghị. Cười Tám T. một nhưng họ cười người vợ của anh “chồng thuê” tới mười. Mấy bà già trầu ở làng Mỹ Phong nói, xưa nay chưa thấy người đàn bà nào như vợ Tám T. Nhưng ai nói gì mặc họ, vợ Tám T. luôn tự hào là nhờ cho thuê chồng mà gia cảnh ngày càng khấm khá, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, lúc nào cũng có tiền rủng rỉnh trong túi để ăn xài, chưng diện.

Còn Tám T. nhờ làm chồng thuê cho cô B. nên nghiễm nhiên được nhiều người tâng bốc gọi là “giáo sư ngoại ngữ” và xem ra anh chàng rất khoái nghe mọi người gọi mình như vậy.

Chỉ có mấy bậc bô lão ở Mỹ Phong và đám chiến hữu từng cùng Tám T. uống rượu đế với cóc ổi trong góc vườn tạp ngày xưa mỗi lần nghe người ta hỏi thăm nhà ông Tám T. “giáo sư ngoại ngữ” ở Mỹ Tho thì cười ngất, nói: “Giáo sư ngoại ngữ gì cái thằng đó, tiếng Việt viết còn như cua bò, tiếng Tây tiếng u không biết được chữ nào, chỉ giỏi được mỗi chuyện…làm giống”. Mặc ai nói gì thì nói, vợ chồng Tám T. cứ điềm nhiên sống cuộc sống khá giả nhờ cho thuê chồng.

Mỗi tuần cho thuê 3 ngày, mỗi ngày 1 triệu tiền công, vị chi mỗi tháng vợ Tám T. được chồng đem tiền “cho thuê…giống” về nộp 12 – 13 triệu đồng, những tháng có “tăng ca” còn nhiều hơn. Đó là thu nhập “như mơ” đối với một gia đình nông dân ở ngoại thành thành phố Mỹ Tho. Mấy bà sồn sồn ở cùng xóm có lần hỏi cắc cớ vợ Tám T.: “Mày cho thuê…giống như vậy, nó “đóng thuế” ở ngoài hết trơn, đến khi về nhà với mày nó có “trả bài” nổi hôn?”.

Vợ Tám T. cũng không vừa, đã trả lời: “Tui giao thằng chả “làm trai hai vợ phải thương cho đồng”, đằng này tui là vợ lớn, lại trẻ đẹp hơn, thì thằng chả phải “đóng thuế” cho tui nhiều hơn”. Không biết chuyện “đóng thuế” nhiều ít thế nào, mà có lần sáng ngồi uống cà phê với bạn bè, người ta nhìn thấy Tám T. ngáp vắn ngáp dài, có con ruồi đậu trên mép mà anh ta không buồn đuổi. Một người biết chuyện, tỏ ra thông cảm với Tám T. nên nói: “Thiệt cũng khổ cái kiếp đàn ông, thôi thì sướng cái này thì cực cái kia, không chịu làm lụng chân chính để sống thì phải chịu “cày” chuyện khác để trả nợ đời”.
TD

Hôm trước thấy ở Sài Gòn có công ty cho thuê đàn ông giá có 500 ngàn VNĐ 1 công (chỉ có làm việc vặt). Đằng này 1 triệu VNĐ 1 ngày đêm lại phải làm việc cực nặng nhọc. Xem ra cái bà "Giáo sư ngoại ngữ" này cao thủ hơn nhiều.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

cỏ hoang đã viết:
Phải chăng Báo Quân Đội Nhân Dân vô tình hay cố tình hay có quyền VI HIẾN?

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/QuocHoiCuaDang.jpg

       4
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011052614521mjdlzjaxmm8956.jpeg
 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải diện kiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vết ngọc

Đói:
http://www.bee.net.vn/cha.../doi-o-cong-troi-1800548/
Và no:
http://phapluattp.vn/2011...13/bat-com-trang-long.htm
Tôi muốn nhìn trái đất từ mặt trời
Muốn chạm vào con người từ ngọn cỏ
Muốn nghe trái tim từ một hồng cầu nhỏ
Muốn hiểu mình qua một chiếc hôn sâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo tàng 2.300 tỉ đồng

Vỏ đã có, ruột vẫn chờ



SGTT.VN - Tủ trưng bày trống trơn, hiện vật dầm mưa dãi nắng ngoài trời, dây điện đi nổi loằng ngoằng trên sàn… là hình ảnh của bảo tàng Hà Nội sau gần nửa năm khánh thành đúng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những hình ảnh đó cộng với sự thưa thớt của khách tham quan khiến dư luận thở dài về một công trình văn hoá trị giá đến 2.300 tỉ đồng.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=142643
Đến khi nào bảo tàng Hà Nội mới thực sự đạt đúng tầm vóc một công trình văn hoá quan trọng của thủ đô? Ảnh: Marcus Bredt



Trước đó, lời tuyên bố của bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc rằng công trình này là một sự lãng phí, đã dấy lên cả một cuộc tranh luận còn chưa có hồi kết trong giới chuyên môn và các nhà quản lý văn hoá.

Ông giám đốc bảo tàng Hà Nội cho biết công trình mới chỉ hoàn thành phần xây dựng và khai trương để kịp cái đích đại lễ, sau đó sẽ... đóng cửa để hoàn thiện công tác trưng bày. Thậm chí nghe nói mặc dù có nhà tư vấn khá chuyên nghiệp từ New Zealand tham gia, nhưng phần nội dung của công trình vẫn đang trong giai đoạn xây dựng đề cương và đang tiếp tục sưu tầm hiện vật.

“Để xây dựng và hoàn thành một công trình bảo tàng, mất 20 tới 30 năm là bình thường. Nhưng trong khoảng thời gian đó, phải song song thực hiện cả hai việc: triển khai các công việc cho phần vỏ (vị trí xây dựng, các thủ tục hành chính, kinh phí…), đồng thời dựng nên phần lõi cho công trình (nội dung trưng bày, phương pháp trưng bày, hiện vật, kế hoạch hoạt động…) Đó là cách mà những bảo tàng như bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Quân sự Việt Nam… đã làm. Và đó cũng là quy trình chung cho bất cứ bảo tàng nào trên thế giới. Không tuân thủ quy trình đó, bảo tàng kém chất lượng và không thu hút được khách tham quan là tất yếu” – đây là phát biểu của phó giáo sư Nguyễn Văn Huy, uỷ viên hội đồng Di sản quốc gia, nguyên giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Giới làm bảo tàng trong nước bảo rằng quy trình khoa học để một bảo tàng ra đời ai cũng biết. Nhưng xây xong nhà mới lo trưng bày chẳng phải chuyện riêng gì của bảo tàng Hà Nội. Như PGS.TS Võ Quang Trọng, giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ trong buổi toạ đàm của bảo tàng này nhân ngày Quốc tế bảo tàng 18.5 vừa qua, thì “cái gốc thực trạng của bảo tàng Hà Nội và nhiều bảo tàng khác ở nước ta là tư duy. Vẫn là hành động xây một công trình và đặt vào đó những hiện vật. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó một cách máy móc hoặc vì một sự “nhân dịp” sẽ rất khác về hiệu quả so với việc chúng ta làm để tạo nên một nơi lưu giữ và phát huy giá trị của ký ức”.

Trên một tờ báo gần đây, vị phó giám đốc của bảo tàng Hà Nội cho biết hiện bảo tàng đang chứa khoảng 60.000 hiện vật, số lượng đủ “lấp đầy” bốn tầng của công trình. Một con số hiện vật có thể nói là không hề nhỏ, vậy sao vẫn cứ loay hoay chưa thể vận hành như một bảo tàng thực sự? Hay vì công trình lớn đã được xây dựng bằng một lối tư duy chưa đủ lớn?

Dung P.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Nghe qua câu nói của Bộ trưởng tưởng chừng rất là trách nhiệm, nhưng suy đi nghĩ lại với công trình 1000 năm được đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng cuối cùng hiệu quả của nó được đúc kết bằng câu nói của lãnh đạo một bộ có trách nhiệm liên quan đến Kế hoạch và đầu tư(dù chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nội)thì có lẽ cần phải suy nghĩ sâu thêm một chút. Bất cứ một công trình nào được xây dựng điều đầu tiên nó là sản phẩm trí tuệ của ít nhất một người, sự góp ý của ít nhất một người và đối tượng thụ hưởng cũng ít nhất một người nhưng sự đánh giá, quan sát thì ít nhất là hai người. Con người bao giờ cũng hướng tới một sự hoàn hảo dù chỉ là tương đối hoàn hảo thì sản phẩm do con người làm ra cũng xem xem bằng chừng ấy. Thế nên, điều quan trọng không phải là nhận xét đánh giá rồi bỏ mặc vấn đề ở đó. Điều nên làm là những đánh giá đó có cơ sở khoa học và thực tiễn đến đâu, việc sửa sai và khắc phục nó như thế nào mới là quan trọng. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là những công trình được thực hiện tiếp sau đó có rút được kinh nghiệm gì ở những khiếm khuyết, không hiệu quả và lãng phí từ những điều đã nhìn thấy ở những công trình đã thực hiện hay lại tiếp tục đi vào vết xe ấy, lối mòn ấy.
Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, sự giám sát đầu tư ngày càng chặt chẽ, trách nhiệm ngày càng được quy định rạch ròi...Như vậy, chúng ta không thể nói chung chung về những lỗi một cách cẩu thả như thế, mà chỉ cần ngắn gọn: Quy trình đã đúng, đủ và chặt chẽ chưa? Nếu đã đầy đủ mà vẫn có sai sót thì cần phải xem lại cụ thể trách nhiệm ở đâu, thuộc về ai, cách xử lý như thế nào? Không có vấn đề gì là không có thể giải quyết được, chỉ có cách giải quyết và có chịu ngồi lại để xem xét và giải quyết triệt để hay không mà thôi?
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cC5.upanh.com/23.1....30167904.gRk0/picnew.jpg " alt="http://cC5.upanh.com/23.121.30167904.gRk0/picnew.jpg" loading="lazy" />

Tranh luận Online

Bệnh sính ngoại và chuyện "ở bên Tây nó thế"

Tác giả: Khắc Giang
Bài đã được xuất bản.: 01/06/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Mỗi lần tăng giá xăng, giá điện, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng, luôn có một điệp khúc "theo giá thế giới", nhưng khi xét về hiệu quả đầu tư và trách nhiệm giải trình, thì dường như chuyện "bên Tây" lại bị bỏ qua.
Từ Tây quàng sang ta
Là một quốc gia có thâm niên về nhập siêu, người Việt chúng ta vốn nổi tiếng về tiêu dùng hàng ngoại. Dạo gần đây, tâm lý sính ngoại còn rộng tầm ảnh hưởng từ việc mua sắm hàng hóa đến lối tư duy. Ấy là khi chúng ta bắt đầu được nghe những lời giãi bày "ở bên Tây cũng thế" một cách thường xuyên hơn.
Đầu tiên là câu chuyện lạm phát. Hiếm có lần nào trong các cuộc họp báo liên quan đến vấn đề này mà những lời than vãn kiểu như giá nhiên liệu thế giới tăng cao, khủng hoảng lương thực toàn cầu, khủng hoảng chính trị Trung Đông, v.v... không xuất hiện để giải thích cho tình hình giá cả tăng chóng mặt trong nước.
Và để kết bài, bao giờ cũng là chuyện ở bên Tàu, bên Ấn, thậm chí cả bên Mỹ, lạm phát cũng tăng rất là đột biến (chứ đâu phải là có mỗi nước mình). Lạm phát này là "lạm phát nhập khẩu", là bởi nguyên nhân khách quan, là vì tình hình chung của thế giới.
Rồi tiếp đến là câu chuyện giá xăng dầu. Cái cớ cho việc tăng giá xăng bán lẻ bao giờ cũng là giá trong nước thấp hơn nhiều so với giá thế giới, "bên Tây" giá cao thì bên mình giá sao mà rẻ được, cơ chế thị trường bây giờ là phải bình đẳng về giá. Thế nên giá xăng Việt Nam bây giờ đã được đẩy lên bằng giá xăng của Mỹ, nửa vòng trái đất chung một giá xăng, hết sức bình đẳng.
Điều đáng băn khoăn là thu nhập của người Mỹ cao gấp gần 23 lần người Việt Nam, nên nếu nói về bình đẳng, có lẽ giá xăng của chúng ta cũng nên thấp hơn giá xăng của Mỹ tầm... 23 lần.
Đó là còn chưa kể ở nhiều nước, ví dụ như nước Anh, tiêu thụ xăng dầu bị đánh thuế rất cao, còn như nước ta, thuế xăng nhập khẩu nhiều khi xuống tới mức 0% và lại còn có hẳn một quỹ bù giá.
Có lẽ các nhà bán lẻ xăng dầu của nước Anh sẽ hạnh phúc biết nhường nào nếu được kinh doanh trong một môi trường hết sức hào phóng như ở Việt Nam: nhận được rất nhiều ưu ái từ chính phủ, rồi thì luôn than lỗ và đòi tăng giá, mà lại chưa bao giờ phải công khai báo cáo tài chính để công chúng xem cái lỗ nó ra sao.
Chuyện của ngành điện
Dạo gần đây, lại đến lượt ngành điện nắm trên tay thứ vũ khí tối tân "cơ chế thị trường" khi phàn nàn lên Chính phủ về việc giá điện đang bị găm ở mức quá thấp. Ngay lập tức EVN tăng giá điện lên 15%, và lấp lửng chuyện tăng giá theo chu kì ba tháng một lần, cũng với cái lý "giá điện của nước ta là thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới".
Và để người tiêu dùng "ngất ngây" luôn một thể, EVN cảnh báo rằng giá điện của chúng ta ở dưới giá thành khoảng 62%, hãy còn khoảng 45% tăng giá nữa mới đủ bù chi phí, chứ chưa nói đến việc tăng đến mức có lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sở hữu một nguồn tài nguyên thủy điện hết sức dồi dào, chiếm tới hơn 30% sản lượng điện mỗi năm, phần còn lại chủ yếu sản xuất từ nhiệt điện lại được mua nguồn nhiên liệu giá rẻ từ tập đoàn dầu khí và tập đoàn than và khoáng sản, vậy mà chi phí sản xuất điện tổng hợp từ nhiều yếu tố rẻ như trên lại hóa ra không hề rẻ như ta tưởng.
Tiếp tục lấy Mỹ để so sánh, giá bán điện bình quân của nước này là 12cent/Kwh (2.500 đồng), tương đương với mức giá thành sản xuất điện của nước ta, nếu lời than vãn của EVN là chính xác.
Giá điện của nước Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Châu Âu, cũng chỉ là hơn 19 cent (khoảng 4.000 đồng), tính cả thuế. Giá trước thuế của nước này thâm chí chỉ có 4,75 cent, tức là chưa đến 1.000 đồng. Nước Pháp gần như không có tài nguyên thủy điện và phát điện chủ yếu dựa trên nhiệt điện (phải nhập khẩu than và khí đốt) và năng lượng hạt nhân, vốn có chi phí xây dựng và hoạt động rất cao.
Vẫn biết là EVN còn nhiều khó khăn, nhu cầu điện quá cao, mùa khô thì dài, hạ tầng xuống cấp gây thất thoát nhiều điện năng, lúc cao điểm mua điện của Trung Quốc hay phát điện bằng dầu thì cũng đều rất đắt...Nhưng khi các lãnh đạo EVN giãi bày là "ở bên Tây nó cũng thế" thì người tiêu dùng cũng phải có cái quyền tương đương.
Vì cớ làm sao mà ở bên Tây người ta sản xuất hiệu quả như thế trong khi EVN lại không làm được giống họ?
Bên Tây người ta cắt điện có một tiếng đồng hồ đã có quyền khiếu nại, đòi bòi thường lên đến vài triệu USD, vậy mà sao bên mình cho cúp hẳn vài hôm liền mà đến lời xin lỗi cũng không có
Kế hoạch cung cấp điện xây dựng trước cả chục năm vậy mà năm nào cũng thiếu điện, lỗi này ai dám đứng ra nhận như "ở bên Tây"?
Tạm kết
"Ở bên Tây" nhiều khi cũng không "như thế" như chúng ta vẫn hay tưởng tượng. Mỗi một nền kinh tế khác nhau thì có hoàn cảnh khác nhau, vì vậy so sánh dù thế nào đi nữa cũng chỉ là tương đối.
Điều quan trọng là chúng ta đề ra được những mục tiêu phù hợp với điều kiện của mình, và nỗ lực để hoàn thành nó. Khi mục tiêu không đạt được, cần thẳng thắn nhận sai và sửa chữa những thiếu sót, hơn là cứ mãi xuề xòa "ở bên Tây nó cũng thế ấy mà".

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sân golf mọc như nấm, sao trẻ lại thiếu sân chơi?



(VOV) - Nhiều nơi sẵn sàng cấp hàng trăm ha đất, tiền tỷ để xây dựng sân golf, nhà hàng, nhưng lại không lo được 1ha đất hay vài tỷ đồng để xây dựng sân chơi, hồ bơi cho trẻ em.  

"Cuộc sống của 26 triệu trẻ em Việt Nam ngày nay đã được cải thiện hơn nhiều so với cách đây hai thập kỷ”. Đó là nhận xét của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trong báo cáo về tình hình trẻ em Việt Nam sau 20 năm Việt Nam ký cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền của trẻ em.

Tuy nhiên, để mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em thì còn nhiều việc phải làm.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/thanh/20110531/schoi.jpg
Không có sân chơi, cầu thang khu tập thể trở thành gôn cho các em đá bóng



Thành tựu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của Việt Nam được chứng minh bằng những con số hết sức ấn tượng: Đó là gần 100% trẻ em đều được học tiểu học và trung học; phần lớn các em đều có cơ hội được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế, tiêm chủng và dự kiến có tuổi thọ trung bình cao hơn các thế hệ trước…

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn còn tới 5 triệu trẻ em dưới 16 tuổi có thể coi là nghèo. Do điều kiện sống khó khăn nên số trẻ này bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài, chưa được tiêm chủng đầy đủ, không được tiếp cận với thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh ngay tại gia đình...

Đó là chưa kể nhiều em phải bỏ học để vào đời sớm, lao động cực nhọc để kiếm sống và phụ giúp gia đình… Và trong số trẻ em nghèo đó phần lớn là đang sống ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Một điều dễ nhận thấy nữa là kinh tế tăng trưởng nóng đã kéo xa khoảng cách thực hiện quyền của trẻ em giữa nông thôn và thành phố, giữa miền ngược và miền xuôi…

Chỉ nhìn vào các chương trình vui chơi giải trí trong dịp hè này cũng có thể thấy phần nào thực trạng bức tranh thiếu cân bằng trong việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí giữa trẻ em thành phố và nông thôn, miền núi.

Tuy vẫn còn thiếu chỗ chơi và chưa được coi là đầy đủ nhưng trẻ em ở thành phố có thể được xem phim, tham dự các chương trình văn hóa nghệ thuật, tham gia những lớp học về kỹ năng sống, học năng khiếu… còn trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn hầu như không có một hoạt động vui chơi, giải trí nào ngoài các trò chơi tự phát, tự tổ chức ở sân đình, ao làng, mương kênh dẫn nước, hay ruộng bãi… và nhiều em thậm chí chưa bao giờ có được một quyển truyện tranh, một quyển sách dành cho thiếu nhi để đọc.

Thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em nông thôn và thành thị không thể là việc làm một sớm một chiều, nhưng đã đang được các cấp các ngành từng bước thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực trong “Tháng hành động vì trẻ em” như tặng quà cho các em ở vùng sâu, vùng xa, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, thực hiện ngày vi chất dinh dưỡng, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó…

Nhiều nghệ sỹ, diễn viên đã tổ chức các chương trình nghệ thuật phục vụ trẻ em vùng khó khăn… Những cố gắng này thật đáng ghi nhận.

Tuy nhiên để trẻ em vùng khó khăn được thực hiện những quyền của mình thì cần phải có những giải pháp toàn diện hơn. Trước hết đó phải là nhận thức của chính quyền và các cơ quan có trách nhiệm để tạo những điều kiện tốt nhất trong việc chăm sóc giáo dục, y tế, nơi ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, vui chơi và bảo trợ xã hội.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/thanh/20110531/_mg_1355.jpg
Thay vì được nghỉ ngơi, chơi đùa, nhiều em nhỏ phải phụ giúp cha mẹ trong việc đồng áng



Có một thực tế là, nhiều nơi sẵn sàng cấp hàng trăm ha đất, bỏ hàng trăm tỷ đồng để xây dựng sân golf, xây nhà hàng, siêu thị to đẹp, nhưng lại không lo được 1ha đất hay vài tỷ đồng để xây dựng sân chơi, hồ bơi hay nhà trẻ cho trẻ em. Có lẽ thay đổi nhận thức trong việc chăm sóc trẻ em cũng nên bắt đầu từ đó.

Mặt khác, các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn cũng cần quan tâm hơn đến con trẻ, cần thay đổi quan điểm rằng: “Con cái phải làm giúp bố mẹ” để dành cho các em nhiều hơn nữa thời gian học hành, vui chơi và phát triển.

Để quyền trẻ em vùng sâu, vùng xa được đảm bảo thì rất cần phải phổ cập rộng rãi hơn nữa quyền trẻ em, bởi hiện nay vấn đề tuyên truyền quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm ở cấp cơ sở, vùng sâu vùng xa, hẻo lánh.

Chúng ta có khá nhiều các chương trình, dự án về Chăm sóc bảo vệ trẻ em tại các xã nhưng khi dự án rút đi thì tính bền vững của nó cũng không còn vì vậy nhận thức về quyền trẻ em nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó.

Việt Nam hiện đã là một nước có thu nhập trung bình và đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa trong 10 năm tới. Mục tiêu của chúng ta là để mọi trẻ em đều được đến trường, được dùng nước sạch, được chăm sóc y tế và được vui chơi, vì vậy ngay từ bây giờ việc đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn sẽ tạo ra bước đi chắc chắn nhất để rút ngắn khoảng cách giáo dục, chăm sóc ý tế, vui chơi và phát triển của tất cả trẻ em…/.

ĐMH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [101] [102] [103] [104] [105] [106] [107] ... ›Trang sau »Trang cuối