Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [93] [94] [95] [96] [97] [98] [99] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Gái mại dâm dạy bảo thầy giáo đồi bại

Một gái mại dâm đã bỏ nghề ở Trung Quốc mới đây gửi đến thầy giáo bị tố lạm dụng học sinh thông điệp 'Muốn thì tìm tôi, để các em bé được yên'.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/c6/ye.jpg
Ye Haiyan (góc trên bên trái), truyền cảm hứng được cho những phụ nữ khác lên tiếng bảo vệ các bé gái vị thành niên. Ảnh: SCMP
Ye Haiyan, người từ bỏ nghề mại dâm để trở thành nhà hoạt động vì quyền của các phụ nữ đồng nghiệp, đăng tải bức ảnh khởi đầu cho cuộc chiến chống lại hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Trong bức ảnh, Ye cầm biểu ngữ viết rằng: "Thầy hiệu trưởng, hãy gọi cho tôi nếu ông muốn vào nhà nghỉ, hãy tha cho các em học sinh". Ye ký tên thật và ghi số điện thoại 12338, số đường dây nóng bảo trợ phụ nữ.

Bức ảnh của Ye được tung ra sau vụ việc một thầy hiệu trưởng cùng một quan chức ở thành phố Vạn Ninh, tỉnh Hải Nam, qua đêm với 6 em học sinh tuổi 11-14.

Trước sự giận dữ của dư luận về nhiều vụ lạm dụng tình dục trẻ em, các tòa án Trung Quốc được yêu cầu xử lý nghiêm khắc hơn đối với tội danh này. Tuần này, hàng trăm nhà hoạt động, cảnh sát, người nội trợ và các phụ huynh ủng hộ thông điệp của Ye. Họ tự viết những bức thư tương tự gửi đến ông hiệu trưởng. Họ ký tên thật và ghi điện thoại liên hệ là 110, đường dây nóng của cảnh sát.

"Chúng tôi mong muốn qua Internet để tìm kiếm công lý. Chúng tôi muốn bảo vệ các con của mình", người dùng mạng xã hội viết.

Trong vụ án hiếp dâm ở Hải Nam, có 6 em học sinh không đến lớp học như thường lệ. Sau hai ngày, các em được tìm thấy trong tình trạng không tỉnh táo.

Camera giám sát cho thấy Chen Zaipeng, hiệu trưởng trường trung học số 2 huyện Vạn Ninh, đã thuê phòng và qua đêm với 4 em học sinh tại khách sạn ở Vạn Ninh. Còn Feng Xiaosong, quan chức thuộc cục nhà đất Vạn Ninh, đưa hai em còn lại vào một khách sạn khác. Nhà chức trách chính thức bắt giữ hai nghi phạm hôm 15/5 vì tội lạm dụng tình dục trẻ em.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/c6/ye2.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/c6/ye2.jpg

Nhiều phụ huynh và cảnh sát đấu tranh để bảo vệ các bé gái. Ảnh: SCMP
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Về chuẩn mực thẩm định thơ

Vũ Quần Phương Thứ năm ngày 6 tháng 6 năm 2013 10:48 AM
http://www.diachicacloai.com/phpbasic_data/upload/vn1318038976327120100504KCVL4245.jpg
Tham luân tại hội nghị phê bình, Tam Đảo 6-2013

Tôi xin phép được nói trong phạm vi hẹp, về thơ và phê bình thơ. Tôi có cảm giác lĩnh vực sáng tạo này đang có trục trặc nào đó, biểu hiện bằng một số nghịch lý sau đây:

1. Người xuất bản thơ đông lên, mỗi năm ước khoảng một nghìn tập, nhưng tác phẩm hay, có sức thu hút độc giả lại hiếm. Ấn phẩm thơ thuộc mặt hàng không bán được. Nhiều hiệu sách không bán nhận bán thơ

2. Số lượng các giải thưởng tăng lên. Giải của các hội trung ương rồi giải của các tỉnh thành, các ngành. Riêng về thơ hàng năm cũng có hàng dăm ba trăm người được giải. Ngay giải thưởng cấp quốc gia là giải Nhà nước và giải Hồ Chí Minh cũng trao phát khá rộng rãi. Riêng về thơ tính trung bình hàng năm tơi 4 người đoạt giải này. Chẳng lẽ vì giải thơ ngày một nhiều mà người đọc thơ ngày một hiếm.  Các giải thưởng mất dần tác dụng cổ võ giới thiệu. Nhận xét cao hứng của ai đó rằng nước ta là một cường quốc thơ, có lẽ phải nói rõ là cường quốc hăng hái làm thơ nhưng lại kinh hãi đọc thơ.

3. Việc luận bàn về thơ, tiêu chí đánh giá thơ rất phân tán. Đó là điều hay trong ý nghĩa dân chủ và phong phú về khuynh hưởng thẩm mỹ. Nhưng lại không hay về ngưỡng tri thức trong các lập luận. Những nhận định cảm tính thô sơ, những sùng ngoại thô thiển, niềm tự hào hãnh tiến, sự ngạo mạn hoang tưởng... song song hiện diện ở tư thế thừa thắng xông lên mà không sợ còi việt vị trên đủ các phương tiện truyền thông công vụ hoặc tư nhân. Những bài bình luận về tác giả tác phẩm rất rộng rãi lời khen và ồn ào chữ nghĩa không thua gì các quảng cáo thực phẩm chức năng trên Tivi. Câu lạc bộ thơ vốn là nơi tập hợp rộng rãi những ai thích thơ cũng tự đặt ra huân chương Vì sự nghệp thơ ca Việt Nam và trao tặng ngang với nghi thức trao huy chương vì sự nghiệp y tế, vì sự nghiệp giáo dục của các bộ chuyên môn trong chính phủ. Lạm phát thành mất giá. Hậu quả là bạn đọc không tin vào phê bình thơ, huân chương thơ đã đành mà thờ ơ luôn cả với thơ.

Kể lể cho đủ các hiện tượng nghịch lý thì dài lắm, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho thấy tình hình sáng tác lẫn thẩm định thơ đang ở mức báo động, có người gọi đó là tình trạng loạn chuẩn. Gọi thế cũng có lý, cả lý hay lẫn lý dở. Hay ở chỗ nhiều chuẩn thì hơn là chỉ một chuẩn, còn dở là nhiều nhưng loạn. Điều cần làm lúc này lại là khảo sát nguyên nhân và giải quyết hiện trạng loạn ấy, cốt sao giúp cho người yêu thơ chọn được các tập thơ đáng đọc, nên đọc và giúp cho người làm thơ tìm ra độc giả tri kỷ của mình.
Thành thật tôi rất e ngại xới lên hiện trạng này. Bởi lẽ tôi vốn là người làm thơ, tất cả những vụng dại của người làm thơ tôi đều trải nghiệm. Còn thẩm định thơ, nhà thơ nào chẳng là nhà thẩm định dù không viết phê bình hay tiểu luận. Những dòng viết này là lời đề đạt và cũng là lời tự thú, nẩy sinh từ một công việc mà tôi theo đuổi đã tới nửa thế kỷ, mong các bạn độ lượng cho nếu có những quan sát nào chưa thấu đáo.

1. Việc thẩm định thơ của ban giám khảo các loại giải thưởng chưa chính xác dẫn đến việc biểu dương những tập thơ, những tác giả không thật sự có tài năng. Mới đầu công chúng thơ còn có phản ứng tranh luận, sau rổi mọi người thất vọng, thờ ơ. Giải thưởng mất chức năng phát hiện nhân tài, đương nhiên dẫn đến nhiều cách bình giá khác, cách phát hiện khác.
 Phẩm chất ban giám khảo, bao gồm năng lực chuyên môn, sự trung thực của từng thành viên giám khảo và phương pháp làm việc của toàn ban giám khảo. Hiện nay việc biểu lộ ý kiến thường bằng bỏ phiếu kín và kết quả thuộc về người được nhiều phiếu thuận.
 Dùng phiếu kín giúp cho người chấm được độc lập trong nhận định và hoàn toàn tự do bộc lộ ý kiến của mình. Nhưng cũng có một bất lợi là họ không chịu trách nhiệm về phẩm chất thầm định của mình. Một ai đó không có năng lực đánh giá thơ hoặc bị chi phổi từ càm tính yêu ghét hay từ lợi ích nhóm, lá phiếu thẩm định của họ vẫn nguyên giá trị hợp lệ và phầm chất giám khảo của họ cũng xếp ngang với mọi người.
 Nhưng tại sao không có năng lực đánh giá mà lại được mời làm giám khảo. Đây là hậu quả của một nhầm lẫn kéo dài đã lâu. Đó là nhầm lẫn chức năng giữa ban tổ chức giải thưởng và hội đồng thẩm định. Thí dụ giải thưởng cấp quốc gia do chủ tịch nước ký tặng, ban tổ chức giải thưởng ở cấp chung khảo phải thuộc bộ văn hóa, do chính bộ trưởng làm trưởng ban. Luật hành chính là phải như thế. Nhưng coi ông bộ trưởng là người có năng lực đánh giá cao nhất về phẩm chất thơ của một tác phẩm hay một nhà thơ là bất cập, trừ trường hợp ông bộ trưởng vốn là một nhà thơ lớn hay nhà phê bình thơ tin cậy. Việc đánh giá chất lượng thơ phải thuộc về một hội đông thẩm định, do ban tô chức giải lập ra, tập hợp những người có chuyên môn tin cậy về lĩnh vực này. Hội đồng thẩm định bằng các thao tác chuyên môn của mình tạo nên kết quả thẩm định. Ban tổ chức giải sử dụng kết quả này cùng các tiêu chí về nhân thân thí sinh và tôn chỉ mục đích của giải thưởng để bỏ phiếu xếp loại.
 Trước khi bỏ phiếu ở Hội đồng chuyên môn hay ở Ban tổ chức giải đều qua thảo luận công khai, các thành viên đều phải có ý kiến và có bản nhận xét để lưu lại trong hồ sơ giải. Nội dung bản nhận xét phải đồng nhất với ý kiến lúc thảo luận và được biểu lộ trong phiếu kín. Yêu cầu này thể hiện phẩm chất trung thực của thành viên thẩm định. Loại trừ hiện tượng thảo luận công khai thì ủng hộ nhưng khi bỏ phiếu kín lại phủ định.
 Với giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn, thành viên ban thẩm định chọn từ Hội đồng thơ có bổ sung những hội viên ngoài hội đồng là những nhà thơ nhà phê bình có nhiều bài nhận định về thơ xác đáng trong năm đó. Ban tổ chức giải thì cấu tạo từ ban chấp hành, cố nhiên không phải là tất cả thành viên chấp hành, và một số hội viên khác. Các ban này thay đổi nhân sự theo từng năm và chỉ công khai danh tính khi công bố kết quả.
 Phẩm chất của ban chấm giải sẽ tạo nên giá trị của giải và tính thuyêt phục của giải cũng tạo uy tín cho ban chấm giải. Cơ chế ấy dần dần tạo nên chuẩn mực cho công tác thẩm định.
 Trong những trường hợp cần thiết còn có thể lập hội đồng phản biện giúp cho chung khảo.
 Căn cứ thành tựu văn học hiện nay và các giải thưởng đã trao, có nên thu bớt lượng giải thưởng hiện hành, nhất là các giải thưởng có tính quốc gia như giải Nhà nước và giải Hồ Chí Minh. Ví cứ đà này thì không biết lấy người đâu ra mà tặng mãi. Tốn tiền dân mà rất ít hiệu quả khích lệ sáng tác.
 Việc kết nạp hội viên cũng cần có cách thẩm định khoa học và minh bạch như vậy.

2 Hội nhà văn Việt Nam, thông qua các cơ quan ngôn luận của mình, phải tạo được diễn đàn công khai lôi cuổn các nhà chuyên môn bộc lộ các quan điểm sáng tác và bình luận thơ có phẩm chất khoa học, gắn bó với đời sống xã hội, thể hiện dấu ấn tâm hồn dân tộc, đồng hành chia xẻ với vui buồn, bức xúc của cộng đồng. Triệt tiêu các mưu toan bè phái, những lợi ích nhóm chật hẹp, lạm dụng chiêu bài hội nhập để nông nổi sùng ngoại vô lối, lai căng , lập dị, từ bỏ tinh hoa thơ ca dân tộc và nhu cầu tinh thần của bạn đọc đương thời. Hậu quả của thời gian bao cấp tư tưởng, cách bức với thơ văn toàn thể nhân loại, quả có gây nên tâm lý hốt hoảng khi tiếp xúc với các trào lưu thơ và phê bình của thế kỷ thứ XX. Một số công trình nghiên cứu thơ dưới ảnh hưởng của các trào lưu hình thức Nga, bác ngữ Đức, ý thức Thụy Sỹ hay các học thuyết phân tâm, hiện sinh, các đề xuất hậu hiện đại, tân hình thức... là những việc cần làm. Nhưng cần chủ động lựa chọn, đồng hóa người làm phong phú bản sắc của mình hơn là ồn ào, nông nổi tự lạc mình trong bối cảnh lưu vong mất gốc. Viêc làm mất bạn đọc trong một số thể nghiệm thơ rập khuôn ngoại lai vừa qua chỉ có thể biểu dương về tinh thần tìm đường mà chưa thể khẳng định thành tựu. Không nản chí, càng không nên đả kích. Trong lĩnh vực sáng tạo, người tìm đường thành công cố nhiên được biểu dương nhưng người tìm mà không đến đích, tình nguyện làm viên đã lát đường cho người khác thành công, cũng rất đáng được biết ơn. Điều cần làm là sự bàn bạc, chọn hướng đúng, thu hẹp những ngộ nhận, những hoang tưởng lầm lạc. Hơn lúc nào hết, lúc này thơ cần giao lưu với người đọc, giúp họ có cái nhìn sâu sắc, nhận ra bản chất của thời cuộc, cơ cấu vận hành của xã hội mà tìm ra cách hành xử tiến bộ, giành quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Thể nghiệm nào tách thơ khỏi xã hội, khỏi nhu cầu của bạn đọc, thủ tiêu phẩm chất giao lưu của ngôn ngữ, dù dưới chiêu bài nào, đều dắt thơ vào tự diệt. Hội nhà văn Việt Nam phải có trách nhiệm trước bạn đọc và  bạn viết trên diễn đàn ngôn luận của mình, bằng những quan điểm minh bạch có tính khoa học tiền tiến, có phẩm chất dân tộc sâu sắc, phù hợp với mong muốn của đông đảo bạn đọc và bạn viết. Trong thời gian vừa qua, trên các mặt báo và tạp chí của Hội ta, việc đó chưa thấy rõ. Cần tỉnh táo sắp xếp lại cả nhân sự lẫn tổ chức để thực thi bằng được yêu cầu này. Vì đây là gương mặt tinh thần của Hội. Hơn thế, nó là động lực hối thúc chúng ta đi tới xây dựng nền thơ tiến bộ, chân chính của chúng ta ngay khi nhiều mặt hoạt động xã hôi đang còn lúng túng, khủng hoảng.

3 Đất nước ta đã hơn hai mươi năm thực hành quốc sách Đổi Mới, trong đó điều quan trọng là đởi mới tư duy nhưng trong việc đánh giá thành tựu của nền thơ cách mạng chưa thấy bộc lộ rõ ràng những thay đổi đó. Việc đánh giá theo chuẩn mực đổi mới, thật sự mang tính nghệ thuật,  cần làm với tất cả các nhà thơ tiêu biểu của nền thơ, từ những nhà thơ cách mạng hàng đầu như Tố Hữu đến một loạt các nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng như Xuân Diệu, Huy Cận Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư... rồi các nhà thơ của các thế hệ sau đó. Kể cả các nhà thơ chậm nhập với cách mạng nhưng có đóng góp vào văn mạch dân tộc. Đây là cuộc kiểm kê tài sản kho tàng thơ hiện đại với những dụng cụ đo lường vừa có tính dân tộc vừa mang phẩm chất nhân loại. Đây là cơ sở để chúng ta xác định chỗ đứng của mình với bạn bè thế giới và cũng là nguồn mạch để chúng ta hợp lưu với nhân loại. Sự giới thiệu thành tựu văn chương chúng ta ra thế giới mấy chục năm qua còn nhiều phiến diện hoăc bị thao túng vì những lợi ích nhóm. Nhưng cũng vì chính chúng ta, chúng ta chưa bình tâm “cân đo” lại tài sản thật sự chúng ta có để mạnh dạn quảng bá cùng nhân loại. Đây là việc không đơn giản trong giai đoạn đang hỗn loạn chuẩn mực này. Nhưng lại là việc cần làm, phải làm. Có xong việc này mới thông việc khác. Tổ chức làm và cá nhân làm. Thái độ của Hội là khích lệ, hỗ trợ, tạo thuận lợi. Dù có bùng nổ những mâu thuẫn trong giới thì cũng chỉ nhất thời. Vả lại, không ai ép buộc chỉ có một hệ chuẩn đánh giá. Sự giao lưu những khác biệt lại cho thấy sự đồng nhất trong trưởng thành, tự tin của nền văn học. Đấy là bản lĩnh của chúng ta, bản lĩnh của cá nhân mỗi nhà văn đến ban lãnh đạo Hội và đường lối văn học quốc gia của chúng ta.
29-5-2013
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhà vệ sinh trường học 29 m2 giá 600 triệu đồng

Ngày 5/6, trong buổi giám sát tại THCS Long Hiệp (huyện Minh Long), nhiều đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ khi nghe báo cáo về công trình xây dựng nhà vệ sinh 29 m2 nhưng ngốn kinh phí 600 triệu đồng.

Ngôi trường của huyện miền núi nằm ngay trung tâm trị trấn huyện Minh Long với hơn 170 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Cách dãy phòng học không xa là công trình nhà vệ sinh được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2013. Nhà vệ sinh rộng 29 m2 này chia làm hai bên dành cho nam và nữ. Bên phòng nữ có 3 bệ tiểu nhưng không có cửa, phòng vệ sinh nam có bốn bệ tiểu, một hố xí và bồn rửa tay... Các vật dụng thuộc loại bình thường.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/52/f2/NVS2.jpg
Bên ngoài khu nhà vệ sinh của THCS Long Hiệp. Ảnh: NLĐ
Hiệu trưởng Võ Văn Minh cho biết, công trình nhà vệ sinh 600 triệu đồng do Sở GD&ĐT Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, thiết kế, lập dự toán...

"Ban đầu trường đề xuất đầu tư vào những công trình phục vụ phòng chuyên môn, thiết bị dạy học, bàn ghế và nhà vệ sinh nhưng khi đưa lên thì được Sở GD&ĐT cấp kinh phí xây dựng nhà vệ sinh. Nghe nói giá trị đầu tư công trình trên 600 triệu đồng, nhà trường cũng chỉ biết vậy", ông Minh nói.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/52/f2/NVS1.jpg
Thiết bị bên trong khu nhà vệ sinh trị giá 600 triệu đồng. Ảnh: NLĐ
Theo một cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Minh Long, thông thường các trường tiểu học, THCS do huyện quản lý, việc cấp vốn đầu tư một nhà vệ sinh chỉ 50 - 70 triệu đồng.

Tại buổi giám sát, bà Trương Thị Xuân Hồng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, việc xây dựng công trình vệ sinh cho giáo viên, học sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầu tư số tiền quá lớn như vậy ở một trường THCS huyện miền núi, trong khi các thiết bị giáo dục thiếu thốn, phòng học xuống cấp.

Theo Người lao động
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thi cùng học trò

TT - Đó là chuyện của mười giáo viên Trường THPT Cần Thạnh (Cần Giờ, TP.HCM). Mỗi sáng, các giáo viên dậy từ 4g30, mỗi người phụ trách một xe buýt đi đón, điểm danh số học sinh và cùng đi đến hội đồng thi Trường THPT An Nghĩa, cách trường 45 phút đi xe. Trước mỗi buổi thi, cả trường sẽ “đóng quân” tại Trường tiểu học An Nghĩa - gần hội đồng thi - để học sinh ăn cơm, trái cây... do giáo viên đặt sẵn. Khi thí sinh vào phòng thi, thầy cô tập trung vào “đại bản doanh” của mình tại một phòng học để chuẩn bị tiếp việc ăn, nghỉ cho học sinh những buổi thi tiếp theo.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/443/637443.jpg
Sau khi cho học sinh ăn cơm xong và ngủ trưa, các thầy cô mới tập trung dùng bữa tại một phòng học của trường An Nghĩa. - Ảnh: Quang Định





Tạm trú nhà thầy


Trong những ngày thi, thí sinh Đặng Quốc Thái (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM) ở nhà giáo viên chủ nhiệm của mình là thầy Nguyễn Diên Tín. Việc “cưu mang” Thái những ngày thi, thầy Tín cho biết cũng khá tình cờ. Đó là sáng trước ngày thi, thầy đi tiền trạm tại hội đồng thi Trường THPT An Nghĩa (Cần Giờ), ngang nhà của Thái thì thấy giải tỏa trống trơn. Tìm đến bến đò dưới chân cầu Dần Xây, Thái vẫn đang phụ cha mẹ vận chuyển gạch, cát để sửa nhà. “Tôi thấy lo cho Thái, không biết em sẽ ở đâu để đi thi. Tôi đã đến nhà em một lần. Xem phim Đất phương Nam mới hình dung được nhà em ở như thế nào. Xung quanh là rừng rậm, ao hồ, sông nước, lỡ trục trặc gì không ai “cứu” em được” - thầy Tín kể. Thầy Tín đã chuẩn bị một phòng ở tươm tất dành riêng cho Thái.  

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/445/637445.jpg
Thái cùng thầy Tín tại nhà thầy. - Ảnh: Quang Định



HÀ BÌNH - LÊ TRUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?
   Thứ hai, 10/06/2013, 12:38 - Nguồn SoHa.vn
   (Soha.vn) - Nhà văn, nhà báo, sử gia Bá Dương tiếp tục có những phân tích về tâm địa độc địa, khó lường của người Trung Quốc.
http://image2.tin247.com/pictures/2013/06/10/uqj1370842714.jpg

Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa.
Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét.
Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích).
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?"
Tôi có một người bạn viết tiểu thuyết kiếm hiệp sau bỏ nghề đi buôn bán. Một lần gặp anh tôi hỏi thế nào, làm ăn có phát tài không?
Anh bảo: "Tài gì, hiện đang muốn treo cổ tự tử đây!". Tôi hỏi làm sao mà bị thua lỗ? Anh đáp: "Anh không hiểu chứ nói chuyện với thương nhân Trung Quốc cả ngày cũng chả hiểu họ muốn gì!".
Nhiều người nước ngoài cũng nói với tôi là giao thiệp với người Hoa rất khó, nói chuyện cả ngày cũng chẳng hiểu trong thâm tâm họ nghĩ gì. Tôi bảo: "Cái đó thì có gì mà kỳ quặc? Không phải chỉ người Tây phương các anh, mà ngay cả người Trung Quốc chúng tôi cũng gặp vấn đề đó".
Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi.
Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết. Tại sao chúng ta có thể thiếu lòng bao dung đến như vậy?.

st tu internet
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sợ nhất là "ngộ độc thơ"

Quốc Toản Chủ nhật ngày 9 tháng 6 năm 2013 6:22 AM

Trong việc ăn uống, nhiều khi do chế biến thức ăn không tốt hoặc thực phẩm bị ôi thiu, mất vệ sinh...người ăn có thể bị ngộ độc. Nếu bị nhẹ chỉ vài viên tiêu chảy là xong. Nặng thì rửa ruột, truyền dịch. Dĩ nhiên nếu không chữa chạy kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng còn một loại ngộ độc rất khó chữa lại không nguy hiểm gì, chỉ khổ người nghe ấy là "ngộ độc thơ"
Tôi là người làm thơ. Cũng đọc thơ để chia sẻ những vui buồn với bạn bè. Nhưng rất sợ những người luôn luôn bị ngộ độc thơ. Đến đâu, bất kì chỗ nào nếu cứ có "khe hở", "khoảng trống" là họ kiếm cớ đọc thơ. Nhất là khi ngồi nhậu mà gặp các vị này thì coi như... toi đời. Họ sẵn sàng "cầm chịch" bất biết mình chỉ là thực khách. Họ chém gió và đọc thơ từ đầu đến cuối. Rượu vào thơ ra. Đọc 1 bài không đủ, phải vài bài, thậm chí nhiều bài. Người cùng mâm... không thể nào ngăn được. Nếu có mâm bên cạnh chắc chắn sẽ bị vạ lây. Vì họ sẽ mang ly sang chúc. Dĩ nhiên là có thơ đi kèm. Đọc thơ, ngâm thơ chán thì họ hát. Có những ông "điếc không sợ súng" chẳng cần biết người ngồi với mình là nhà thơ có tên tuổi. Chẳng cần biết những người cùng mâm họ có thích nghe thơ hay không. Họ im lặng chịu trận. Họ nhẫn nhịn cho đến khi tàn cuộc. Có những người sức chịu đựng kém thì đành "cáo lỗi" ra về.
Họ là ai? Thật dễ nhận diện. Họ thường là những người sinh hoạt trong các CLB thơ (nhưng cũng không loại trừ mấy ông mấy bà là hội viên Hội VHNT cỡ tỉnh, cỡ trung ương đâu nhé). Họ còn là người yêu thơ, thích làm thơ. Những người này khi bung biêng hoặc cứ rượu vào là...thơ ra, không biết mình là ai và chẳng sợ bố con thằng nào.
Còn có vị rủ bạn đi ăn sáng cũng đọc thơ. Một bát phở,một chén rượu kèm đôi ba bài thơ, cộng đôi lời về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Một tay cầm đũa, một tay chém gió. Mấy ông bạn ngán ngẩm, nhắc đọc khẽ chứ. Nhưng ông vẫn rất hùng hồn. Khách thì ngơ ngác còn chủ quán thì chỉ biết cười trừ...
Như thế không ngộ độc thơ thì biết gọi là gì?

Mới hôm qua thôi, tôi và mấy ông bạn bị một vị là khách mời đến sau, nhưng ông ta "cướp diễn đàn" để trở thành "chủ xị". Vừa bước chân vào bàn nhậu, vị này lớn tiếng "Kính trên không bằng tuân lệnh". Ngồi được dăm ba phút lão bắt đầu chém gió và thơ ra ào ào. Lão tự nhận, lão không phải là nhà thơ nhưng được cái thơ lão đi vào lòng công chúng. Đi đến đâu, dự hội nghị nào mà tôi được phát biểu, là chắc chắn sẽ có thơ và hát kèm theo. Như thế mới vui chứ. Lúc đầu mọi người còn để im cho lão nói. Đến khi không chịu được, có người yêu cầu lão im lặng, đừng đọc thơ nữa. Nhưng "tửu nhập, ngôn xuất" có "giời" mà ngăn được. Lão quay sang hát. Phải công nhận lão hát cũng không đến nỗi nào, chỉ tiếc là lão bị ngọng âm "L" thành "N". Tôi tin, nếu có tác giả bài hát đó ngồi đây chắc sẽ "buồn nôn". Hát chán, lão khoe: Tôi là loại người "Vua biết mặt, chúa biết tên". Chẳng là lão đang làm Chủ tịch HĐQT của một công ty nên ai cũng phải biết đến lão. Ghê chưa? Mấy bác trong mâm đang là quan chức cứ gọi là... im như thóc.
Chán trò, lão quay sang "ní nuận phê bình". Lão bảo, mấy bác nhà thơ ngồi đây biết không. Khi chúng ta đang nhậu thì ở bên Tam Đảo Hội Nhà văn đang diễn ra hội thảo về "ní nuận phê bình". Hội thảo chẳng giải quyết cái trò gì, rất vớ vẩn, chỉ mất thì giờ. Bao nhiêu cuộc rồi, có ích "nợi" gì đâu. Thơ hay "nà" tự nhiên nó hay. Cứ đọc "nên nà" nó hay. Hội Nhà văn các bố chẳng ai được tặng kỉ niệm chương, đằng này CLB thơ VN người ta tặng kỉ niệm chương "Vì sự nghiệp thơ Việt Nam". Oách xà nách chưa? Mà tôi nghĩ cũng chẳng béo bở "nợi nộc" gì cứ đọc thơ những "núc" như này "nà" thích nhất...
Một bác cao tuổi nhất mâm bắt đầu thấy "khó ở" yêu cầu lão im lặng. Nhưng lão bất chấp, không cần biết, không cần nghe. Bực quá, bác bảo: Thế này thì loạn à. Lạ thật, riêng câu "loạn" thì lão lại nghe được và bắt đầu kiếm cớ gây sự. Chẳng nói thì mọi người cũng biết chuyện gì xảy ra sau đó. May mà mọi chuyện cũng êm xuôi nhưng cuộc nhậu mất vui từ đó.
Có lần, tôi làm "chủ xị" mời bạn đến nhậu. Trong đó có hai bạn thơ. Tôi yêu cầu vào mâm nói gì thì nói, ăn gì thì tự gắp nhưng đừng dính dáng gì đến chữ thơ, đừng có đọc thơ. Quá lắm thì đọc 1 bài. Lúc đầu mọi người đồng ý và nói chuyện rôm rả. Nhưng không hiểu sao anh bạn thơ vẫn "không kìm lòng được" và bắt đầu thơ ra như suối. Tôi nhắc lại yêu cầu thì anh ta bảo: Ngồi nhậu không thể không đọc thơ được. Không nên cấm đoán người ta đọc thơ. Đến nước này thì tôi đành chiều bạn. Nhưng lần sau ông bạn ấy tôi không mời đi nhậu nữa, vì sợ bị tra tấn.
Lại có chuyện, ông bạn tôi là nhà thơ, sau khi đi nhậu về mời bạn đến nhà chơi cũng đưa ra yêu cầu: Đến nhà đừng nói chuyện thơ. Nhà có một người chập cheng như tôi làm thơ đã khốn khổ khốn nạn rồi, bây giờ mấy ông đến, Nhà tôi (vợ) chắc ngộ độc mà chết. Nhà tôi sợ thơ như sợ cọp. Ấy vậy mà vợ con ông vẫn không thoát được cảnh chém gió và sặc mùi thơ rượu. Khổ nỗi, mấy đứa con ông bạn lại thích thơ kiểu thơ Bút tre mà không thích thơ của bố. Chúng nó cứ ngẩn tò te ra nghe và hứng khởi thực sự. Thành ra ông và bà vợ đành "ngậm bồ hòn làm ngọt". Tôi biết, khi các bạn ông về chắc chắn ông sẽ bị vợ, vốn đã "trường cổ đại thanh" "dạy cho ông một bài học".

Chuyện ngộ độc thực phẩm thì nhiều, ngộ độc thơ thì ít. Kể ra mấy câu chuyện trên cho vui. Mọi người đừng sợ. Vì số người ngộ độc thơ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu bạn là người yêu thơ mà gặp mấy ông "nhà thơ lớn" này biết đâu lại ngộ ra nhiều điều...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

...

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Captions%20and%20Expressions/Shutupntakemymoney_zpsf85c8ad9.jpg


...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cái ác đang ngự trị cuộc sống chúng ta

Nhà văn Nguyễn Hiếu Thứ năm ngày 13 tháng 6 năm 2013 4:22 PM
     
               Sáng mồng một đầu tháng nào nếu không mắc những chuyến công tác phải rời xa Hà Nội thì tôi đều lên Phủ Tây Hồ. Một mặt để cầu cho mọi sự thanh bình. Điều lành thì đến điều dữ thì đi cho gia đình, cho mọi người thân. Điều nữa để được sống trong những phút giây yên ả, thanh bình hiếm hoi giữa cuộc đời đang nhốn nháo, đảo lộn cái nguỵ, cái chân. Thêm nữa để hơn một lần nhìn thấy những con người đủ loại tầng lớp. Từ nhưng cháu tuổi hồng ăn mặc đỏm dáng, đến những nhà thương gia mặt lộ vẻ băn khoăn vì làm ăn thất bát trong thời buổi kinh tế khó khăn, cả những tay anh chị cổ đeo những sợi dây chuyền bằng vàng to như cái xích. Có lần tôi còn gặp cả một vị Tổng giám đốc vừa bị huyền chức vì sự tham nhũng…Tất cả trong khung cảnh Phật đều lộ rõ sự hiền lành, lễ phép, tử tế , giúp đỡ nhau để hướng tới điều thiện…Nhìn mọi người từ tốn trong làn hương buông nhẹ nơi Phủ tôi chợt ứơc ao. Giá không gian của đất Phật này loang rộng, phủ khắp xã hội ta thì bao nhiêu sự  ác độc đang ngày ngày diễn ra ở khắp nơi trên đất nứơc ta, và đáng sợ thay trong cả mỗi gia đình sẽ bớt đi. Bao nhiêu nỗi đau do sự tàn khốc của cái ác sẽ mất đi …Nhưng thật lạ thay. Vừa rời khỏi Phủ, đang lướt trên đường vành đai Hồ Tây tôi chợt phải dừng xe lại trước một đám đông. Một vụ va chạm xe mà một người đàn ông rõ ràng vừa thành kính, hiền lành trước bàn thờ Phật đang vừa chui từ chiếc xe hơi Cam ry sáng loáng vừa chửi bới ầm ĩ, tay lăm lăm thanh sắt to tướng lôi từ trong cốp xe ra định phang vào một người đàn ông hiền lành, mặt mũi tái xanh đi chiếc xe máy wei tàu cũ kĩ đang khẩn khoản nói lời xin lỗi…  Vậy là chỉ vừa rời đất Phật,  thiện căn của người đàn ông giàu có kia đã mất đi để nhường cho sự độc ác… Thế mới biết vì sao mỗi ngày trên mọi nơi trên đất nước ta cái ác lại ngự trị ghê gớm đến vậy.
        Tôi còn nhớ, năm 1974 đang trong thời bao cấp. Cả Hà Nội, rồi cả Miền Bắc xôn xao đến hàng năm trời vì vụ án tên Nguyễn đăng Hùng gây ra ở phố Tăng Bạt Hổ khi giết một thiếu nữ để lấy một chiếc áo len tặng người yêu. Nhưng vài năm trở lại đây, những vụ án khủng khiếp nhất như vụ tên sát nhân máu lạnh Lê Văn Luyện ở tuổi vị thành niên mà dám một mình cầm dao phớ giết chết ba mạng người, chặt đứt cánh tay cháu bé tại tiệm vàng Ngọc Bích tại phố Sàn, Huyện Lục Nam- Bắc Giang vào đêm 24/8/2011. Rồi vụ án tên Hồ Văn Thanh cùng đồng bọn lần lựơt đập chết năm phu trầm tại Quảng Trạch - Quảng Bình ghê rợn như thời trung cổ vào ngày 23/3/2013. Rồi trưa ngày 30/5/2013 ngay giữa phố Đặng Tiến Đông con nợ sát thủ tên Lâm dùng dao đâm đến chết chủ nợ là chị Phương…  Đấy là lòng tham khi trỗi dậy ngoài xã hội trước những con người không quan hệ tình thương máu mủ. Nhưng ngay cả nhưng vụ giết người khủng khiếp đó cũng chỉ thu hút dư luận trong vòng một hai ngày để rồi cả nứơc ta lại bàng hoàng rùng rợn khi những vụ án độc ác cứ nẩy nở , chồng lên nhau liên tiếp theo một chu kì gấp gáp không chỉ ngoài xã hội mà ngay tại mỗi gia đình. - Tế bào cơ bản tạo của một xã hội. Trưa ngày 19/5  một người chồng tên Tiến ở Hưng Yên đang tâm mua can săng 10 lít về biến vợ thành ngọn đuốc sống. Sáng ngày 1/6 khi mỗi đứa con đều cần đến tình yêu của cha mẹ thì lại một ông chồng tên Đức đã đang tâm quẳng người vợ tật nguyền tên Hiền xuống sông Hồng. Rồi tên Dương bởi không yêu nổi một người con gái đã phóng hoả thiêu chết cả ba chị em người con gái này ở Kiên Giang vào đêm 15/5/2013…             
        Đó là những vụ kinh thiên động địa mà có thể thu hút dư luận còn những vụ việc hàng ngày thì kể không thể xiết. Tại thành phố Hồ chí Minh – thành phố xếp vào loại to và hiện đại nhất nứơc ta đang mất an toàn cho người dân và du khách nước ngoài vì tình trạng những toán cướp ngang nhiên hoạt động trấn lột, cướp bóc hành hung nạn nhân. Có vụ bọn cướp còn dã man chặt đứt tay nạn nhân giữa thanh thiên bạch nhân khiến dư luận cả nứơc dấy lên làn sóng lo ngại. Rạng sáng ngày 22/12 anh Nguyễn Xuân Huy bị kẻ ác đâm chết tại Phường12, Quận 10 để cướp xe máy và điện thoại di động… Sự lo ngại về sự bất an bởi tội ác đi liền với các vụ cứớp bóc tại TPHCM chưa lắng xuống thì liên tiếp trong thời gian gần đây hàng loạt vụ giết người ngang nhiên xẩy ra mà nạn nhân và thủ phạm hầu hết là những người trẻ tuổi, trong đó không ít là sinh viên các trường đại học, học sinh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước….Lực lượng Công An thành phố rộ lên chiến dịch chống cướp giật, tội ác ..Nhưng khi chiến dịch lắng xuống thì tin từ TPHCM vài ngày nay lại cho biết tình hình bất an, gây tội ác của tội phạm lên rộ lên. Còn ở giữa Thủ đô cũng như các tỉnh khác trong toàn quốc ngoài những vụ động trời thì các vụ tội ác lẻ vẫn xẩy ra như cơm bữa. Ngày 19/12 bốn thanh niên côn đồ vào tận giảng đường trường ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đâm chết sinh viên Vũ Ngọc Cương. Cũng giữa thủ đô Hà nội một ngưòi bố đang tâm dìm chết đứa con mới mười tháng tuổi sau đó trốn ở tường nhà chỉ vì nghi đứa trẻ không phải con mình. Ngày 20/12 Toàn phúc thẩm TATC mở phiên toà xét xử Nguyễn Hồng phúc 17 tuổi ở bà Rịa – Vũng Tầu đâm chết bạn học Trần văn Hoài Bảo cùng trường THCS Tần Lâm. Ngày 6 /12 Trần văn Tý Tỉnh Hậu Giang rủ đồng bọn mang vũ khí đến “tính sổ” với Nguyễn văn Đoàn người cùng xã nhưng đã chém rồi tưới săng đốt nhầm Võ di Thanh. Rồi vụ 13 thanh niên mang hung khí đi tìm đối thủ để trừng trị làm rối loạn thị trấn Yên Phong- Bắc Ninh.. Giữa thành phố tỉnh lúa Thái Bình một gã đàn ông tàn độc giết nhân tình của mình là cô giáo lỡ duyên cùng hai người thân của cô để lấy của…Chưa hết, gần đây nạn bạo hành trong gia đình với việc chồng hành hạ vợ, vợ giết chồng, con giết cha, cháu giết bà. Nạn bạo lực trong trường học với những vụ học sinh cả trai, lẫn gái đánh hội đồng bạn học của mình chì vì những nguyên nhân nhỏ đang diễn ra ngày một phổ biến và có nguy cơ gia tăng càng khiến xã hội bất an...Đấy là những cái ác nhìn thấy, hiện hiện, tức thời, còn trong xã hội ta chưa khi nào cái ác lại ẩn chứa một cách trắng trợn phổ cập trong mỗi hành vi cuộc sống như hiện nay. Nhất là trong kinh doanh, buôn bán. Vì lợi nhuận người ta sẵn sàng dùng hóa chất gây độc hại cho sức khoẻ để kinh doanh, chế biến thịt lợn, thịt bò, nội tạng thiu thối thành món ăn. Vì lợi nhuận tư nhân tuồn gà đầu trọc chứa hoá chất độc hại Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nhập gà đông lạnh thải loại của Hàn Quốc bán cho dân ta ăn. Người nuôi trồng mặc dù rất biết sự tác hại đối với sức khoẻ của dân vẫn dùng hoá chất, phẩm màu công nghiệp để thúc quả chín, làm giá đỗ, tăng trưởng rau, củ mang ra chợ bán. Biết sự độc hại có nguy cơ gây vô sinh, ung thư trong nhựa, phẩm màu trong đồ chơi Trung Quốc đối với cháu nhỏ, gia vị dùng cho thực phẩm, men nấu rượu( vụ hàng nghìn lít rượu làm bằng cồn công nghiệp ngâm đủ thứ độc hại trong đó có cả chất gây nghiện vừa bị cơ quan điều tra phát giác ở Huyện Hoài Đức Hà Nội chỉ là một thí dụ trong hàng ngàn, vạn cơ sở sản xuất rượu lậu độc hại tương tự khác chưa bị lộ đang đầu độc ngưòi uống rượu) người ta vẫn kinh doanh. Hàng ngày những cơ sở chế biến thực phẩm dùng chất độc hại để tẩy trắng hành, vỏ hạt dưa mỗi ngày mỗi cơ sở tung ra thị trường hàng vài chục tấn để bán cho dân. Thậm chí thuốc chữa bệnh, vác xin quá hạn vẫn được tuồn vào bệnh viện để bán giá cao cho bệnh nhân qua sự thông đồng của không ít thầy thuốc thiếu y đức…Đáng buồn thay trong khi đó các cơ quan chức năng thờ ơ, thậm chí cố tình không biết, hoặc nới rộng các khe hở để kẻ xấu lợi dụng.
                 Truy tìm nguyên nhân của cái ác đang trở thành phổ cập trong xã hội ta hiện nay người ta nói về sự khủng hoảng kinh tế khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản đẩy hàng chục vạn người lao động đến con đường ” bần cùng thành đạo tặc”. Nền giáo dục bất cập sai lầm trong việc đào tạo con người. Ngay từ lớp mẫu giáo đến các lớp tiểu học cơ sở giáo trình của chúng ta đều dậy những điều lớn lao, quá xa lạ đối với con trẻ mà quên đi việc dậy sự hứơng thiện, sự thương yêu những gì quanh ta. Từ cha mẹ, ông bà đến hàng xóm, láng giềng, sự nhường nhịn và tha thứ như câu văn kinh điển của nhà văn Ilya E ren bua mà thế hệ 6, 7 mươi tuổi chúng tôi đã thuộc lòng “dòng suối đổ vào sông. Sông đổ vào giải trường giang Von ga. Con sông Von Ga đổ ra bể.Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành lòng yêu tổ quốc….Lòng yêu nứơc bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất. Yêu cây trồng trước nhà…. “.. .Một nguyên nhân lớn nữa là một bộ máy quản lý xã hội qúa thờ ơ trứơc sự an toàn của ngưòi dân, sinh ra lỏng lẻo, không kiên quyết trong việc ngăn chặn cái ác. Rồi pháp luật không được tôn trọng, các tội tầy đình làm nguy hại cho quốc gia, cho con ngưòi không được nghiêm trị… Vô hình chung đã vẽ đường cho hươu chạy, làm mất uy lực trừng trị của luật pháp…Một buổi sáng mở trang báo thấy có câu đáng nhớ. Cái khuôn méo không thể đúc ra vật tròn. Xã hội và những nhà quản lý xã hội này đúng là đang có vấn đề gì đấy nên cái ác và sự vô trách nhiệm trước cái ác mới trở thành phổ cập thế.
             Đáng sợ thay. Đáng sợ thay .
           Nhưng dù đứng ở góc độ nào thì  nếu nhà nứơc và các cơ quan công quyền không thấy nguy hại của hiện trạng đáng sợ của cái ác đang ngày một loang rộng, hoành hành này để nhanh chóng tìm biện pháp tiêu diệt tận gốc bảo vệ sư an lành của ngưòi dân thì đây chính là mối nguy hại tiềm ẩn chẳng những sự bất an xã hội mà còn cho sự trường tồn của đất nứơc, của nòi giống.
         Mỗi lần lên Phủ Tây Hồ tôi đều nguyện cầu và mong mỏi. Lòng thiện từ vòng hào quang của Đức Phật cứ toả sáng mãi trên đất nứơc để cho ngay trong thời buổi đầy khó khăn và vất vả môi trường của cái ác không còn sinh sôi nẩy nở. Điều đó đều bắt nguồn từ mỗi con người chúng ta.       
                                                             Nhà văn Nguyễn Hiếu
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Nhung nhớ làm chi chuyện ngày xưa
Mở mắt trông vỉa hè buôn dưa
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ rõ
Giấu diếm làm chi, chết cũng thừa.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện lạ: Tập đọc ê a tại lò luyện thi ở Hà Nội



 (Dân trí) - Chuyện thật như đùa nhưng lại diễn ra ngay tại một lò thi đại học môn Văn giữa thủ đô Hà Nội.  

Cả nghìn học sinh này mê mải đọc ê a, thuộc lòng phần mở bài của một bài văn mẫu làm sẵn không khác gì học sinh lớp 1 tập đọc. Chuyện thật như đùa nhưng lại diễn ra ngay tại lò thi đại học môn Văn tại quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Theo ghi nhận của nhóm PV Dân trí, để vào được lớp học này, học sinh ngoài tiền mua vé còn phải đóng tiền mua một đề Văn đã giải sẵn. Mỗi buổi học kéo dài 4 tiếng nhưng cô giáo chỉ việc dạy những sỹ tử tương lai học vẹt vanh vách, trơn tru những gì có sẵn trong bộ đề mà không phải nhọc công ghi chép hay tư duy.

Nhiều học sinh “tiếp thu chậm” còn đầu tư cả máy ghi âm về nhà luyện “tập đọc lại”. Phương pháp giáo dục đặc biệt và lạ lùng này được quảng cáo là đỗ đại học đến 90%.
Điều lạ lùng là có đến gần nghìn học sinh chen chúc, nhồi nhét trong lớp học này để luyện thi.

http://dantri4.vcmedia.vn/vtfPRccccccccccccodZ/Image/2013/06/1e-5a5ff.jpg
Khung cảnh lớp luyện thi.



Bên ngoài hành lang cũng được tận dụng kín để kê bàn ghế. Thậm chí, để tiếp sức cho sỹ tử tiện chạy sô, lò luyện thi này còn mở hẳn căng tin ngay tại cửa lớp.

Để có được chỗ ngồi đẹp, các em phải đến trước 2 tiếng để xếp hàng vào học. Em nào đến muộn đành chấp nhận cảnh vừa đứng vừa nghe giảng như thế này.

Không có một lối đi ra, nên nhiều học sinh đành phải trèo lên bàn, bước qua đầu bạn. Nóng bức, mệt mỏi, nhiều học sinh chọn cách ngủ, nhắn tin hay chơi điện tử để giết thời gian.

http://dantri4.vcmedia.vn/7iS0Ym1SbbOoTsWhJi/Image/2013/06/lo-thi-9d69f.jpg
Cả nghìn học sinh này mê mải đọc ê a, thuộc lòng phần mở bài của một bài văn mẫu làm sẵn.



Không biết với phương pháp giáo dục đặc biệt và cách học nhồi nhét như thế này liệu các chủ nhân tương lai của đất nước có tiếp thu được kiến thức hay chỉ giống như những chiếc máy tập đọc ê a vô nghĩa? Và các nhà làm giáo dục sẽ có suy nghĩ gì? Chúng tôi sẽ có câu trả lời trong phần 2 của phóng sự này.

Hà Trang - Xuân Ngọc
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [93] [94] [95] [96] [97] [98] [99] ... ›Trang sau »Trang cuối