Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [95] [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Giáo dục TQ trước nguy cơ sụp đổ vì gian lận
Thứ Hai, 01/07/2013, 06:03 PM (GMT+7)
Quan niệm "gian lận mới là công bằng" trong hệ thống thi cử ở Trung Quốc đang đẩy nền giáo dục nước này đến chỗ vô phương cứu chữa.

Từ một địa phương nổi tiếng với thành tích thi cử nổi bật, đặc biệt là trong kỳ thi quốc gia vào đại học hay còn gọi là gaokao ở Trung Quốc, thành phố Chung Tường tỉnh Hà Bắc gần đây lại được dư luận biết đến với cái tên không lấy gì làm đẹp đẽ: “thành phố gian lận”.
Với việc có đến 99 bài thi bị đánh dấu trong một môn thi hồi năm ngoái, năm nay các bậc phụ huynh ở Chung Tường đã quyết định gánh vác lấy tương lai của con em mình bằng cách bao vây các giám thị tại trường Trung học số 3.
Đám đông phụ huynh giận dữ ném đồ đạch, gạch đá vào giám thị bởi vì họ đã làm quá tốt nhiệm vụ ngăn chặn học sinh gian lận trong thi cử. Phụ huynh muốn công bằng, và họ tuyên bố rằng sẽ không có công bằng nếu con em họ không được gian lận.
Tuy điều này nghe có vẻ khôi hài, nhưng không phải vô cớ mà các bậc phụ huynh này tức giận đến mức nổi loạn như vậy.
Theo thông tin gần đây của tờ Tin tức Buổi tối thành phố Côn Minh, gian lận trong thi cử đã trở thành một “đường dây công nghiệp” ở thành phố Chung Tường với sự tham gia của mọi thành phần, từ giáo viên biến chất cho tới phụ huynh và cả học sinh. Nhiều giáo viên còn trực tiếp giúp đỡ học trò trở thành người đại diện hoặc lập ra các công ty có liên quan đến đường dây gian lận thi cử này.
Trung Quốc hiện là thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới, và từ năm 2011, nhà chức trách Trung Quốc đã phải bắt đầu áp dụng các biện pháp chống gian lận bằng điện thoại di động và các thiết bị vô tuyến khác trong thi cử.
Trong bối cảnh đó, lập luận “không gian lận là không công bằng” nghe có vẻ hợp lý. Nhưng xét cho cùng, chính lập luận đó lại không thể đứng vững được bởi chính kiểu quan niệm sai lầm này càng dẫn đến tình trạng bất công ngày càng lớn hơn.
Sau khi công bố kết quả thi đại học năm nay ở Trung Quốc, một nữ sinh 20 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên và một nam sinh 19 tuổi ở Liêu Ninh đã tự kết liễu đời mình vì kết quả thi không được như mong muốn.
Trong thực tế, các em đã có thể có cơ hội được đặt chân vào ngôi trường đại học mơ ước nếu được hưởng một môi trường thi cử công bằng hơn, nhưng giờ đây gia đình các em biết đòi hỏi công bằng nơi ai?
Kỳ thi gaokao được coi là một bước ngoặt cuộc đời quyết định tương lai của các học sinh trẻ tuổi ở Trung Quốc, tuy nhiên người ta không thể đòi hỏi tính công bằng tuyệt đối ở một kỳ thi quá quan trọng như thế này, mặc dù các trường đại học đã cố gắng đặt ra điểm chuẩn khác nhau đối với thí sinh ở từng vùng miền khác nhau để bù đắp chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa thành phố và nông thôn.
Trong một thời kỳ ở một đất nước mà hoàn cảnh xuất thân đặt người ta vào những xuất phát điểm khác nhau trên nấc thang cuộc đời, nhiều người tin rằng kỳ thi gaokao là một trong những phương cách ít ỏi còn lại để trao cho thanh niên Trung Quốc cơ hội vượt lên hoàn cảnh gia đình.
Nếu kỳ thi vào đại học vô cùng quan trọng này không vì lợi ích của những người bình thường thì hậu quả tác động của nó lên xã hội sẽ vô cùng kinh khủng. Những tài năng nổi trội sẽ bị thay thế bởi những kẻ lọc lừa, và giá trị của tuổi trẻ sẽ bị bóp méo, và hệ quả là sẽ làm nảy sinh một thế hệ hưởng lợi từ hành vi gian lận thay vì phải tự mình nỗ lực phấn đấu.
Trong bối cảnh ngay cả sự phát triển của Trung Quốc vẫn còn chưa ổn định thì những thách thức ảnh hưởng đến tính công bằng trong toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và kỳ thi tuyển sinh vào đại học nói riêng không thể được giải quyết trong ngày một ngày hai.
Đó chính là lý do tại sao Trung Quốc hiện nay hơn bao giờ hết phải bảo vệ sự thiêng liêng của quy trình thi cử khỏi những quan niệm về công bằng đầy méo mó như của các phụ huynh học sinh ở Chung Tường. Nếu không, hệ thống giáo dục của Trung Quốc rốt cuộc sẽ đi đến chỗ vô phương cứu chữa và sẽ đẩy cả xã hội Trung Quốc vào vòng xoáy luẩn quẩn của sự suy đồi.

S
Bảo Thành (Theo GlobalTimes) (Khampha.vn)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!

Dân Choa


Mấy tuần trước dư luận ồn ào về cái biển cảnh báo của người Nhật có tiếng Việt cảnh báo nạn ăn cắp. Tuy là một tấm ảnh đơn giản nhưng nó cũng nói lên phần nào dư luận Nhật đánh giá đạo đức của người Việt.

Các loại biển tương tự đã từng xảy ra ở Tiệp, ở Đức hoặc Thái Lan.

Một hình ảnh không đẹp chút nào cho người Việt.


Người Việt không phải như thế. Nhưng dù sao thì muốn tìm lời biện minh với hình ảnh đó cũng bối rối.

Ừ thì người dân lao động phổ thông ra nước ngoài, có dịp tiếp cận với hàng hóa, thấy quầy bán tự giác, ít người trông coi nên nảy sinh lòng tham. Họ bị bắt khi trộm cắp. Điều đó không những là sỉ nhục cho cá nhân mà còn gây sỉ nhục cho đất nước. Đối với những con người này thì lòng tự trọng hay danh dự quốc gia là một điều xa xỉ.
http://2.bp.blogspot.com/-YsgwemXOOvY/Uc09cQJLqVI/AAAAAAAAC10/og9xo13EPqA/s640/998257_459693120790424_1754929861_n.jpg

Nhưng có những con người mang danh là cán bộ, lại là những người có chức vụ đi ra nước ngoài làm công cán đối ngoại thế mà cũng có thói tham lam vô độ. Nếu họ nghèo hay ít hiểu biết thì một nhẽ, đằng này rất có điều kiện mà cũng trộm cắp.

Năm 2005 có bà Võ Thị Hồng Phiếu, tổng giám đốc nhà máy Bia Huế đi công tác ghé qua Thái Lan. Bà đã lấy chiếc kính râm mà „ quên „ trả tiền. Khi nhân viên bảo vệ truy hỏi thì bà lớn tiếng quát nạt. Bà cho rằng, bà thiếu gì tiền mà phải ăn cắp. Nhưng camera ghi hình thì không quên. Kết cục bà bị toàn Thái Lan xử phạt 4000 bạt.

Gương tầy liếp như thế nhưng hình như cán bộ của Việt Nam không thể bỏ thói „ quen „ này được. Như dư luận đã kể lại trên báo chí, ngay có vị giám đốc giàu có cũng có các hành vi tương tự đi ra nước ngoài công tác.

Mới đây, tin còn nóng hổi: "Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ của Thành Đoàn TP HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.

Bà này là cán bộ thuộc Uỷ ban kiểm tra Thành Đoàn, được Thành ủy TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Cơ quan chức năng Singapore đã tạm giữ. Vị cán bộ này có thể phải ra toà xét xử do luật pháp Singapore khá nghiêm khắc với hành vi trộm cắp.

Ông Tất Thành Cang, Bí thư Thành Đoàn TP HCM, xác nhận thông tin và cho biết sẽ báo cáo lên Thành ủy TP HCM về vụ việc này sau khi đoàn cán bộ về nước. “Nếu sự việc trên là có thật chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Cang nói. (Theo VTC news)

Nếu những người cán bộ như bà cán bộ thành đoàn thuộc diện nghèo khổ, lòng tham trỗi dậy khi tiếp cận với thứ xa hoa có thể hiểu được. Nhưng bà là cán bộ đoàn, lại ở ủy ban kiểm tra đoàn thì hành động đó quả vô cùng khó hiểu. Hay là người cán bộ có thói quen như thế ở môi trường trong nước. Họ đi ra nước ngoài xem nơi đó cũng như nước mình chăng ?
Mấy hôm nay đang bàn tán bài " Hãnh diện là người Việt Nam" Đọc càng thêm xấu hổ. Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CHEN…CHEN, CHEN-TỜ- REN- TỜ- REN…

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Những tấm cản gió trên cánh máy bay vừa kịp khép lại. Bất chấp những cảnh báo nguy hiểm từ nhân viên phi hành đoàn, hành khách cứ nhốn nháo đứng cả dậy. Tiếng mở đầu khoá dây an toàn lách cách, lách cách. Người thì dẫm lên ghế ngồi kéo va li, túi xách từ khoang chứa hành lý xuống. Người thì oang oang alô cho người thân đang chờ ở nhà ga. Rồi tất cả lố nhố chen chúc nhau đứng dọc lối đi giữa hai hàng ghế. Năm phút….mười phút trôi qua. Smith bỗng vỗ vai Tèo:
- Này, họ đứng chen chúc nhau để làm gì thế Tèo?
Tèo:
- À, họ đứng chen chúc nhau để chờ ra cửa máy bay đấy. Người Việt bọn tao thích chen nhau, nghiện chen nhau, có cơ hội là chen nhau ngay. Một hai tuổi đã chen nhau rồi…
Smith:
- Phét lác, một hai tuổi đứng chưa vững, chen cái đếch gì?
Tèo:
- Các bậc bố mẹ, ông bà, cô dì, chú bác chen chúc nhau từ nửa đêm, sáng ra xô đổ cả tường rào cổng trường để nộp đơn, nộp hồ sơ xin cho con, cháu vào học mẫu giáo, học lớp 1. Thế thì đâu có khác gì những đứa trẻ một hai tuổi ấy đã phải chen nhau kiếm một chỗ ngồi học, hả Smith?
Smiht:
- Chao ơi, không thể hiểu được!
Tèo:
- Rồi những đứa trẻ ấy lớn lên, học lên, chúng lại chen nhau thí mạng. Một đứa chen với 10, 20, 35 đứa khác trong các kì thi đại học để chiếm một chỗ ngồi trên giảng đường.
Smith:
- Sao mà kinh khủng thế nhỉ?
Tèo:
- Rồi những sinh viên ấy ra trường lại chen nhau để tìm kiếm một việc làm. Đứa khôn lanh hơn thì trở thành kẻ cơ hội, tìm mọi cách chen để ngồi vào một cái ghế quan chức nào đó.
Smith ngạc nhiên:
- Ủa, có tài năng thì làm quan chứ sao lại phải chen?
Tèo:
- Ủa iếc quái gì, tài năng cũng chỉ là một ưu điểm. Chen chứ, ghế ít đít nhiều mà lị. Cái gì cũng chen hết, chen tất tần tật.
Smith lại càng ngạc nhiên:
- Sao lại chen tất tần tật là sao?
Tèo:
- Thì cứ bước chân ra khỏi nhà là chen. Bốn, năm, sáu triệu cái xe máy chen nhau, vượt nhau trên các con phố bé tẹo ở Hà Nội, Sài Gòn mỗi ngày. Rồi chen nhau xem tai nạn. Chen nhau vào chùa cúng bái, xin xăm cầu danh, cầu tài. Chen nhau đến ngất xỉu, đạp lên vai lên cổ Thần Tài để mua cái ấn Đền Trần. Tới sân Quần Ngựa Thủ đô xem triển lãm hoa Anh Đào của Nhật Bản cũng chen nhau bẹp ruột để vặt hoa, kệ hàng trăm cảnh sát, bảo vệ và các tình nguyện viên kêu la bất lực. Ăn búp phê ở Sài Gòn cũng chen nhau kịch liệt để tranh ăn món ngon hạ giá. Rồi chen nhau mua vé tàu hoả, vé xe đò về quê mỗi dịp lễ Tết mới ác chiến. Chen nhau tính tiền mua hàng ở lối ra cửa siêu thị. Nhu cầu khả năng chen nhau của chúng tao là không có giới hạn, mọi lúc, mọi nơi Smith ạ. Hí…hí…
Smith tròn xoe mắt nhìn Tèo :
- Thế không ai có thể làm khác đi được sao?
Tèo bức xúc:
- Mày hỏi kì cục. Giả sử một người thân nào đó của mày bị ung thư cần xạ trị, cần vô hoá chất thì mày có đưa họ vào bệnh viện không hay nằm nhà chờ chết? Một giường bệnh 3,4 người nằm mà vẫn không có giường. Vài bữa nữa, nếu mày rảnh, tao đưa mày vào lầu 2, khu E, Khoa Xạ 2, Bệnh viện Ung Bướu Gia Định, xem mày có phải chen để kiếm cho người thân ấy của mày một chỗ nằm không?
Smith há hốc mồm:
- Ba, bốn người bệnh một giường, thật thế ư?
Tèo:
- Mày đừng há hốc mồm cho mỏi hàm mất công, Smith.
Tèo kéo Smith lại chỗ nhận hành hành lý. Người ta chen chúc đẩy, kéo những chiếc xe vào sát băng chuyền rồi hối hả kéo, lôi túi xách, vali lên xe…
Tèo:
- Thôi, mày đừng há hốc mồm nữa, trông xấu quá, đẩy xe ra cửa đi…
Smith đứng ở vị trí qui định chờ xe taxi trước sảnh phòng chờ. Chiếc taxi trờ tới. Smith vừa lồng tay vào quai túi hành lý để tiến tới cửa xe mở sẵn thì một gã thanh niên đầu đinh từ sau lưng Smith nhanh như chớp, tót luôn vào xe…
Smith nhìn Tèo, cười như mếu:
- Mẹ kiếp! Ở đây lâu tao cũng phải tập chen thôi Tèo ạ…
Bỗng Tèo nhún nhảy và hát:
- You and me, chen… chen, chen ten-tờ-ren- tờ- ren. Hí…hí…hí…

Sài Gòn, 30.6.2013

VDC
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thư Điền

Thái Thanh Tâm đã viết:
Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!

Dân Choa


Mấy tuần trước dư luận ồn ào về cái biển cảnh báo của người Nhật có tiếng Việt cảnh báo nạn ăn cắp. Tuy là một tấm ảnh đơn giản nhưng nó cũng nói lên phần nào dư luận Nhật đánh giá đạo đức của người Việt.

Các loại biển tương tự đã từng xảy ra ở Tiệp, ở Đức hoặc Thái Lan.

Một hình ảnh không đẹp chút nào cho người Việt.


Người Việt không phải như thế. Nhưng dù sao thì muốn tìm lời biện minh với hình ảnh đó cũng bối rối.

Ừ thì người dân lao động phổ thông ra nước ngoài, có dịp tiếp cận với hàng hóa, thấy quầy bán tự giác, ít người trông coi nên nảy sinh lòng tham. Họ bị bắt khi trộm cắp. Điều đó không những là sỉ nhục cho cá nhân mà còn gây sỉ nhục cho đất nước. Đối với những con người này thì lòng tự trọng hay danh dự quốc gia là một điều xa xỉ.
http://2.bp.blogspot.com/-YsgwemXOOvY/Uc09cQJLqVI/AAAAAAAAC10/og9xo13EPqA/s640/998257_459693120790424_1754929861_n.jpg

Nhưng có những con người mang danh là cán bộ, lại là những người có chức vụ đi ra nước ngoài làm công cán đối ngoại thế mà cũng có thói tham lam vô độ. Nếu họ nghèo hay ít hiểu biết thì một nhẽ, đằng này rất có điều kiện mà cũng trộm cắp.

Năm 2005 có bà Võ Thị Hồng Phiếu, tổng giám đốc nhà máy Bia Huế đi công tác ghé qua Thái Lan. Bà đã lấy chiếc kính râm mà „ quên „ trả tiền. Khi nhân viên bảo vệ truy hỏi thì bà lớn tiếng quát nạt. Bà cho rằng, bà thiếu gì tiền mà phải ăn cắp. Nhưng camera ghi hình thì không quên. Kết cục bà bị toàn Thái Lan xử phạt 4000 bạt.

Gương tầy liếp như thế nhưng hình như cán bộ của Việt Nam không thể bỏ thói „ quen „ này được. Như dư luận đã kể lại trên báo chí, ngay có vị giám đốc giàu có cũng có các hành vi tương tự đi ra nước ngoài công tác.

Mới đây, tin còn nóng hổi: "Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ của Thành Đoàn TP HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.

Bà này là cán bộ thuộc Uỷ ban kiểm tra Thành Đoàn, được Thành ủy TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Cơ quan chức năng Singapore đã tạm giữ. Vị cán bộ này có thể phải ra toà xét xử do luật pháp Singapore khá nghiêm khắc với hành vi trộm cắp.

Ông Tất Thành Cang, Bí thư Thành Đoàn TP HCM, xác nhận thông tin và cho biết sẽ báo cáo lên Thành ủy TP HCM về vụ việc này sau khi đoàn cán bộ về nước. “Nếu sự việc trên là có thật chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Cang nói. (Theo VTC news)

Nếu những người cán bộ như bà cán bộ thành đoàn thuộc diện nghèo khổ, lòng tham trỗi dậy khi tiếp cận với thứ xa hoa có thể hiểu được. Nhưng bà là cán bộ đoàn, lại ở ủy ban kiểm tra đoàn thì hành động đó quả vô cùng khó hiểu. Hay là người cán bộ có thói quen như thế ở môi trường trong nước. Họ đi ra nước ngoài xem nơi đó cũng như nước mình chăng ?
Mấy hôm nay đang bàn tán bài " Hãnh diện là người Việt Nam" Đọc càng thêm xấu hổ. Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!
Từ trước đến giờ, nhà nông tớ cứ có sao nói vậy, nghĩ gì nói nấy nên toàn bị ném đá thôi à.
Nhưng tớ vào đây, toàn là cánh hiểu biết nên đá có ném cũng mềm mại ( mà mềm mại thì ăn thua gì với làn da sương gió của nhà nông chúng tớ )nên tớ mạnh dạn nói ( chứ bọn giang hồ xã hội đen chém thì tớ sợ lém ). Tớ hỏi bác TTT hai câu:
1. Nếu người ta đánh rơi tiền mà mình nhặt được, mình đem tiêu thì có là có tội không?
2. Nếu mình đi lĩnh lương hưu mà người ta đếm thừa một tờ 200.000 đ thì ( nói thật đấy nhá? ) bác có bảo họ không? Nếu trên đường vắng, bác thấy có bịch đựng 100.000 đô la bác có nhặt đem về nhà không? ( Một trăm ngàn đô là 2 tỷ đấy bác ạ.
Em thì em cứ muốn câu trả lời thật. Bác có thể trả lời hoặc không, tùy bác.
Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Thư Điền:

Tớ xin giả nhời thật
1.Nhặt được tiền đem tiêu không có tội, nhưng trong bụng bị dầy vò. Phải tìm nhiều cách để trả lại người đánh rơi.
2.Cái gì của Cesar xin trả lại Cesar.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Hãi hùng với chân gà thối đông lạnh hơn 40 năm ở Trung Quốc
08/07/2013 17:45
(TNO) Công an của Trung Quốc thông báo họ vừa mới triệt phá một đường dây chế biến và mua bán số chân gà thốiđông lạnh sản xuất cách đây hơn 40 năm.

Công an ở thành phố Nam Ninh thuộc khu tự trị Quảng Tây thông báo hôm 7.7 rằng họ đã tịch thu hơn 20 tấn chân gà và nội tạng động vật hết hạn khác ở thành phố này. Một số gói chân gà đông lạnh được dán nhãn sản xuất từ năm 1967, theo Tân Hoa xã.
“Các nguyên liệu sống này được chuyển lậu từ các quốc gia láng giềng và những kẻ buôn lậu sẽ ngâm chúng vào các chất độc hòa tan để tẩy máu và mùi rồi sau đó bán ra thị trường”, công an Nam Ninh cho hay.

Theo Tân Hoa xã, việc buôn bán chân gà và các bộ phận khác của động vật nhập khẩu từ nước ngoài diễn ra rất nhộn nhịp ở Trung Quốc bởi những bộ phận này được người Trung Quốc ưa chuộng trong khi đa số người nước ngoài lại xem là đồ bỏ đi.
Đa số các hoạt động buôn bán diễn ra dưới hình thức "chợ đen" và những kẻ buôn lậu thường giấu các bộ phận động vật trong các chuyến hàng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trong năm ngoái, công an biên phòng ở Quảng Tây cho hay họ đã phá vỡ bảy vụ buôn lậu chân gà lớn với tổng giá trị hơn 20 triệu nhân dân tệ (3,26 triệu USD).
Sĩ quan công an Lý Kiến Dân nói với Tân Hoa xã rằng phần lớn các chân gà đông lạnh đều kém chất lượng song những kẻ buôn lậu sẽ ngâm chúng vào nước ô xy già hoặc bột tẩy để biến chân gà trở nên trắng và to hơn. Ông Lý nói 1 kg chân gà sẽ cân nặng 1,5 kg sau khi được ngâm hóa chất.
Theo ông Lý, các xưởng chế biến mà công an bố ráp dơ dáy và hôi thối đến nỗi người ta chỉ có thể đứng trong đó vài phút.
Chất ô xy già vốn bị cấm sử dụng trong xử lý thực phẩm ở Trung Quốc và ông Lý cho hay rác thải từ nơi chế biến đã làm chết cá ở một ao nước gần đó.
Các chân gà và bộ phận động vật qua xử lý thường được bán cho các nhà hàng nhỏ và quán nướng ngoài trời.
Theo Tây Hoa xã, những kẻ buôn lậu có thể thu được lợi nhuận lớn bằng cách mua chân gà với giá 5.000 nhân dân tệ/tấn từ các thương lái nước ngoài và bán chúng với giá cao gấp bốn lần sau khi rã đông, xử lý và đóng gói.
(thanhnien.com.vn) Sơn Duân

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020: khi “mạnh ai nấy bơi



TTCT - Để giúp học sinh nói được tiếng Anh và tiến tới học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh, từ nay đến năm 2020, Long An chi 437 tỉ đồng. Kon Tum cách đây hơn một năm cũng tuyên bố chi 135 tỉ đồng. Còn Đà Nẵng thì dành 140 tỉ đồng  

Trong tình hình thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trên cả nước vẫn còn đang chập chững, phía sau những con số này là gì

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/237/644237.jpg



Đề án có tên đầy đủ là “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020” (1) mà UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt hoàn toàn trong khuôn khổ của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2008. Tức một đề án không chỉ hợp pháp mà còn trong khuôn khổ của một đề án nhà nước.

Sở dĩ tin về đề án này gây sốc là do số kinh phí lên đến 437 tỉ đồng từ nay đến năm 2020, quá “hớp” so với một số đề án tương tự trước đó của một số tỉnh đi trước. Đề án gây băn khoăn về tính hiệu quả do lẽ đây là một tỉnh với cấu trúc dân số còn khá “nông thôn” và năng lực dạy tiếng Anh ở tỉnh này còn chưa cao.

Giật mình so sánh!
Thật vậy, băn khoăn đầu tiên là làm sao “trải thảm đỏ” dạy và học tiếng Anh cho tạm đều khắp trong một tỉnh có tổng dân số 1.449.600 người (năm 2011), trong đó dân số sống tại thành thị khoảng 258.000 người, dân số sống tại nông thôn những 1.191.600 người, sống trên một diện tích 4.492,4km² bị chia cắt bởi sông nước và kênh rạch?

Chỗ dựa cơ hữu cho đề án này của Long An mới là một trường cao đẳng (sư phạm) còn non trẻ, mà nội việc dạy và học tiếng Anh trong trường này cũng đã là một vấn đề nan giải như ở mọi khoa (không chuyên Anh) khác trên toàn quốc.

Tháng 1-2012, tỉnh Kon Tum cũng đã gây sốc khi phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ” trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 135 tỉ đồng, cho tổng dân số gần 453.200 người, trong đó sống tại thành thị khoảng 156.400 người, sống tại nông thôn khoảng 296.800 người (năm 2011), trên một địa bàn mà đồi núi chiếm đến 2/5 diện tích toàn tỉnh, địa hình  đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tức có khó khăn trong việc san sẻ những phúc lợi từ đề án “dạy và học ngoại ngữ” mang danh nghĩa “toàn tỉnh” này.

Và tháng 2 năm ngoái, UBND Đà Nẵng cũng thông qua “Ðề án dạy và học ngoại ngữ…” với tổng kinh phí chỉ gần 140 tỉ đồng. Tức là chỉ trong vòng không đầy một năm rưỡi, Long An lại đưa ra kinh phí lên gấp hơn ba lần kinh phí của Đà Nẵng, trong khi Đà Nẵng là một trong năm thành phố thuộc trung ương với tổng dân số là 951.700 người, cách biệt nội thành/ngoại thành không phải là quá lớn, có tiềm lực kinh tế - xã hội vào hạng cao?

Đà Nẵng thậm chí đã từng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước trong ba năm liền từ 2008-2010, và có một Đại học Đà Nẵng khá mạnh làm chỗ dựa cho đề án. Dường như Long An, khi tính toán, đã noi theo mức kinh phí của tỉnh Kon Tum: chi phí bình quân đầu người theo đề án của Long An là 301.462 đồng, trong khi ở Kon Tum là 297.881 đồng, chứ không noi theo Đà Nẵng với kinh phí đầu người chỉ 147.105 đồng.

Đó chỉ là những ví dụ sơ bộ, chỉ riêng từ góc độ kinh phí đã thấy dường như khi thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, qua ba mẫu tính toán của ba tỉnh, thành Long An, Kon Tum, Đà Nẵng đã thấy dường như mạnh ai nấy bơi! Làm thế nào hiểu được rằng dạy và học ngoại ngữ ở Long An và Kon Tum lại tốn ngân sách/đầu người gấp ba lần ở Đà Nẵng? Chưa thấy có một giải thích nào về cơ sở đầu tư hay có ý kiến gì về những khác biệt trong tính toán này.

Ai đứng lớp?
Chìa khóa quyết định thành bại của đề án quốc gia này tất nhiên là đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Những chi tiết từ một bài báo sau có thể tóm tắt hiện trạng cùng những trăn trở từ một tỉnh Tây nguyên: “Nhiều địa phương vừa khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt chuẩn rất thấp: hầu như tỉnh nào cũng trên 90% giáo viên không đạt chuẩn, thậm chí có tỉnh mức không đạt chuẩn là 100%, kể cả thạc sĩ cũng… rớt.

Vậy liệu có bảo đảm cho việc giảng dạy bằng tiếng Anh? Theo đề án, đội ngũ giáo viên đạt năng lực tiếng Anh bậc 5 (tương đương C1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu) và học sinh tuyển vào lớp 10 đạt năng lực tiếng Anh bậc 2 (tương đương A2 theo khung tham chiếu châu Âu). Tuy nhiên, để “kiếm” được chuẩn đó thì cực khó với các tỉnh lẻ.

Nếu lực lượng giáo viên dạy ngoại ngữ muốn có bằng tiếng Anh bậc 5 thì phải bỏ thời gian đi tu nghiệp lại tiếng Anh, mà đây là một nhiệm vụ khó bởi không phải chỗ nào cũng đào tạo bậc 5… Tìm đâu ra để có cái bằng đó khi cả thầy lẫn trò đều không có chỗ đào tạo, nên điều này rất khó thực hiện…” (2).

Tất nhiên, bộ cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng, như có thể thấy qua văn thư (triệu tập bồi dưỡng)  số 3837/BGDĐT-VP ngày 19-6-2012: “Đợt bồi dưỡng hướng tới nâng cao một bậc năng lực tiếng Anh, cập nhật phương pháp giảng dạy và sử dụng sách giáo khoa mới hiệu quả cho giáo viên tiếng Anh cấp THCS từ các sở GD-ĐT đã có trình độ tương đương bậc B1-CEFR hoặc bậc A2-CEFR đối với các địa bàn khó khăn.

Thời lượng đợt bồi dưỡng gồm 450 tiết, trong đó năng lực ngôn ngữ 400 tiết (300 tiết học trên lớp + 100 tiết học với máy tính có hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin), phương pháp giảng dạy 50 tiết”.

Để tiện nhìn thấy thực lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh (tạm tính cấp THCS), căn cứ theo định nghĩa của CEFR (The Common European Framework of Reference for Languages), trình độ bậc A2-CEFR (đang thấy ở các địa bàn khó khăn) mới là sơ cấp (Waystage or elementary) sau khi đã qua trình độ A1 vỡ lòng (Breakthrough or beginner); còn trình độ bậc B1-CEFR  cũng mới chỉ là bắt đầu bậc trung cấp (Threshold or intermediate) (3).

Từ đó dò lại văn thư trên có thể thấy đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp THCS tạm gồm ba nhóm (theo chuẩn CEFR): (1) hiện có trình độ tương đương bậc B1 tức trung cấp; (2) có trình độ chỉ tương đương bậc A2 tức sơ cấp  (3) không đạt các trình độ trên. Nếu bồi dưỡng thành công, các giáo viên “xịn” nhất cũng mới chỉ lên bậc B2 (Vantage or upper intermediate) tức trung cao; còn các giáo viên “vùng sâu vùng xa được đặc cách” sẽ ở trình độ A2 sơ cấp.

Từ ưu đãi chỉ cần nâng lên bậc trình độ A2 sơ cấp cho các “địa bàn khó khăn”, theo như văn thư trên của bộ, càng thấy nhức nhối trước phân bố dân số - địa lý ở các tỉnh tạm nêu làm thí dụ ở trên là Long An và Kon Tum! Với một đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp THCS mà một số (khoan nói số nhiều hay số ít) mới chỉ ở trình độ A2 sơ cấp, học sinh sẽ học và hành như thế nào?

Băn khoăn này hơn ai hết, những người trong cuộc đã thấy như chính giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An: “Cái khó của tỉnh hiện nay là thiếu giáo viên tiếng Anh và ngay cả số giáo viên hiện có cũng phần lớn chưa đạt chuẩn. Ngoài ra, địa bàn tỉnh Long An rất rộng, nhiều vùng sâu, vùng xa còn khó khăn cũng là trở ngại trong việc thực hiện đề án (4)”.

Từ đó, không thể không bức xúc vì số tiền 437 tỉ cho Long An và 135 tỉ cho Kon Tum sẽ “đương nhiên” tập trung cho các trường ở các “địa bàn không khó khăn” và chủ yếu là vào một vài trường điểm ở trung tâm tỉnh, như thấy giới thiệu trong đề án các tỉnh này, nhất là cho những trường có dạy các môn toán, lý, hóa, sinh, văn, lịch sử... bằng tiếng Anh (như đề án của Đà Nẵng). Đây cũng là tình hình chung cho các tỉnh khác.

Dẫu đề án xác định việc “chấp nhận sự khác biệt trong dạy và học ngoại ngữ về chương trình, trình độ, số lượng và ngoại ngữ cụ thể cần dạy đối với các vùng miền, địa phương và cơ sở giáo dục khác nhau” nhưng cũng đã khẳng định đây chỉ là sự chấp nhận “trong giai đoạn trước mắt”. Không rõ “giai đoạn trước mắt” này kéo dài trong bao lâu, nhưng đề án thì đã được ban hành từ năm 2008.

Ai bồi dưỡng ai?
Cũng theo văn thư “triệu tập bồi dưỡng” trên, ở phía Bắc số giáo viên được đi bồi dưỡng hè năm ngoái tổng cộng là 302 người (của 15 tỉnh). Liệu có đủ giáo viên “đúng chuẩn châu Âu” (cho dù là trung cao) để đứng lớp?

Cũng có những địa phương “tự bơi” như ở Long An, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này chia sẻ: “Chúng tôi đang tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh cho đạt chuẩn... Sẽ đầu tư tối đa để đưa giáo viên ra nước ngoài học, thuê giáo viên nước ngoài đến dạy, tăng cường cơ sở vật chất... Cụ thể, chi phí đưa một giáo viên ra nước ngoài để đào tạo theo chuẩn châu Âu dự tính là 180 triệu đồng/người. Còn mời giáo viên nước ngoài về đào tạo ở địa phương thì chi phí khoảng 40 triệu đồng/người.

Trong giai đoạn đầu, sở đã lên kế hoạch mời 500 giáo viên nước ngoài về đào tạo tại địa phương và đưa 100 giáo viên đủ điều kiện đi học tập nước ngoài để có thể đạt chuẩn”. Dễ hiểu tại sao Long An lại “tự bơi” theo kiểu “mời 500 giáo viên nước ngoài về đào tạo…”, “đưa 100 giáo viên đi học nước ngoài”… khi mà Trường cao đẳng Sư phạm Long An cơ hữu không đủ nhân lực cáng đáng công việc này.

Có sẵn một trường cao đẳng sư phạm mà còn thấy thiếu, thế còn những tỉnh không có bất kỳ trường cao đẳng sư phạm cơ hữu nào thì sao?

Từ sự “tự bơi” đó mới có những hợp tác tùy hỉ với “Cambridge”, với EMG Education, với ELC (Úc) trong khuôn khổ các đề án do các chính quyền địa phương tự phê duyệt kinh phí tùy nghi. Từ một đề án quốc gia, với các khoản chi khá chi tiết cho từng mục (biên soạn sách - tài liệu học, đào tạo giáo viên, cung cấp trang thiết bị, xây dựng phòng học tiếng nước ngoài, tuyển dụng giáo viên bản ngữ…), vẫn có một biên độ khá rộng rãi để mỗi tỉnh tự bơi, bắt đầu là kinh phí.

Vì thế mới thấy Long An “nhấn ga” lên 437 tỉ đồng, nhưng lại bắt đầu nghe những phàn nàn như từ Đắk Lắk (269 tỉ đồng) rằng “để đề án được triển khai đúng tiến độ, mỗi năm Đắk Lắk cần được cấp khoảng 30 tỉ đồng thay vì cấp bình quân 12-15 tỉ đồng như hiện nay”. Cần nhắc lại là tổng kinh phí của đề án trên cả nước là trên 9.000 tỉ đồng.

DU LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Phân hóa giầu nghèo trong giáo dục

An Thanh Lương


Hôm nay, trên Face book, dưới nick name Kim Cương, giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường tư thục nổi tiếng Lương Thế Vinh đưa tin : Năm học này theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội , có 18 trường chất lượng cao (CLC) có mức học phí 2,9 triệu/tháng đối với cấp PTCS và 3 triệu/tháng đối với cấp PTTH , cao gấp 150 lần mức 20 ngàn  đồng đối với học sinh đại trà ở ngoại  thành . Ông đặt câu hỏi  “Phải chăng đây là khởi đầu cho một cuộc cách mạng giáo dục ?”. Và ông cảm thán :Rồi đây giáo dục chúng ta sẽ đào tạo ít nhất là hai loại học sinh “học sinh CLC” và học sinh “chất lượng hạng bét” . Nhà giáo già kêu lên “Đau đớn thay”!

Ngay khi đọc stastu này, tôi đã bình luận “ Phân hóa giầu nghèo trong giáo dục là sự phân hóa khốn nạn nhất do con người đẻ ra”. Comment này đã được nhiều người đồng tình. Thấy chưa nói rõ được ý của mình tôi viết tiếp bài viết này gửi giáo sư Văn Như Cương, người tôi chưa từng một lần giáp mặt nhưng rất kính trọng
Trước hết tôi phải tự giới thiệu , tôi cũng là một nhà giáo đã có 33 năm đứng lớp và 25 năm làm cán bộ quản lý một trường PTTH chuyên nên có thể chủ quan mà nói rằng, với ngành giáo dục VN, tôi hiểu rõ từng chân tơ kẽ tóc . Nhưng từ cách đây 20 năm, chính xác là 19 năm 6 tháng, tôi đã chia tay ngành giáo dục để đi làm một công việc khác thỏa được cái chí tang bồng của mình hơn .Tuy nhiên trong tôi, lúc nào cũng đau đáu nỗi niềm đối với ngành giáo dục , ngành đã tặng tôi huy hiệu “ Vì sự nghiệp giáo dục”
Dẫn chứng ư ? Năm ông Nguyễn Thiện Nhân từ thành phố Hồ Chí Minh ra Ba Đình làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và dùng con bài “người đương thời” Đỗ Việt Khoa dấy lên ngọn cờ “ chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” , qua Vietnamnet, tôi đã gửi ông thư ngỏ “ Mong Bộ trưởng điềm tĩnh hơn” . Bài này gõ qua google vẫn có thể tìm đọc được và vẫn đầy tính thời sự . Và qua hết đời bộ trưởng này đến bộ trưởng khác , tôi đều có thư ngỏ. Có thể các vị không đọc nhưng bàn dân thiên hạ ai cũng đọc cũng biết thực trạng giáo dục VN
Có thể tóm lược một câu : Từ sau khi ông Nguyễn Văn Huyên qua đời, các đời bộ trưởng kế tiếp từ bà Bình, ông Quân, ông Hạc đến ông Hiển, ông Nhân và bây giờ là ông Luận giáo dục VN ngày càng kém đi. Năng lực , trách nhiệm và uy tín của các đời bộ trưởng cũng càng ngày càng kém đi
Đương nhiên thôi. Các vị đều là các thày mũ cao áo dài , đều mang tính hàn lâm, đào tạo trong các trường danh tiếng  nước ngoài , chưa bao giờ hoặc rất ít khi đứng bục giảng một tiết học nên làm sao hiểu được thực trạng giáo dục VN đang thay đổi từng ngày từng giờ theo cơ chế thị trường bất chấp cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cấp dưới  cũng vậy, các vụ trưởng, vụ phó , viện trưởng viện phó …có mấy người đã từng đứng lớp nên tham mưu cho Bộ trưởng nhiều chủ trương không sát thực tế , cứ cải tiến, thí điểm hoài và có những chủ trương rất ba láp, vô trách nhiệm . Từng ấy năm, hàng triệu học sinh , những mầm non tương lai của đất nước đã trở thành những con chuột thí nghiệm của cái gọi là “cải cách giáo dục”, “cải tiến chương trình và sách giáo khoa”, “phân ban và không phân ban” … dự án này dự án nọ tiêu hàng chục tỉ đô la mà chất lượng dạy và học “nguyễn vân”
Khi Nhà nước không cứu được giáo dục thì người dân tự cứu mình . Các trường tư thục mọc lên , đặc biệt là tư thục đại học mọc lên như nấm sau mưa thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng bởi ông phải lo sao có đủ 20.000 tiến sĩ mà ông lỡ hứa sẽ thực hiện ! Và nhân nào quả nấy. Hôm nay, xin cho con vào lớp 1 và lớp 10 còn khó hơn vào trường đại học nhiều . Đào tạo cái kiểu đánh trống ghi tên,mạnh ai nấy thu cho nhiều tiền, không lấy giáo dục làm mục tiêu đào tạo con người mà là cơ hội để kinh doanh làm giầu thì than ôi tương lai con trẻ VN hỏng mất rồi !!!
Trở lại câu chuyện mà giáo sư Văn Như Cương bức xúc . Từ hơn hai chục năm nay khi còn dạy học ở một trường chuyên, tôi đã viết trên báo Lao Động một bài phê phán việc mở tràn lan các trường chuyên lớp chọn tạo ra một cơ chế bất bình đẳng trong giáo dục , tạo ra nguồn gốc của tệ học thêm dạy thêm tràn lan mà cho đến nay ông Bộ, ông Sở không thể kiểm soát, không thể ngăn cấm, trở thành bệnh dịch làm khốn khổ các cháu học sinh, suốt ngày đi học thêm, không còn đâu thì giờ vui chơi giải trí tối thiểu , làm khốn khổ nhiều gia đình nhất là những gia đình có thu nhập thấp
Sau bài báo đó, Bộ Giáo dục đã chỉ thị các tỉnh không được mở trường chuyên cấp PTCS nhưng cấp PTTH thì vẫn được phép, được cấp kinh phí. Còn chủ trương bỏ lớp chọn thì chả ai nghe Bộ cả . Mà như đã nói ở trên, còn trường chuyên, còn lớp chọn thì còn học thêm dạy thêm tràn lan . Điều không ít lần được Quốc hội bàn thảo , nhưng có ai nói ra được cái gốc của vấn đề
Quan điểm của tôi là trong một lớp học phải có đủ các đối tượng giỏi, khá , trung bình và kém . Thày giáo phải dạy như thế nào sát các đối tượng để em nào cũng hiểu bài và trong bối cảnh đó những em nào thông minh hơn, chịu khó hơn sẽ đứng đầu lớp , sẽ đỗ đại học điểm cao do tự thân các em chứ không phải do học thêm”trúng tủ”. Nhớ lại ngày xưa đi học , cuối tháng được xếp nhất nhì hoặc trong tốp 5, tốp 10 về khoe bố mẹ thì sướng làm sao. Còn nếu lười học thì “đội sổ” . Học sinh bây giờ không biết “đội sổ” là gì . Cả lớp đều tiên tiến , không có học sinh lưu ban. Cả lớp phải 70,80% học sinh giỏi , và phải trên cả giỏi tức xuất sắc thì cha mẹ mới yên tâm . Bệnh thành tích là đây chứ chả ở đâu cả ông Phó Thủ tướng phụ trách Văn Xã  ơi . Tiên tiến xuất sắc mà thi vào lớp 10 , thi vào đại học trượt chổng vó thì vô nghĩa .
Việc trong một lớp có đủ các đối tượng khá giỏi kém, đủ các thành phần giai cấp giầu nghèo, từ con ông phó thường dân đến con ông quan lại cao cấp thì đó là một nền giáo dục nhân bản nhất, bình đẳng nhất
Tiếc thay hiện nay chỉ con nhà giầu mới được theo học các trường có cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ giáo viên có chất lượng, còn con nhà nghèo thì “ cố lấy cái bằng lớp 12 rồi tìm việc mà đi làm kiếm sống”và  sống chết gì cũng phải cố kiếm lấy cái bằng tốt nghiệp phổ thông. Bằng mọi giá mà Đỗ Việt Khoa năm thi nào cũng xăm soi  “đáng ghét”. Xã hội càng phát triển thì phân hóa giầu nghèo càng rõ nét . Người ta có thể giầu lên nhờ kinh doanh làm ăn giỏi và nhờ có chức có quyền để  tham những . Người ta sẵn sàng “hy sinh đời bố củng cố đời con” Đó là quy luật khách quan . Nhưng trong giáo dục phải có sự bình đẳng . Ngành giáo dục cả nước và Hà Nội ( kể cả chính quyền)bằng những chủ trương sai lầm đã vô hình trung tạo ra một sự bất bình đẳng , một sự phân hóa giầu nghèo. Nó không chỉ làm các em con nhà nghèo thiệt thòi và nó để lại di chứng đáng buồn trong tâm hồn thế hệ trẻ . Vì thế tôi lấy tên bài viết này là : Sự phân hóa giầu nghèo trong giáo dục là sự phân hóa khốn nạn nhất do con người đẻ ra
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những yêu sách của cậu ấm, cô chiêu khi đi thi đại học



Thi đại học là dịp để nhiều công tử, tiểu thư con nhà giàu hành bố mẹ, đưa ra những yêu sách, đòi hỏi những tiêu chuẩn hạng sang như ở khách sạn đẹp, tiêu tiền triệu.

Hải “mini”, quý tử từ đất mỏ Quảng Ninh được bố tháp tùng lên Hà Nội đã 4 ngày, dự thi Đại học Văn Hóa. Hai bố con ở khách sạn 5 sao trên phố L.T.K, theo đúng yêu cầu của Hải. Vì sợ bẩn, cậu đặc biệt không ngủ được trong phòng lạ, nếu ở khách sạn thì phải cực sạch, thế nên bố Hải đành chi khoảng 270 USD cho một đêm ở lại khách sạn, miễn sao con chịu ngủ để còn có sức ôn bài.

Thế nhưng, đã hai ngày nay, bố Hải cuống cuồng trong tình trạng… đi tìm con. Chiếc Range Rover supercharged của ông bị quý tử mượn đi chơi từ hôm kia rồi mất hút luôn, cậu chỉ kịp nhắn lại cái tin “Con gặp mấy thằng bạn, rồi tự đi tập trung được bố đừng lo”. Liên hệ khắp các nhà bạn bè trên Hà Nội, rồi nhờ người quen làm trong ngành tìm hộ, ông mới tìm ra quý tử đang “mất xác” đập đá trong một khách sạn bên mạn Gia Lâm. Khi đến nơi, quý tử thản nhiên bảo: “Bố chẳng biết gì, đập đá thì đầu mới thông, làm bài mới chuẩn”.

Nuốt cơn giận vào trong, ông vẫn nhẹ nhàng bảo con lên xe. Đem quý tử đến bệnh viện thử máu để chắc chắn cậu không nhiễm bệnh gì, sau đó đem về khách sạn dỗ ngon dỗ ngọt để sáng hôm sau cậu có thể bình tĩnh đến làm thủ tục thi. Ông cũng không quên đặt tôm hùm, cháo bào ngư để Hải ăn có sức.

Sở dĩ có sự chiều chuộng vô độ như thế, có lẽ vì Hải “mini” là con út, cũng là cậu trai duy nhất trong nhà. Bố Hải làm chủ ba chiếc tàu dưới Hạ Long và một công ty khai thác than, tiền quả là khái niệm thừa thãi nhưng chuyện học hành lại rất được ông coi trọng. Không phải tống con sang nước ngoài là xong, bố Hải muốn quý tử phải đỗ đại học trong nước để mọi người nhìn vào còn mát mặt.

Chính vì sự mát mặt đấy mà hôm nay ông mới phải muối mặt nịnh con thế này. Hải “mini” biết thừa, nên cậu thản nhiên đòi tiêu chuẩn ăn ở dạng 5 sao, rồi cầm tiền của bố bao bạn đi đập đá, lên “tham quan” bar Hà Nội. Được biết, sau phi vụ thi đại học (đã được lo lót cẩn thận, chỉ cần Hải có mặt), yêu cầu của Hải là một thẻ vàng ghi nợ để cậu mua đồ và chiếc xế hộp có logo 4 vòng tròn (Xe hạng sang Audi - PV).

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/image_20130704/thi.jpg
(Ảnh chỉ để trang trí)



Còn hai ngày nữa mới kết thúc một tuần “hành bố” của quý tử. Nói chuyện với ông bạn, bố Hải vẫn lo nơm nớp: “Chẳng biết nó có thương mình mà ngoan nốt hai ngày nữa không, chứ giờ lại bỏ đi chơi thì công toi”. Xem ra, cũng là lo cho con, nhưng nỗi lo của vị phụ huynh giàu có này lại khác với hàng trăm nghìn phụ huynh khác đưa con lên Hà Nội thi, đang trọ hoặc ở nhờ trong những căn phòng chật hẹp, nóng nực. Ông chỉ sợ quý tử của mình chờ bố ngủ lại trốn đi chơi chẳng có sức tham dự môn thi đầu tiên vào sáng mai.

Học lực trung bình, bố quen biết với hiệu trưởng nên được đặc cách qua ba năm cấp 3, chứ với Phương Mai (Linh Đàm, HN), cộng trừ nhân chia bình thường còn khó, đừng nói chuyện chia căn bậc hay công thức toán, hóa. Chỉ vì “trót” sinh ra trong gia đình gia giáo, cả bố lẫn mẹ đều phụ trách những vị trí hàng đầu ở công ty nhà nước, không muốn mang tiếng có con gái học dốt nên dù mải chơi, Mai vẫn bị bố mẹ kìm kẹp suốt từ cấp 1 đến nay.

Sắp “thoát” khỏi tuổi 18, Mai tin rằng kỳ thi vào khối A - ngành Quản trị kinh doanh một trường đại học ở Hà Nội sẽ là dịp chấm dứt quãng thời gian sống trong lồng nên tiểu thư ra giá cho bố mẹ cũng khá “cứng”: hai chiếc túi hiệu Chanel (xấp xỉ 70 triệu/cái), nếu không thì cô gái sẽ… khoanh bừa vào bài thi, thậm chí ngủ quên ngày tập trung làm thủ tục. Thực ra với học lực không đạt mức trung bình, Mai biết thừa vào phòng thi cũng sẽ chỉ khoanh bừa. Lan cũng cậy luôn dịp này để đòi hỏi “nhiệt tình” với bố mẹ.
Suốt thời gian ôn thi, ngày nào Mai cũng được mẹ tẩm bổ hết tôm, cua, vi cá, đến tổ yến tươi cho da dẻ hồng hào, đỡ mệt vì thức đêm. Rồi mỗi ngày, cô Lan – mẹ Mai đều phát cho con gái 1 triệu đồng làm “lộ phí” đi học lò, thực ra quãng thời gian đấy đều được tiểu thư “đốt” ở quán cà phê, rạp chiếu phim. Chiếc xe máy Lead cũng được lên đời thành Liberty, đã có Iphone5 nhưng để nịnh con, cô Lan vẫn sắm thêm Samsung Galaxy S4 cho Mai chụp ảnh. Mọi yêu cầu đều được đáp ứng vì bố Mai ra lệnh: “Không được để nó hỏng đợt này, ảnh hưởng đến tiếng tăm gia đình lắm”.

Đêm qua, sợ tiểu thư ngủ quên nên cô Lan phải lên phòng con ngủ cùng. Sáng nay, đánh thức con gái dậy xong, cô lại xuống nhà bê bát phở bò Kobe lên tận phòng cho Mai ăn sáng rồi mới gọi lái xe đưa con đến địa điểm đăng ký làm thủ tục thi. Vừa đi, tiểu thư vừa làu bàu: “Buồn ngủ quá, nhanh lên còn về đi ngủ. Nẫu!”.

Website NGƯỜI ĐƯA TIN  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Bà mẹ VN Anh hùng: Các con đùa phải không?
- 'Mong rằng, khi những việc ồn ào này đến tai các mẹ, các mẹ không ngạc nhiên choáng váng như dư luận, chỉ hỏi: các con đùa phải không? '.


Chỉ trong 2 ngày, Facebook và mạng xã hội tràn ngập những dấu hỏi và những dấu cảm thán xoay quanh hai chủ trương mới: Bà mẹ Anh hùng đi thi đại học được cộng điểm của Bộ Giáo dục – Đào tạo, và đề xuất phụ nữ từ 33 tuổi trở lên không được mang thai của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM.
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin miễn bàn đến đề xuất thứ hai. Sự bất hợp lý của nó đã hiển nhiên cho thấy rằng nó chắc chắn không bao giờ được áp dụng, chỉ thành một cuộc vui cho các chuyên gia chém gió.
Nhưng vấn đề “thi đại học” của Bà mẹ Anh hùng không lại không phải chuyện đùa. Mới đọc những tiêu đề: Bà mẹ Anh hùng được cộng điểm thi đại học, tưởng đâu chỉ là lỗi cấu trúc ngữ pháp của các biên tập viên, ai ngờ đó là nội dung thật.

Câu chuyện tưởng đùa, đã được đại diện Bộ giáo dục và Đào tạo, ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, giải thích rõ ràng: ‘Cộng điểm cho bà mẹ anh hùng là phù hợp'.

Ông Khôi cũng giải thích rõ ràng hơn: Bà mẹ Anh hùng giờ không chỉ là những bà mẹ 80 tuổi, 90 tuổi mà bây giờ theo quy định mới người mẹ có con duy nhất đi bộ đội hy sinh thì cũng được Nhà nước xem xét phong là Bà mẹ Anh hùng, nghĩa là những bà mẹ thời nay có con hy sinh cũng thuộc diện ưu tiên. Mặt khác, các quy chế tuyển sinh không có quy định hạn chế tuổi để mọi người được học suốt đời.

Nếu đề xuất mới đầu gây shock, thì giải thích của ông Khôi càng gây choáng hơn. “Thời nay” là thời nào? Cứ cho là thời nay chúng ta vẫn có những người hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và xây dựng - sản xuất. (Cứ cho là) đó là một đề xuất thể hiện sự nhân văn, biết ơn, thì thử nhẩm tính: tuổi thấp nhất để đi bộ đội là 18, (cứ cho là) anh bộ đội (con duy nhất) đó hy sinh năm đầu tiên (18) và được phong liệt sỹ, mẹ của anh thành bà mẹ anh hùng ngay trong năm. Lại (cứ cho là) mẹ anh sinh con ngay ở tuổi pháp luật cho phép (18), tức là tuổi tối thiểu một Bà mẹ anh hùng (thời nay) phải là 36.

Theo ông Khôi nói rõ: các quy chế tuyển sinh không có quy định hạn chế tuổi để mọi người được học suốt đời, nghĩa là Bà mẹ anh hùng hoàn toàn có điều kiện đi học đại học, và việc cộng điểm là hợp lý.

Có thực sự vậy không? Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông khi (gần) 18 tuổi, các thí sinh đều phải thi đại học ngay, nếu không được thì trong cả năm tiếp theo phải tiếp tục ôn luyện để thi lại. Nếu không, những kiến thức sẽ mai một, và khi ra trường thời gian làm việc cống hiến sẽ bị chậm lại. Trên thực tế, có ai chờ đến khi 38 tuổi để thi đại học không? Ngay cả khi được cộng hai điểm, thì họ có đáp ứng được không?

(Cứ cho là) họ thi được, cầm bằng tốt nghiệp ra trường, người tuyển dụng sẽ chấp nhận một sinh viên tốt nghiệp tuổi già và chưa có kinh nghiệm làm việc như họ không…vv..

Những yếu tố được coi là “nhân văn” đó, càng phân tích càng thấy không thực tế. Đến mức phi lý..

Trong khi đối tượng chính của chủ trương này không phải những nhân vật (giả định) ở trên, mà hầu hết là những con người có thật. Họ là ai? Là những người:

- Có hai con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; Có hai con mà cả hai con là liệt sĩ, hoặc chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ; Có ba con trở lên là liệt sĩ; Có một con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.

Nghĩa là những đối tượng hầu hết là cô đơn, vì chồng/con các mẹ đã hy sinh. Nếu tính chính xác, chiến tranh chống Mỹ kết thúc năm 1975 đến 2013 = 38 năm + 36 tuổi = 74, là tuổi Bà mẹ anh hùng trẻ nhất của thời chống Mỹ, thời chống Pháp thì nhiều hơn, nhiều cụ đã mất. Vậy đây có phải đối tượng Bộ giáo dục muốn nhắm đến không?

Một khía cạnh khác: khi đề cập đến chuyện “nhân văn” “mọi người được đi học suốt đời”, những người soạn thảo có nhớ rằng trong thời chiến tranh, có những ai được đi học? Trong khi các Bà mẹ anh hùng  hầu hết xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, hầu hết họ chưa bao giờ có cơ hội đến trường, không còn cơ hội sống hạnh phúc bên chồng con. Đặt vấn đề “thi đại học” với các cụ, có phải tàn nhẫn?
Tôi vẫn cho rằng, chắc chắn không ai nỡ trêu chọc các Bà mẹ anh hùng, nhưng đây hẳn là một “lỗi đánh máy” vô cùng nghiêm trọng…
Theo quan điểm riêng của người viết, đề xuất này chính xác phải là; cộng điểm thi đại học cho người trực tiếp phụng dưỡng Bà mẹ anh hùng. Vì trên thực tế, con của các Bà mẹ anh hùng (nếu còn) cũng cỡ 60 – 70 tuổi, nếu là cháu thì cháu thế nào? mấy đời? Phải là người trực tiếp phụng dưỡng các mẹ, bất luận người đó có phải con cháu họ hay không. Tôi cho là vậy.

Chỉ mong rằng, khi những việc ồn ào này đến tai các mẹ, các mẹ không ngạc nhiên choáng váng như dư luận, chỉ hỏi: các con đùa phải không?
• Hoàng Hường
Theo Tuần Vietnamnet ngày 13/7/2013

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [95] [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối