Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 22/08/2012 16:50
Có 3 người thích
Những mối quan hệ láng giềng mong manh
Ngày gửi: 22/08/2012 17:01
Có 6 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:@Tuấn Khỉ: Gửi thêm bài này của GS Nguyễn Huệ Chi để Lão Tôn cho vào giải Lang ben thơ nhé. He he
HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được tiền nhân mượn bút
Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 11:04 - 21/08/2012
Bàn thêm về cái gọi là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”
Ngày gửi: 22/08/2012 19:21
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Baba Yaga vào 22/08/2012 21:23
Có 4 người thích
Giáo viên “khóc” vì những quyết định vô cảm
Ngày gửi: 22/08/2012 21:34
Có 4 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Đã từng là đệ tử ruột của Phụng thì mấy anh nhà ...lơ ngơ, lão xỏ mũi lúc nào chả được.
HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được tiền nhân mượn bút
Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 11:04 - 21/08/2012
MINH DIỆN
Giới văn nghệ đang xôn xao về nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận xung quanh cuộc hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", về tin tập thơ "Thi vân Yên Tử" của ông ta đi dự giải Noben văn chương. Đã có nhiều bài viết về thói háo danh kệch cỡm của ông Thuận. Tôi chỉ xin kể thêm một mẩu chuyện không liên quan đến thơ nhập đồng của ông, nhưng sẽ giúp quý vị hiểu thêm về bản chất của Hoàng Quang Thuận.
Gần hai chục năm trước, Hoàng Quang Thuận từng là cố vấn đối ngoại của ông Tăng Minh Phụng (Bảy Phụng), giám đốc công ty Minh Phụng. Với khuôn mặt nhẵn bóng, áo quần bảnh bao, nói năng trịch thượng, Hoàng Quang Thuận bám Bảy Phụng như hình với bóng. Từ những cuộc gặp gỡ quan chức trong nước đến các chuyến công du nước ngoài của Bẩy Phụng đều có cố vấn Thuận đi kèm. Trong cái túi xách nhỏ của Thuận, luôn sẵn có mấy đồng tiền Gia Long Bảo Giám, trước khi Bẩy Phụng đi đâu, gặp ai và làm việc gì quan trọng, Thuận đều gieo quẻ để biết hên xui và cho lời khuyên. Hoàng Quang Thuận đã làm cho Bẩy Phụng có niềm tin tuyệt đối vào tâm linh. Thuận đã dùng các biện pháp tâm linh, thần thánh giúp Bẩy Phụng mở rộng những mối quan hệ. Ông Thuận được Bẩy Phụng cấp cho một xe ô tô có tài xế riêng để làm việc. Với cái gọi là "thuốc gia truyền" cùng những phong bao của Bẩy Phụng, ông Thuận đã lách vào mọi cửa.
Tôi còn nhớ, khi công ty Minh Phụng đang bi đát trước sức ép từ mọi phía thì Hoàng Quang Thuận đưa ông Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đến ký kết văn bản hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ với công ty Minh Phụng. Hoàng Quang Thuận tổ chức họp báo long trọng và để ông Viện sĩ xuất hiện trước các nhà báo.
Khi Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng - Epco, Hoàng Quang Thuận sủ quẻ liên tục và nói như đinh đóng cột trước mọi người rằng nhất định Bẩy Phụng sẽ thoát nạn. Thậm chí, khi Tăng Minh Phụng đã bị tuyên án tử hình rồi mà ông Thuận vẫn quả quyết sẽ có người cứu. Thuận nói người cứu Bẩy Phụng là một nhân vật quan trọng mà đối với Thuận thân thiết như trong gia đình. Nghe Thuận nói, đại tá Lưu Vinh, Phó tổng biên tập báo Công an lúc bấy giờ phải thốt lên "Cái thằng đại bịp". Luật sư Nguyễn Thị Loan, một trong ba luật sư bào chữa cho Tăng Minh Phụng đã cho tôi đọc lá thư cuối cùng của Tăng Minh Phụng viết từ phòng giam người có án tử hình. Trong thư, Bẩy Phụng nói khá nhiều về Hoàng Quang Thuận và yêu cầu Thuận trả lại chiếc xe hơi...
Tăng Minh Phụng bị thi hành án, đã chết, nhiều cộng sự bị tù đầy và nhiều bạn bè bị liên lụy, riêng "cố vấn" Hoàng Quang Thuận vẫn nhởn nhơ. Hình như thần thánh và các đại nhân chỉ bao bọc cho riêng ông ta?
Tôi cứ tưởng Thuận sẽ giấu mình đi, nhưng không, ông ta vẫn nhởn nhơ trò cũ. Một buổi tối, Hoàng Quang Thuận gõ cửa nhà tôi và sau khi khoe mấy bài thơ tâm linh mới làm về Yên Tử, ông ta vận động tôi mua bảo hiểm lấy hoa hồng giúp con Bẩy Phụng. Tôi nói với Hoàng Quang Thuận: "Tuy Bẩy Phụng đã mất, nhưng cô Thương và gia đình vẫn không để cho các con Bẩy Phụng thiếu thốn. Một sự thật là, nhân dịp tết vừa qua, tôi và anh Huy Đức mang tiền lì xì cho bà mẹ Bẩy Phụng và các cháu nhưng không ai nhận mà mang số tiền đó làm từ thiện... Vì vậy, ông đừng lợi dụng người đã chết để kiếm tiền...".
Không ngờ, nghe tôi nói như vậy, Hoàng Quang Thuận lên giọng, mang tâm linh ra dọa tôi. Bực quá, tôi phải đứng lên chỉ tay vào cái mặt nhờn mỡ bóng của Thuận mà nói rằng: "Anh xéo ra khỏi nhà tôi ngay!".
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ trong nhiều chuyện mà tôi đã biết về vị GSTS - Nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận.
Ngày gửi: 23/08/2012 10:06
Có 3 người thích
Đại biểu Trần Du Lịch
Ngày gửi: 24/08/2012 10:17
Có 4 người thích
NXB Giáo dục bị “tố” tiếp tay cho hàng Trung Quốc
Bút chấm đọc do Việt Nam sản xuất.
Một sản phẩm được "đóng dấu" của NXB Giáo dục.
Ngày gửi: 24/08/2012 12:16
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thái Thanh Tâm vào 24/08/2012 12:18
Có 2 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:
Đại biểu Trần Du Lịch:
Không thể vì miếng cơm manh áo mà trở thành nô lệ
Bài đăng trên Lao Động Thứ tư 22/08/2012 05:00
- Ông có thỏa mãn về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến câu hỏi của ông không, thưa tiến sĩ?
Thời trước khác xa bây giờ.
Đại biểu Trần Du Lịch
- Về câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến người lao động VN ở Nga, tôi cho rằng Bộ trưởng đã trả lời được một phần, nhưng chưa thỏa mãn được vấn đề mà tôi muốn đưa ra. Theo tôi, phải đánh giá XKLĐ là vấn đề lớn và đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp XKLĐ và đối với người lao động VN ở nước ngoài. Tôi sang Nga và sau khi nghe báo cáo về tình trạng của người lao động VN tại các xí nghiệp đen (sử dụng lao động bất hợp pháp), tôi đắng miệng nuốt cơm không được. Tôi nghĩ rằng, không thể vì miếng cơm manh áo mà con người làm việc và sống như lô lệ thời trung cổ.
- Báo Lao Động từng có những bài viết phản ánh về tình trạng bị ngược đãi của người lao động VN tại Malaysia và một vài nước khác, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thị trường XKLĐ, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?
- Sức khỏe, mạng sống, quyền lợi và quyền con người luôn đặt lên cao nhất, dù làm bất cứ việc gì thì cũng để đạt được mục đích đó. Các cơ quan quản lý XKLĐ phải có trách nhiệm thật cao, nắm rõ được người lao động VN ở nước ngoài sinh hoạt, làm việc như thế nào? Quyền lợi và quyền con người của họ có được đảm bảo hay không và phải có biện pháp bảo vệ các quyền đó của họ. Thời bao cấp, VN đưa lao động xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu rất hiệu quả, trách nhiệm của hai nhà nước được thực hiện nghiêm túc, người lao động được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Tại sao bây giờ chúng ta không làm được như vậy?
- Xin cảm ơn ông!
Lê Thanh Phong thực hiện
Ngày gửi: 24/08/2012 19:03
Có 2 người thích
Ngày gửi: 24/08/2012 20:22
Có 1 người thích
Ngày gửi: 25/08/2012 18:24
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 25/08/2012 18:44
Có 1 người thích
Tại ông Trời
(Trích tâm sự của một con đường)
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối