Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [30] [31] [32] [33] [34] [35] [36] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!



SGTT.VN - Trong những ngày này, bộ phim Đường đến thành Thăng Long  nhận được không ít chỉ trích. Dù đã nhân danh là phim phục vụ đại lễ, bào chữa bằng yếu kém của hạ tầng điện ảnh nước nhà, thậm chí viện dẫn các khái niệm “giao thoa”, “tiếp biến văn hoá” nhưng bộ phim này vẫn khó có thể được công chúng chào đón như một sản phẩm cung tiến cha ông. Vì sao?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=117235
Diễn viên Trung Quốc tham gia đóng phim Đường tới thành Thăng Long. (Ảnh: Phạm Xuân Hải)



Người Việt đã bị nhiều dân tộc đô hộ, xâm lược. Với bản tính hiếu hoà, số đông người Việt ngay dưới thời bị cai trị, vẫn đón nhận điểm sáng văn minh của chính quốc gia cai trị mình để biến nó thành vốn liếng và di sản dân tộc. Chữ quốc ngữ, trường Viễn Đông Bác cổ, đại học Y khoa Đông dương, chiếc áo dài của hoạ sĩ Lê Phổ… là những minh hoạ điển hình cho sự cầu học không hề hẹp hòi của người Việt. Nhưng với văn hoá Trung Hoa, thì không được như thế!

Trong một bài phỏng vấn mới đây, học giả Hữu Ngọc có đề cập đến một khái niệm do UNESCO đề xướng và nhấn mạnh: “tiếp biến văn hoá” (acculturation). Theo Hữu Ngọc, tiếp biến văn hoá xảy ra “khi hai nền văn hoá gặp nhau, mỗi nền văn hoá sẽ mất đi một ít và thu về một ít để tạo ra cái mới”. Nhưng định nghĩa về tiếp biến văn hoá của UNESCO, một vấn đề muôn thuở, không thể áp dụng cho văn minh Trung Hoa khi tiếp cận với văn hoá Việt. Ngoài công khai hoá về nông nghiệp của Sĩ Nhiếp, nền cai trị của người Trung Hoa hơn ngàn năm trên đất nước của chúng ta có thể tóm gọn vào hai chữ: áp đặt và đồng hoá. Nền văn hoá ngạo mạn ấy chỉ muốn lấy đi mà không trao tặng, loại trừ tất cả các giá trị không giống mình, sẵn sàng miệt thị đất nước văn hiến của chúng ta là bọn “Nam man”. Cũng chính những kẻ cai trị ấy thẳng tay đốt kinh sách, huỷ diệt không thương tiếc những tàng thư văn hoá của đất nước này. Chính những kẻ kiêu ngạo và cực kỳ tham lam ấy bắt các vua chúa Việt Nam tiến cống nho sĩ, nghệ nhân, mỹ nữ… sang Trung Quốc, thay vì để cho các giá trị văn hoá sống động, những bộ gene ưu việt ấy triển nở ngay trên chính quê hương của họ. Cuộc cai trị của người Hoa trên đất nước chúng ta đầy hung hãn và áp đặt. Và rất ít tính khai sáng, như nó vẫn đồng hành với mọi cuộc xâm lăng từ một nền văn minh khác.

Hiểu như vậy, không lạ lùng khi thấy thái độ dè chừng, tự vệ (đúng nghĩa) đã ăn sâu vào tâm thức Việt tự bao đời. Từ việc đồng lòng ném đá chôn vùi cột đồng Mã Viện xấc xược, cho đến thái độ ngoại giao mềm mỏng: thần phục bên ngoài nhưng vẫn nuôi binh phòng thủ của các vương triều Việt Nam… đều là những minh chứng rõ ràng cho thái độ đề kháng ngấm ngầm của bao thế hệ người Việt. Nó đã là tâm thức dân tộc, nó mang tính di truyền và là một phần căn tính của người Việt để không bị đồng hoá hay xoá sổ trước một nền văn minh lớn dường ấy.

Một ngàn năm bị đô hộ, người Việt vẫn không bị đồng hoá. Ít có dân tộc nào bị cai trị trong một thời gian quá dài như vậy, bởi những kẻ dã tâm thì thừa mà tâm khai sáng thì thiếu, lại có thể trường tồn và giữ gìn nguyên vẹn bản sắc. Đó là một phép lạ lịch sử ngoại hạng.

Từ góc nhìn đó, phép lạ về sự tồn tại của văn hoá Việt là đương nhiên, nếu hiểu và chấp nhận thái độ cảnh giác cố hữu của dân tộc trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại.

Và cũng từ góc nhìn đó, hiểu được căn nguyên của những ý kiến phản đối, chỉ trích dành cho bộ phim Đường đến thành Thăng Long. Trừ một thiểu số, chưa ai được xem từ đầu đến đuôi bộ phim này, ngoại trừ một vài trích đoạn. Mà dù chỉ vài thước phim ngắn ngủi, không ai có thể chối cãi một điều: ngoại trừ khoản nói tiếng Việt, người ta không thấy sự khác biệt giữa nó và những phim cổ trang Trung Quốc đang chiếu nhan nhản trên tivi Việt hàng đêm.
Rất tiếc, các cổ sử của chúng ta không đủ phong phú để làm tư liệu cho một bối cảnh thuần Việt. Mà sự thuần Việt này chưa hẳn đã có, sau cuộc giao thoa văn hoá với người Trung Hoa qua nhiều thế kỷ. Công luận lên án sự ăn mặc giống vua chúa Trung Quốc, không phải là không hữu lý. Nhưng mặc sao cho ra vua chúa Việt Nam thì không đủ cứ liệu. Mà nếu trách phim ta “giống Tàu”, chắc cũng hơi oan! Vì nếu tái hiện hình ảnh cụ Phan Chu Trinh cắt tóc ngắn, mặc veste đeo nơ… rất Tây, không lẽ lại là bôi bác hình tượng ái quốc sáng chói của cụ Phan hay sao (?)

Cái sự “giống Tàu”, trong chừng mực nào đó là điều dễ hiểu (tuy khó chấp nhận). Chỉ có điều, Đường đến thành Thăng Long được rêu rao là một vật phẩm văn hoá, cung tiến tổ tiên trong dịp đại lễ ngàn năm chứ không phải là một bộ phim thương mại thuần tuý. Cái sự chướng mắt là từ đây. Nó cũng na ná như việc mời đầu bếp Tây làm bánh gatô cúng ông bà trong ngày giỗ tổ (?), thay vì tấm bánh chưng xanh thuần Việt.

Lại có ý kiến theo kiểu cái gì không hợp nhãn, không thuận tai thì cấm, đề xuất cấm chiếu Đường đến thành Thăng Long. Thiết nghĩ, đây là một thái độ cực đoan cần tránh. Cấm đoán thì khi nào cũng thế, là biểu hiện của sự bất lực và tự ti. “Quản” không được thì cấm tiệt, là cung cách của những nhà quản lý bất tài.

Trong số đông hơn 86 triệu người Việt, không ít người đã no nê với phim Trung Quốc nhan nhản hàng đêm. Lại chiếu vào dịp đại lễ Thăng Long, có thể nó là một sự đánh tráo văn hoá bất kính và thô thiển. Không thể cấm nó như cấm một sản phẩm thương mại thuần tuý, thậm chí rẻ tiền. Nhưng xin đừng hồ hởi đánh bóng, tâng bốc nó, như một lễ vật văn hoá cung tiến cha ông.

Tóm lại, hãy trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!

LÊ ĐÌNH PHƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Kì 4: Trả lại danh dự cho cô giáo bị bắt oan sai



(Dân trí) - Điều mà dư luận mong chờ việc cơ quan tố tụng TP Sơn La xin lỗi công khai cô giáo Bùi Thị Đức cũng đã đến. Nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi: việc các cán bộ điều tra bắt người oan sai ấy sẽ bị xử lí như thế nào?

Một quyết định bắt người oan sai khiến một gia đình tan nát

16h chiều 29/9, ông Trần Phúc Thành, Viện trưởng VKSND cùng kiểm sát viên Nguyễn Minh Tuấn và Trung tá Cà Văn Phụi, Phó trưởng CA TP Sơn La đại diện cho các cơ quan tố tụng đứng ra xin lỗi công khai cô giáo Bùi Thị Đức trước toàn thể chính quyền địa phương, ngành giáo dục nơi cô giáo Đức đang cư trú và công tác.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/oansai2909-1CquattngTPSnLaxinlicngkhai.gif
Các cơ quan tố tụng TP Sơn La xin lỗi công khai về việc bắt giam oan sai cô giáo Đức.


Các cơ quan tố tụng TP Sơn La thừa nhận việc bắt tạm giam oan sai cô giáo Bùi Thị  Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản”, trong vụ án “nữ sinh 13 tuổi bị hiếp dâm kêu cứu”.
Trở lại vụ án, ngày 27/8, nữ sinh B.H.V bị đối tượng Nguyễn Văn Hưởng (quên TP Lào Cai) thực hiện hành vi hiếp dâm. Sau khi bị gia đình V phát hiện, Hiển đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình và muốn được thỏa thuận bồi thường về vật chất cho gia đình V.
Được cô giáo Đức là mẹ V đồng ý, trước mắt gia đình Hưởng đã bồi thường cho gia đình V số tiền là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi 2 gia đình đang trong quá trình thỏa thuận bồi thường, được sự phê chuẩn của Viện KSND cùng cấp, ngày 1/9/2010, cơ quan CSĐT đã bất ngờ ra quyết định khởi tố bị can bắt tạm giam cô giáo Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Quyết định bắt người bất bình thường này khiến cho dư luận tỏ ra bức xúc và đặt nhiều câu hỏi xung quanh chuyện tiêu cực.
Và sau hành trình đi đòi công lí để minh oan cho mẹ của cô con gái Bùi Thị Hương, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Luật Hà Nội, ngày 22/9 vừa qua, các cơ quan tố tụng TP Sơn La đã thừa nhận việc bắt tạm giam cô giáo Đức là oan sai và xin lỗi công khai, bồi thường oan sai cho cô giáo Đức theo nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trở về từ trại tạm giam sau 23 ngày bị bắt oan sai, trong căn nhà lạnh lẽo mùi ẩm mốc vì thiếu vắng hơi người, cô Đức đã khóc tức tưởi than rằng: “sau quyết định bắt tạm giam của cơ quan CSĐT, giờ đây gia đình tôi tan nát hết rồi! Mẹ con mỗi người một ngả, danh dự, nhân phẩm của một nhà giáo bị kết tội oan làm thế nào để lấy lại được…?”.
Trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Vĩnh, Phó trưởng Phòng GD - ĐT TP Sơn La cho biết, sẽ xem xét tiếp nhận cô giáo Đức quay trở lại công tác  theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn tin Dân trí cho hay, liên quan đến vụ các cơ quan tố tụng TP Sơn La bắt tạm giam oan sai cô giáo Đức, Bộ CA đã vào cuộc để điều tra làm rõ nguyên nhân động cơ của vụ việc và kiên quyết xử lí những người có liên quan làm sai các quy định của pháp luật.

Một vụ án có quá nhiều điểm bất bình thường

Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), theo những tài liệu chứng cứ có được thì có thể khẳng định việc các cơ quan tố tụng TP Sơn La bắt cô giáo Bùi Thị Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” là hoàn toàn trái pháp luật và bản thân họ cũng thừa nhận việc này.

Thưa luật sư, theo tài liệu điều tra mà các cơ quan tố tụng TP Sơn La dựa vào để khởi tố cô giáo Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” là rất yếu và mơ hồ. Vậy thì, phải chăng có sự giăng bẫy nào với gia đình cô giáo Đức?

Có chuyện giăng bẫy hay không thì chưa đủ cơ sở để kết luận, nhưng ở đây việc bắt giữ cô giáo Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” là trái pháp luật, dẫn đến oan sai là chắc chắn.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/oansai2909-2LutsNguynHongTin.gif
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "một vụ án có quá nhiều điểm bất bình thường cần được làm rõ"


Tôi thấy lạ ở chỗ họ là những người đại diện cho các cơ quan thực thi pháp luật mà họ không hiểu rằng điều 135 của Bộ luật Hình sự quy định: “người nào đe dọa hoặc dùng vũ lực đe dọa bằng những thủ đoạn khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì đấy là tội cưỡng đoạt tài sản.
Còn trong tất cả các tài liệu điều tra đều thể hiện rằng, không có chuyện cô giáo Đức, hoặc gia đình cô dùng vũ lực đe dọa Hưởng hoặc gia đình Hưởng.
Ngoài ra thêm một điều hết sức phi lí là trong gia đình chỉ có cô giáo Đức là phụ nữ chân yếu tay mềm, và con gái 13 tuổi. Bên kia gia đình Hưởng có tới 6 người khỏe mạnh gồm: Hưởng, 2 anh trai và mẹ Hưởng cùng vợ chồng ông bà chủ Thanh - Hạnh nơi mà Hưởng làm thuê thì làm sao mẹ con cô giáo Đức có thể dùng vũ lực đe dọa Hưởng để cưỡng đoạt tài sản.
Còn nếu nói về khía cạnh cô giáo Đức dùng thủ đoạn không tố cáo hành vi phạm tội của Hưởng đến cơ quan pháp luật hòng chiếm đoạt tài sàn thì lại càng không đúng. Bởi, xét về tâm lí thì những người phạm tội luôn muốn trốn tránh hành vi phạm tội của mình trước cơ quan pháp luật.
Vì vậy người phạm tội bao giờ cũng có chủ trương mục đích đưa ra những lợi ích vật chất để làm sao đó người bị hại không tố cáo mình trước pháp luật. Ở đây, bản thân Hưởng đã viết bản tường trình thừa nhận có hành vi giao cấu với cháu V và đương nhiên người ta có thể biết đó là tội giao cấu với trẻ em. Thế thì tâm lí của Hưởng là muốn thoát tội nên Hưởng và gia đình phải đưa ra lợi ích vật chất cho gia đình bị hại bằng một khoản tiền nào đó để tránh việc họ đưa Hưởng ra cơ quan pháp luật.
Do đó, khẳng định bà Đức không có hành vi đe dọa tố cáo Hưởng ra cơ quan pháp luật để chiếm đoạt tài sản của Hưởng. Vì lẽ người thực hiện hành vi phạm tội là người phải đưa ra yêu cầu bồi thường. Và ở đây rõ ràng vấn đề xin được giải quyết tình cảm và bồi thường vật chất là do Hưởng và gia đình đặt ra thì làm sao có thể kết tội cô giáo Đức là “cưỡng đoạt tài sản”.
Còn đối với các gia đình bị hại trong các vụ án hiếp dâm thường nhiều khi vì hiểu biết pháp luật kém và tâm lí muốn giữ kín tiếng cho con gái, tránh ảnh hưởng việc sau này con đi lấy chồng nên nhiều gia đình dễ dàng bằng lòng chấp nhận khoản tiền bồi thường ấy mà không đưa ra xử lí trước pháp luật.

Khẳng định Hưởng cưỡng bức cháu B.H.V, thì đó là vụ án hiếp dâm và nó thuộc án hình sự nghiêm trọng thì 2 gia đình có được phép thỏa thuận bồi thương không, thưa luật sư?

Trong một vụ án hình sự, vấn đề bồi thường dân sự giữa 2 bên vẫn được coi là vấn đề tự thỏa thuận cao nhất. Và xét trên góc độ bị cáo thì việc tự nguyện bồi thường thiệt hại được xem là tình tiết giảm nhẹ quy đinh tại điểm b, khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự.
Do đó việc gia đình cô giáo Đức và gia đình Hưởng thỏa thuận bồi thường vật chất cho nhau một cách tự nguyện thì không có luật nào cấm, bởi đấy là nguyên tắc cao nhất của Bộ luật Dân sự và trong một vụ án hình sự thì việc tự thỏa thuận bồi thường về mặt dân sự thuộc về các bên đương sự.
Nhưng nếu các bên không thỏa thuận được với nhau thì sau khi ra Tòa, Tòa sẽ tuyên bị cáo phải bồi thường số lượng tiền, phía bị hại có thể đưa ra mức bồi thưởng để tòa xem xét.
Vì vậy, có thể khẳng định việc gia đình Hưởng đưa 50 triệu đồng tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần cho cháu V là hành vi hoàn toàn tự nguyện thuộc về phía Hưởng. Như vậy việc thỏa thuận bồi thường đó là không trái với quy định của pháp luật thì đương nhiên trong trường hợp này cô giáo Đức không thể phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

Ông nhận xét thế nào về vụ việc này?

Đây là một vụ án có nhiều điểm hết sức bất bình thường. Việc cơ quan CSĐT tiến hành bắt cô giáo Đức cho thấy cũng không phù hợp. Bởi trong trường hợp này, kể cả cơ quan CSĐT có tiến hành bắt khẩn cấp thì sau khi bắt người xong cơ quan CSĐT phải tiến hành các thủ tục khám xét và có người khám xét.
Nhưng ở đây cơ quan CSĐT đưa cô giáo Đức lên làm việc rồi tiến hành việc bắt cô giáo Đức ngay tại cơ quan CSĐT. Bằng chứng là khi cô Đức bị cơ quan điều tra đưa về UBND phường sở tại để làm thủ tục về việc bắt người thì cô Đức đã bị khóa tay từ khi ở CA thành phố.
Và việc bắt cô Đức tại UBND Phường cũng không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi nếu có đủ tài liệu chứng minh cô Đức phạm tội thì cơ quan điều tra phải đưa cô Đức về nhà rồi mời chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố đến chứng kiến và sau khi đọc lệnh bắt cô Đức thì mới được tiến hành khóa tay cô Đức.
Việc bắt người khẩn cấp thì phải tiến hành song song với việc khám nhà để thu giữ tài liệu liên quan nếu có, để tránh việc phi tang tẩu tán tang vật. Nhưng cơ quan CSĐT TP Sơn La đã không làm như vậy cho thấy họ đã vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự. Điều đó cần được cơ quan cấp trên có thẩm quyền làm rõ để xử lí nghiêm trước pháp luật.

Hồng Ngân
Nguồn : http://dantri.com.vn/c728...o-giao-bi-bat-oan-sai.htm

Đôi lời cùng bạn đọc: Ngay cả báo điện tử Dân Trí cũng có quá nhiều lỗi chính tả (do người soạn thảo quá ẩu?)nên dù đã cố gắng ĐN cũng không kịp sửa lỗi cho hết. Sẽ sửa dần vì chưa có thời gian.Mong được lượng thứ.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/426/451426.jpg

Trang hoàng chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. (Ảnh: Thuận Thắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Kì 5: “Quá nhiều vi phạm về tố tụng hình sự”


(Dân trí) - Vụ 1A của Viện KSND Tối cao khẳng định: Nguyễn Văn Hưởng có hành vi cưỡng hiếp cháu B.H.V nhưng cơ quan điều tra khởi tố về tội “giao cấu với trẻ em” là không đúng với hành vi phạm tội của bị can.

Cưỡng bức trẻ em “được” khởi tố tội “giao cấu trẻ em”

Trở lại vụ án “nữ sinh 13 tuổi bị hiếp dâm tại TP Sơn La”, theo trình bày của B.H.V với các cơ quan chức năng,  tối ngày 27/8/2010, V sang cửa hàng Tùng Bách Plaza (ở thành phố Sơn La) chơi với Bách là bạn học cùng lớp. Tại đây, V gặp Nguyễn Văn Hưởng là người làm thuê cho nhà Bách. Do biết nhau từ trước, Hưởng mời V lên phòng chơi. Vừa bước vào phòng, ngay lập tức Hưởng đóng cửa phòng lại và thực hiện bằng được hành vi cưỡng hiếp V...

Liên quan đến vụ án này, khi 2 gia đình Hưởng và V đang trong quá trình giải quyết thỏa thuận theo góc độ tình cảm, ngày 1/9/2010, bất ngờ cô giáo Bùi Thị Đức (mẹ V) bị cơ quan CSĐT khởi tố về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Sau này các cơ quan tố tụng TP Sơn La thừa nhận việc khởi tố bắt tạm giam cô giáo Đức là oan sai và đã xin lỗi công khai.

Cùng ngày hôm đó, đối tượng Nguyễn Văn Hưởng nghi can trong vụ án cũng bị cơ quan CSĐT khởi tố về tội “giao cấu trẻ em”.
Xung quanh các quyết định khởi tố bất bình thường này, dư luận tỏ ra hết sức bức xúc và đặt nhiều câu hỏi về chuyện tiêu cực trong quá trình tố tụng của cơ quan CSĐT. Vì sao từ một gia đình nạn nhân lại bị cơ quan CSĐT khởi tố oan sai như vậy? Vì sao một kẻ có hành vi cưỡng bức em B.H.V mà chỉ bị khởi tố về tội giao cấu với trẻ em có khung hình phạt thấp hơn nhiều so với tội “hiếp dâm trẻ em”?.
Do đó Vụ thực hành quyền công tố Kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A, VKSND Tối cao) khẳng định: Nguyễn Văn Hưởng có hành vi cưỡng hiếp cháu B.H.V nhưng cơ quan điều tra khởi tố về tội “giao cấu với trẻ em” là không đúng với hành vi phạm tội của bị can.

Lấy lời khai không có giám hộ

Theo trình bày của cô giáo Bùi Thị Đức, mặc dù vừa bị đối tượng Hưởng hãm hại, tinh thần V vẫn đang rất hoảng loạn nhưng trong suốt quá trình lấy lời khai của V, cơ quan điều tra đã không cử người làm giám hộ.
“Có một số văn bản ghi lời khai của V khi tôi không có mặt, nhưng các điều tra viên vẫn bắt tôi kí vào đó. Ngoài ra khi cơ quan điều tra đưa V đi giám định thì tôi cũng không được đi cùng để chứng kiến”, cô giáo Đức trình bày.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề trên, Thượng tá Phạm Văn Tâm, Phó trưởng CA TP Sơn La (Thủ trưởng cơ quan CSĐT CA TP Sơn La) cho biết, ông không nắm được chuyện các điều tra viên lấy lời khai của V có người giám hộ hay không.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/untitled-8.jpg
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Tính minh bạch của vụ án đã không được thể hiện"


Nhận định về vụ án này, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho V nói: “Thường cơ quan CSĐT khởi tố tội nào đó rất “an toàn”. Trong trường hợp này cơ quan điều tra khởi tố Hưởng về tội “giao cấu trẻ em” là chuyện không có gì để bàn. Thế nhưng trong quá trình điểu tra, nếu thấy đủ bằng chứng để định tội danh khác, cụ thể ở đây là phải hướng tới tội danh “hiếp dâm trẻ em” vì rõ ràng Hưởng có hành vi cưỡng bức V, thì phải thay đổi tội danh.

Trong trường hợp này làm thế nào để khẳng định Hưởng phạm tội hiếp dâm trẻ em hay giao cấu với trẻ em, thưa luật sư?

Pháp luật quy định về hành vi cưỡng bức người ta thì phải coi là hiếp dâm bởi trong hành vi này chỉ có 2 người, cụ thể người bị hại là cháu V còn Hưởng là bị can. Như vậy căn cứ nào có thể tin cậy là hiếp dâm hay giao cấu? Thì trong luật tố tụng hình sự, người ta nghiêng về phía lời khai của bị hại vì đây là loại tội được xem xét khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Bởi đối tượng thực hiện hành vi cưỡng bức thì bao giờ cũng nói rằng mình có sự thỏa thuận để trốn tội, còn bị hại sẽ khai là bị cưỡng bức. Vậy thì ngoài những lời khai ấy, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra thêm nhiều chi tiết khác, như hiện trường, nhân thân của bị can, các mối quan hệ giữa nạn nhân và bị can trước đó…

Thưa luật sư, việc cơ quan CSĐT trong quá trình lấy lời khai của V, theo quy định của pháp luật thì phải có người lớn giám hộ, trong trường hợp này mẹ V phải là người giám hộ. Nhưng điều đó không được thực hiện liệu bản chất của vụ án có bị thay đổi?

Trong luật quy định rất rõ, buộc các cơ quan tố tụng phải mời người giám hộ khi đối tượng làm việc dưới 18 tuổi. Trong trường hợp này khi các cơ quan tố tụng lấy lời khai của V mới hơn 13 tuổi là bắt buộc phải có người giám hộ. Cho nên không có người giám hộ là vi phạm tố tụng hình sự.

Hồng Ngân
Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/...am-ve-to-tung-hinh-su.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Thi Sách đọc văn Tế Mã Viện!

Văn hóa lâm nguy



Gần đây, Trung Quốc có chiến lược giúp đỡ các nước đang phát triển bằng nhiều cách như xây dựng các nhà máy, phát triển ngành nông nghiệp hay cho vay ưu đãi... Thế giới gọi đó là quyền lực mềm.

Tấn công thầm lặng
Bên cạnh đó Trung quốc cũng không quên tấn công một cách thầm lặng những quốc gia có hàng rào bảo vệ nền văn hóa của mình một cách yếu kém bằng nhiều cách, để dần dần nước bị tấn công không còn giữ được bản sắc văn hóa một cách nguyên vẹn nữa.

Trên trang báo Hoàn Cầu bằng Anh Ngữ, Bắc kinh xác định Việt Nam khi xưa thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc: "Khi xưa tỉnh này là vùng nằm xa trung tâm nền văn minh cổ của Trung Quốc nằm trong Bắc bình nguyên. Quảng Đông khi ấy là nơi tập trung dân Bách việt, và Bách Việt chính là Đồng Choang, họ hàng với các sắc tộc Choang tại Quảng Tây ngày nay."

Thông tin này lập tức bị các nhà sử học Việt Nam phản bác với các luận cứ hiển nhiên của lịch sử. Sự việc chưa kịp lắng xuống thì vài tháng sau trên trang mạng Internet lại rộ lên hình ảnh của các đoàn dân sắc tộc thiểu số người Việt gốc Choang sang Quảng Tây dự lễ kỷ niệm của Mã Viện. Nhiều hình ảnh tôn sùng viên quan Tầu này khiến người Việt Nam hết sức bất bình. Những người Việt thiểu số này sau đó được biết thuộc sắc tộc Choang có liên hệ mật thiết với tỉnh Quảng Tây.

Kết hợp hai sự kiện này lại với nhau người ta không khó khăn gì để nhận ra rằng có một kế hoạch đã được phác thảo tỉ mỉ nhằm tẩy não dư luận quốc tế về chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang từng bước chứng minh phần đất Việt Nam từ xa xưa đã thuộc về họ. Mãi cho đến tận thế kỷ 21, vẫn có các con dân thuộc tộc người Choang tuy sinh sống trong phần đất Việt Nam vẫn hàng năm trở về nguồn cội tại Quảng Tây để tế lễ Mã Viện, một kẻ thù của Việt nam nhưng là người hùng của Bắc phương.

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chinh%20tri%20thoi%20su/e6e91c0e.jpg
Văn công VN đóng vai Hai Bà Trưng đang ngồi xem biểu diễn lân sư tại buổi Lễ Tế Mã Viện tổ chức ở Đông Hưng hôm 21/3/2010. (Photo courtesy of nghiathuc.wordpress.com)



Hình ảnh Hai Bà Trưng trong những buổi tế lễ này thật đáng xấu hổ. Họ đã xem hai bà như những phụ nữ Việt Nam bình thường, và đáng trách hơn cả là những người thiểu số sắc tộc Choang này đặt vị trí hai bà xuống dưới Mã Viện, kẻ thù chung của dân tộc.

Vẫn biết những hình ảnh này không thể ngày một ngày hai làm cho lịch sử thay đổi, thế nhưng dưới âm mưu "mưa dầm thấm đất", Trung Quốc đã kiên trì tạo mọi vết nứt có thể được trong quá trình di dân từ Bắc xuống Nam để tạo những ngã rẽ có thể làm cho dư luận quốc tế lạc đường khi tham khảo tài liệu chứng thực những gì mà Bắc kinh dựng nên.

Khi nhìn tấm gương Tây Tạng và Tân Cương người Việt Nam không thể không lo lắng. Hai dân tộc này có tiếng nói, chữ viết, văn hóa và cương vực hoàn toàn khác Trung Hoa thời cổ đại cũng như Trung Quốc ngày nay. Thế nhưng vì ở sát nách họ mà hai quốc gia này cam chịu mất nước.

Nỗi đau văn hóa
Bên ngoài thì như thế, còn bên trong Việt Nam thì sao? Chính bản thân người Việt và các cơ quan công quyền tự bảo vệ sự Hán hóa như thế nào?
Trong đời sống hàng ngày của người dân, khi bật bất kỳ một kênh ti-vi nào của Truyền hình Việt Nam lên, cũng thấy là phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Những hình ảnh vua quan Trung hoa mọi thời đại xuất hiện hầu như hàng ngày, ăn sâu vào tiềm thức trẻ con Việt Nam khiến người lớn có cảm tưởng văn hóa hiện nay không còn là văn hóa Việt Nam nữa. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân chia sẻ:

"Tôi cho là dứt khoát sẽ rất ảnh hưởng. Ngay trẻ em Việt Nam chúng nó hiểu lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Ngồi nói chuyện về Càn Long từng phim một thì chúng thuộc hơn là những phim về Việt Nam cho nên chuyện đó không thể tránh được. Trong khi bản thân cái nền văn hóa như thế, một bài báo của tôi có viết: Bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phụ trách văn hóa chỉ là một cô thanh niên không có nghề nghiệp nhưng hăng hái hoạt động phong trào thanh niên thế rồi được một vài người ưu ái đưa vào thành phó chủ tịch thành phố. Với trình độ như thế lại phụ trách một cái mảng rất quan trọng của thủ đô như thế thì cái việc sai lầm như chúng ta đang thấy là chuyện tất yếu thôi"

Hàng hóa tiêu dùng trong toàn xã hội từ cây đinh cho tới chiếc máy cày đều là sản phẩm Trung Quốc. Nhà nước vô tư treo tranh cổ động cho Quân đội nhân dân Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh từ quân đội Tàu, tất cả những yếu tố này gộp lại vẽ nên một xã hội Việt Nam hôm nay không còn thuần Việt nữa. Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng viện Khoa học Xã Hội Việt Nam gọi những hình ảnh này là Nỗi đau văn hóa.

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chinh%20tri%20thoi%20su/d591e3b1.jpg
Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Thi Sách đang đọc văn Tế Mã Viện. (Photo courtesy of nghiathucwordpress.com)



Rồi tiếp đến là việc tổ chức kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long. Tất cả mọi nguồn lực quốc gia từ hai năm nay đã được tập trung vào sự kiện lịch sử này. Không nói đến những tốn kém, bất cập mà báo chí lên tiếng trong thời gian qua, giới trí thức quan tâm nhất về ngày tổ chức lễ, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho biết trăn trở của bà như sau:

"Tôi chỉ thở dài nói rằng với cái ngày kỷ niệm ngàn năm ấy, thật ra thì cụ Lý Công Uẩn cụ ấy về Thăng Long rồi. Theo lịch sử thì như vậy cụ di hành qua Đại La vào mùa Xuân năm 1010 và cụ chính thức về vào mùa Thu, như vậy lúc này đã trung thu rồi thì dụ đã về rồi nhưng để sang đến tháng 10, tức là đã đầu Đông như vậy thì đã muộn rồi. Cho nên cụ đã về rồi, cụ ở bên cạnh chúng ta và thở dài rồi. Bây giờ làm thế nào để giữ được đất nước này, vớt vát lại từ ngày ấy thì tôi nghĩ rằng là một phấn đấu lớn. Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là đất nước này chứ còn những chuyện lặt vặt ấy nó đã thành cái bệnh dịch quá nặng nề tôi không muốn bàn nữa."

Theo chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 08 dương lịch. Như thế Đại lễ kỷ niệm phải được mừng vào mồng 10 tháng 08 năm 2010. Thế nhưng chính phủ đã tự ý chọn thời điểm khai mạc đại lễ vào ngày 01 tháng 10 là quốc khánh của Trung Quốc và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 cũng là quốc khánh của Đài Loan.

Liệu việc chọn ngày sai lệch này có nằm trong chính sách 16 chữ vàng hay không thì dư luận không hề được nhà nước thông báo hay ít ra là làm rõ những thắc mắc chính đáng này.

Từ điều được gọi là “Nỗi Đau Văn Hóa”, GS Tương Lai trăn trở với đại lễ Ngàn Năm Thăng Long như sau:

"Tăng GDP thì rất mừng vì có thực mới vực được đạo nhưng để vực dậy một nền kinh tế tuy là khó, rất khó đấy nhưng sẽ không sao khó bằng vực dậy một nền văn hóa đang bị phôi pha, đang bị mai một. Vậy thì bây giờ 1000 năm Thăng Long là để làm gì? Là để phục hưng dân tộc, và để phục hồi văn hóa dân tộc. Một dân tộc đã 1000 năm đứng hiên ngang bên bờ biển Đông vì như tục ngữ có câu có cứng mới đứng đầu gió. Cái dân tộc ấy chưa bao giờ chịu khuất phục."

Trung Quốc hóa?
Có phải Ngàn Năm Thăng Long là để phục hưng tinh thần dân tộc như mong ước của GS Tương Lai hay không thì còn chờ câu trả lời của ngày bước vào đại lễ, thế nhưng hồi gần đây, bộ phim truyền hình nhiều tập: “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” vừa tung ra mắt một video clip ngắn vài phút trên mạng đã làm dư luận nổi lên gay gắt chống đối đến nỗi nhà nước phải hoãn lại chưa cho phép chiếu trên hệ thống truyền hình Việt Nam.

Kịch bản bộ phim này được viết bởi ông Trịnh Văn Sơn, một người chưa từng biết viết kịch bản phim truyện là gì để rồi sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa - tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính biên tập lại.

Theo báo chí mô tả thì điều đáng nói ở đây toàn bộ ê kíp làm phim từ lớn tới nhỏ đều là người Trung Quốc. Từ đạo diễn Cận Đức Mậu và đạo diễn Triệu Lôi tới các chuyên gia hóa trang cũng là người Trung Quốc; Trường quay Hoành Điếm cũng tại Trung Quốc. Gần 700 bộ trang phục cổ được người Trung Quốc bao thầu; thậm chí diễn viên đóng thế và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng đều là người Trung Quốc...

Tất cả đều là Trung Quốc nhưng khán giả là người Việt Nam, xem bộ phim lịch sử Việt Nam thì bộ phim này đúng là “Phim lạ”.

GS Tương Lai nhận xét về điều này như sau:

"Nếu như kỷ niệm 1000 năm Thăng Long với biết bao nhiêu tiền của đổ vào đấy mà đưa lên trình chiếu một bộ phim lai căng theo Tầu thì nó còn nghĩa lý gì nữa? Đây là nỗi đau văn hóa và nói cách khác đây là sự xuống cấp của văn hóa. Qua cái sự kiện phim Lý Công Uẩn này cũng như biết bao sự kiện khác thì cái nỗi lo lắng của tôi mà không phải bây giờ ông hỏi tôi mới nói mà tôi đã viết từ rất lâu: Cái nỗi đau văn hóa này mới đáng sợ. Đối với tôi cái khẩu hiệu Tổ quốc lâm nguy cũng không có gì quan trọng hơn như cái khẩu hiệu: “Hỡi công dân, văn hóa đang lâm nguy”

Không phải ai cũng chống bộ phim này với ý thức tinh thần dân tộc. Theo bản tin VTC ghi nhận thì nhiều diễn viên Việt Nam sau khi hoàn thành xong vai diễn đã trở về nhà với sự trầm trồ, thán phục trước công nghệ làm phim dã sử chuyên nghiệp của nước bạn.

Bản tin cũng ghi nhận ý kiến phản hồi từ sự chống đối của khán giả về bộ phim này từ các diễn viên của bộ phim. Có diễn viên khẳng định rằng “Có thể một bộ phận khán giả Việt Nam không thích phim lịch sử Việt Nam sản xuất tại Trung Quốc, nhưng có một sự thật rõ ràng, cùng một bộ phim lịch sử ấy nếu làm ở Việt Nam chắc chắn sẽ không hoành tráng, không đẹp, không tốt như khi chúng ta thực hiện trong điều kiện ở Trung Quốc”.

Tiếc rằng cái hoành tráng, cái đẹp, cái tốt ấy cũng chỉ là sản phẩm của Trung Quốc chứ nào dính líu gì đến lịch sử Việt Nam? Bỏ ra 10 triệu đô la để mua một bộ phim có vấn đề như vậy thì Nhà nước nên xây một bệnh viện mang tên Đức Thái Tổ. Trong tình cảnh các bệnh viện quá tải, dân khổ sở vì dịch vụ y tế như hiện nay, đây là giải pháp vừa thiết thực vừa ý nghĩa nhất.

Và quan trọng hơn cả, thái độ này sẽ đánh tan mối nghi ngờ rằng nhà nước đang làm ngơ trước sự xâm lăng văn hóa từ phương Bắc.

MẶC LÂM, phóng viên RFA
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Quản lý văn hóa làm phim và duyệt váy

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....-phim-v-duy%E1%BB%87t-vy/
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
"Nhiệt tình mà ngu dốt là phá hoại" câu nói đó luôn luôn đúng. chỉ có mỗi nhiệt tình mà giữ chức vụ ấy thì đúng là còn hơn cả "nỗi đau văn hoá"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Bởi chưng hiện nay rất nhiều nỗ lực của xã hội nhằm nâng cao “văn hóa” trên thực tế chỉ là những sinh hoạt tao nhã của giới tinh hoa. Nói thẳng ra đó là sinh hoạt mang tính chất “thượng lưu”, sinh hoạt của những người được coi là đã có “phông” văn hóa. Cái thực sự kéo dân trí lên cao là trường học chứ không phải văn hóa đỉnh cao. Đưa ra cái đỉnh cao – cái sản phẩm hoàn thiện đẹp đẽ cuối cùng được đóng gói sẵn – rồi hô to “Nâng cao dân trí đi!” khác nào niệm thần chú rồi úm ba la! Ý định thì tốt nhưng không biết cách làm. Chẳng hạn, trẻ em học âm nhạc ở trường là học cái năng lực tưởng tượng, liên tưởng v.v. bằng vật liệu âm thanh – cái TRỪU TƯỢNG. Lớn lên ai muốn nghe nhạc gì thì là tùy ở mỗi người – cái CỤ THỂ (xin mời tham khảo cách dạy của Nhóm cải cách giáo dục có tên CÁNH BUỒM được giới thiệu trên VietnamNet ngày 20/7/2010 và 7/8/2010). Đâu phải cứ nghe những aria của Verdi, Puccini hay Bizet thì mới là văn hóa đỉnh cao, còn nghe cải lương Nam Bộ thì “phổ thông” quá? Chưa kể quan niệm này còn xuất phát từ một thái độ “dĩ Âu vi trung”!

Không nên đối lập giáo dục “văn hóa” với giảng dạy “kiến thức”, “văn hóa” với “thực dụng”. Không nên ra sức chứng minh cái nào quan trọng hơn cái nào, kiểu như tốn công chứng minh con gà có trước hay quả trứng có trước. Hãy thử suy nghĩ vấn đề bằng một góc nhìn được John Dewey gợi ý cách đây gần một trăm năm!
Nguồn: http://boxitvn.wordpress....i%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Mình cũng thấy không nên cố chứng minh cái nào quan trọng hơn cái nào," bích lư và cự khuyết là loại bảo kiếm sắc bén nhất của thiên hạ, chém đá lưỡi kiếm không mẻ, đâm đá mũi kiếm không gãy, nhưng dùng nó để thi với cọng rơm khêu hạt bụi ở trong mắt ra, thì dùng nó không tiện bằng cọng rơm..."
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, Tuấn Vũ

Tác giả: Đặng Hữu Phúc
Giống như sự kiện Ngô Bảo Châu và 5 triệu đồng lương nếu về Việt Nam, lại thêm một sự thật đáng buồn về văn hóa nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội - Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc tâm tư.
LTS: Trong không khí Đại Lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, Tuần Việt Nam giới thiệu những bài viết lắng đọng hoài niệm văn hóa lịch sử, lối sống thanh lịch của người Tràng An xưa. Những người đang sống ở Hà Nội hôm nay và mai sau gìn giữ và phát huy thế nào để luôn mang trong mình những giá trị đó?
Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Mời các bạn cùng thảo luận chủ đề TẠI ĐÂY hoặc qua địa chỉ tuanvietnam@vietnamnet.vn.
Văn hóa đang xuống cấp so với chính ta?
Người ta nói Hà Nội là thanh lịch. Thanh lịch theo cách nói bây giờ là văn minh. Hà Nội 1000 năm với tôi thấy có nhiều chuyện đáng để ta suy ngẫm.
Tôi nhớ cách đây vài chục năm, sau giải phóng, khi Hà Nội vẫn còn tàu điện, chuyện nhường ghế cho người già, cho trẻ em là việc bình thường, nhặt được của rơi đem trả, là chuyện tất nhiên. Giờ thì rất hiếm. Mạnh ai người nấy hưởng. Thời kì mới hòa bình lập lại thì "giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha", thấy ăn cắp là bắt ngay, thấy kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu thì lập tức can thiệp. Bây giờ mà dính vào có khi còn bị nó đánh, giờ thì người ngay sợ kẻ gian. Chuyện đánh nhau vì "nhìn đểu" không còn lạ lẫm. Va chạm xe máy, hoặc một câu nói có thể vác dao vác gậy đánh, giết nhau. Đi ngoài phố nhiều sự nguy hiểm. Tất cả những điều kể trên, tôi nghĩ nó liên quan đến văn hoá.
Một điều đáng buồn, đó là những đỉnh cao trí tuệ của chúng ta như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu lại không nhận được sự đãi ngộ hoặc hưởng ứng mạnh mẽ ở trong nước. Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể "địch" lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc... Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm.
Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.
Còn nhớ năm 1970, dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven, 10 đêm nhạc Beethoven ở Nhà Hát Lớn lúc nào cũng đông nghịt người. Bây giờ chắc không thể được như thế,  ngay mới đây thôi, hai tối 17&18/9/2010, chương trình hòa nhạc "VNSO Beethoven cycle Vol.5" với nghệ sĩ piano nổi tiếng người Nhật Michie Koyama (Người đoạt cả 2 giải quốc tế vào loại lớn nhất: Chopin và Tchaikovsky) thì vắng người xem.
Hàng năm nghệ sĩ Đặng Thái Sơn thường có ít nhất 10-15 buổi concert tại Nhật, nhiều buổi tại Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...và trên khắp thế giới , còn tại Việt Nam nếu tính đêm diễn trọn vẹn thì 3 hay 4 năm Sơn mới làm một concert tại Việt Nam. Đơn giản vì ngày nay không còn nhiều khán giả biết thưởng thức thứ âm nhạc chuyên nghiệp tinh hoa, và văn hoá nghe nhạc (im lặng tuyệt đối) còn rất thấp. Bây giờ thì số đông người ta chọn nghe Hương Lan - Tuấn Vũ.
Vậy văn hóa Hà Nội đang xuống cấp so với chính ta?
Tại sao lại có hiện tượng này?
Xin lấy một câu chuyện thời sự sau để giải thích phần nào hiện tượng trên.
Thời gian gần đây, người Việt Nam theo dõi các chương trình thời sự trên Ti vi không khỏi kinh hoàng về hiện tượng: hàng trăm con bò ở Thái Nguyên và Long Xuyên được người dân chăn thả, nuôi theo cách cho chúng đến ăn ở những bãi rác thải của thành phố. Rác thải (kể cả rác thải y tế) này còn được phun thuốc diệt ruồi nên đến ruồi cũng tránh xa. Vậy mà qua màn ảnh nhỏ, chúng ta thấy cả đàn bò hàng trăm con ăn rác bẩn một cách ngon lành, béo tốt và điều khủng khiếp nhất ở đây là: chúng không còn chịu ăn cỏ tươi nữa? Chúng đã thích nghi với món ăn mới sau khi đã được rèn luyện thành thói quen. Tạo hoá sinh ra trâu, bò hoặc voi ...vv chủ yếu ăn cỏ (trời sinh voi trời sinh cỏ mà), vậy mà chúng không ăn được cả những thứ trời sinh đó nữa khác nào chúng đã đi ngược lại với tạo hoá, ngược lại thiên nhiên, ngược lại quy luật, vậy thì sẽ có sự trả giá thôi, chắc chắn là như thế!
Đấy là chuyện món ăn vật chất, còn món ăn tinh thần thì cũng có điểm tương đồng: nếu ta cứ khuyến khích thế hệ trẻ nghe và ta  cứ quảng bá  những loại nhạc "rác", nhạc bình dân, ca khúc quần chúng mãi, thì rồi sẽ đến một lúc họ sẽ quay lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin..  với Quan họ, Chèo, Ca trù... với văn hoá đích thực. Đó sẽ là chuyện tất yếu và đã xảy ra rồi.
Thăng Long và 1000 năm lịch sử
Ta nên tự hào như thế nào về lịch sử 1000 năm Thăng Long? Ở con số 1000 hay ở những gì ta đã làm được? Làm một phép so sánh. Châu Phi tuy có lịch sử phát triển rất lâu đời, được coi là nguồn gốc của loài người từ cả triệu năm nhưng đến giờ này vẫn là một lục địa chậm phát triển nhất trên thế giới, vẫn đói nghèo và bệnh tật. Trong khi những  quốc gia trẻ như Mỹ, mới  trên 200 năm, như Singapore với 30, 40 năm lại là những đất nước có chỉ số phát triển con người rất cao, nằm ở những vị trí hàng đầu. Vậy rõ ràng là không phải tự hào ở cái con số 30 năm, 200 năm hay 1000 năm... mà ở cái ta đã làm được cái gì, hiện tại ta đang ở vị trí nào trên thế giới?
Tại những thủ đô văn minh cũng thường có rất nhiều khoảng không, không gian xanh xen kẽ hợp lý với đô thị giúp người dân nghỉ ngơi, thư giãn. Càng màu mè, ồn ào, lại càng là biểu hiện của văn hóa thấp, văn hóa "chợ". Ở tầng văn hóa cao, con người thích sống gần với thiên nhiên, thích yên lặng. Vì vậy ở những nước văn minh, việc quy hoạch tỉ lệ cây xanh, tỉ lệ mặt hồ, tỉ lệ khoảng không cho con người hít thở không khí  rất lớn.
Tâm con người như mặt nước. Càng bình lặng thì đáy càng trong, con người càng suy ngẫm được điều thiện, điều tốt. Nhưng sống giữa lòng thủ đô, tâm người Hà Nội như một mặt nước luôn xao động, muốn vào công viên để thư giãn thì trong công viên, quanh hồ cũng lắp biển quảng cáo, lắp đèn màu nhấp nháy, nhạc "rác" mở ầm ĩ...  Tai và mắt người Hà Nội luôn bị khuấy động của chuyển động ánh sáng, âm thanh hỗn loạn. Thật là không nơi nào bình yên mà ẩn nấp, thư giãn. Tâm người ta không yên thì khó có thể làm được những điều tử tế.
Thủ đô to nhất hay thủ đô sạch nhất?
Chúng ta đang quá chú ý về lượng, về "thành tích" mà bỏ qua "chất". Những "con đường gốm sứ dài nhất thế giới", "chiếc bánh chưng, bánh dầy to nhất thế giới", "thủ đô to nhất" .... tại sao không cố để thành "con đường đẹp nhất thế giới", "gạo ngon nhất thế giới", "thủ đô sạch nhất thế giới"?... một điều gì đó ghi dấu ấn sự tinh túy và trí tuệ của con người.
Văn hóa, giáo dục và y tế của ta đều đáng báo động. Chúng ta đang khôi phục văn hóa lễ hội tràn lan. Nhưng những nét truyền thống đã bị đứt đoạn do bị cấm nhiều chục năm, không ai còn nhớ được phiên bản gốc. Vì vậy các lễ hội trong khắp cả nước na ná giống nhau và không có nét riêng của vùng miền.
Ta đừng tự hào, nhưng cũng đừng tự ti. Cần nhìn vào thực tế xem văn hóa chúng ta có gì. Nếu ta bình tĩnh nhìn sang xung quanh, di sản về văn hóa của các nước bạn như Lào, Campuchia, Myanmar ... cũng có thể thấy vốn liếng văn hóa của ta còn rất khiêm tốn. Họ có những di tích hàng nghìn năm như đền Angkor, chùa Luang Prabang hay chùa Vàng, trong khi kiến trúc Việt không có bao nhiêu những nét văn hóa truyền thống. Còn các công trình văn hoá, tượng đài mới xây, mới sửa, thiên về chính trị, các nhà thầu thuộc "cánh hẩu" với nhau thì chỉ có những sản phẩm văn hoá chắp vá, lai tạp phá hỏng bao không gian công cộng vốn đã đẹp.
Làm sao để lấy lại nét văn hóa xưa?
Khác với nhiều người, tôi không cho rằng sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường sẽ giết chết văn hóa. Như Singapore, họ không có lịch sử phát triển lâu đời, lại phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ, nhưng tại sao họ vẫn văn minh? Tôi cho rằng do họ có chính sách đúng và giáo dục của họ hiệu quả.
Môi trường giáo dục của ta đang hỏng nghiêm trọng. Từ chuyện học sinh nữ đánh nhau, thầy mua dâm học trò, đổi tình lấy điểm, mua điểm... Những người có điều kiện (ngay cả trong ngành giáo dục) đều tìm cách cho con đi học ở nước ngoài
Những thầy giáo già vẫn còn tâm huyết đa phần thuộc về thế hệ cũ. Như vậy bản thân họ cũng không phải nhận được sự giáo dục hiện tại, mà kết quả của những đức tính này đã có từ lối sống cách đây nhiều năm. Các em học sinh bây giờ ít ý thức tập trung nghiên cứu và cống hiến hơn. Trong một xã hội đầy ắp công nghệ thông tin, nếu không tỉnh táo, con người sẽ bị "phân mảnh" nhiều hơn, không có chiều sâu.
Thay đổi theo: "Chân lý thuộc về kẻ đúng!"
Chúng ta phải thay đổi từ cách nghĩ đến hành động. Tôi đọc được một bài viết mới đây trên Vietnamnet mang tên "Trung Quốc: Cải cách hay là chết!". Bài báo viết: "Bí quyết thành công của Mỹ không nằm ở phố Wall hay thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và cả hệ thống nằm sau nó". Ông tướng Lưu Á Châu của Trung Quốc cho rằng. "Hệ thống của Mỹ được đánh giá là được thiết kế bởi những thiên tài và dành cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành. Một hệ thống tồi khiến cho một người tốt cũng hành xử tồi. Trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi có thể hành xử rất tốt"
Trong một đất nước có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, Sử kí Tư Mã Thiên ghi chép, từng cho rằng "Chân lý thuộc về kẻ mạnh" và Mao Chủ tịch nói "súng đẻ ra chính quyền". Nhưng giờ đây, họ cũng phải thay đổi. Khi nào "Chân lý thuộc về kẻ đúng" thì lúc đó mới có văn minh.
Vào dịp kỉ niệm 1000 năm, với một đất nước còn chưa phát triển, chúng ta nên lắng nghe, suy nghĩ và tìm hướng thay đổi, hơn là ăn mừng khoa trương, ồn ã, lãng phí. Làm thế nào để thủ đô của ta có thể tập trung những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất, chứ không phải những gì màu mè, hình thức nhất!
Chúng ta đang xây dựng một đất nước "dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đúng quá. Nhưng nếu chỉ là khẩu hiệu và ta lại làm không như thế thì người gây nên "diễn biến hoà bình" là chính chúng ta chứ không phải kẻ thù mà ta tưởng tượng ra.
H.Hương Giang ghi

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [30] [31] [32] [33] [34] [35] [36] ... ›Trang sau »Trang cuối