明妃曲其一

明妃初出漢宮時,
淚濕春風鬢腳垂。
低回顧影無顏色,
尚得君王不自持。
歸來卻怪丹青手,
入眼平生未曾有。
意態由來畫不成,
當時枉殺毛延壽。
一去心知更不歸,
可憐著盡漢宮衣。
寄聲欲問塞南事,
只有年年鴻雁飛。
家人萬里傳消息:
好在氈城莫相憶;
君不見:
咫尺長門閉阿嬌,
人生失意無南北。

 

Minh Phi khúc kỳ 1

Minh phi sơ xuất Hán cung thì,
Lệ thấp xuân phong mấn cước thuỳ.
Đê hồi cố ảnh vô nhan sắc,
Thượng đắc quân vương bất tự trì.
Quy lai khước quái đan thanh thủ,
Nhập nhãn bình sinh vị tằng hữu.
Ý thái do lai hoạ bất thành,
Đương thời uổng sát Mao Diên Thọ.
Nhất khứ tâm tri cánh bất quy,
Khả liên trước tận Hán cung y.
Ký thanh dục vấn tái nam sự,
Chỉ hữu niên niên hồng nhạn phi.
Gia nhân vạn lý truyền tiêu tức,
Hảo tại chiên thành mạc tương ức.
Quân bất kiến:
Chỉ xích Trường Môn bế A Kiều,
Nhân sinh thất ý vô nam bắc.

 

Dịch nghĩa

Minh phi lúc mới rời cung Hán
Mắt đẫm lệ trong gió xuân, tóc mai rủ xuống
Ngẩn ngơ nhìn bóng mình, khuôn mặt đâu còn nhan sắc
Ở trên, quân vương chẳng thể chủ trì được việc
Nay quay lại trách bàn tay người thợ vẽ
Ta chưa từng có nàng ở trong mắt
Chỉ vì vẽ không nên, chuyện mới đến nỗi này
Khi ấy (vua) thực đã giết oan Mao Diên Thọ...
Nàng một đi, trong lòng biết không có ngày về
Thương thay, (nàng) mặc chiếc áo cung Hán xưa tới khi rách nát
Muốn gửi lời hỏi chuyện phương Nam
Chỉ còn biết gửi hồng nhạn hàng năm bay về
Kẻ hầu đi vạn dặm đưa tin nhắn:
“Ở chốn lều da ấy, nàng đừng nhớ nhung nữa”
Nàng chẳng thấy đó sao
Cung Trường Môn cao vợi khoá A Kiều
Đời người không toại ý, đâu phân nam bắc


Bài này tuyển từ Lâm Xuyên Vương tiên sinh Kinh công văn tập quyển 40. Bài thơ này làm vào năm Gia Hựu thứ 4, là bài được truyền tụng một thời. Bấy giờ, như Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Lưu Thưởng, Tăng Củng đều lần lượt có thơ hoạ. Thơ gồm hai bài, bài đầu với ngòi bút sinh động tả vẻ đẹp tuyệt thế và nỗi bất hạnh gặp phải của Chiêu Quân, đó là thơ qua các triều đại đều viết như thế, song bài thơ này đặc biệt đưa ra ý mới.

Theo ghi chép của sử sách, Vương Chiêu Quân vào cung, Mao Diên Thọ đòi tiền đút không được nên vẽ cô rất xấu, Chiêu Quân phải ở lãnh cung. Sự việc bị phát giác, Mao bị giết. Bài thơ này lại nói là vì nàng quá đẹp, về căn bản thợ vẽ không cách biểu hiện nên không đáng quy tội cho họ Mao. Bài thơ này còn tiến thêm một bước, đem Vương Chiêu Quân so với Trần hoàng hậu, nêu ra “Chỉ xích Trường Môn bế A Kiều, Nhân sinh thất ý vô nam bắc” làm cho người ta tỉnh ngộ ra, lập ý cao hơn nhiều so với thơ vịnh họ Vương từ trước đến nay. Hai câu trong thơ “Hán ân tự thiển, Hồ tự thâm, Nhân sinh lạc tại tương tri tâm”, người trước đây chưa từng nói qua, từ bấy đến nay cũng bị chê bai, bị cho là: “Dĩ Hồ Lỗ hữu ân, nhi toại vong quân phụ, phi cầm thú nhi hà?” (Bởi giặc Hồ có ơn, nên quên cả vua cha, không phải cầm thú hay sao?) (Lý Bích trong Vương Kinh Công thi tiên chú dẫn lời của Tống Phạm Xung). Cái mà hai câu này nêu lại là sự thực, chính vì viết ra sự hậu đãi của Hung Nô đối với Vương Chiêu Quân lại càng làm nổi lên nỗi không quên vua cha của nàng, nỗi nhớ cố quốc khôn nguôi đến chết mới thôi.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lang Xet Tu @www.maihoatrang.com

Từ ấy nàng xa chốn Hán cung
Tóc mai gió thổi lệ xuân nồng
Dung nhan nhìn lại bơ phờ quá
Thiên tử muôn trùng luống khổ tâm!
Oán trách nhầm tay hoạ sĩ hèn
Sắc đẹp xưa nay chẳng thấy quen
Thần thái trời sinh ai vẽ nổi?
Chàng Mao bị giết cũng oan khiên.
Một đi đi mãi, đáng thương thay!
Áo Hán cung xưa vẫn mặc dày
Phương nam thư gửi về quan ải
Chỉ thấy bao năm cánh nhạn bay.
Người nhà muôn dặm nhắn tin cùng
Ở lại chiên thành chớ ngóng trông
A Kiều khoá chặt Trường Môn đó
Nam bắc nào ai được thoả lòng?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Ngọc Khánh

Thuở nàng từ giã Hán cung
Tóc mai bỏ rối, gió xuân lệ nhoà
Nghĩ mình tiều tuỵ xấu xa
Còn e một nỗi vua ta đau lòng
Ngàn xưa ngọn bút kỳ công
Đố ai dám để lọt vòng mắt xanh
Sắc kia ai vẽ cho thành
Chém đầu nghĩ cũng thương tình họ Mao!
Một đi còn được về sao
Áo xiêm cung Hán đổi trao cung Hồ
Miền nam ngóng đợi tin thư
Năm năm cánh nhạn xa mờ trông theo
Quê nhà muôn dặm cheo leo
Cung Hồ vò võ hắt hiu trước mành
Hỏi ai ai có thấu tình
A Kiều xưa cũng một mình lãnh cung
Há rằng nam bắc đôi dòng
Hồng nhan thôi cũng kiếp chung bẽ bàng.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Cao Tự Thanh

Giã từ cung Hán lúc rời chân,
Tóc rũ châu rơi thảm gió xuân.
Bồi hồi ngoái bóng không nhan sắc
Còn được quân vương tiếc cố nhân.
Trở về trách tội đám thợ vẽ,
Một đời quốc sắc chưa từng ngó,
Thần thái làm sao vẽ được ra,
Bấy giờ uổng giết Mao Diên Thọ.
Một chuyến ra đi biết chẳng về,
Đáng thương áo Hán bạc màu quê.
Tiếng lòng muốn nhắn niềm thương nước,
Hồng nhạn năm năm giọng não nề.
Người nhà muôn dặm đưa thư nhắc,
Cứ ở lều da đừng tấm tức.
Há chẳng thấy:
Gang tấc Trường Môn nhốt A Kiều,
Người đời thất ý đâu nam bắc.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Lúc Minh Phi vừa rời cung cấm
Tóc xoã buông lệ ẩm gió đông
Ngoảng nhìn má phấn phai hồng
Vẫn làm rung động nỗi lòng quân vương
Đòi thợ vẽ vào cung trách quở
Người trước nay chưa có trong tranh
Vẽ nhưng thần thái không thành
Khiến Mao Diên Thọ chịu hình, thiệt thân
Một đi biết không lần trở lại
Áo Hán cung mặc mãi thương tâm
Gửi lời hỏi việc ải nam
Chỉ còn trông thấy hằng năm nhạn hồng
Nhà vạn dặm truyền thông tin tức
Trong chiên thành đừng nhắc nhớ nhau
Trường Môn bác thấy A Kiều
Đời người thất ý bắc nào khác nam

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Minh phi cung Hán mới rời,
Tóc mai rủ xuống lệ rơi gió đùa,
Ngẩn ngơ má phấn bơ phờ,
Quân vương chẳng thể chủ cho việc nầy.
Quay qua trách thợ vẽ đây,
Ta chưa từng có nàng nầy mắt ta.
Chỉ vì vẽ bậy mới ra,
Mao Diên Thọ ấy thực đà giết oan...
Nàng đi, về biết khó toan,
Thương thay, áo Hán nàng mang rách rồi.
Muốn lời hỏi chuyện Nam thôi,
Chỉ còn biết gửi nhạn rời hàng năm.
Kẻ hầu đưa nhắn xa xăm,
“Lều da chốn ấy, đừng nhằm nhớ nhung”,
Nàng nhìn chẳng thấy đã từng,
Trường Môn cao vợi khoá chung A Kiều,
Đời người không toại ý nhiều,
Đâu phân nam bắc cũng đều giống nhau.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời