Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 20/03/2009 07:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 24/10/2009 12:47
Võ Thị Thu Trang sinh năm 1967, quê Quảng Bình, là thành viên của Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại LB Nga, một cây bút quen thuộc của cộng đồng người Việt ở Nga.
Lần đầu tiên tôi “gặp” chị là vào năm 1995, trong tuyển thơ Những nẻo đường xứ tuyết của Hội. Mới 25 tuổi, học năm cuối trường Đại học lưu trữ Matxcơva, chị đã sáng tác rất nhiều. Hồi ấy, tôi rất ấn tượng với bài thơ về quê hương của chị, với những câu thơ đầy ắp trăn trở, tưởng chừng như khó có thể có được ở một cô sinh viên sống xa nhà, sống bằng học bổng nhà nước, vô nghĩ vô lo:
Làng tôi một dạo lên cơn sốt rừngVới bài thơ này, chị được nhận giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi thơ giữa các cây bút cộng đồng do Hội VHTN Việt Nam tại LB Nga tổ chức.
Nào trầm, nào vàng, nào trăn, nào khỉ
Người ta bỏ ruộng nương đua nhau tìm vận đỏ
Tiếng khóc tiếng cười cứ xoắn xuýt xen nhau
Người ta kiếm tiền dù nó ở đâu
Mải mê quên cả lương tri gốc gác
Người già thở than thời nay sao loạn lạc
Chưa đắng, chưa cay mà bon chen sống bạc
Thơm thảo chi cái giàu bất nghĩa, bất nhân
Thanh niên làng ngơ ngác
Trẻ em làng phân vân…
(Làng tôi – 1992)
Em có anh, tâm hồn em yên tĩnhTình yêu ấy không hề bị cuộc đời bon chen, tất bật làm mờ đi ánh sáng:
Căn nhà xinh em trú ngụ ngày đông
Cành cây xanh cho em khi cánh mỏi
Suối nguồn ngon em khát đã khô lòng
(Em có anh – 1991)
Cánh buồm đỏ - Chân trời xa đứng lạiVà từ đó, trên các trang tạp chí Người bạn đường (tạp chí của Hội VHNT Việt Nam tại LB Nga) và Đất nước (tạp chí của ĐSQ Việt Nam tại LB Nga), tôi luôn tìm gặp chị, để theo dõi tình yêu của chị, chia sẻ với chị những vui buồn cay đắng chị gửi vào thơ. Điều đặc biệt là, cho đến gần 20 năm sau, tình yêu của chị vẫn trong vắt và có tiếng reo vang lanh lảnh như ngày trước, cả nỗi buồn cũng trong, và thất vọng cũng không hề làm tình yêu tối đi chút nào:
Ngàn mơ xưa ta đã biết không cùng
Ta hiện hữu với muôn đời tất bật
Cổ tích nào rồi cũng khép sau lưng.
Anh đến cầu hôn cùng gà chín cựa
Voi chín ngà và ngựa chín hồng mao
Bên sự thật hai con tim sét nổ
Bốn mắt nhìn lấp lánh vạn ngàn sao
(Cổ tích – 1993)
Một lúc nào bất chợt nói: Tình yêuCho đến khi tôi cũng bắt đầu tham gia Hội viết của cộng đồng người Việt, tôi rất muốn được gặp mặt chị vì hai chúng tôi cùng ở Matxcơva, thì lại là lúc chị quyết định về nước. Tôi đành tiếp tục “gặp gỡ” với chị qua thơ. Tạp chí “Người bạn đường” của Hội ra 3 tháng một lần, lần nào cũng có thơ của chị gửi sang, mà gửi qua người quen, những bài thơ chép trong quyển vở ô li học trò, nét chữ nắn nót, cẩn thận. Kỳ lạ thay, không trực tiếp nói chuyện với chị, không biết mấy về gia cảnh, cuộc sống của chị, mà tôi vẫn đọc được những đổi thay thăng trầm của cuộc đời chị, trong thơ. Khi vợ chồng phải xa nhau, cuộc sống vật chất kham khổ, và về tình cảm, khi giận trách, khi hy vọng, khi cảm giác đổ vỡ ập đến, như không có chỗ nào bấu víu:
Là đã lớn, con đường đời đã khác
Ngôn ngữ ngày thường cũng thành tiếng hát
Một ánh mắt nhìn thao thức trong đêm
Cả bầu trời chỉ ẩn chứa niềm riêng
Trăm ngàn người trong một người thương mến
Với hai tiếng tình yêu đầy thánh thiện
Có dầu sôi, lửa bỏng cũng cam lòng
Mang ánh nắng hè ấm lại ngày đông
Ngọn gió lành thổi qua chiều tháng Sáu
Trong tình yêu hẹp hòi không nương náu
Và sẻ chia luôn là bạn đồng hành
Đến tận cùng bóng tối, đến bình minh
Hai trái tim luôn đập cùng một nhịp
Nợ trần gian hai người cùng gánh hết
Nếu có ngày bất chợt nói: Tình yêu…
(Tình yêu – 2006)
Em chỉ hát bài tình ca cho anhRồi niềm vui lại nhen nhóm, niềm tin lại trở về, con người dũng cảm đối mặt với sự thật, với nhiều điều buồn khổ để nhìn về tương lai:
Bởi cơn mưa trong đêm về bất chợt
Cảm ơn cơn mưa, cơn mưa làm ướt
Tâm hồn em đang khô héo vì anh
…
Dường như anh đi. Và mang theo mãi
Dòng nhựa đời chưa chảy hết trong em
(Không đề - 1999)
Ở bên bờ vực thẳm đứng cheo leoNhững giờ khắc ấy của tinh thần, thơ của chị giữ lại tất cả. Tôi hiểu rằng, mục đích sáng tác của chị là trút vào thơ tất thảy những điều không thể nói được cùng ai. Và thơ nhiều lần cũng là điểm tựa cho chị, nói như nhà văn Phùng Quán, “phút ngã lòng, tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”…
Cây tình yêu nảy mầm bên vách đá
Từng giọt thời gian trổ lên ngọn lá
Cây đắng ngọt bùi kết một chùm hoa
Đời hiểm trở, chân trần qua gai góc
Tuổi thanh xuân hăm hở muốn bay xa
Giông bão gội, điểm sương ngàn mái tóc
Mãi cuối đời huyền diệu mới đơm hoa.
(Cây tình yêu)
Giá mà có ai cho em bày tỏRất tiếc cho tôi, là những năm chị trở lại Matxcơva, tôi lại chuyển đi thành phố khác. Hai chị em đã nhắn nhủ, hò hẹn qua những người quen. Tôi những tưởng có ngày được gặp chị, để cầm tay chị, cảm nhận qua bàn tay tất cả những sôi nổi nồng ấm và cả đa mang cay cực của đời một người phụ nữ làm thơ. Chưa kịp làm điều ấy thì biết tin chị đột ngột lâm bệnh, rồi chỉ trong vòng hơn 10 ngày chị qua đời, khiến tất cả những người quen, tất cả những ai chưa quen mà chỉ từng đọc thơ chị như tôi, bàng hoàng. Chị mới tròn 39 tuổi, để lại một đứa con trai tuổi trứng nước. Tôi ân hận lắm. Tự trách mình không dứt được ra khỏi cái gọi là “bận” để lên Matxcơva với chị. Nhưng nói gì thêm cũng là quá muộn. Chỉ biết rằng, dù chưa một lần gặp mặt, chưa một lần trò chuyện trực tiếp, tôi đã rất gần gũi với chị, qua thơ. Mới biết, sức mạnh của thơ thật lớn, có thể đem lại cho người tri kỷ, tri âm!
Cho em đau khổ
Cho nước mắt tuôn rơi
Cho em chết đi bằng những nụ cười
Vẫn ngày ngày
Em mang theo trên mặt…
Đoạn trường tuyết phủ màu daNhà thơ dùng thơ để nói lời của định mệnh! Chỉ có một điều an ủi, là đời người thì ngắn, đời thơ thì dài. Tôi vẫn thường đọc lại thơ chị, mỗi lần đọc, lại một lần buồn vui cùng chị. Nhưng thơ chị cũng cho tôi cả hy vọng và niềm tin vào những gì lấp lánh của cuộc đời. Những bài thơ chị viết trong suốt 20 năm ở xứ người, nay đã được Hội VHNT Việt Nam tại LB Nga tuyển lại và in thành tập, như một nén nhang lòng gửi đến chị trong ngày giỗ đầu sắp đến.
Đành xem xứ lạ là nhà nương thân
Mười lăm năm cũng như gần
Mười lăm năm nữa liệu phần quy hương?