戲智遠禪師看經寫義

墨為香餌筆為竿,
學海風波理釣船。
珍重遠公頻下釣,
會獰龍上是驢年。

 

Hí Trí Viễn thiền sư khán kinh tả nghĩa

Mặc vi hương nhĩ bút vi can,
Học hải phong ba lý điếu thuyền.
Trân trọng Viễn công tần hạ điếu,
Hội nanh long thượng thị lư niên.

 

Dịch nghĩa

Mực làm mồi thơm, bút làm cần,
Bể học sóng gió nên phải lái thuyền câu.
Thật đáng trọng Viễn công bao nhiêu lần buông câu không nản,
Gặp con rồng dữ bay lên, đúng là năm lừa.


Tuệ Trung trêu đùa Trí Viễn là một học giả, luôn suy tìm trên văn tự ngữ ngôn, dùng hình ảnh bơi chiếc thuyền câu trong biển học vấn với sóng và gió, và dù rất quý Trí Viễn nhiều lần thả cần câu, nhưng gặp lúc câu được con rồng dữ lên thì không biết đến bao giờ, chắc là phải đến năm lừa. Để nói rằng dù Trí Viễn có học đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì trên văn tự khó có thể lãnh hội được tự tâm mình.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Huệ Chi

Mồi thơm là mực, bút: cần câu,
Biển học quay cuồng, trở lái mau.
Vững trí buông cần khen cụ Viễn,
Năm lừa, rồng dữ lượn trên đầu.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Bút ấy cần câu, mồi ấy mực
Quay cuồng biển học trở thuyền mau
Viễn Công tài nhỉ câu không chán
Rồng dữ năm lừa chẳng tránh đâu

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Cảm nhận ý thơ

獰龍
Ninh long là con rồng dữ, dụ cho đối tượng đặc biệt, trong trường hợp này có thể chỉ cho chân tâm.

驢年
lư niên ☸ Năm lừa. Trong 12 địa chi, mỗi địa chi đều được tượng trưng bằng một con vật, trong ấy không có con lừa, tức không có năm con lừa. Thiền tông dùng từ này để chỉ cho một thời hạn không bao giờ có.

đại ý bài thơ:
Ngài Tuệ Trung trêu đùa Ngài Trí Viễn là một học giả, luôn suy tìm trên văn tự ngữ ngôn, dùng hình ảnh bơi chiếc thuyền câu trong biển học vấn với sóng và gió, và dù rất quý Ngài Trí Viễn nhiều lần thả cần câu, nhưng gặp lúc câu được con rồng dữ lên thì không biết đến bao giờ, chắc là phải đến năm lừa. Để nói rằng dù Ngài Trí Viễn có học đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì trên văn tự khó có thể lãnh hội được tự tâm mình.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Đem mực làm mồi bút làm cần,
Phong ba bể học đã xoay vần.
Viễn công đáng trọng câu không nản,
Rồng dữ năm lừa bay xuống trần.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ban Nhược

Dùng bút làm cần mực làm mồi,
Biển học sóng to thuyền chài bơi.
Chẳng nản thả câu nể ngài Viễn,
Kéo được rồng to, năm lừa thôi.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thích Thanh Từ

Mực mồi thơm ngát, bút làm cần
Biển học sóng đùa, lý là thuyền.
Khen ngợi Viễn Công từng câu thả
Rồng to bắt được, phải năm lừa.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời