Nam Sách cổ đào bình
Nhất tín phong lai tự Nhật bằng
ĐẠI HOÀ Lê đại BÁT NIÊN phần
Cổ bình Thổ quốc tàng lưu lạc
Kim tịch BÙI thôn THỊ chức canh
Hải để chu trầm lưu sử mật
Lư trung lô phá xuất đào trang
Thập tam tự lý tồn nghi HÝ
NAM SÁCH CHÂU gian BÚT TƯỢNG NHÂN.
南策古陶瓶
一信风来自日朋
大和利代八年份
古瓶土国藏流落
今蓆裴村氏织耕
海底舟沉留史密
闾中炉破出陶庒
十三子里存疑戏
南策州间笔匠人
Chiếc bình gốm cổ Nam Sách
Một bức thư đến từ người bạn Nhật Bản nói về một chiếc bình gốm cổ ở Bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên chiếc bình có ghi niên hiệu Đại Hoà năm thứ 8, tính ra là năm 1450, triều Lê Nhân Tông.
Không biết như thế nào mà chiếc bình cổ này có thể lưu lạc đến bảo tàng nước Thổ Nhĩ Kỳ xa xôi.
Đến nay người dân ở thôn có người họ Bùi chỉ biết làm nghề dệt chiếu, làm ruộng.
Nơi đáy biển những chiếc thuyền buôn chìm xuống lưu lại các bí mật của lịch sử.
Trong thôn này, những chiếc lò gốm bị phá đã phát lộ ra làng nghề gốm cổ.
Trong 13 chữ Hán ghi trên chiếc bình cổ này, vẫn còn tồn tại nghi vấn của ý nghĩa chữ “hý” là đùa bỡn hay là tên người (Bùi Thị Hý).
Chỉ biết chắc chắn rằng có người thợ gốm ở Nam Sách đã viết 13 chữ Hán như vậy trên chiếc bình này.
Năm 1980, cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội đã gửi cho người hữu trách của Việt Nam một bức thư đại ý là trong thời gian công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ ông ta thấy trong Bảo tàng Topkapi ở Istambul có một chiếc bình cổ có giá trị bảo hiểm hàng triệu đô la. Trên chiếc bình có ghi 13 chữ Hán cổ, trong đó có chữ “Nam Sách châu” 南策州. Qua nghiên cứu địa lý các nước thời cổ dùng chữ Hán, chỉ có Việt Nam là có địa danh “Nam Sách châu”. Trên cơ sở bức thư này, việc khai quật khảo cổ đã dược tiến hành và phát hiện rất nhiều di chỉ lò gốm và đồ gốm chưa từng biết đến ở làng Chu Đậu và phụ cận thuộc huyện Nam Sách ngày nay. Người ở đây hiện nay hoàn toàn không biết gì về nghề gốm thời trước, chỉ biết dệt chiếu, làm ruộng. Nhiều cuộc trục vớt tàu đắm trên một số tuyến hàng hải quốc tế đã phát hiện hàng nghìn hiện vật gốm cổ liên quan đến dòng gốm Chu Đậu.
Đăng bởi Trần Đông Phong vào 29/10/2015 00:36