Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Định Nam vương Trịnh Căn 鄭根 (1633-1709) thuỵ hiệu Chiêu Tổ Khang Vương 昭祖康王, là vị chúa Trịnh thứ tư của Đại Việt thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 8-1682 đến tháng 5-1709. Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của Chúa Nguyễn, giữ hoà bình cho Bắc Hà và đưa miền bắc Đại Việt vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa.
Không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự, Trịnh Căn còn là một nhà thơ. Ông có để lại một tập thơ nôm Khâm Định thăng bình bách vịnh tập gồm 90 bài theo thể Hàn luật. Đây là tập thơ có tính chất cung đình, nhân danh bậc vua chúa vịnh trăm bài thơ ở điện Thiên Hoà, với mục đích ca ngợi triều đại, công tích và ân huệ trị dân của mình. Theo các nhà nghiên cứu văn học, tập thơ có tính chất gần giống với Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông. Tập thơ có những bài vịnh cảnh sông núi, chúa miếu, thiên nhiên, thời khắc rất hay, thể hiện niềm tự hào về văn vật đất nước. Thơ của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá là khá chải chuốt, điêu luyện dù đôi khi sa vào khuôn sáo.
Định Nam vương Trịnh Căn 鄭根 (1633-1709) thuỵ hiệu Chiêu Tổ Khang Vương 昭祖康王, là vị chúa Trịnh thứ tư của Đại Việt thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 8-1682 đến tháng 5-1709. Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của Chúa Nguyễn, giữ hoà bình cho Bắc Hà và đưa miền bắc Đại Việt vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa.
Không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự, Trịnh Căn còn là một nhà thơ. Ông có để lại một tập thơ nôm Khâm Định thăng bình bách vịnh tập gồm 90 bài theo thể Hàn luật. Đây là tập thơ có tính chất cung đình, nhân danh bậc vua chúa vịnh trăm bài thơ ở điện Thiên Hoà, với mục đích ca ngợi triều đại, công tích và ân…