Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 11/01/2008 08:13 bởi
Vanachi Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần Thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu, là con gái thủ khoa Trần Xuân Sanh ở Vĩnh Long. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, ông Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn.
Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơn là hạnh phúc. Cảnh nhà càng ngày càng sa sút do người vợ kế phung phí khiến ông lâm vào cảnh túng quẫn hơn, phải bỏ nhà dẫn con gái lên Mỹ Tho dạy học và hốt thuốc sinh sống. Chịu ảnh hưởng văn chương và học vấn của cha, cô Trần Ngọc Lầu sớm tỏ ra thông minh, sành thi phú. Hơn nữa, cô sớm trổ mã thành một thiếu nữ xinh đẹp, nên nhiều thanh niên con nhà quan thường tìm đến trêu ghẹo khiến cho bực mình. Tuy phận nữ nhi, nhưng trước vận nước lâm nguy, cô nữ sĩ Trần Ngọc Lầu cũng bày tỏ một tâm trạng, một thái độ.
Cô Trần Ngọc Lầu sống cùng thời với bà Sương Nguyệt Anh, con cụ Nguyễn Ðình Chiểu, nữ sĩ Trần Kim Phụng (1870-1928), cũng là một thiếu nữ văn hay chữ tốt, nên không tránh khỏi ong bướm trêu hoa ghẹo nguyệt... Tuy vậy, cô vẫn giữ gìn thái độ đứng đắn. Sau đó, nữ sĩ về quê ỡ Vĩnh Long gặp gỡ rồi kết bạn văn chương với một thanh niên có chí hướng, nghèo, hiếu học, tên Nguyễn Hữu Ðức, bút danh Phụng Lãm. Tình bạn văn chương chẳng bao lâu đổi thành tình yêu. Sau đó cả hai nên duyên chồng vợ. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc chỉ kéo dài được hai năm. Ðức lâm bệnh, mất ở tuổi 26 khiến nữ sĩ Trần Ngọc Lầu ôm mối hận lòng.
Sau đó gia đình Trần Xuân Sanh lại đổi qua ở Phong Ðiền, Cần Thơ để dạy học. Ðây là một vùng đất mới trù phú, nhiều đại điền chủ, cũng là nơi nhiều nhân tài và là tỵ địa các nhà ái quốc như cử nhân Phan Văn Trị, Mạnh Tự Trương Duy Toản. Ở đây nữ sĩ Trần Ngọc Lầu có quen với một nhân vật tai mắt trong vùng, đó là cai tổng Lê Quang Chiểu sinh trong một gia đình giàu có nhờ ruộng đất, tuy làm quan cho Tây, nhưng vẫn còn ưu tư với vận nước và lưu tâm đến thời cuộc. Ông Chiểu rất kính trọng Cử Trị và coi như bậc thầy. Ông Chiểu là chú ruột của bác sĩ Lê Văn Hoạch, kế vị bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ Tướng Nam Kỳ từ tháng giêng năm 1947. Có người nói rằng ông là nội tổ (?) của bác sĩ Hoạch, một dòng họ có nhiều uy tín miền Tây trong nhiều thế hệ.
Giao thiệp văn chuơng, gần gũi rồi cảm nhau vì nghĩa nên chẳng bao lâu bà Trần Ngọc Lầu ăn ở với ông Chiểu chính thức như vợ chồng. Cuộc tình duyên nầy éo le, vì ông Chiểu đã có vợ nhà, lại đèo bòng thêm nên gia cảnh lục đục. Bà Lầu chán ngán, âm thầm dứt tình về quê, mặc dầu đang có thai 4 tháng. Ðứa con trong bụng bà sau nầy cũng là nhà thơ nổi tiếng tức Thường Tiên Lê Quang Nhơn. Một lần nữa, cuộc đời bà gặp cảnh sóng gió trong lúc gia đình hết sức khó khăn về vật chất... Về Vĩnh Long, bà phải gạt lệ bán bớt một số đất đai hương hoả để trang trải nợ nần. Vì có nhiều lần tới lui toà án Vĩnh Long, bà có quen với môt biện lý người Pháp đa tình. Người đó là Des Hameaux, biết được gia cảnh bà, nên đóng vai mộ mạnh thường quân giúp đỡ. Cám ơn nghĩa cử cao đẹp, nên khi viên biện lý Vĩnh Long cầu hôn, bà nhận lời. Cuộc hôn nhân bất đắc dĩ kéo dài đến năm 1890, biện lý Des Hameaux về Pháp và ở luôn bên đó. Từ đấy, bà Trần Ngọc Lầu an phận, lo nuôi dạy con cho tới thành người hữu dụng. Lê Quang Nhơn 21 tuổi, đậu bằng Thành Chung, bà Lầu có mời ông Chiểu qua nhìn con trong buổi tiệc long trọng tổ chức tại nhà mừng con thi đậu. Lê Quang Nhơn trở thành nguồn an ủi lớn của người đàn bà goá bụa lúc tuổi già.
Bà Trần Ngọc Lầu mất năm 1937 có để lại tập thơ Ngọc Lầu thi tập và một số bài thơ nói lên tâm trạng của kẻ sĩ trước thời cuộc. Có thông tin rằng bà Trần Ngọc Lầu còn có cái tên Ngọc Bích. Còn cái tiểu danh của bà là cô Ba Lào, chứ không phải Hai Lầu. Nhà viết địa phương chí Huỳnh Minh trong quyển Vĩnh Long Xưa Và Nay đã xác định như thế.
Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần Thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu, là con gái thủ khoa Trần Xuân Sanh ở Vĩnh Long. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, ông Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn.
Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơn là hạnh phúc. Cảnh nhà càng ngày càng sa sút do người vợ kế phung phí khiến ông lâm vào cảnh túng quẫn hơn, phải bỏ nhà dẫn con gái lên Mỹ Tho dạy học và hốt thuốc sinh sống. Chịu ảnh…