Chưa có đánh giá nào
2 người thích
Đăng ngày 22/10/2015 16:29, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 05/11/2015 09:31, số lượt xem: 612

陶華公主之墓

歌籌音韻今由在
李代名歌古永傳

大越史記本己全書卷之二李己太祖皇帝乙丑順天十六年八月定兵為甲每甲十五人 用一人為管甲又定諸邑各管甲又改火頭為正首惟唱兒乃號管甲時有唱女陶氏長於本藝常得賞賜時人慕其名凡唱女並呼為陶娘

壬辰二零一二年
陳東風作聯選詞立碑


Đào Hoa công chúa chi mộ

Ca trù âm vận kim do tại
Lý đại danh ca cổ vĩnh truyền

“Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, quyển chi nhị, Lý kỷ, Thái tổ hoàng đế, Ất Sửu Thuận Thiên thập lục niên bát nguyệt định binh vi giáp, mỗi giáp thập ngũ nhân. Dụng nhất nhân vi quản giáp. Hựu định chư ấp các quản giáp. Hựu cải hoả đầu vi chính thủ, duy xướng nhi nãi hiệu quản giáp. Thời hữu xướng nữ Đào thị, trường ư bản nghệ, thường đắc thưởng tứ. Thời nhân mộ kỳ danh, phàm xướng nữ tịnh hô vi Đào nương”.

Trần Đông Phong tác liễn, đề từ, lập bi.
Nhâm Thìn, nhị linh nhất nhị niên


Mộ công chúa Đào Hoa

Tiếng hát, vần điệu ca trù đến nay vẫn tồn tại
Ca sỹ nổi tiếng đời Lý, từ xưa còn truyền mãi.

Sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, quyển hai, thời Lý, phần Thái tổ Hoàng đế: Năm Ất Sửu, niên hiệu Thuận Thiên, năm thứ 16, tháng tám (1025). Đặt quân đội thành giáp. Mỗi giáp 15 người. Lấy một người phụ trách làm quản giáp. Lại định chức danh quản giáp cho các cơ quan. Lại sửa đổi chức danh hoả đầu làm người đứng đầu. Tuy nhiên người phụ trách cơ quan hát xướng vẫn gọi là quản giáp. Lúc đó có nữ ca sỹ phụ trách cơ quan hát xướng, tên là Đào Thị, rất giỏi nghề hát xướng, thường xuyên được vua ban thưởng, phong chức. Người đương thời rất hâm mộ danh tiếng của bà, cho nên từ đó về sau hễ phụ nữ nào làm nghề hát xướng đều gọi là Đào nương.

Năm Nhâm Thìn, 2012

Tương truyền, từ rất lâu có một Bà họ Đào được vua ban lộc, tước rất sang, quý, về nghỉ ở làng Hữu Nghi. Lúc đó đoạn đê qua làng hàng năm thường bị nước lũ sông Cầu sói vào làm hỏng. Bà chi tiền, hưng công nắn bờ sông, từ đó đoạn đê này không bị sạt lở nữa. Bà rất giỏi nghề hát, có học trò ở khắp nơi. Sau khi bà mất, hàng năm đến ngày giỗ Bà, rất đông học trò của Bà qua các thế hệ truyền nhau về làng làm giỗ coi Bà là tổ nghề ca trù. Tục lệ này còn giữ đến nửa đầu Thế kỷ 20 khi hoạt động ca trù còn phổ biến. Làng Hữu Nghi thuộc xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tác giả là con ông Trần Danh Tuyên, tức Nguyễn Văn Luận, người làng Hữu Nghi.