The love song of J. Alfred Prufrock

S'io credessi che mia risposta fosse
a persona che mai tomasse al mundo,
questa fiamma staria senza piu scosse.

Ma per cio che giammai di questo fondo
non torno vivo alcun, s'i'odo il vero,
senza tema d'infamia ti rispondo.



Let us go then, you and I,
When the evening is spread out against the sky
Like a patient etherised upon a table;
Let us go, through certain half-deserted streets,
The muttering retreats
Of restless nights in one-night cheap hotels
And sawdust restaurants with oyster-shells:
Streets that follow like a tedious argument
Of insidious intent
To lead you to an overwhelming question...
Oh, do not ask, «What is it?»
Let us go and make our visit.

In the room the women come and go
Talking of Michelangelo.

The yellow fog that rubs its back upon the window-panes,
The yellow smoke that rubs its muzzle on the window-panes,
Licked its tongue into the corners of the evening,
Lingered upon the pools that stand in drains,
Let fall upon its back the soot that falls from chimneys,
Slipped by the terrace, made a sudden leap,
And seeing that it was a soft October night,
Curled once about the house, and fell asleep.

And indeed there will be time
For the yellow smoke that slides along the street
Rubbing its back upon the window-panes;
There will be time, there will be time
To prepare a face to meet the faces that you meet;
There will be time to murder and create,
And time for all the works and days of hands
That lift and drop a question on your plate;
Time for you and time for me,
And time yet for a hundred indecisions,
And for a hundred visions and revisions,
Before the taking of a toast and tea.

In the room the women come and go
Talking of Michelangelo.

And indeed there will be time
To wonder, «Do I care?» and, «Do I dare?»
Time to turn back and descend the stair,
With a bald spot in the middle of my hair —
(They will say: «How his hair is growing thin!»)
My morning coat, my collar mounting firmly to the chin,
My necktie rich and modest, but asserted by a simple pin —
(They will say: «But how his arms and legs are thin!»)
Do I dare
Disturb the universe?
In a minute there is time
For decisions and revisions which a minute will reverse.

For I have known them all already, known them all —
Have known the evenings, mornings, afternoons,
I have measured out my life with coffee spoons;
I know the voices dying with a dying fall
Beneath the music from a farther room.
So how should I presume?

And I have known the eyes already, known them
all —
The eyes that fix you in a formulated phrase,
And when I am formulated, sprawling on a pin,
When I am pinned and wriggling on the wall,
Then how should I begin
To spit out all the butt-ends of my days and ways?
And how should I presume?

And I have known the arms already, known them
all —
Arms that are braceleted and white and bare
(But in the lamplight, downed with light brown hair!)
Is it perfume from a dress
That makes me so digress?
Arms that lie along a table, or wrap about a shawl.
And should I then presume?
And how should I begin?
...........................
Shall I say, I have gone at dusk through narrow streets
And watched the smoke that rises from the pipes
Of lonely men in shirt-sleeves, leaning out of
windows?...

I should have been a pair of ragged claws
Scuttling across the floors of silent seas.

...........................
And the afternoon, the evening, sleeps so peacefully!
Smoothed by long fingers,
Asleep... tired... or it malingers,
Stretched on the floor, here beside you and me.
Should I, after tea and cakes and ices,
Have the strength to force the moment to its crisis?
But though I have wept and fasted, wept and prayed,
Though I have seen my head (grown slightly bald)
brought in upon a platter,
I am no prophet and here's no great matter;
I have seen the moment of my greatness flicker,
I have seen the eternal Footman hold my coat, and
snicker,
And in short, I was afraid.
And would it have been worth it, after all,
After the cups, the marmalade, the tea,
Among the porcelain, among some talk of you and
me,
Would it have been worth while,
To have bitten off the matter with a smile,
To have squeezed the universe into a ball
To roll it towards some overwhelming question,
To say: «I am Lazarus, come from the dead,
Come back to tell you all, I shall tell you all» —
If one, settling a pillow by her head,
Should say: «That is not what I meant at all.
That is not it at all.»

And would it have been worth it, after all,
Would it have been worth while,
After the sunsets and the dooryards and the sprinkled
streets,
After the novels, after the teacups, after the skirts that
trail along the floor —
And this, and so much more? —
It is impossible to say just what I mean!
But as if a magic lantern threw the nerves in patterns
on a screen;
Would it have been worth while
If one, settling a pillow or throwing off a shawl,
And turning toward the window, should say,
«That is not it at all,
That is not what I meant at all.»
........................
No! I am not Prince Hamlet, nor was meant to be;
Am an attendant lord, one that will do
To swell a progress, start a scene or two,
Advise the prince; no doubt, an easy tool,
Deferential, glad to be of use,
Politic, cautious, and meticulous;
Full of high sentence, but a bit obtuse;
At times, indeed, almost ridiculous —
Almost, at times, the Fool.

I grow old...I grow old...
I shall wear the bottoms of my trousers rolled.

Shall I part my hair behind? Do I dare to eat a peach?
I shall wear white flannel trousers, and walk upon the
beach.
I have heard the mermaids singing, each to each.
I do not think that they will sing to me.

I have seen them riding seaward on the waves
Combing the white hair of the waves blown back
When the wind blows the water white and black.

We have lingered in the chambers of the sea
By sea-girls wreathed with seaweed red and brown
Till human voices wake us, and we drown.


Đây là một tác phẩm đầu tay của Eliot, viết từ năm 1910 khi đang còn là sinh viên Đại học Harvard và hoàn thành năm 1911. Bốn năm sau đăng ở tạp chí Poetry (6-1915), sau đó in trong tập thơ đầu tiên Prufrock and Other Observations (1917). Ban đầu, Eliot đặt tên bài thơ là Prufrock among the women (Prufrock giữa những phụ nữ). Bài thơ được coi là một kiệt tác của phong trào thơ hiện đại (modernistic), được viết dưới hình thức kịch độc thoại nội tâm (dramatic monologue) mượn từ lời nhân vật Prufrock. Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc ở Thần khúc (La divina commedia) của Dante, Faust của Goethe, Hamlet của Shakespeare..., ảnh hưởng nghệ thuật trường phái thơ tượng trưng (symbolisme) của Pháp qua các tác giả như Mallarme, Rimbaud, Baudelaire...

Bản tình ca mô tả tâm trạng của Prufrock, một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, thuộc tầng lớp trung lưu, sống cô độc, không có tình yêu mặc dù quanh mình có rất nhiều phụ nữ trí thức, những người phụ nữ này có trình độ nên họ mới bàn luận về nghệ thuât thời Phục hưng. Ông biết họ cả nơi tụ họp, đề tài câu chuyện, quen thuộc cả từng ánh mẳt, cánh tay trang sức, biết tất cả về nhiều vấn đề khác, nhưng với họ, ông không có tình cảm gì đặc biệt. Chính nhân vật đã thú nhận: “Nếu được một lần đặt gối dưới đầu nàng, Tôi sẽ nói: Đó không phải là những gì tôi muốn nói về tất cả...” chứng tỏ trái tim ông đã bị chai lì, hời hợt.

Sống trong một thành phố hiện đại vô cảm, có bầu trời đầy khói và sương mù vàng, Prufrock đã không hài lòng với cuộc sống của mình, luôn luôn có tâm trạng mâu thuẫn với thực tại. Ông cảm thấy cuộc sống của mình bị soi mói, trống rỗng, vô vị và bị ghim quằn quại trong những công thức đầy định kiến. Thế giới bất ổn của ông bị phá vỡ cả không gian và thời gian nhưng ông không thể thay đổi được gì. Bởi vậy, ông đâm ra thụ động, do dự, thiếu quyết đoán, ông đành chấp nhận sự suy giảm về sức lực và tuổi già đang theo đến, đồng thời lo sợ cái chết sẽ xảy ra trong tương lai. Phải nói cuộc đời của ông là một sự vô vọng, không bao giờ bắt gặp được cái đẹp, cái thơ mộng vì ngay cả tiếng hát của những nàng tiên cá, ông biết cũng không phải họ hát cho mình... Nói chung, Prufrock muốn thức dậy từ thế giới nội tâm nhưng đành bất lực và chết đuối trong nó như ông đã thốt ở câu kết thúc bài thơ.

Bản tình ca không có tình yêu này đã được đánh giá là sâu sắc, và bước vào bài thơ là bước vào vùng ý thức. Con người ương ương dở dở của Prufrock để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng đặc biệt bởi vì, dù sao khuôn mặt của Prufrock cũng là khuôn măt được chuẩn bị cho những khuôn mặt khác để đáp ứng với một tinh thần kỳ vọng cao hơn. Đó là khuôn mặt dành cho sự tái sinh tốt đẹp của tương lai con người khi con người đã biết ý thức về thân phận con người.

Đề từ của bài thơ này trích từ Thần khúc của Dante (Địa ngục, khúc ca XXVII, dòng 61-66). Ý nghĩa của những dòng thơ này như sau: giá như nhân vật tin chắc rằng câu chuyện của anh ta có ai đó nghe được và sau này quay trở lại trần gian kể cho mọi người những điều đã nghe thì anh ta đã chẳng nói ra. Điều đó có nghĩa là bản tình ca của Eliot không ca lên cho tất cả cùng nghe. Đọc bài thơ đến hết ta sẽ hiểu ra rằng Prufrock không hề yêu ai cả - ít ra là trong trường hợp bản tình ca này, không yêu một người phụ nữ nào trong những lời độc thoại của mình. “Em và anh” ở đây là Prufrock tự nói với chính mình đấy thôi, còn những người phụ nữ thì chỉ chuyện trò về Michelangelo. Đây là bài ca tình yêu thời hiện đại của chàng sinh viên Đại học Harvard, nếu có thể gọi đấy là tình yêu. Sáu câu này có mục đích để gợi ý rằng Prufrock, là một người có ý thức về cuộc sống địa ngục của mình. Tiếng nói Prufrock được thốt lên từ địa ngục mà chính bản thân mình không thể nào thoát ra được.

Prufrock, một mặt nào đó cũng giống như Hamlet với “to be, or not to be” (nên hay không nên), rất thận trọng và lưỡng lự, chàng cứ sợ rằng sau lời tỏ tình của mình thì cả thế giới này sẽ sụp đổ. Mặt khác, không biết liệu có nên làm cho thế gian phiền muộn hay không, nếu như đằng nào thì người đời cũng không nghe, không hiểu mình? Và, ngay cả nếu được như Lazarus (La-xa-rơ: Tân Ước_Giăng11: 43,44) từ cõi chết trở về muốn kể lại những điều về cuộc sống, cái chết thì cũng chẳng ai thèm nghe: những người phụ nữ trong phòng khách kia chỉ quan tâm những điều mà họ muốn nói. Thì khi ấy mong ước được trở thành “hai càng cua bờm xờm/ chạy trốn vào trong đáy biển lặng im...” Chủ đề của bản tình ca là không yêu được. Từ không yêu được đến không sống được cũng chẳng xa xôi gì, bởi thế ở đoạn cuối ta thấy xuất hiện các nàng tiên cá (các nàng tiên cá tượng trưng cho vẻ đẹp chết người, vẻ quyến rũ của phụ nữ) và bài thơ kết thúc bằng lời “ta chìm” (we drown).

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Giá tôi biết rằng câu chuyện của mình
Nghe thấy được người còn quay trở lại
Thì ngọn lửa của tôi đã không run.

Nhưng bởi vì không còn đường trở lại
Tôi chưa từng nghe chuyện ấy bao giờ
Nên tôi trả lời, xấu hổ chi mà ngại.



Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
Ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người
Em đừng hỏi rằng "điều gì thế"
Nào, ta hãy đi về nơi đó.

Trong phòng khách những người phụ nữ chuyện trò
Họ nói chuyện về Michelangelo.

Sương màu vàng kì cọ trên mặt kính
Khói màu vàng chạm vào trên mặt kính
Liếm vào mọi góc của buổi hoàng hôn
Bám vào những rãnh mương
Trải lên ống khói
Trên bậc thềm bay nhảy
Nhìn thấy buổi chiều tháng Mười dịu êm
Và ngôi nhà đang ngủ im lìm.

Rồi đây, sẽ đến một thời gian
Trên đường phố làn khói màu vàng
Sẽ chùi lên mặt kính
Rồi sẽ đến một thời gian
Đối mặt phải sẵn sàng
Thời giết chóc và tạo dựng
Thời cho lao động
Câu hỏi này bày trên đĩa của em
Thời cho em và cho anh
Thời của một trăm điều do dự
Một trăm cái nhìn ra và sửa chữa
Khi cầm lấy cốc trà.

Trong phòng khách những người phụ nữ chuyện trò
Họ nói chuyện về Michelangelo.

Quả là sẽ đến một thời gian
Khi ngạc nhiên rằng "Không lẽ ta đã dám?"
Còn thời gian bước xuống bậc thang
Thời gian rảo bước trên mái tóc anh
(Thiên hạ sẽ nói rằng: "Đầu hắn ta đã bạc!")
Chiếc áo khoác của anh cổ cồn cứng nhắc
Chiếc ca-ra-vát của anh có hình dáng giản đơn
(Thiên hạ sẽ nói rằng: "Hắn đã yếu tay chân!")
Chẳng lẽ anh đã dám
Làm cho vũ trụ này lo lắng?
Mỗi phút – là thời gian
Để quyết định, nghi ngờ hay lật ngược hoàn toàn.

Điều này anh đã biết từ xưa
Những buổi chiều, những buổi sớm, buổi trưa
Cuộc đời mình anh dùng thìa cà phê đo đếm
Anh nghe những giọng hát từ đâu xa lắm
Nơi mà người ta theo nhạc hát lên
Là bởi vì anh đã dám?

Những điều này từ lâu anh đã biết
Những đôi mắt gắn anh vào công thức
Dán nhãn gim trên tường
Anh nằm trong đó thở than
Và anh bắt đầu
Khạc nhổ từ đầu ghép hai mảnh ván
Chẳng lẽ là anh lại dám?

Và những bàn tay này anh đã biết từ xưa
Những bàn tay đeo vòng, trắng và trọc lóc
Dưới ánh sáng ngọn đèn, có màu nâu mái tóc
Mà cũng có thể là
Mùi nước hoa từ quần áo toả ra?
Những bàn tay khăn quàng đem quấn
Chẳng lẽ là anh lại dám?
Và làm sao anh có thể bắt đầu?
........................................

Buổi hoàng hôn anh thơ thẩn trên những đường phố nhỏ
Và nhìn khói toả ra từ những ngôi nhà
Của những người cô đơn cúi mình bên cửa sổ?..

Ôi giá mà anh là hai càng cua bờm xờm
Chạy trốn vào trong đáy biển lặng im!
...........................................

Và buổi chiều đi vào đêm rồi êm đềm ngủ
Những bàn tay ấp ủ
Mệt mỏi... ngủ say... hay chỉ giả vờ
Ngủ say sưa ở dưới chân ta.
Có thể, sau khi uống trà và ăn bánh ngọt
Không cần đi vào những miền không thể biết?
Nhưng anh đã khóc, ăn chay, đã khóc và nguyện cầu
Và anh nhìn thấy trên mặt đĩa phẳng mái đầu.
Anh không phải nhà tiên tri – và đây không phải là điều gì vĩ đại
Anh nhìn thấy một lần và trước mặt anh lửa cháy
Một Người hầu mặc áo khoác của anh và khúc khích cười
Nói tóm lại là anh đã thôi.

Và liệu có cần gì cho anh, sau tất cả
Sau bánh ngọt, cốc trà, trong lặng lẽ
Nói một điều gì đó về em và anh
Liệu có cần thiết chăng?
Với nụ cười rũ bỏ điều cấm đoán
Ôm cả hoàn cầu trong lòng im lặng
Và xoay quả đất với câu hỏi chết người
Rằng: "Ta là Lazarus từ cõi chết trở về đây
Ta quay trở về để nói ra tất cả" –
Nếu ai đó cái gối trên đầu đã sửa
Và nói rằng: "Không phải thế đâu
Tất cả đều không phải thế".

Thì anh có cần gì sau đó
Thì anh còn cần thêm gì nữa
Sau những buổi hoàng hôn, sân trước và những đường phố mưa giăng
Sau ấm chén, sách vở, váy áo rải trên sàn
Và điều này, và hơn thế nữa?
Anh cứ ngỡ rằng lời chẳng có
Nhưng giống như khuôn mẫu trên màn hình
Thì liệu có còn cần thiết cho anh
Nếu như ai đó sửa lại khăn và gối
Và quay nhìn vào cửa sổ rồi nói:
"Tất cả không phải thế đâu
Tất cả đều không phải thế".
...................................

Không! Anh không phải là Hamlet và không thể trở thành
Anh chỉ là người hầu, những kẻ ở xung quanh
Là kẻ bị người ta đẩy ra sân khấu
Rồi khuyên bảo phải thế này thế nọ
Người được tôn kính và rất sẵn lòng
Người cẩn trọng và khôn ngoan
Người cao sang nhưng hơi đần một chút
Theo thời gian có lẽ thành lố bịch
Theo thời gian thành kẻ pha trò.

Anh ngày một già thêm
Có lẽ anh phải xắn quần lên.

Liệu anh còn được ăn quả đào? Còn chải tóc trên trán?
Còn đi ra biển mặc quần màu trắng.
Và anh nghe những nàng tiên cá hát vang lên.

Nhưng bài hát này không phải để cho anh.

Anh thấy những nàng tiên cá bơi trên sóng biển
Những con sóng vuốt ve làn tóc trắng
Khi ngọn gió rì rào trên mặt nước trắng và đen.

Ta lang thang trong xứ sở của tiên
Nghe giọng nói của người trần và ta nức nở
Giọng nói gọi ta trở về trần thế, và ta chìm.

43.25
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Nguyên Chương

Nếu ta nghĩ rằng câu trả lời của ta
Sẽ tới một kẻ nào, khi có ngày họ trở về trần thế.
Ngọn lửa này sẽ không ngưng ánh sáng lập loè.

Tuy nhiên, vì không bao giờ có ai quay trở lại.
Sống từ vực thẳm này – Ta hiểu đó là những gì sự thực.
Ta không sợ trước xấu xa sỉ nhục – Ta trả lời ngươi.


Chúng ta hãy cùng đi, các anh và tôi.
Khi bóng tối trải ra che khuất bầu trời,
Và mặt trời như bệnh nhân bị gây mê nằm trên bàn mổ.
Chúng ta hãy cùng đi, nửa hoang vắng trùm lên đường phố.
Vây quanh ta, ẩn náu, thì thầm.
Đêm chưa ngưng cho một đêm trong khách sạn rẻ tiền.
Những nhà hàng mùn cưa trơ vỏ sò vung vãi.
Phố tẻ nhạt như sau cuộc tranh luận chán nhàm,.
Của bao xảo quyệt lo toan.
Dẫn các anh đến câu hỏi đầy áp đảo...
Ô! Xin đừng hỏi “Có chuyện gì như thế?”
Hãy để chúng ta làm cuộc viếng thăm..

Trong căn phòng phụ nữ đến và đi.
Họ lấy Mi-ken-lăng-giơ làm đề tài trò chuyện.

Sương mù vàng cọ lưng trên những ô gương cửa sổ.
Lẫn khói màu vàng đang cọ mõm như loài mèo,
Thè lưỡi liếm qua bao góc tối.
Còn nấn ná trên vũng nước tù, bám trên máng xối.
Để muội bồ hóng rơi trên lưng từ ống khói đen.
Trượt qua sân thượng làm cú nhảy bất ngờ.
Và khi thấy đó là đêm tháng Mười êm dịu.
Đã cuộn lại trên mái nhà, và dường như ngủ thiếp.

Và thực ra đã có thời gian,
Cho khói vàng lướt dọc theo dãy phố.
Để cọ lưng trên những ô gương cửa sổ.
Sẽ có thời gian, sẽ có thời gian.
Chuẩn bị một khuôn mặt để đáp ứng những khuôn mặt mà các anh sẽ gặp.
Sẽ có thời gian để huỷ diệt và thời gian để kiến tạo dựng xây.
Thời gian “Làm việc” và “Ngày” cho đôi tay.
Nâng cao và nhỏ xuống một câu hỏi cho các anh trên chiếc đĩa.
Thời gian cho các anh và thời gian cho tôi.
Và cả thời gian cho trăm điều do dự.
Cho trăm việc để nhìn và xem lại.
Trước khi cầm lấy miếng bánh mì nướng để ăn và để uống tách trà.

Trong căn phòng phụ nữ đến và đi.
Họ lấy Mi-ken-lăng-giơ làm đề tài trò chuyện.

Và thực ra đã có thời gian
Để tự hỏi rằng: “Tôi có dám?” và “Tôi có dám?”
Thời gian trở về, tôi bước xuống cầu thang.
Trán tôi hói và tóc tôi lốm đốm.
Họ sẽ nói “Sao tóc hắn trở nên thưa thớt!”
Áo khoác sáng của tôi, cổ bẻ đứng trước cằm.
Cà vạt sang, giản đơn nhưng bị chê vì chiếc kẹp xuềnh xoàng.
(Họ lại nói: “Tay chân hắn sao mà gầy thế!”)
Tôi có dám.
Làm rối phiền vũ trụ?
Trong một phút đi qua đã có của thời gian.
Để giải quyết, sửa sai, dẫu một phút thôi nói lên điều ngược lại.

Tôi vốn biết họ cả rồi, biết về tất cả.
Biết họ cả buổi mai, buổi chiều, buổi tối.
Tôi đo lường cuộc sống của tôi với chiếc muỗng cà phê.
Tôi đã biết âm thanh hấp hối của mùa thu.
Từ tiếng nhạc phát ra nơi căn phòng xa vắng.
Vậy tôi nên đoán thế nào?

Và tôi biết những con mắt của họ rồi, biết về tất cả.
Những đôi mắt dán vào các anh đã thành công thức.
Và khi tôi cũng bị thành công thức, nằm ườn trên chiếc đinh ghim.
Tôi đã bị ghim và quằn quại trên tường.
Biết nên mở đầu làm sao nữa?,
Làm sao tôi khạc ra tất cả mẫu tàn thuốc mỗi ngày của tôi và cách hút.
Và tôi nên đoán thế nào?

Tôi vốn biết những cánh tay của họ, biết về tất cả.
Những cánh tay đeo vòng xuyến, phô màu trắng để trần.
Buông thõng dưới ánh đèn, lộ rõ những sợi lông màu nâu nhạt.
Biết họ có ướp nước hoa trong váy?
Tôi có lạc đề khi nhắc đến chuyện này không?
Những cánh tay nằm dọc trên bàn hoặc đè lên chiếc khăn san.choàng cổ.
Và để rồi làm sao tôi sẽ đoán,
Và tôi nên mở đầu như thế nào đây?

Vâng, tôi sẽ nói, tôi đã đi vào lúc hoàng hôn qua những con phố hẹp.
Nhìn sợi khói bay lên từ ống píp,
Từ tay áo sơ mi của những người đàn ông cô độc, đang nghiêng ngoài cửa sổ..

Tôi cần phải có đôi càng cua sứt mẻ,
Bỏ trốn ngang qua vùng đáy biển lặng câm.

Và buổi chiều, buổi tối, những giấc ngủ bình yên.
Đã xoa dịu cho tình trạng kéo dài trì trệ.
Ngủ thiếp...mệt nhoài...hoặc vờ như đau ốm.
Nằm duỗi trên sàn nhà, cạnh nơi đây, tôi và các anh.
Tôi có nên, sau khi dùng trà, dùng kem và bánh ngọt.
Có sức lực để ép mình ngay trong cơn khủng hoảng?
Mặc dù tôi đã khóc, nhịn ăn – khóc và cầu nguyện.
Dù tôi đã thấy đầu mình (trọc hói thưa dần) như đĩa phẳng.
Tôi không phải nhà tiên tri – và đây cũng không có vấn đề gì lớn,
Tôi đã thấy trong khoảnh khắc mong manh vĩ đại của mình.
Tôi đã thấy người hầu vĩnh cửu giữ cái áo khoác của tôi và cười khúc khích.
Trong khoảng ngắn trôi qua, tôi sợ hãi rùng mình.

Và sau cùng, nó phải có giá trị riêng của nó.
Sau cái tách, mứt cam, trà.
Giữa đồ sứ, giữa vài câu chuyện của tôi và các anh.
Nó phải có giá trị riêng trong đó.
Để cắt đứt vấn đề với một nụ cười.
Nén vũ trụ vào trong quả bóng.
Cuộn tới một vài câu hỏi đầy áp đảo,
Để thốt lên: “Tôi là La-za-rút về từ cõi chết,
Trở lại cùng các anh để nói về tất cả, tôi sẽ nói cùng các anh tất cả.” –
Nếu được một lần đặt gối dưới đầu nàng,
Tôi sẽ nói: “Đó không phải là những gì tôi muốn nói về tất cả,
Đó không phải là nó, không phải là tất cả.

Và nghiễm nhiên nó có giá trị sau cùng.
Có giá trị trong lúc này.
Sau khi mặt trời lặn, nơi mặt tiền cửa trước, nơi đường phố rải mưa.
Sau những cuốn tiểu thuyết, sau những tách trà, sau những váy đầm sờn cũ dọc trên sàn.
Và điều này như vậy có nhiều hơn? –
Nó không thể nói đúng những gì tôi muốn nói!
Nhưng như thể có một chiếc đèn lồng kỳ diệu, sáng lộ rõ hoa văn trên mỗi mặt hình.
Nó có giá trị trong lúc đó.
Nếu có lần đặt chiếc gối hay giật chiếc khăn choàng.
Và trở lại hướng về của sổ, tôi sẽ nói:
“Đó không phải là nó, không là tất cả.
Đó không phải là những gì tôi muốn nói về tất cả”
Không! Tôi không phải là hoàng tử Hăm-lét, cũng không muốn nói việc này.
Tôi là người phục vụ cho Thượng đế, một người hành động,
Có tiến bộ đặc sắc, bắt đầu từ một màn kịch hoặc hai.
Tư vấn cho hoàng tử không do dự nghi ngờ, tôi là một công cụ dễ dàng.
Cung kính vui mừng khi được sử dụng.
Thận trọng, tinh tường, tỉ mỉ.
Đầy rẫy những câu cao siêu nhưng có chút trì độn u mê..
Thực ra ở thời gian này, tất cả đều đáng buồn cười.
Ở thời gian này, tất cả đều ngu ngốc..

Tôi đã già... Tôi đã già...
Tôi sẽ mặc đáy quần lụng thụng.

Tôi sẽ rẽ tóc ra sau? Tôi có dám ăn một trái đào?
Tôi sẽ mặc quần bằng vải fờ-la-nen trắng, bước trên bờ biển.dạo chơi.
Tôi nghe những nàng tiên cá hát, nghe mỗi một từng người.

Tôi không nghĩ rằng họ sẽ hát cho tôi.

Tôi đã thấy họ cưỡi sóng đi trên hướng biển.
Chải tóc trắng của mỗi đầu ngọn sóng lượn qua.
Khi ngọn gió thổi về làm mặt nước có màu trắng đen pha lẫn..

Chúng ta sẽ bước đi từ từ trong không gian của biển.
Có vòng hoa biển bao quanh với rong biển màu đỏ và nâu.
Cho tới khi có tiếng người đánh thức, và chúng ta chết đuối.

23.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời