Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 23/03/2007 14:07 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 05/04/2008 00:54 bởi
Cammy Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988) tên thật là Trần Văn Ninh, sinh tại Huế, mất tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía tây thành phố Huế. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Nhà thơ Thanh Tịnh từng là học sinh trường Penlơ Ranh (trường dòng) ở Huế, làm nghề hướng dẫn viên du lịch, dạy học, đo đạc ruộng đất, có thơ in trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Chân, Hoài Thanh, 1942). Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), ông là Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc Trung Bộ, đầu quân phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của quân đội. Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyên sáng tác. Ông đã là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I, II), uỷ viên Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
Ngoài thơ, ông còn làm ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể “tấu nói”, đi đầu trong lối viết “những đoạn văn ngắn” và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học. Ông đã nhận Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
- Quê mạ (truyện ngắn, 1941)
- Chị và em (truyện ngắn, 1942)
- Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944)
- Hận chiến trường (thơ, 1937)
- Sức mồ hôi (ca dao, 1954)
- Thơ ca (thơ, 1973)
- Đi giữa mùa sen (truyện thơ, 1980)
- Thanh Tịnh đời và văn (1996)
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988) tên thật là Trần Văn Ninh, sinh tại Huế, mất tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía tây thành phố Huế. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Nhà thơ Thanh Tịnh từng là học sinh trường Penlơ Ranh (trường dòng) ở Huế, làm nghề hướng dẫn viên du lịch, dạy học, đo đạc ruộng đất, có thơ in trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Chân, Hoài Thanh, 1942). Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), ông là Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc Trung Bộ, đầu quân phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của quân đội. Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyên sáng tác. Ông đã là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I, II), uỷ viên Liên hiệp…