Tạo ngày 18/09/2008 02:01 bởi
hongha83, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 18/09/2008 02:06 bởi
hongha83 Thang Hiển Tổ 湯顯祖 (1550-1616) tự Nghĩa Nhưng 義仍, hiệu Hải Nhược 海若, Nhược Sĩ 若士, Thanh Viễn đạo nhân 清遠道人, là nhà soạn kịch, nhà văn đời Minh. Người Lâm Xuyên, Giang Tây. Nơi ông ở gọi là Ngọc Danh đường. Sớm nổi danh, dám cự tuyệt lại tri huyện khi được mời đến chơi. Đỗ tiến sĩ năm 1583, đời Vạn Lịch nhà Minh. Nhậm chức Bác sĩ ở Thái Thường tự, kiêm chuyên viên của Bộ Lễ. Đến 1591, do tố giác Đại học sĩ Thân Thời Hành, nên Thang Hiển Tổ bị hạ cấp, làm quan Điền sử (ghi chép sử) ở tỉnh Quảng Đông, sau đổi làm Tri huyện ở Toại Xương, Chiết Giang. Do không chịu xu nịnh, không hợp với giới quan lại nên lại bị cách chức và không bao giờ quay lại làm quan nữa. Về đọc sách và nghiên cứu ở Thái Châu, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo. Trong sáng tác kịch, phản đối các niêm luật cứng nhắc, sẵn có. Viết nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Tử tiêu ký, Tử thoa ký, Hoàn hồn ký, Nam Kha ký, Hàm Đan ký. Bốn vở sau được gọi là Ngọc Danh đường tứ mộng. Trong các tác phẩm kịch, nổi nhất là Hoàn hồn ký. Về thơ văn có các tác phẩm Hồng tuyền dật thảo, Ngọc Danh đường tập,...
Từ đời Minh, Thanh về sau, có nhiều nhà hý kịch phỏng theo phong cách của Thang Hiển Tổ, họ thường được mệnh danh là phái Ngọc Danh đường. Ngoài các tác phẩm hý kịch, Thang Hiển Tổ còn sáng tác thơ văn.
Thang Hiển Tổ 湯顯祖 (1550-1616) tự Nghĩa Nhưng 義仍, hiệu Hải Nhược 海若, Nhược Sĩ 若士, Thanh Viễn đạo nhân 清遠道人, là nhà soạn kịch, nhà văn đời Minh. Người Lâm Xuyên, Giang Tây. Nơi ông ở gọi là Ngọc Danh đường. Sớm nổi danh, dám cự tuyệt lại tri huyện khi được mời đến chơi. Đỗ tiến sĩ năm 1583, đời Vạn Lịch nhà Minh. Nhậm chức Bác sĩ ở Thái Thường tự, kiêm chuyên viên của Bộ Lễ. Đến 1591, do tố giác Đại học sĩ Thân Thời Hành, nên Thang Hiển Tổ bị hạ cấp, làm quan Điền sử (ghi chép sử) ở tỉnh Quảng Đông, sau đổi làm Tri huyện ở Toại Xương, Chiết Giang. Do không chịu xu nịnh, không hợp với giới quan lại nên lại bị cách chức và không bao giờ quay lại làm quan nữa. Về đọc sách và nghiên cứu ở Thái Châu, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo. Trong sáng tác kịch, phản đối các niêm luật…