Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 12/04/2024 11:20 bởi
Vanachi Hoà thượng Thích Viên Thành thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15-7-1950 (tức mùng 1 tháng 6 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là Nguyễn Thị Thìn. Ngài sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống thâm tín ngôi Tam Bảo có hai người cô ruột là sư cụ Thích Đàm Mậu và sư cụ Thích Đàm Ngọ, trụ trì chùa Bi, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi mới chào đời thì thân phụ đã sớm qua đời, ngài đã quyết chí xuất gia cầu đạo vào năm 12 tuổi, được sư cụ Thích Đàm Viễn trụ trì chùa Khánh Sơn (tức chùa Cao Lá), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là thành phố Hà Nội) tiếp duyên. Năm 15 tuổi, ngài được sư tổ Thích Thanh Trân - Hương Tích động chủ đời thứ 10, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức thu nhận làm đệ tử. Năm 19 tuổi, ngài được hoà thượng Nghiệp Sư cho thụ giới Sa Di. Năm 1972, hoà thượng chính thức được đăng đàn thụ Cụ túc giới. Sư tổ cho phép hoà thượng xuống núi theo học lớp Trung cấp Phật học tại chùa Quảng Bá và chùa Quán Sứ Hà Nội, niên khoá 1973-1976.
Hè năm 1978, ngài được cư sĩ Nguyễn Duy Phương dâng tặng bộ Đại nhật kinh sớ bản Hán văn do cố đại lão hoà thượng Thích Đức Nhuận, đệ nhất pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao lại. Nhận được kinh văn, ngài liền thành lập nhóm để phiên dịch và căn cứ vào đó để tu tập, soạn ra các nghi quỹ hành trì Mật giáo, rộng truyền Mật pháp, chính thức thành lập đạo tràng Chân - Tịnh tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác như Việt Trì, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh… đồng thời truyền bá sang các nước phương Tây (Nga, Ba Lan, Pháp, Đức….) cho các đệ tử của ngài đang sinh sống và làm việc. Nhóm phiên dịch bộ kinh này bắt đầu từ năm 1978 đến năm 1980 thì hoàn thành bản thảo, nhưng chưa đủ duyên để xuất bản.
Ngài được Giáo hội tuyển thẳng vào Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam) khoá I, niên khoá 1981-1985. Năm 1984, khi còn đang theo học tại đó, chính quyền và nhân dân xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây thỉnh cầu ngài về trụ trì chùa Thầy. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp, ngài trở về chốn tổ Hương Tích phụng sự Tam Bảo và bắt đầu sự nghiệp hoằng truyền Phật pháp. Hoà thượng được cầu thỉnh làm giáo thọ sư của trường Trung cấp Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Năm 1985, sư tổ Thích Thanh Chân là bậc cao niên lạp trưởng, thạch trụ của Tùng Lâm, đấng nương của Giáo hội. Khi biết mình sắp được gọi về hầu Phật tổ, ngài đã truyền trao sự nghiệp Kế đăng trụ trì Tùng Lâm Hương Tích cho hoà thượng để duy trì, phát triển hệ phái Hương Tích do chư tiền Tổ khai sáng và kế thừa Phật giáo Nhất tông nhà Trần, nối lại mạng mạch dòng thiền Mật giáo Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Các năm 1987 đến khi viên tịch năm 1998, hoà thượng giữ nhiều trọng trách trong Trường Trung cấp Phật học, Tỉnh hội tỉnh Hà Tây và Giáo hội. Ngày viên tịch ngày 31-5-2002 (tức ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Ngọ), trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm.
Hoà thượng luôn nêu cao tinh thần lấy trí tuệ làm sự nghiệp chân chính của người xuất gia, nên không quản ngày đêm nghiên cứu, dịch thuật, trước tác, xuất bản các ấn phẩm Phật giáo và đã để lại nhiều tác phẩm, dịch phẩm thông qua báo chí, tạp chí, xuất bản, tiêu biểu là:
- Đại bi nghi quỹ
- Chuẩn đề nghi quỹ
- Lục độ Tara
- Du già nghi quỹ
- Lục đạo tập
- Truy môn cảnh huấn
- Bút ký bên cửa trúc
- Khoá lễ phổ môn
- Lược sử các tông phái Phật giáo
- Xuân thu lễ tụng
- Giới Phạm Võng
- Chùa Hương ngày nay
- Danh thắng chùa Thầy
- Truyện Phật bà chùa Hương
- Quan âm Thị Kính
- Kỷ niệm chùa Hương
- Văn khấn Nôm truyền thống
- Phim tài liệu Bầu trời cảnh Bụt
- Phim tài liệu Bức tranh quê hương
- Thuyền môn thi ký
- Công tác xã hội
- Nhân minh học
- Đại Tỳ Lư Giá Na thành Phật kinh sớ (chưa xuất bản)
Hoà thượng Thích Viên Thành thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15-7-1950 (tức mùng 1 tháng 6 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là Nguyễn Thị Thìn. Ngài sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống thâm tín ngôi Tam Bảo có hai người cô ruột là sư cụ Thích Đàm Mậu và sư cụ Thích Đàm Ngọ, trụ trì chùa Bi, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi mới chào đời thì thân phụ đã sớm qua đời, ngài đã quyết chí xuất gia cầu đạo vào năm 12 tuổi, được sư cụ Thích Đàm Viễn trụ trì chùa Khánh Sơn (tức chùa Cao Lá), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là thành phố Hà Nội) tiếp duyên. Năm 15 tuổi, ngài được sư tổ Thích Thanh Trân - Hương Tích động chủ đời thứ 10, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức thu nhận…
Thơ dịch tác giả khác