Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 30/09/2018 17:17 bởi
tôn tiền tử, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 23/01/2022 18:01 bởi
Admin Hoà thượng Thích Nhất Hạnh (11/10/1926 - 22/1/2022) tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động hoà bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên - Huế, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu (Huế) năm 1942, và trở thành một nhà sư vào năm 1949.
Trong thập niên 1960, ông tích cực vận động kêu gọi tìm giải pháp hoà bình cho Việt Nam cả ở trong và ngoài nước, nhiều lần diễn thuyết tại Hoa Kỳ. Năm 1966, ông lập dòng tu Tiếp Hiện và các thiền viện, trong đó có Tu viện Làng Hồng ở miền nam nước Pháp. Tu viện này về sau đổi tên là Làng Mai và mở rộng cơ sở ở nhiều nước khác. Sau hiệp định Paris, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ năm 1973, dần trở thành một nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây. Năm 2014, ông bị đột quỵ và phải nằm viện một thời gian dài. Sau khi bình phục, ông qua Thái Lan để được gần với quê hương hơn. Năm 2018, ông về Việt Nam tịnh dưỡng tại chùa Từ Hiếu cho đến khi viên tịch.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism), là người vận động cho phong trào hoà bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn, và đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Một số tác phẩm tiêu biểu là Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta, Chúa trong ta. Ông còn dùng một số bút danh khi viết sách như Hoàng Hoa, Nguyễn Lang, Tâm Quán, Trần Thạc Đức.
Hoà thượng Thích Nhất Hạnh (11/10/1926 - 22/1/2022) tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động hoà bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên - Huế, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu (Huế) năm 1942, và trở thành một nhà sư vào năm 1949.
Trong thập niên 1960, ông tích cực vận động kêu gọi tìm giải pháp hoà bình cho Việt Nam cả ở trong và ngoài nước, nhiều lần diễn thuyết tại Hoa Kỳ. Năm 1966, ông lập dòng tu Tiếp Hiện và các thiền viện, trong đó có Tu viện Làng Hồng ở miền nam nước Pháp. Tu viện này về sau đổi tên là Làng Mai và mở rộng cơ sở ở nhiều nước khác. Sau hiệp định Paris, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ năm 1973, dần trở thành một nhà lãnh đạo Phật giáo có…
Thơ dịch tác giả khác