Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Taras Hryhorovych Shevchenko (Тарас Григорович Шевченко, 9/3/1814 - 10/3/1851) là nhà thơ, hoạ sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, người khởi xướng nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ucraina. Ông sinh tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế chế Nga (nay là tỉnh Cherkasy, Ucraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám “tiểu đồng” cần vụ của chủ, chẳng bao lâu được theo chủ đến thủ đô Peterburg. ở đây Taras được theo học vẽ bốn năm. Năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt chuộc ra để thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh hoạ Briullov.
Chăm chỉ học tập rèn luyện ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca hơn. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Kobzar (Người hát rong) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ucraina của mình. Tập thơ đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc Ucraina cũng như bạn đọc Nga.
Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haidamaki miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Kobzar, bản trường ca Haidamaki đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Maria, Katerina v.v...
Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ucraina bắt đầu làm việc tại uỷ ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ và tham dự hội họp bí mật nên năm 1847, Shevchenko đã bị bắt cùng với những người khác trong tổ chức. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.
Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko mới được trả tự do. Ông được trở về Nizhnyi Novgorod, sau đó về Peterburg. Năm 1860, tại Peterburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Kobzar.
Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ucraina sinh sống nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, thi hào Taras Shevchenko qua đời. Ông được chôn cất tại Peterburg, sau đó mới được phép cải táng đưa hài cốt về an táng tại quê hương Ucraina.
Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ucraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của Taras Shevchenko đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushin, Goethe, Maeterlinck... Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng và được dịch nhiều ra tiếng Việt.
Taras Hryhorovych Shevchenko (Тарас Григорович Шевченко, 9/3/1814 - 10/3/1851) là nhà thơ, hoạ sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, người khởi xướng nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ucraina. Ông sinh tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế chế Nga (nay là tỉnh Cherkasy, Ucraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám “tiểu đồng” cần vụ của chủ, chẳng bao lâu được theo chủ đến thủ đô Peterburg. ở đây Taras được theo học vẽ bốn năm. Năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt chuộc ra để thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành…
- 001
- 012
- 043
- 052
- 053
- 149
- Gửi N. N (Thuở ấy tôi mới mười ba) N. N (Мені тринадцятий минало)
- N. N.
- Gửi Gô-gôn Гоголю
- Sẵn sàng rồi, buồm đà giương cánh Готово! Парус розпустили
- Tiếng chim tu hú gáy Закувала зозуленька
- Lời di chúc Заповіт
- Như chưa từng gặp gỡ Зійшлись, побрались, поєднались
- Tôi lớn lên ở quê người І виріс я на чужині
- Ngày trôi đi (I) І день іде, і ніч іде
- Tôi chẳng tiếc thương І золотої й дорогої
- Bức thư gửi đồng bào.. І мертвим, і живим..
- Và thung lũng rộng І широкую долину
- Gửi Marianan bé bỏng Маленькій Мар'яні
- Khi xưa Ми вкупочці колись росли
- Ta hát với nhau rồi sau đấy giã từ Ми заспівали, розійшлись,
- Ngày trôi đi (II) Минають дні, минають ночі
- Ngoài đường phố không vui На улиці невесело
- Nơi quê người Не гріє сонце на чужині
- Đừng ghen chi người giàu Не завидуй багатому
- Dường như ngọn gió trên đồng Не тополю високую
- Tôi nhìn ra thảo nguyên Ой гляну я, подивлюся
- Ôi mẹ ơi, con khổ quá chừng! Ой маю, маю я оченята...
- Bố em đã mất rồi Ой умер старий батько
- Gió thổi tuyết rơi ngoài đường По улиці вітер віє
- Em gặp gỡ với người Полюбилася я
- Mẹ em sinh ra em Породила мене мати
- Sông Dnepr mênh mang gầm thét Реве та стогне Днiпр широкий
- Vườn nhỏ anh đào bên mái rạ Садок вишневий коло хати
- Giấc mơ Сон
- Katerina У тієї Катерини
- Liệu chúng mình có còn gặp lại không Чи ми ще зійдемося знову
- Có điều gì nặng nề, đau đớn thế Чого мені тяжко, чого мені нудно
- Khóc cho những ngày xưa Якби зустрілися ми знову