Có đêm mãi chập chờn mơ ước
Lại buâng khuâng... Tự hỏi, mình sau trước
Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu?

Nước độc lập, tự do, dân no ấm học hành
Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy
Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành
Người vẫn nghĩ... Như Người hằng sống vậy.

Nhớ buổi sáng Sài Gòn giải phóng
Người anh xuống sân bay, giang hai tay ôm cả miền Nam.
Mắt cười tươi mà giọng trầm nóng bỏng:
Chớ say sưa... Nhiều việc phải làm!

Trưa tháng Năm, vừa nắng vừa mưa
Đường phố hát, nửa mừng nửa tủi
Một ngày vui đổi bao nỗi đau xưa
Hỡi em bé lang thang tóc vàng gió bụi!

Nhớ buổi chiều về thăm quê đồng khởi
Sông rạch Mỏ Cày, xúm xít thuyền ghe
Các má già Bến Tre cứ cầm tay, hờn dỗi:
Tưởng tụi bay quên lối xóm, không về!...

Đêm Vĩnh Kim, anh tìm em, Hồng Gấm
Đường vào thôn, cỏ lấp bom mìn
Người cha kể chuyện con, bữa cơm đèn đầm ấm
Tấm ảnh em đây, hai con mắt đang nhìn...

Vâng, anh hiểu, đang nói gì, đôi mắt
Mắt những người đã nhắm, vì ta
Cả bàn tay của những mẹ già
Bàn tay đã cho ta, tất cả. Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Tôi lại đi, như buổi đầu, tươi trẻ
Sức căng đầy máu thịt Việt Nam
Như có cánh bay, lên rừng, xuống bể
A! Biết bao công việc phải làm!

Nổi trống lên! Ta hát bài ca Kẻ Gỗ.
Cho nước hồ dâng, đẹp nước Hồng Lam
Tội nghiệp ông cha, truyền kiếp hãi hùng những quyền ma, oai hổ
Con cháu lớn rồi, sắp xếp lại giang san!

Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện
Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau.
Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra thép luyện
Cho tay ta vươn tới mạnh giàu!

Lại hành quân, như năm nào đánh Mỹ
Những sư đoàn, không súng, lại xung phong
Ta sẽ thắng, như những chàng dũng sĩ
Biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng.

Và biển gọi... Đã bao giờ biển gọi?
Thương Nguyễn Du xưa mỏi mắt buồn trông
Ta sẽ ra giữa đại dương, đường đường bờ cõi
Cho con cá, con tôm được trở về với sóng biển Đông!

Ta sẽ xây, phải không nhà kiến trúc
Đất nước ta rất to đẹp, đàng hoàng.
Làng phố sáng như gương. Mặt trời soi hạnh phúc
Soi cả tâm hồn ta trong trẻo, nhẹ nhàng.

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.

Mẹ Suốt ơi!
Giữa bom rơi, đạn nổ
Giữa sóng lớn, gió to
Ngực huân chương, mẹ vẫn chèo đò
Không chịu nghỉ. Ai ngăn cứ nói:
Tui già rồi, có chết khỏi lo
Bọn trẻ sống, còn tay bắn giỏi!
Và mẹ ngã
Bên bờ sông khói lửa.

Và em nữa
Lưng đèo Mụ Giạ.
Ai biết tên em?

Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng
Sống chết từng đêm
Mà lòng thanh thản lạ:
Đâu phải hy sinh. Em vinh dự vô cùng!

Tổ quốc ta!
Muôn nghìn sức mạnh,
Như hôm qua lao vào trận đánh
Ta sẽ đi.
Đi tới những ngày mai

Như một đoàn quân
Bước thẳng, bước dai.

Như một khúc ca xuân
Của một mùa xuân lớn.


25-12-1977

Có bản chép tên bài này là Một khúc ca xuân.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

phân tích tác phẩm

ở đây có phân tích câu "ôi!thế nào là sống đẹp hỡi bạn" không a.


không có
143.00
Trả lời
Ảnh đại diện

nghi ve ve bai tho nay

Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?


gui nhanh lai cho toi
chan thanh cam on
413.76
Trả lời
Ảnh đại diện

nghị luận về 2 câu thơ bài Khúc ca

có ai có bài phân tích 2 câu thơ " Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình."

133.54
Trả lời
Ảnh đại diện

có ai phan tích được sống đẹp là như thế nào trong đoạn thơ sau hok:

Nếu là con chim, chiếc lá. thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. lẽ nào vay mà hok có trả. sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình


nhanh nhé. mình cần gấp
153.00
Trả lời
Ảnh đại diện

cho mình hỏi

cho và nhận ở đây có ý nghĩa gì, giữa người với người thôi hay là còn ý gì khác?

92.00
Trả lời
Ảnh đại diện

ai phân tích khổ thơ này giùm được hok

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.

134.31
Trả lời
Ảnh đại diện

giúp em cảm nhận đoạn thơ này với anh ơi

nếu là con chim ,chiếc lá,
con chim phải hót, chiếc lá phai xanh.
lẽ nào vay ma không có trả,
sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

72.86
Trả lời
Ảnh đại diện

bình luận 2 câu thơ

con người chúng ta đc tạo hoá ban cho cuộc sống, hẳn ai ai cũng bik vậy và trong cái gọi là xh của chúng ta lại hình thành nên những mối quan hệ dù gắng bó, quen thân hay chỉ là giao tiếp. Điều j tạo nên những mối quan hệ đó?? chính là sự cho đi và nhận lại, một quy luật tất yếu của tạo hoá. Sống kok phải chỉ để cho riêng mình, như vậy là ích kỉ, mà sống ở đây là bik chia sẽ, bik sống vì người khác, bik quan tâm hay thông cảm. Cho đi và nhận lại nếu chỉ xét ngắn gọn thì tập trung vào chỉ con người thôi, nếu muốn thật sự chi tiết thì có thể nói về những mối quan hệ khác. Vậy đo, suy nghĩ nông cạn chỉ đc chừng này thôi. Thông cảm zùm..^^!!

123.75
Trả lời
Ảnh đại diện

Phân tích 4 câu thơ Con chim chiếc lá

Mình có đọc được bài phân tích trên trang loigiaihay.com nên xin được chia sẻ tóm tắt theo ý hiểu
Nếu là con chim, chiếc là/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. => Quy luật tự nhiên muôn đời. Con chim còn góp cho đời tiếng hót, chiếc lá còn góp cho đời màu xanh. (Dường như cũng là nhiệm vụ của chim và lá)
Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. => Quy luật xã hội (Vay - trả/ Cho - nhận)
Ngay cả con vật và cây cối còn biết nhớ ơn rồi góp sức nhỏ bé. Lẽ nào con người được dạy dỗ, nuôi dưỡng lại không thể làm theo và đóng góp cho xã hội. Đã nhận của ng khác điều gì thì cần báo đáp lại và phải biết cho đi nhiều hơn, đôi khi còn phải quên bản thân mình. Nhưng bạn hãy yên tâm, vì đó còn 1 quy luật nhân quả ẩn chứ bên trong. Người ta k thể sức nước hoa cho ng khác mà k đc hưởng vài giọt cho bản thân. Cho đi cũng chính là chúng ta đang nhận về.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Chưa có đánh giá nào
Trả lời