Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Từ ấy (1946) » Xiềng xích
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Trang trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Trang Vịt ngày 09/10/2009 11:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Trang Vịt ngày 09/10/2009 11:23
Tố Hữu là một con chim đầu đàn của nền thơ ca Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thơ Tố Hữu tràn đầy lý tưởng sống cao đẹp đồng thời thể hiện tinh thần sáng tạo không mệt mỏi trên bước đường nghệ thuật. Chính vì vậy, bài thơ Khi con tu hú trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu - đã có sức cuốn hút độc giả yêu thơ, say thơ, một cách mãnh liệt.
Mở đầu bài thơ là những âm thanh sống động, mở ra một không gian tươi đẹp, thoáng đãng:
Khi con tu hú gọi bầyTrong thi ca Việt Nam, mỗi loài chim kêu, mỗi loài hoa nở,... báo hiệu một mùa khác nhau. Tiếng chim cuốc kêu trong thơ Nguyễn Trãi báo hiệu mùa xuân đã muộn. Tiếng chim quyên nô nức gọi hè dưới trăng thanh trong thơ Nguyễn Du,... Riêng Tố Hữu, tiếng chim tu hú đi vào thơ khắc khoải báo hiệu mùa hạ đã bước sang. Tiếng chim làm sống dậy những ngày tự do, êm đềm, hạnh phúc. Thuở ấy, Tố Hữu hãy còn bên ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Phải là một trái tim nhạy cảm, rạt rào nhựa sống mới có được cái nghiêng tai tinh tế như thế giữa bốn bức tường hôi hám, chật hẹp, tối tăm,... Tố Hữu hay lắng nghe những âm thanh của cuộc sống đời thường:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!Có thể nói, từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu đã lắng đọng lòng mình, tập hợp các giác quan và tài năng của người nghệ sĩ để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa hè của miền Trung thân yêu:
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghé chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.
(Tâm tư trong tù)
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dầnĐây là một bức tranh lóng lánh sắc màu: màu vàng óng ả của lúa chín; màu vàng tươi roi rói của hoa quả; màu xanh dịu mát của khu vườn nhiều cây; màu vàng đặc trưng của bắp; màu nắng; màu xanh bao la của da trời. Như vậy hai gam màu vàng và xanh đã tô điểm cho bức tranh thơ thêm những đường nét mỹ miều, rực rỡ, đậm chất đồng quê. Bên cạnh đó, có thanh âm của tiếng ve rộn ràng lảnh lót. Tiếng ve ngân là đặc trưng của mùa hè. Các chú ve dạo bản đồng ca chào đón đức vua mùa hạ đến ngự trị. Nếu thiếu tiếng ve thì nét sinh động, nhộn nhịp của bức tranh thơ giảm đi nhiều lắm. Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” là nét chấm phá độc đáo làm cho cuộc sống nơi thôn quê trở nên có hồn và thi vị hơn. Nhà thơ lấy cái hữu hạn (con diều sáo) đế biểu thị cái vô hạn (từng không). Không gian của bức tranh thơ được mỏ’ ra thoáng đãng và tiến tới vô tận.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bền lòngTừ “dậy” trong tiếng Việt, theo từ điển của Nguyễn Văn Xô có ba nghĩa chính: cất mình lên; nổi lên; vang ầm. Chúng ta có thể hiểu mùa hè đã nổi lên trong lòng nhà thơ ở đỉnh điểm. Hoà với nhịp thơ ỏ’ câu 8 là 6/2; ở câu 6 là 3/3 gợi cảm giác phẫn uất, bực bội, căng thẳng tột độ của hệ thống thần kinh trung ương đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và ý chí anh hùng của tuổi trẻ. Bởi thế, Tản Đà nói: “Tài cao phận thấp chí khí uất”. Điều đó cũng không sai đối với Tố Hữu. Riêng câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi” gợi cho chúng ta nhớ tâm trạng của Nguyễn Hữu Cầu:
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! (câu 8)
Ngột làm sao, chết uất thôi (câu 9)
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu, HánPhải chăng giữa Nguyễn Hữu Cầu và Tố Hữu có cùng chung một ước vọng anh hùng của đấng nam nhi? Tiếng kêu “Ngột làm sao, chết uất thôi” của Tố Hữu cũng là một tiếng kêu xé lòng của một lớp thanh niên ham sống, đầy nhiệt huyết, mong muốn đối đời của xã hội ta lúc ấy.
Phá vòng vây bạn với kim ô.
Gửi bởi hai_au ngày 05/11/2008 20:58
Có 2 người thích
Ngày đi học tôi còn nhớ : "Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều biếc lộn nhào từng không" thì chính xác hơn Điệp luyến hoa ạ
Gửi bởi Vanachi ngày 05/11/2008 21:59
Có 1 người thích
Là "đôi con diều sáo". Cảm ơn bạn nhé :D
Gửi bởi hai_au ngày 07/11/2008 00:32
hai_au chỉ nhớ là con diều thôi. Học từ hồi lớp mấy ấy.
Diều biếc là trong câu : Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả ... của Đỗ Trung Quân. Trí nhớ kém quá!
Gửi bởi Vanachi ngày 07/11/2008 01:11
Có 2 người thích
Bài này viết trước bài của Đỗ Trung Quân tới 40 năm mà :-)
Bạn hãy xem tạm link này: http://www.sggp.org.vn/va...oavannghe/2007/12/136881/
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 09/10/2009 23:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Y Như ngày 09/10/2009 23:42
Có 1 người thích
Quyển "Thơ Tố Hữu", NXB Giáo dục, 2003 ghi là "đôi con diều sáo", SGK cũng ghi như vậy.
Bài này chỉ cần viết vào thế kỷ 20 là thuộc thời hiện đại rồi.
Câu thứ ba đáng nhẽ phải là: "Vườn râm dậy tiếng ve ngân" mới đúng ạ :)
Gửi bởi lovely ori ngày 15/12/2010 19:33
Phải là "đôi con diều sáo" mới đúng, vì đây ko phải là con diều hâu, con chim sáo mà là cánh diều và sáo diều í :)
Gửi bởi Maiiiii ngày 17/01/2022 15:07
Có 1 người thích
Ui trời năm 2008 là năm t sinh ra;-; không ngờ trang web này lâu dị á
Gửi bởi Lammmm ngày 13/03/2022 23:27
Tui cũng 2008:) mai thi văn h vô đây tìm tài liệu hay quá trời lunn, mà web này có nhiều bài hay cực.