“Быть поэтом - это значит то же...”

Быть поэтом - это значит то же,
Если правды жизни не нарушить,
Рубцевать себя по нежной коже,
Кровью чувств ласкать чужие души.

Быть поэтом - значит петь раздолье,
Чтобы было для тебя известней.
Соловей поет - ему не больно,
У него одна и та же песня.

Канарейка с голоса чужого -
Жалкая, смешная побрякушка.
Миру нужно песенное слово
Петь по-свойски, даже как лягушка.

Магомет перехитрил в коране,
Запрещая крепкие напитки,
Потому поэт не перестанет
Пить вино, когда идет на пытки.

И когда поэт идет к любимой,
А любимая с другим лежит на ложе,
Благою живительной хранимый,
Он ей в сердце не запустит ножик.

Но, горя ревнивою отвагой,
Будет вслух насвистывать до дома:
"Ну и что ж, помру себе бродягой,
На земле и это нам знакомо".

 

Dịch nghĩa

Là thi sĩ – điều này là như thế đó,
Nếu không vi phạm những sự thật của đời,
Tự làm lành sẹo khắp làn da mềm mại (mịn màng),
Bằng nhiệt huyết tâm can an ủi những tâm hồn xa lạ.

Là thi sĩ - ngợi ca sự phóng khoáng (tự do),
Sao cho bạn càng thêm rõ.
Hoạ mi hót – nó không bị đau đớn,
Ở nó chỉ lặp lại mỗi một bài ca.

Chim hoàng yến với giọng điệu xa lạ -
Như xúc xắc bi hài, thật tội nghiệp.
Thế gian cần ca từ
Hát theo ý mình, dù chỉ tựa ễnh ương.

Mô-ha-mét quá láu cá trong kinh co-ran,
Khi cấm kị những rượu mạnh,
Bởi vì nhà thơ sẽ không chịu dừng
Uống vi-nô, khi đến với nhục hình.

Và thi sĩ khi đến với người yêu,
Còn người yêu nằm với người khác trên ghế lô,
Vì lợi ích sống còn mà tự giữ mình,
Chàng không đâm dao vao trái tim nàng.

Nhưng cay đắng biến thành oán hận,
Sẽ huýt sáo thật to cho đến nhà:
"Thôi đành vậy, tôi đáng chết như kẻ lãng du,
Trên thế gian cảnh này chúng ta đã quen".


8-1925

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Làm thi sĩ – thì cũng có nghĩa là
Nếu sự thật cuộc đời không vi phạm
Giữ vết thương thành sẹo ở trên da
Căm người khác vẫn nhẹ nhàng, tình cảm

Làm thi sĩ – nghĩa là hát tự do
Để thiên hạ muôn người ai cũng biết.
Chim hoạ mi chỉ có một bài ca
Nên hoạ mi chẳng hề đau khi hót.

Chim hoàng yến ca giọng ca người khác
Thì sẽ buồn cười, nhỏ nhặt, đáng thương
Cuộc đời cần ở nhà thơ giọng hát
Của riêng anh, dù là giọng ễnh ương.

Mahômét xưa viết kinh Koran
Đã khôn ngoan cấm ta dùng rượu mạnh
Nên nhà thơ thời nay đã không ngừng
Uống rượu vang khi nhà thơ đau đớn.

Khi nhà thơ đi đến với người tình
Nhưng người tình trên giường cùng kẻ khác
Thì nhà thơ giữ nước mắt long lanh
Không thả vào tim người tình dao sắc.

Dù đau khổ nhưng nhà thơ can đảm
Vẫn huýt gió vang khi trở về nhà:
"Có gì đâu, ta chết đời du lãm
Cuộc đời này điều chẳng lạ với ta".

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Phương

Làm thi sĩ – nghĩa là chấp nhận
Sự thật cuộc đời được gìn giữ chở che.
Để vết thương đau trên da mềm thành sẹo,
Cảm xúc cực cùng - tâm hồn lạ vuốt ve.

Làm thi sĩ – ngợi ca điều phóng khoáng
Cho danh thơm nổi tiếng khắp miền.
Họa mi hót – nó không hề đau đớn,
Chỉ một bài thôi nó cứ hát triền miên.

Chim kim tước ca giọng ca kẻ khác –
Tẹo nhẹp cái trò ngộ nghĩnh, đáng thương.
Thế gian cần những lời ca lạ lẫm
Của riêng anh – dù chão chuộc, ễnh ương.

Mohamet đã khôn ngoan khi viết
Kinh Koran, cấm rượu mạnh với con chiên,
Nên nhà thơ rượu vang không ngừng uống
Trên đường về nơi thống khổ, oan khiên.

Khi nhà thơ đến với người yêu dấu,
Mà người yêu cùng kẻ khác đang nằm,
Thì thay vì găm tim nàng dao sắc
Nhà thơ sẽ bỏ đi nhẫn nhịn, hiền lành.

Nhưng, dù đau, khi quay gót về nhà
Chàng vẫn huýt sáo vang, giấu nỗi ghen lòng hận:
“Có gì đâu, đó là điều không lạ với ta -
Kẻ lãng du đến ngày cùng tháng tận”.

Cảm ơn bạn đã đọc bài của Geo
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Bùi Huy Bằng

Là thi sĩ – đó chính là duyên nợ,
Không đơn sai những sự thật ở đời,
Tự dưỡng thương khắp làn da gợi cảm,
Độ nhân sinh bằng nhiệt huyết tâm can.

Là thi sĩ - nghiệp ngợi ca tự do,
Sao cho bạn nhìn đời càng thêm rõ.
Hoạ mi hót – không thấy mình đau khổ,
Bởi phận chim chỉ một giọng cô đơn.

Chim hoàng yến với giọng ngân xa lạ -
Như xúc xắc bi hài, thật đáng thương.
Thế gian cần những ca từ cao cả
Hát hồn nhiên, dù chỉ tựa ễnh ương.

Thánh hồi giáo khéo soạn kinh co-ran,
Khi cấm kị đồ uống là rượu mạnh,
Bởi thi sĩ đã không hề ngừng cạn
Ly vang nồng, khi lâm nạn bạo hành.

Và thi sĩ khi đến với người thương,
Thì nàng ta cùng kẻ lạ trên giường,
Vì lợi ích sống còn chàng khoan nhượng,
Trái tim nàng thoát nạn một đường dao.

Nhưng, cay đắng làm trào dâng oán ghét,
Quay về nhà giọng huýt sáo vang lên:
"Thôi đành vậy, kẻ lãng du đáng chết,
Trên thế gian cảnh này ta đều quen".

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nhất Minh

Làm thi sỹ có nghĩa là như thế,
Nếu với đời không đổi trắng thay đen,
Chỉ còn cách làm da mình lành sẹo,
Đem nhiệt huyết mình ve vuốt nhân gian.

Làm thi sỹ nghĩa là hát ca phóng khoáng,
Để cho ta được nổi tiếng hơn người.
Chim hoạ mi chẳng đau lòng khi hót,
Vì hót đi hót lại một bài thôi.

Chim hoàng yến nếu ca bằng thanh âm loài chim khác,
Sẽ nực cười như tiếng xúc xắc reo.
Thế gian này cần lời cho bài hát,
Hát đúng giọng mình, dù như tiếng ếch kêu.

Mô-ha-mét tinh ranh viết Kinh Ko-ran dạy dỗ,
Cấm nhân gian uống rượu mạnh linh đình.
Vì thế thi nhân sẽ không ngừng nghỉ,
Uống rượu vang lúc đi chịu khảo hình

Nếu thi nhân đến gặp nàng thiếu nữ,
Được chàng yêu và thấy bóng diễm kiều,
Đang ân ái, mây mưa cùng người khác,
Chàng sẽ không đâm nát tim yêu.

Nhưng rực cháy lửa ghen tuông dữ dội
Chàng đi về và huýt sáo:”Ôi dào!
Ta sẽ chết như một người lang bạt
Cái kết này mới quen thuộc làm sao!”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời