Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Phạm Hy Lượng » Bắc minh sồ vũ ngẫu lục
Đăng bởi Phạm Hy Hưng vào 26/12/2022 02:36, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 23/01/2023 12:08
Tổ Long kỳ nguyệt sinh,
Lang thôn thử kỳ trạng.
Thiên thặng thả vô vi,
Nhất phu ô túc kháng.
Kinh Kha phi mãng phu,
Nãi học chỉ nhân dạng.
Sĩ vị tri kỷ mưu,
Tử sinh độ ngoại phóng.
Trì hồi kỷ nguyệt gian,
Tích lự khởi mạnh lãng.
Bất cố kỷ đầu lư,
Ninh tích ư kỳ hàng.
Thích Tần tuy bất thành,
Báo Đan tâm khả lượng.
Cổ kim luận nhân vật,
Hà tu kế đắc táng.
Vãng tích dĩ thành trần,
Ca thanh uyển bi tráng.
Thí quan lục quốc vong,
Thị thuỳ độc bính đáng.
Thiên tải thuỷ biên đình,
Thu phong thượng đãng dạng.
Tô Long mong chiến thắng,
Để nuốt chửng người ta tựa sói lang.
Nước có ngàn cỗ xe mà còn không làm gì được,
Thì một chàng trai chống sao cho nổi!
Kinh Kha không phải là kẻ thất phu lỗ mãng,
Sức học của ông ấy hơn hẳn mọi người.
Kẻ sĩ khi đã vì tri kỷ mà lo toan công việc,
Thì chuyện sống chết không kể đến.
Mấy tháng lần lữa chưa sang Tần,
Bởi tính mưu nghĩ kế, đâu thể làm càn được.
Đã không đếm xỉa đến chiếc đầu của mình.
Thì còn tiếc gì cái cổ họng.
Việc giết Tần tuy không thành,
Nhưng lòng đền ơn Yên Đan có thể thông cảm được.
Xưa nay khi luận bàn về các nhân vật,
Cần gì phải tính chuyện được mất.
Di tích xưa giờ đã cũ càng,
Tiếng ca bi tráng như còn vọng đâu đây.
Thử nhìn tiến trình sáu nước bị diệt vong,
Ai có thể một mình ngăn chặn được.
Ngàn năm ngôi đình bên sông Dịch,
Gió thu vẫn hắt hiu.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Phạm Hy Hưng ngày 23/01/2023 12:01
Thuỷ Hoàng mong thắng thế,
Để thoả sức ăn người.
Nước chư hầu cũng chịu,
Huống chi một chàng trai.
Kinh Kha không lỗ mãng,
Học vấn giỏi hơn đời.
Mưu việc vì tri kỷ,
Sống chết coi thường thôi!
Mấy tháng cứ lần lữa,
Tính kế kẻo đơn sai.
Cái đầu còn chẳng tiếc,
Tiếc cổ họng chăng ai?
Giết Tần dẫu chẳng được,
Ơn Đan, đền đáp rồi.
Xưa nay bàn nhân vật,
Được, mất kể chi hoài.
Di tích dẫu thành bụi,
Bi tráng ca vang trời.
Thử xem sáu nước mất,
Một tay ai vãn hồi?
Ngôi đình bên sông Dịch,
Nghìn thu gió ngậm ngùi.