Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nhất Định thiền sư 一定禪師 (1784-1847) pháp danh Tánh Thiên 性天, người Quảng Trị, xuất gia từ khi còn nhỏ, lớn lên được thiền sư Phổ Tịnh chùa Thiên Thọ làm lễ thế độ cho làm Sa-di. Sau sư thọ giới cụ túc với thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Vâng mệnh vua Gia Long, sư giữ chức vụ trụ trì chùa Thiên Thọ. Năm 1833, vua Minh Mạng thỉnh sư trụ trì chùa Linh Hựu. Năm 1839, vua lại thỉnh sư làm tăng cang chùa Giác Hoàng. Tính sư ưa vân du nên không thích quản đốc các chùa quốc tự. Năm 1843, sư xin từ chức tăng cang chùa Giác Hoàng, được vua Thiệu Trị chấp nhận. Sư rất hài lòng, nói: già rồi, may được vua thương, một thân, một bát, rộng đường vân du (“Hạnh phùng tấu đắc nhưng hồi lão, Nhất bát cô thân vạn lý du”). Mấy năm sau đó, sư lên núi Dương Xuân Thượng quận Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, dựng một thảo am để ở, gọi là An Dưỡng am. Cảnh trí ở đây u nhàn đẹp đẽ. Sư tu ở đây cho đến năm 1847 thì tịch, thọ đúng 64 tuổi. Ba người đệ tử xuất sắc nhất của sư là Lương Duyên, Cương Kỷ và Linh Cơ. Thái giám viện nương vào đức độ của sư, dựng chùa lớn tại địa điểm An Dưỡng am, đặt tên là chùa Từ Hiếu, kiến trúc tương tợ kiến trúc lăng vua Tự Đức. Tên chùa là Từ Hiếu vì các đệ tử sư vẫn nhớ lúc sinh tiền sư rất có hiếu với cha mẹ, dù đã đi xuất gia. Tác phẩm của sư hiện còn 15 bài kệ phó pháp được chép trong sách Hàm Long sơn chí do Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân soạn.
Nhất Định thiền sư 一定禪師 (1784-1847) pháp danh Tánh Thiên 性天, người Quảng Trị, xuất gia từ khi còn nhỏ, lớn lên được thiền sư Phổ Tịnh chùa Thiên Thọ làm lễ thế độ cho làm Sa-di. Sau sư thọ giới cụ túc với thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Vâng mệnh vua Gia Long, sư giữ chức vụ trụ trì chùa Thiên Thọ. Năm 1833, vua Minh Mạng thỉnh sư trụ trì chùa Linh Hựu. Năm 1839, vua lại thỉnh sư làm tăng cang chùa Giác Hoàng. Tính sư ưa vân du nên không thích quản đốc các chùa quốc tự. Năm 1843, sư xin từ chức tăng cang chùa Giác Hoàng, được vua Thiệu Trị chấp nhận. Sư rất hài lòng, nói: già rồi, may được vua thương, một thân, một bát, rộng đường vân du (“Hạnh phùng tấu đắc nhưng hồi lão, Nhất bát cô thân vạn lý du”). Mấy năm sau đó, sư lên núi Dương Xuân Thượng quận Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, dựng một…