34.33
Thể thơ: Lục bát
Thời kỳ: Nguyễn
1 người thích

Đăng bởi Vanachi vào 29/06/2005 11:13, đã sửa 6 lần, lần cuối bởi Admin vào 27/10/2024 16:12

Bài thơ có 5 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:

1 Bản quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu đính

2 Bản Liễu Văn đường (1866), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm

3 Bản Liễu Văn đường (1871), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm

4 Bản Lâm Noạ Phu (1870), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm

5 Bản Kiều Oánh Mậu (1902), do Nguyễn Thế và Phan Anh Dũng phiên âm

Chốn hoa nguyệt sa cơ, Bình Khang ôm hận;
Tính phong lưu quen thói, duyên đẹp mưu se.


1275. Khách du bỗng có một người,
Kỳ Tâm họ Thúc, cũng nòidòng thư hương.
Vốn người huyện Tích, châu Thường,
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Chuy.
Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi,
1280. Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào.
Trướng tô giáp mặt hoa đào,
Vẻ nào chẳng mặn, nếtnét nào chẳng ưa?
Hải đường mơn mởn cành tơ,
NgàyChiều xuân càng gió, càng mưa, càng nồng!
1285. Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?
Lạ gì thanh khí lẽ hằng,
Một dây mộtđã buộc, ai giằng cho ra?
Sớm đào, tối mận lân la,
1290. Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng.
Dịp đâu may mắn lạ dường!
Lại vừa gặp khoảng xuân đường lạilại quê.
Sinh càng một tỉnh mười mê,
Ngày xuân lắm lúc điquên về với xuân.
1295. Khi gió gác, khi trăng sân,
Bầu tiên chuốcdốcrót rượu, câu thần nối thơ.
Khi hương sớm, khi trà trưamây mưa,
Bàn vâycờtrà điểm nước, đường tơ hoạ đàn.
Miệt mài trong cuộc truy hoan,
1300. Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình.
Lạ cho cái sóng khuynh thành,
Làm cho đổ quán, xiêu đình như chơi.
Thúc Sinh quen thóinết bốc rời,
Trăm nghìn đổ một trận cười như không!
1305. Mụ càng tô lục, chuốt hồng,
Máu tham hễngửi thấy hơi đồng thìphải mê.

Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Buồng the phải buổi thong dong,
1310. Thang lan, rủ bức trướng hồng tẩm hoa.
Rõ màu trong ngọc, trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.
Sinh càng tỏ nếtnét, càng khen,
NgụTảTạ tình, tay thảo một thiên luật Đường.
1315. Nàng rằng: “Vâng biết lòng chàng,
Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.
Hay hèn lẽ cũng nối điêu,
NỗiLòng quê nghĩgiở một haivài điều ngang ngang.
Lòng còn gửi áng mây vàngHàng,
1320. Hoạ vần, xin hãy chịu chàng hôm nay.”
Rằng: “Sao nói lạ lùng thay!
Cành kia chẳng phải cỗicội này mà ra?”
Nàng càng ủ dộttuôn giọttủi xót thu ba,
Đoạn trường lúc ấy giở mà buồn tênh:
1325. “Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con bướm lượn vành chút chơi.
Chúa xuân đành đã có nơi,
Ngắn ngày, thôi chớ dài lời làm chi!”
Sinh rằng: “Từ thuở tương tri,
1330. Tấm riêng, riêng những nặng vì nước non.
Trăm năm, tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.”
Nàng rằng: “Muôn đội ơn lòng,
Chút e bên thú, bên tòng dễ đâu.
1335. Bình Khang nấn ná bấy lâu,
Yêu hoa, yêu được một màu điểm trang.
Rồi ra lởnhạt phấn, phai hương,
Lòng kia giữ được thường thường mãithế chăng?
Vả chăngtrong thềm quế cung trăng,
1340. Chủ trương đành đã chị HằngThường ở trong.
Bấy lâu khăng khít dảichữ đồng,
Thêm người, ngườiắt cũng chia lòng riêng tây.
Vẻ chi chút phận bèo mây,
Làm cho bể ái, khi đầy khi vơi.
1345. Trăm điều ngang ngửa vì tôi,
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho?
Như chàng có vững tay co,
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dù lớn hơn ngoài,
1350. Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuốngdưới mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.
Ở trên còn có nhà thông,
LòngLượng trên trông xuống biết lòng có thương?
1355. Sá chi liễu ngõ, hoa tường,
Lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh!
Lại càng dáng, dại hình,
Đành thân phận thiếp, nghĩngại danh giá chàng.
Thương sao cho vẹn thì thương,
1360. Tính sao cho trọnvẹnlọn mọi đường thìxin vâng.”
Sinh rằng: “Hay nói đè chừng,
Lòng đây, lòng đấy, chưa từng hay sao?
Đường xadài chớ ngại Ngô Lào,
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.
1365. Đã gần chi có đườngđiều xa,
Đá vàng cũngđã quyết, phong ba cũng liều.”


Đoạn này ứng với Hồi 11 trong nguyên truyện: “Khốc hoàng thiên Bình Khang ký hận; Tuý phong lưu kim ốc mưu kiều” 哭皇天平康寄恨;醉風流金屋謀嬌 (Khóc hoàng thiên, Bình Khang đành gửi hận; Say phong nguyệt, nhà vàng mưu lấy kiều).


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]