Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Nguyễn Can Mộng (1885-1953) hiệu Nông Sơn, quê làng Hoằng Nông, huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là một nhà giáo dục, đỗ phó bảng nên thường gọi là Bảng Mộng.
Xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống, năm 1912 đỗ cử nhân tại trường Hà Nam, năm 1916 đỗ phó bảng. Sơ bổ Huấn đạo huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Năm 1917 làm giáo thọ cùng huyện, năm 1919 về dạy Hán Văn tại trường Bưởi ở Hà Nội, năm 1920 thăng Kiểm học, rồi làm việc ở phòng báo chí phủ Thống sứ Bắc kỳ đến năm 1931.
Năm 1936 giữ chức đốc học tỉnh Nam Định đến năm 1940 thì về hưu, nhưng vẫn lưu dạy Hán văn tại trường Bưởi. Trong thời gian dạy học, ông cộng tác với các tạp chí Nam phong, Đông Dương, chuyên về văn chương Trung Hoa và văn học cổ Việt Nam. Những năm 1949-1953, ông phụ trách giảng dạy môn Hán văn tại Đại học Văn khoa Hà Nội.
Ông mất năm Quý Tỵ 1953 tại Hà Nội, thọ 68 tuổi.
Tác phẩm
- Nông sơn thi tập (1933)
- Lệ tục nước nhà
- Gương liệt nữ (cùng viết, 1927)
- Trung Hoa văn thoại tiêu chuẩn (Hà Nội, 1942)
- Nam học Hán tự (Hà Nội, Nam Ký, 1943)
- Ngạn ngữ phong dao (1936)
- Hán tự khoá bản (1937)
- Bức gương lòng son (Hà Nội, 1923)
- Lịch sử Bắc Kỳ (1932)
- Truyện Kiều (Hà Nội, Viễn Đông, 1936)
- Nam học (1936)
- Văn chương Việt Nam (nói chuyện tại Hội Trí tri ngày 17-12-1936, Hà Nội, Tân Dân, 1937)
Nguyễn Can Mộng (1885-1953) hiệu Nông Sơn, quê làng Hoằng Nông, huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là một nhà giáo dục, đỗ phó bảng nên thường gọi là Bảng Mộng.
Xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống, năm 1912 đỗ cử nhân tại trường Hà Nam, năm 1916 đỗ phó bảng. Sơ bổ Huấn đạo huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Năm 1917 làm giáo thọ cùng huyện, năm 1919 về dạy Hán Văn tại trường Bưởi ở Hà Nội, năm 1920 thăng Kiểm học, rồi làm việc ở phòng báo chí phủ Thống sứ Bắc kỳ đến năm 1931.
Năm 1936 giữ chức đốc học tỉnh Nam Định đến năm 1940 thì về hưu, nhưng vẫn lưu dạy Hán văn tại trường Bưởi. Trong thời gian dạy học, ông cộng tác với các tạp chí Nam phong, Đông Dương, chuyên về văn chương Trung Hoa và văn học cổ Việt Nam.…
Thơ dịch tác giả khác