Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Anh Nông
Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 15/07/2007 01:37
Tác giả: Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Anh Nông
Đá và hoa- một bông thơ dâng tặng
Đỗ Trọng Khơi
(Đọc tập thơ Những tháng năm ở rừng-của Nguyễn Anh Nông, NXB QĐND, 2005
Tập thơ "Những tháng năm ở rừng" được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 2005 có thể xem là một tập hợp tương đối đầy đủ của Nguyễn Anh Nông cho quá trình sáng tác mấy mươi năm qua. Tác giả Nguyễn Anh Nông, quê xứ Thanh, có thơ in báo từ khi còn là học viên trường Sĩ quan Lục quân I, tốt nghiệp lên đóng quân ở Cao Bằng, đã tỏ ra chững chạc, nhiều hứa hẹn.
Và chính ở miền Cao Bằng đã cho thơ Nguyễn Anh Nông những bài hay, thấm đẫm chất hào khí, cái trập trùng núi non biên ải. Những sáng tác thời gian này góp mặt làm nền tảng cho những thành công của tập, như các bài: Hoa cỏ tía, Khúc tưởng niệm bên dòng suối, Những tháng năm ở rừng, Với quê...
Là nhà thơ chiến sĩ, tất nhiên đề tài, mối quan tâm chủ đạo và tâm huyết nhất Nguyễn Anh Nông dành viết về người lính. Các vấn đề chiến tranh, sự hy sinh, cũng như trong hoà bình trước cuộc sống đời thường đều đi vào thơ anh với nhiều cảm xúc sâu đậm, những ưu tư trăn trở, bức xúc, song tất cả đều được thể hiện qua các câu chữ chân thành yêu thương và tài hoa. Những tháng năm ở rừng - bài thơ được lấy làm tiêu đề cho tập là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp mang lại nhiều thành công cho thơ Nguyễn Anh Nông.
Câu chữ giản dị mà tinh tế, khái quát. Hình ảnh thơ như những nhát cắt cho hiện ra từng mảng sống chân thực của người lính ở rừng:
"Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.
Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.
Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.
Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội..."
Trong bài thơ Những tháng năm ở rừng, có câu bật ra như một tiếng thở dài, không vì tiếc nuối, mà có lẽ đơn thuần chỉ là tiếng thở dài hồn nhiên bật ra trước thực tế không ngờ tới: "Người thân hờ hững hoá người dưng/ Ngày xuống phố thẫn thờ ngơ ngác...". Người lính, nhất là người lính đồn trú nơi núi rừng, hải đảo, xa cách với phần sống hiện đại đang diễn ra nơi đô thị phồn hoa với bao vẻ mới mẻ, bao quan niệm về giá trị cũng đã có sự đổi thay, khiến mình thành lạc lõng xa lạ. Và vì thế đã cho cảm nhận, không chỉ hoá người dưng trước người thân mà ngay với chính mình. Trước tình yêu cũng thành: "Ta thành người cổ điển lúc yêu nhau..." (Thơ tình lính biển). Đây cũng là một cách trình bày về hiện thực có tính hệ thống, tính giải pháp của lựa chọn nghệ thuật thơ Nguyễn Anh Nông. Và chất lính trong thơ anh, qua những nhát cắt hình ảnh đó, trước sau ở bất cứ cung bậc tình cảm nào cũng được thắp lên từ chất thép của một ý chí, một nghị lực yêu, dâng hiến. Do vậy sự thanh thản, tin yêu vẫn là cảm xúc chủ đạo của tập thơ, ở ngay cả những bài viết về mất mát, hy sinh: "Đời bạn tôi dừng lại tuổi thanh xuân/ Đâu Tổ quốc cần bạn tôi có mặt/ Dẫu đồng đội có người quay quắt/ Bạn tôi như mạch suối nhỏ trong lành..." (Khúc tưởng niệm bên dòng suối). Niềm thanh thản, tin yêu của con người dành cho nhau, trong thơ Nguyễn Anh Nông có khi còn được đẩy sâu, tương hợp và hoá giải tới tận vùng tâm linh, siêu nghiệm: "Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau..." (Cảm tác).
Chiều sâu tinh thần, đạo lý được khắc hoạ đã cho thơ Nguyễn Anh Nông nói được niềm trăn trở, âu lo, tiếng thở dài u uẩn nhưng không bao giờ sa vào bi luỵ, bế tắc, sầu đau tuyệt vọng.
Về nghệ thuật sử dụng hình ảnh ngôn ngữ với cách tạo nhịp điệu trình diễn nó qua lăng kính các ý niệm tinh thần, thơ Nguyễn Anh Nông có một hình ảnh đáng chú ý, đó là hình ảnh đá và hoa cỏ. Bài Hoa cỏ tía với bốn câu tứ tuyệt chặt chẽ, hàm súc:
"Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già."
Còn ở bài Loanh quanh một khúc sông Bằng, hình ảnh hoa bên đá núi được hoạ với sắc màu, âm thanh rất gợi: "Chẳng chờ nổi trời xanh kia thấu đáo/ Trời cũng lơ ngơ như cây cỏ thôi mà/ Cỏ thực đấy mà như hư ảo/...". Câu thơ sau đây đột ngột trở nên một thi ảnh rất lạ, thú vị: "Lịch kịch Bằng Giang đá đẻ hoa". Âm thanh "lịch kịch" của đá phát ra khi sinh nở, quả là thứ âm thanh rất lạ. Đá nở, ngỡ như thứ tiếng trời rung đất chuyển mà ở trường hợp thơ này lại đòi hỏi một lỗ tai thẩm âm tinh vi lắm mới lắng nghe được. Khi đá và hoa phối cảnh, hoà âm bên nhau trong thơ Nguyễn Anh Nông luôn có cơ đem lại cho thơ anh những bài, câu thơ hay, rất ấn tượng. Bài Khúc ca bên cỏ viết riêng về cỏ, ý niệm thơ thể hiện với suy ngẫm cảnh người, lẽ đời thấm thía. Đặc điểm sử dụng đá và hoa cỏ làm vật liệu, thi liệu thơ qua một số bài cho thấy một hướng khai thác vật liệu ngôn ngữ và cấu tứ của thơ Nguyễn Anh Nông là một điểm riêng, nhiều hứa hẹn thành công. Bản thân tác giả cần suy ngẫm, đúc kết thêm.
Thơ Nguyễn Anh Nông qua tập Những tháng năm ở rừng thành công rõ ràng hơn cả là ở một loạt bài viết với cách viết giản dị, chân thành, tạo cảm xúc ở vấn đề, hình ảnh diễn quanh mình cùng những gì gắn bó thân thuộc với đời sống chiến sĩ.
Trong tập Những tháng năm ở rừng cũng nổi lên một cụm bài với lối viết có những tìm tòi, cách điệu, như: Miền tuyết bỏng, Chân dung, Phân thân, Linh cảm...
"...Rồi một lần anh vượt qua anh
Anh thành anh với khuôn mặt khác
Một lần em vượt qua em
Em không chỉ thành sông mà thành thác
Anh thành con thuyền vượt thác ghềnh em
Thác ghềnh chót vót, chon von
Có thể thuyền anh tan tành phút chốc..."
(Phân thân)
Bài thơ được thể hiện tính đa chiều, đa ảnh của sự phân thân. Một cuộc truy tìm vào chính mình, đã gặp chính mình ở nhiều dạng gương mặt khác nhau trong ước mong tối hậu và nhận chân ra gương mặt chân thật nhất của mình. Con đường này các hành giả xưa từng đi và rất nhiều người đã chìm khuất mình trong vô tăm tích. Qua các lớp lang ngôn ngữ, vỉa tầng ý tưởng thơ bộc lộ một Nguyễn Anh Nông khát khao dấn thân trên đường, nhưng song hành trong anh lại còn mang một cảm nhận khá ý vị, sâu sắc: "Anh túm được em rồi/ Bỗng sững sờ ngơ ngác/ Khi bắt được niềm vui/ Dáng hình em đã khác..." (Nàng còng gió). Cách tổ chức ngôn ngữ và khả năng tạo sự dung chứa nội dung, mang sức lực truy sâu vào bản thể con người, bản chất sự vật, sự việc là một nỗ lực đổi mới đáng ghi nhận của thơ Nguyễn Anh Nông. Tuy vậy, ở hướng thơ thể nghiệm này công tâm mà đánh giá, còn nhiều bài, câu sa vào cầu kỳ sắp đặt. Bài thơ, con chữ đứng bấp bênh vì nó bị xây trên nền tảng ý tưởng, tư tưởng nghệ thuật chưa được đầy dặn.
Qua những thành quả đã đạt được, với những vỉa tầng đang được khơi lộ cho hy vọng nhà thơ chiến sĩ Nguyễn Anh Nông sẽ còn vững bước trên đường dài nghệ thuật. Những tháng năm ở rừng với giá trị của nó, giá trị của một bông thơ tạo nên từ đá và hoa cỏ, từ tình yêu người lính là một cách dâng tặng thơ ca.
2/9/2005
(Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội- số 645- tháng 5/2006)
Nguồn: E Văn
Bạn tìm đọc, xin nhấp chuột vào địa chỉ sau:
http://evan.com.vn/News/p...he-binh/2006/11/3B9AD4C5/
Hai bài viết về tạp thơ Những tháng năm ở rừng - đăng Văn nghệ chủ nhật. Net
Bài 1: của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Đá và hoa- một bông thơ dâng tặng
Bài 2: của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải: Lõi "trầm" từ "Những tháng năm ở rừng" của Nguyễn Anh Nông
Bạn tìm đọc, xin nhấp chuột vào địa chỉ sau:
http://www.vannghechunhat...s/article.php?storyid=673
Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 15/07/2007 01:43
Tác giả: Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Hưng Hải
Phê bình : Những cảm nhận về tập thơ "Những tháng năm ở rừng" của Nguyễn Anh Nông, NXB Quân đội nhân dân, 2005
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội- số 645- tháng 5-2006
ĐÁ VÀ HOA- MỘT BÔNG THƠ DÂNG TẶNG
Đọc “ Những tháng năm ở rừng” NXB Quân đội nhân dân-2005
ĐỖ TRỌNG KHƠI
Tập thơ Những tháng năm ở rừng được nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 2005 này, có thể xem là một tập hợp tương đối đầy đủ của Nguyễn Anh Nông cho quá trình sáng tác mấy mươi năm qua. Tác giả, quê Xứ Thanh, có thơ in báo từ khi còn là học viên trường sỹ quan Lục quân I, tốt nghiệp lên đóng quân ở Cao Bằng thơ Nguyễn Anh Nông đã tỏ ra chững chạc, nhiều hứa hẹn
Và chính ở miền Cao Bằng đã cho thơ Nguyễn Anh Nông những bài hay, thấm đẫm chất hào khí, cái trập trùng núi non biên ải. Những sáng tác thời gian này góp mặt làm nền tảng cho những thành công của tập. Như các bài: Hoa cỏ tía, Khúc tưởng niệm bên dòng suối, Những tháng năm ở rừng, Với quê…
Là nhà thơ chiến sỹ, tất nhiên đề tài, mối quan tâm chủ đạo và tâm huyết nhất Nguyễn Anh Nông dành viết về người lính. Các vấn đề chiến tranh, sự hy sinh, cũng như trong hoà bình trước cuộc sống đời thường đều đi vào thơ anh với nhiều cảm xúc sâu đậm, những ưu tư trăn trở, bức xúc, song tất cả đều được thể hiện qua các câu chữ chân thành yêu thương và tài hoa. Những tháng năm ở rừng bài thơ được lấy làm tiêu đề cho tập là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp mang lại nhiều thành công cho thơ Nguyễn Anh Nông.
Câu chữ giản dị mà tinh tế, khái quát. Hình ảnh thơ như những nhát cắt cho hiện ra từng mảng sống chân thực của người lính ở rừng:
Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.
Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.
Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.
Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội…
Trong bài thơ Những tháng năm ở rừng, có câu bật ra như một tiếng thở dài, không vì tiếc nuối, mà có lẽ đơn thuần chỉ là tiếng thở dài hồn nhiên bật ra trước thực tế không ngờ tới: “Người thân hờ hững hoá người dưng/ Ngày xuống phố thẫn thờ ngơ ngác…” Người lính, nhất là người lính đồn trú nơi núi rừng, hải đảo, xa cách với phần sống hiện đại đang diễn ra nơi đô thị phồn hoa với bao vẻ mới mẻ, bao quan niệm về giá trị cũng đã có sự đổi thay, khiến mình thành lạc lỏng xa lạ. Và vì thế đã cho cảm nhận, không chỉ hoá người dưng trước người thân mà ngay với chính mình. Trước tình yêu cũng thành: “Ta thành người cổ điển lúc yêu nhau…”(Thơ tình lính biển). Đây cũng là một cách trình bày về hiện thực có tính hệ thống, tính giải pháp của lựa chọn nghệ thuật thơ Nguyễn Anh Nông. Và chất lính trong thơ anh, qua những nhát cắt hình ảnh đó, trước sau ở bất cứ cung bậc tình cảm nào cũng được thắp lên từ chất thép của một ý chí, một nghị lực yêu, dâng hiến. Do vậy sự thanh thản, tin yêu vẫn là cảm xúc chủ đạo của tập thơ, ở ngay cả những bài viết về mất mát, hy sinh: “ Đời bạn tôi dừng lại tuổi thanh xuân/ Đâu Tổ quốc cần bạn tôi có mặt/ Dẫu đồng đội có người quay quắt/ Bạn tôi như mạch suối nhỏ trong lành…” (Khúc tưởng niệm bên dòng suối). Niềm thanh thản, tin yêu của con người dành cho nhau, trong thơ Nguyễn Anh Nông có khi còn được đẩy sâu, tương hợp và hoá giải tới tận vùng tâm linh, siêu nghiệm: “Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau…” ( Cảm tác).
Chiều sâu tinh thần, đạo lý được khắc hoạ đã cho thơ Nguyễn Anh Nông nói được niềm trăn trở, âu lo, tiếng thở dài u uẩn nhưng không bao giờ sa vào bi luỵ, bế tắc, sầu đau tuyệt vọng.
Về nghệ thuật sử dụng hình ảnh ngôn ngữ với cách tạo nhịp điệu trình diễn nó qua lăng kính các ý niệm tinh thần, thơ Nguyễn Anh Nông có một hình ảnh đáng chú ý, đó là hình ảnh Đá và Hoa cỏ. Bài Hoa cỏ tía với bốn câu tứ tuyệt chặt chẽ, hàm xúc:
Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già.
Còn ở bài, Loanh quanh một khúc sông Bằng, hình ảnh hoa bên đá núi được hoạ với sắc màu, âm thanh rất gợi: “Chẳng chờ nổi trời xanh kia thấu đáo/ Trời cũng lơ ngơ như cây cỏ thôi mà/ Cỏ thực đấy mà như hư ảo/ …” Câu thơ sau đây đột ngột trở nên một thi ảnh rất lạ, thú vị: “ Lịch kịch Bằng Giang đá đẻ hoa” Âm thanh của Lịch kịch của đá phát ra khi sinh nở, quả là thứ âm thanh rất lạ. Đá nở, ngỡ như thứ tiếng trời rung đất chuyển mà ở trường hợp thơ này lại đòi hỏi một lỗ tai thẩm âm tinh vi lắm mới lắng nghe được. Khi đá và hoa phối cảnh, hoà âm bên nhau trong thơ Nguyễn Anh Nông luôn có cơ đem lại cho thơ anh những bài, câu thơ hay, rất ấn tượng. Bài Khúc ca bên cỏ viết riêng về cỏ, ý niệm thơ thể hiện với suy ngẫm cảnh người, lẽ đời thấm thía. Đặc điểm sử dụng Đá và Hoa cỏ làm vật liệu, thi liệu thơ qua một số bài cho thấy một hướng khai thác vật liệu ngôn ngữ và cấu tứ của thơ Nguyễn Anh Nông là một điểm riêng, nhiều hứa hẹn thành công. Bản thân tác giả cần suy ngẫm, đúc kết thêm.
Thơ Nguyễn Anh Nông qua tập Những tháng năm ở rừng thành công rõ ràng hơn cả là ở một loạt bài viết với cách viết giản dị, chân thành, tạo cảm xúc ở vấn đề, hình ảnh diễn quanh mình cùng những gì gắn bó thân thuộc với đời sống chiến sỹ.
Trong tập Những tháng năm ở rừng cũng nổi lên một cụm bài với lối viết có những tìm tòi, cách điệu, như: Miền tuyết bỏng, Chân dung, Phân thân, Linh cảm…
…Rồi một lần anh vượt qua anh
Anh thành anh với khuôn mặt khác
Một lần em vượt qua em
Em không chỉ thành sông mà thành thác
Anh thành con thuyền vượt thác ghềnh em
Thác ghềnh chót vót, chon von
Có thể thuyền anh tan tành phút chốc…
( Phân thân)
Bài thơ được thể hiện tính đa chiều, đa ảnh của sự phân thân. Một cuộc truy tìm vào chính mình và đã gặp chính mình ở nhiều dạng gương mặt khác nhau trong ước mong tối hậu và nhận chân ra gương mặt chân thật nhất của mình. Con đường này các hành giả xưa từng đi và rất nhiều người đã chìm khuất mình trong vô tăm tích. Qua các lớp lang ngôn ngữ, vỉa tầng ý tưởng thơ bộc lộ một Nguyễn Anh Nông khát khao dấn thân trên đường, nhưng song hành trong anh lại còn mang một cảm nhận khá ý vị, sâu sắc: “ Anh túm được em rồi/ Bỗng sững sờ ngơ ngác/ Khi bắt được niềm vui/ Dáng hình em đã khác…” ( Nàng còng gió). Cách tổ chức ngôn ngữ và khả năng tạo sự dung chứa nội dung, mang sức lực truy sâu vào bản thể con người, bản chất sự vật, sự việc là một nỗ lực đổi mới đáng ghi nhận của thơ Nguyễn Anh Nông.Tuy vậy, ở hướng thơ thể nghiệm này công tâm mà đánh giá, còn nhiều bài, câu sa vào cầu kỳ xắp đặt. Bài thơ, con chữ đứng bấp bênh vì nó bị xây trên nền tảng ý tưởng, tư tưởng nghệ thuật chưa được đầy dặn.
Qua những thành quả đã đạt được, với những vỉa tầng đang được khơi lộ cho hy vọng nhà thơ chiến sỹ Nguyễn Anh Nông sẽ còn vững bước trên đường dài nghệ thuật. Những tháng năm ở rừng với giá trị của nó, giá trị của một bông thơ tạo nên từ Đá và Hoa cỏ, từ tình yêu người lính là một dâng tặng thơ ca./.
2/9/2005
Đ.T.K
---------------------
ĐỖ TRỌNG KHƠI
Ngõ 329- Tổ 11- Phường Phú Khánh- Thành phố Thái Bình
ĐT: 036. 845.060
LÕI “ TRẦM” TỪ “ NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG” CỦA NGUYỄN ANH NÔNG
----------------------------
Nguyễn Hưng Hải
Sinh ra ở Thanh Hoá- đất anh hùng hào kiệt, trưởng thành trong quân đội, nhà thơ Nguyễn Anh Nông đã xuất bản 5 tập thơ, là một cây bút đã và đang được chú ý trong lực lượng vũ trang.
Đọc “ Những tháng năm ở rừng” tập thơ mới của anh (vừa mới được NXBQĐND ấn hành năm 2005) cảm nhận được những phẩm chất tuyệt vời vốn có của người lính. Những tháng năm ấy, Nguyễn Anh Nông đã “Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc/ Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc/...ăn trong nắng, ngủ trong sương”. Gian khổ hy sinh của người lính ở nơi chiến trường, bây giờ nghĩ lại, lắm lúc chúng ta vẫn giật mình, không tin là mình có thể còn sống sót trở về. Nhưng gian khổ ấy, hy sinh ấy không đau bằng khi trở về gặp cảnh đời “Người thân xưa hờ hững hoá người dưng/ Ngày xuống phố thẫn thờ, ngơ ngác...”. Mừng vì cuộc sống đổi thay nhưng cũng sợ vì lòng người đổi khác. Đó có lẽ là vết thương không lành miệng của người lính sau trận mạc. Câu thơ như cứa vào lòng người, tôn thêm vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất bộ đội cụ Hồ của Nguyễn Anh Nông.
Tập thơ 55 bài, hầu hết là viết về những kỷ niệm của Nguyễn Anh Nông như một nhắc nhở ân tình của anh về tình đồng đội, quê hương, tình người, viết về những miền quê anh đã từng gắn bó, đi qua trong những cuộc hành quân trùng điệp của người lính. Gặp ở đây những tháng năm ở rừng, niềm vui, nỗi buồn và cả sự thức tỉnh.
Cũng như bao người lính khác, tháng năm biền biệt xa nhà, Nguyễn Anh Nông luôn đau đáu: “ ở quê nhà bão lụt/ mẹ cha già cả rồi/ vợ con mong đỏ mắt/ mình xa tít mù khơi”. Trong nỗi xa vắng ấy, dù nhiều từng trải, giàu bản lĩnh, con người ta vào những lúc thương nhớ dội về không ai không ngẫm ngợi khi “ hoang vắng bóng em”, hình như sự hoang vắng ấy làm cho “ Đất với trời vênh bánh tráng?”.
“Chiều không em khập khiễng đất Cao Bằng”, Nguyễn Anh Nông cũng như bao người lính khác: “ Ước gì được ngắm em cười khóc/...Ước gì tóc được xoà trong tóc”. Nghe đau và xót trước nỗi xa, trước một ước mơ hạnh phúc bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng của con người.
Chỉ một tiếng chim kêu trong rừng đêm cũng đủ làm cho chúng ta xao xuyến: “ Tiếng chim hay em/ Gọi tôi trong mơ...”( Đêm ở rừng nghe tiếng chim quyeng quý). ám một nỗi buồn của Nguyễn Anh Nông để tin yêu thêm cuộc đời, để hiểu thêm người lính, dù chỉ hiểu mà không sao chia xẻ:
“ Thế là chim hót/ Thế là tôi nghe/ Thế là thao thức/ Thế là canh khuya...”.
Những tháng năm ở rừng, cùng với nỗi nhớ người yêu, nhớ quê hương gia đình, những người thương yêu ruột thịt, Nguyễn Anh Nông còn bao nỗi nhớ khác trong “ Ba chốn đều thương yêu/ Bốn nơi cùng lưu luyến”( Một con thuyền).
Tôi cảm phục Nguyễn Anh Nông ở nỗi buồn thánh thiện, ở nỗi đau cao thượng. Đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ Cõi thu trong “ Những tháng năm ở rừng” còn thấy ở anh một tình yêu con người thật cao quý, dù ở đây là niềm xót xa nhiều buồn tủi. Những câu thơ chia sẻ của anh với người chị “ Chồng chết” làm chúng ta mủi lòng: “ Có chồng con bỗng tay không/ Đắng cay đời chị- long đong phận tình/ Sớm khuya thui thủi một mình...”. Một kiếp nhỡ nhàng, người chị của Nguyễn Anh Nông phải mượn đến tiếng mõ, tiếng “ A di đà Phật” để trấn an lòng mình, còn Nguyễn Anh Nông cho chúng ta nhiều thức tỉnh: “ Thế thì thôi- thế thì tin/ Cõi người, cõi Phật biết vin cõi nào?/ Cõi trời, cõi đất thanh tao/ Cúi đầu tôi lạy cõi vào ...thiên thu”
ở Trước lá vàng- Một bài thơ cũng nói về, viết về nỗi bất hạnh của vợ chồng một người bạn- cả hai từng mất chồng, mất vợ, đến với nhau muộn mằn, Nguyễn Anh Nông đã tôn lên phẩm chất người bằng vẻ đẹp nhân cách: “ Trước ảnh, chị nâng đèn/ Anh cầm nhang, châm lửa/ Nhớ người không về nữa/ Họ lặng trầm, bóng đôi”.
Đọc trong cảm động, thấm thía, tôi thực sự tin vào những câu thơ, bài thơ thấm đẫm tinh thần nhân ái như thế của Nguyễn Anh Nông qua tập thơ này, đó cũng là ấn tượng có được qua các bài : Nhát chổi trong chiều, Khúc tưởng niệm bên dòng suối, Với bạn, Người đẽo cày và chiếc tăm, Bạn ngồi...
Cùng nỗi nhớ thẳm sâu, tri ân với đồng đội, tình thương yêu con người thánh thiện, thơ Nguyễn Anh Nông thủ thỉ như một lời tâm sự. Giọng thơ đôn hậu, trữ tình đã và đang vươn tới thế sự cho tôi và chúng ta nhiều liên tưởng. Trước hết là những tháng năm không “ yên ổn” ở rừng, dù trong trạng thái nhiều yên ổn thì vẫn cứ bắt gặp ngổn ngang tâm sự, nỗi niềm: “ Hai chàng từng là địch thủ/ Choảng nhau có lúc mẻ đầu/ Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau”( Cảm tác).
Hình như cùng với phẩm chất “ Bộ đội cụ Hồ”, thơ Nguyễn Anh Nông còn lung linh một vẻ đẹp cứu rỗi. Thơ anh rất nhiều chia xẻ, cảm thông. Rất nhiều thức tỉnh về đạo lý, nhân cách. Dường như Nguyễn Anh Nông luôn nghiêng bút chủ âm về cái đẹp. Đôi lúc viết về cái xấu thì thơ anh vẫn luôn ấm áp với những gợi mở và cảnh tỉnh: “ Khi lòng ta trống rỗng/ Mọi không gian- hình khối- đồ vật chẳng thể lấp đầy/ Hãy nhớ mà giữ lấy, nghe em!/ Niềm thiêng trời đất/ Rung rẩy trong lồng ngực ta đây”( Niệm thiêng).
Có lẽ “ Những tháng năm ở rừng” không đơn thuần chỉ là những hồi ức mà còn là những trải nghiệm, và trải nghiệm rõ nhất là trong bài thơ Người đẽo cày và chiếc tăm, xin dẫn dụ: “ Bào bóng nhoáng, phẳng lỳ mọi nhấp nhô, khấp khểnh lồi lõm thế sự/ Mạ kền những ám muội nhân gian/ Đốt thời gian bằng tỷ mẩn: con kiến tha mồi/ con dã tràng xe cát/ con công nhảy múa chốn hoang sơ?/ Chiều nay, sau bao đớn đau, trăn trở/ Chiếc tăm ngó nghiêng nhìn tôi, mỉm cười/ Nó vừa được bạn tôi phóng thích”
Trở lại với con người thật giàu nhân ái, trách nhiệm Nguyễn Anh Nông cũng như tôi và chúng ta vẫn là con người bổn phận, và những câu thơ bổn phận của anh ứa nước mắt: “ Riêng ta- đi xa biền biệt/ Tháng năm mải miết, đam mê/ Về nhà từ vầng trăng lạ/ Một năm được mấy trung thu”( Nhà ta).
Trong sự “hy sinh” vô bờ ấy của người lính, bổn phận của Nguyễn Anh Nông với vợ con gia đình cũng chính là bổn phận của anh với đồng đội, bạn bè ở nơi “ tít mù xa”, ở “ Những tháng năm ở rừng”. Dường như Nguyễn Anh Nông luôn thường trực một nỗi lo cho người khác, luôn đau đáu một tình yêu, luôn day dứt về tình đời, tình người. Trong rất nhiều thức tỉnh của anh, thức tỉnh rõ nhất là hãy luôn biết phát huy phẩm chất người lính cụ Hồ, dù hôm nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi.
Và như vậy, tôi đã bắt được lõi trầm từ “ Những tháng năm ở rừng” của anh./.
N.H.H
--------------------------------------
Địa chỉ: Nguyễn Hưng Hải
Đài Phát thanh- Truyền hình Phú Thọ
ĐTCQ: 0210.841.920
GĐ: 0210.840.054
D.Đ: 091.5.273.198
Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 20/07/2007 20:03
Tác giả: Nguyễn Hưng Hải
Sinh ra ở Thanh Hoá- đất anh hùng hào kiệt, trưởng thành trong quân đội, nhà thơ Nguyễn Anh Nông đã xuất bản 5 tập thơ, là một cây bút đã và đang được chú ý trong lực lượng vũ trang.
Đọc “ Những tháng năm ở rừng” tập thơ mới của anh (vừa mới được NXBQĐND ấn hành năm 2005) cảm nhận được những phẩm chất tuyệt vời vốn có của người lính. Những tháng năm ấy, Nguyễn Anh Nông đã “Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc/ Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc/...ăn trong nắng, ngủ trong sương”. Gian khổ hy sinh của người lính ở nơi chiến trường, bây giờ nghĩ lại, lắm lúc chúng ta vẫn giật mình, không tin là mình có thể còn sống sót trở về. Nhưng gian khổ ấy, hy sinh ấy không đau bằng khi trở về gặp cảnh đời “Người thân xưa hờ hững hoá người dưng/ Ngày xuống phố thẫn thờ, ngơ ngác...”. Mừng vì cuộc sống đổi thay nhưng cũng sợ vì lòng người đổi khác. Đó có lẽ là vết thương không lành miệng của người lính sau trận mạc. Câu thơ như cứa vào lòng người, tôn thêm vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất bộ đội cụ Hồ của Nguyễn Anh Nông.
Tập thơ 55 bài, hầu hết là viết về những kỷ niệm của Nguyễn Anh Nông như một nhắc nhở ân tình của anh về tình đồng đội, quê hương, tình người, viết về những miền quê anh đã từng gắn bó, đi qua trong những cuộc hành quân trùng điệp của người lính. Gặp ở đây những tháng năm ở rừng, niềm vui, nỗi buồn và cả sự thức tỉnh.
Cũng như bao người lính khác, tháng năm biền biệt xa nhà, Nguyễn Anh Nông luôn đau đáu: “ ở quê nhà bão lụt/ mẹ cha già cả rồi/ vợ con mong đỏ mắt/ mình xa tít mù khơi”. Trong nỗi xa vắng ấy, dù nhiều từng trải, giàu bản lĩnh, con người ta vào những lúc thương nhớ dội về không ai không ngẫm ngợi khi “ hoang vắng bóng em”, hình như sự hoang vắng ấy làm cho “ Đất với trời vênh bánh tráng?”.
“Chiều không em khập khiễng đất Cao Bằng”, Nguyễn Anh Nông cũng như bao người lính khác: “ Ước gì được ngắm em cười khóc/...Ước gì tóc được xoà trong tóc”. Nghe đau và xót trước nỗi xa, trước một ước mơ hạnh phúc bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng của con người.
Chỉ một tiếng chim kêu trong rừng đêm cũng đủ làm cho chúng ta xao xuyến: “ Tiếng chim hay em/ Gọi tôi trong mơ...”( Đêm ở rừng nghe tiếng chim quyeng quý). ám một nỗi buồn của Nguyễn Anh Nông để tin yêu thêm cuộc đời, để hiểu thêm người lính, dù chỉ hiểu mà không sao chia xẻ:
“ Thế là chim hót/ Thế là tôi nghe/ Thế là thao thức/ Thế là canh khuya...”.
Những tháng năm ở rừng, cùng với nỗi nhớ người yêu, nhớ quê hương gia đình, những người thương yêu ruột thịt, Nguyễn Anh Nông còn bao nỗi nhớ khác trong “ Ba chốn đều thương yêu/ Bốn nơi cùng lưu luyến”( Một con thuyền).
Tôi cảm phục Nguyễn Anh Nông ở nỗi buồn thánh thiện, ở nỗi đau cao thượng. Đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ Cõi thu trong “ Những tháng năm ở rừng” còn thấy ở anh một tình yêu con người thật cao quý, dù ở đây là niềm xót xa nhiều buồn tủi. Những câu thơ chia sẻ của anh với người chị “ Chồng chết” làm chúng ta mủi lòng: “ Có chồng con bỗng tay không/ Đắng cay đời chị- long đong phận tình/ Sớm khuya thui thủi một mình...”. Một kiếp nhỡ nhàng, người chị của Nguyễn Anh Nông phải mượn đến tiếng mõ, tiếng “ A di đà Phật” để trấn an lòng mình, còn Nguyễn Anh Nông cho chúng ta nhiều thức tỉnh: “ Thế thì thôi- thế thì tin/ Cõi người, cõi Phật biết vin cõi nào?/ Cõi trời, cõi đất thanh tao/ Cúi đầu tôi lạy cõi vào ...thiên thu”
ở Trước lá vàng- Một bài thơ cũng nói về, viết về nỗi bất hạnh của vợ chồng một người bạn- cả hai từng mất chồng, mất vợ, đến với nhau muộn mằn, Nguyễn Anh Nông đã tôn lên phẩm chất người bằng vẻ đẹp nhân cách: “ Trước ảnh, chị nâng đèn/ Anh cầm nhang, châm lửa/ Nhớ người không về nữa/ Họ lặng trầm, bóng đôi”.
Đọc trong cảm động, thấm thía, tôi thực sự tin vào những câu thơ, bài thơ thấm đẫm tinh thần nhân ái như thế của Nguyễn Anh Nông qua tập thơ này, đó cũng là ấn tượng có được qua các bài : Nhát chổi trong chiều, Khúc tưởng niệm bên dòng suối, Với bạn, Người đẽo cày và chiếc tăm, Bạn ngồi...
Cùng nỗi nhớ thẳm sâu, tri ân với đồng đội, tình thương yêu con người thánh thiện, thơ Nguyễn Anh Nông thủ thỉ như một lời tâm sự. Giọng thơ đôn hậu, trữ tình đã và đang vươn tới thế sự cho tôi và chúng ta nhiều liên tưởng. Trước hết là những tháng năm không “ yên ổn” ở rừng, dù trong trạng thái nhiều yên ổn thì vẫn cứ bắt gặp ngổn ngang tâm sự, nỗi niềm: “ Hai chàng từng là địch thủ/ Choảng nhau có lúc mẻ đầu/ Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau”( Cảm tác).
Hình như cùng với phẩm chất “ Bộ đội cụ Hồ”, thơ Nguyễn Anh Nông còn lung linh một vẻ đẹp cứu rỗi. Thơ anh rất nhiều chia xẻ, cảm thông. Rất nhiều thức tỉnh về đạo lý, nhân cách. Dường như Nguyễn Anh Nông luôn nghiêng bút chủ âm về cái đẹp. Đôi lúc viết về cái xấu thì thơ anh vẫn luôn ấm áp với những gợi mở và cảnh tỉnh: “ Khi lòng ta trống rỗng/ Mọi không gian- hình khối- đồ vật chẳng thể lấp đầy/ Hãy nhớ mà giữ lấy, nghe em!/ Niềm thiêng trời đất/ Rung rẩy trong lồng ngực ta đây”( Niệm thiêng).
Có lẽ “ Những tháng năm ở rừng” không đơn thuần chỉ là những hồi ức mà còn là những trải nghiệm, và trải nghiệm rõ nhất là trong bài thơ Người đẽo cày và chiếc tăm, xin dẫn dụ: “ Bào bóng nhoáng, phẳng lỳ mọi nhấp nhô, khấp khểnh lồi lõm thế sự/ Mạ kền những ám muội nhân gian/ Đốt thời gian bằng tỷ mẩn: con kiến tha mồi/ con dã tràng xe cát/ con công nhảy múa chốn hoang sơ?/ Chiều nay, sau bao đớn đau, trăn trở/ Chiếc tăm ngó nghiêng nhìn tôi, mỉm cười/ Nó vừa được bạn tôi phóng thích”
Trở lại với con người thật giàu nhân ái, trách nhiệm Nguyễn Anh Nông cũng như tôi và chúng ta vẫn là con người bổn phận, và những câu thơ bổn phận của anh ứa nước mắt: “ Riêng ta- đi xa biền biệt/ Tháng năm mải miết, đam mê/ Về nhà từ vầng trăng lạ/ Một năm được mấy trung thu”( Nhà ta).
Trong sự “hy sinh” vô bờ ấy của người lính, bổn phận của Nguyễn Anh Nông với vợ con gia đình cũng chính là bổn phận của anh với đồng đội, bạn bè ở nơi “ tít mù xa”, ở “ Những tháng năm ở rừng”. Dường như Nguyễn Anh Nông luôn thường trực một nỗi lo cho người khác, luôn đau đáu một tình yêu, luôn day dứt về tình đời, tình người. Trong rất nhiều thức tỉnh của anh, thức tỉnh rõ nhất là hãy luôn biết phát huy phẩm chất người lính cụ Hồ, dù hôm nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi.
Và như vậy, tôi đã bắt được lõi trầm từ “ Những tháng năm ở rừng” của anh./.
N.H.H