Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Lãm Thắng
Đăng bởi Nguyễn Lãm Thắng vào 27/11/2016 16:08
Gần đây, tôi được đọc nhiều Lục Bát của một số người làm thơ trẻ. Tiếng thơ, đúng hơn tài năng của họ làm tôi hân hoan. Hạnh phúc. Như thể tôi chính là tác giả của những vần Lục Bát Mới. Lạ đó. Những Sáu Tám của họ, tự thân, như những đường gươm huê dạng, chưa hề thấy trước đây. Chẳng những họ ra khỏi lối mòn kể chuyện mà, họ còn ra khỏi lục bát Huy Cận, vốn được xây dựng, kiến trúc trên những địa tầng hình ảnh mang tính hoài cổ. Hoặc những phóng ảnh rọi lớn từ nỗi buồn thân thế mơ hồ, chung chung, đã cliché từ căn bản “một chiếc linh hồn nhỏ / mang mang thiên cổ sầu”…
Mỗi đi tới, mỗi xác lập để có thể định hình trong tương lai của những tiếng thơ lục-bát-mới này, thường chọn cho họ một phong cách thi ca riêng.
Có người chọn hiển lộng những đổi mới quyết liệt về nhịp chảy của lục bát. Họ không cam chịu thân phận con tin trong nhà tù nhịp chẵn của những 2/2/2 (cho câu sáu) và 2/2/2/2 (cho câu tám) Hoặc nhịp đều 3/3 và 4/4 nữa. Họ phản ảnh thực tại đời sống hôm nay, bằng những nhịp lẻ hoặc nhịp chỏi; như sự tố giác (một cách buồn bã) những chiếc bóng bất trắc thường trực đeo bám sau lưng đời thường mỗi kiếp người.
Có người chọn hiển lộng khả năng hà hơi, phục sinh những con chữ đã chết, để chúng trở thành những con tôm tươi rói, búng thân vượt khỏi biển nước ao tù lục bát. Ngầu đục. Lại có người chủ tâm, nỗ lực đem ngôn ngữ đường phố - Những con chữ chưa có trong tự điển - Những con chữ có thể yểu mệnh chỉ sau một thời gian sóng vai, cập kè nhịp chảy xô bồ, láo liên, chộp giựt, bất nhẫn đời thường vào Lục Bát của họ - Như tuốt vỏ, lột da chính mình, để tận mắt thấy máu mình tươm ướt mối thương tâm!
Ghi nhận trên của tôi, đi ra từ 7 bài lục bát tôi nhận được khá lâu, của Nguyễn Lãm Thắng. Vì khá lâu, nên tôi không nhớ tôi đã đọc bao nhiêu lần, 7 bài lục bát đó, của Nguyễn Lãm Thắng. Điều tôi nhớ rõ, là niềm hân hoan của tôi, không hề tỷ lệ nghịch với số lần đọc lại. Chỉ với 4 câu lục bát đầu của bài thứ nhất “Đầu Non Cuối Bãi”, Nguyễn Lãm Thắng đã cho tôi thấy “bản lĩnh” thơ của Nguyễn: Những mũi dao thọc sâu thân cây ngôn ngữ ngồn ngộn hè phố:
Co cái cẳng, gác cái tayNếu là một người làm thơ thiếu bản lĩnh, tôi không nghĩ người đọc sẽ được (phải) chạm mặt với những từ ngữ thuộc loại văn nói không… lịch sự lắm… Như “cái cẳng”. Như “kệ cha”… (Tôi chỉ hơi tiếc về phương diện tu từ học, nếu Nguyễn Lãm Thắng dùng chữ “con gió” thay vì “cơn gió” trước động từ “khua” thì ngữ cảnh của câu thơ sẽ mạnh hơn, thích hợp với cấu trúc ngôn từ). Cũng vậy, ngay câu thơ mở đầu bài thứ hai, nhan đề “Cuối”, Nguyễn viết:
Phiêu phiêu, ta thích ngủ ngày với em
Kệ cha cơn gió khua rèm
Lá khô cứ rụng, chẳng phiền chúng ta”. (*)
Thưa em, anh biết… chết liềnĐó là những chữ rất hiếm thấy, nếu không muốn nói là cá nhân tôi, chưa từng thấy trong lục bát của chúng ta, xưa, nay. Còn nhiều nữa. Những danh từ mà nhiều chục năm sau, khi khoa học, kỹ thuật tiến bộ, người ta loại bỏ những tiện nghi hiện tại của chúng ta như:
Bàn tay năm ngón làm phiền bàn tay
May còn tâm sự cùng em(Ý tôi muốn nói, nếu muốn tìm hiểu một giai đoạn sinh hoạt nào đó, của nhân loại hôm nay, họ sẽ phải căn cứ vào chí ít, cũng 2 câu thơ trên của Nguyễn).
Dẫu cho cháy card, mòn sim cũng là
(Trích “ May còn tâm sự cùng em”)
Trời mang mang, đất mang mangNgôn ngữ nói trong hai câu thơ này của Nguyễn là “quá trời”. Nhưng khi nó đi ngay sau hai chữ “văn lang”, với tôi là một phối hợp tuyệt vời giữa ngôn ngữ đường phố với hoài niệm lịch sử xốn xang! Nó cũng là một thứ hoài cổ! Nhưng đó là một “hoài cổ” mới... Hoài cổ của riêng Nguyễn Lãm Thắng. Tôi xin phép được nhấn mạnh. Như thế. (…) Tuy nhiên, cũng như khá nhiều người làm thơ trẻ hôm nay, trong lục bát của Nguyễn, có quá nhiều từ Hán-Việt!
Một đêm nằm nhớ văn lang quá trời
“Kiếp người mọc một cánh chimHoặc:
Vờn trong bão tố, lướt miền trầm kha”
(Trích “Cuối”)
“Úa vàng vọt, giấc chiêm baoTôi không biết có phải những nhà thơ trẻ của chúng ta, muốn chứng tỏ sự giầu có, phong phú của họ về phương diện từ ngữ do… đọc nhiều? Hay vì một lý do nào khác?
Giở trang tục luỵ, bước vào nhân gian
“Bể dâu thấm đá hồng hoang
Nỗi đau tiền kiếp mờ loang dấu đời”
(Trích “Máu đỏ bên trời”)
(…)