Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú
Thời kỳ: Nguyễn
2 bài trả lời: 2 bản dịch

Một số bài cùng tác giả

Một số bài cùng nguồn tham khảo

Đăng bởi Bùi Thuỵ Đào Nguyên vào 13/11/2009 07:17, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 17/11/2009 18:51

Thiệp thế ngâm

Thâm sơn hữu hổ lang,
Đại đàm hữu kình ngạc.
Thế thượng hữu qua mâu,
Thử nhân hà xứ thác?
Náo lý khổ đa dăng,
Tĩnh lý khổ đa văn.
Như hà lưỡng tiểu trùng
Thiên khán khiết nhân thân?

 

Dịch nghĩa

Núi sâu có hổ lang,
Đầm lớn có kình ngạc.
Ở trên đời có giáo mác,
Thân này biết tựa vào chốn nào?
Nơi nhộn, khổ nhiều ruồi,
Nơi tĩnh, khổ nhiều muỗi.
Vì sao hai con trùng nhỏ ấy,
Chỉ tìm cắn người mãi?


Bài thơ này phơi bày được phấn nào cái không khí ngột ngạt của một xã hội, mà ở đó người dân lành như đã bị giam cầm hoàn toàn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Đình Liên

Núi sâu có hổ lang
Đầm lớn có kình ngạc
Trên đời có mâu thương
Thân này gửi đâu được?
Nơi nhộn khổ nhiều ruồi
Nơi tĩnh khổ nhiều muỗi
Hai con trùng nhỏ nhoi
Sao cắn thân người mãi?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Núi sâu có bọn hổ lang,
Đầm to kình ngạc cũng hàng hại dân.
Trên đời có giáo gươm trần,
Chốn nào mình biết tựa thân an đời?
Nhộn nơi, khổ có nhiều ruồi,
Nơi yên, nhiều muỗi khổ người đâu thua.
Sao hai trùng nhỏ theo hùa,
Chỉ tìm cắn mãi chẳng chừa người ta?

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời