Vợ chồng Mộng Tuyết - Đông Hồ
☆☆☆☆☆ 64.50
Nước:
Việt Nam (
Hiện đại)
31 bài thơ,
13 bài dịch
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Nữ sĩ Mộng Tuyết (9/1/1914 - 1/7/2007) tên thật Thái Thị Úc, sinh tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), mất tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của bà gồm có Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất tiểu muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm Hà Tiên tứ tuyệt gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Năm 12 tuổi, Mộng Tuyết bắt đầu tập làm văn ở Trí Đức học xá của thi sĩ Đông Hồ. Các sáng tác trong thời kỳ này, sau được tập hợp với nhan đề Bông hoa đua nở đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930. Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của Tự lực văn đoàn với thi phẩm Phấn hương rừng, và bắt đầu nổi tiếng từ đó. Năm 1943, bà cùng với Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương xuất bản tập thơ Hương xuân. Đây là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở Việt Nam. Những năm 50, bà cùng chồng là thi sĩ Đông Hồ lên Sài Gòn mở nhà sách, nhà xuất bản Bốn Phương, Yiễm Yiễm thư trang. Tháng 3-1969, chồng mất, bà lui về sống ẩn dật tại quận Tân Bình. Sau năm 1995, bà lui về sống đến hết đời tại Nhà lưu niệm thi sĩ Đông Hồ ở tại thị xã Hà Tiên.
Tác phẩm:
- Phấn hương rừng (1939, được tặng giải “Khen tặng” của Tự Lực văn đoàn)
- Đường vào Hà Tiên (tuỳ bút, 1960)
- Nàng Ái Cơ trong chậu úp (tiểu thuyết lịch sử, 1961)
- Truyện cổ Đông Tây (1969)
- Dưới mái trăng non (thơ, 1969)
- Núi mộng gương hồ (hồi ký ba tập, NXB Trẻ, 1998)
Nữ sĩ Mộng Tuyết (9/1/1914 - 1/7/2007) tên thật Thái Thị Úc, sinh tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), mất tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của bà gồm có Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất tiểu muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm Hà Tiên tứ tuyệt gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Năm 12 tuổi, Mộng Tuyết bắt đầu tập làm văn ở Trí Đức học xá của thi sĩ Đông Hồ. Các sáng tác trong thời kỳ này, sau được tập hợp với nhan đề Bông hoa đua nở đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930. Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của Tự lực văn đoàn với thi phẩm Phấn hương rừng, và bắt đầu nổi tiếng từ đó. Năm 1943, bà cùng với Anh…
Thơ dịch tác giả khác