Thơ » Trung Quốc » Thanh » Lương Khải Siêu
Đăng bởi Vanachi vào 13/02/2007 09:38
境者,心造也。一切物境皆虛幻,惟心所造之境為真實。同一月夜也,瓊筵羽觴,清歌妙舞,繡簾半開,素手相攜,則有餘樂;勞人思婦,對影獨坐,促織鳴壁,楓葉繞船,則有餘悲。同一風雨也,三兩知己,圍爐茅屋,談古道今,飲酒擊劍,則有餘興;獨客遠行,馬頭郎當,峭寒侵肌,流潦妨轂,則有餘悶。“月上柳梢頭,人約黃昏后”,與“杜宇聲聲不忍聞,欲黃昏,雨打梨花深閉門”,同一黃昏也,而一為歡憨,一為愁慘,其境絕異。“桃花流水杳然去,別有天地非人間”,與“人面不知何處去,桃花依舊笑春風”,同一桃花也,而一為清淨,一為愛戀,其境絕異。“舳艫千里,旌旗蔽空,釃酒臨江,橫槊賦詩”,與“潯陽江頭夜送客,楓葉荻花秋瑟瑟。主人下馬客在船,舉酒欲飲無管弦”,同一江也,同一舟也,同一酒也,而一為雄壯,一為冷落,其境絕異。然則天下豈有物境哉?但有心境而已!戴綠眼鏡者,所見物一切皆綠;戴黃眼鏡者,所見物一切皆黃;口含黃連者,所食物一切皆苦;口含蜜飴者,所食物一切皆甜。一切物果綠耶?果黃耶?果苦耶?果甜耶?一切物非綠、非黃、非苦、非甜,一切物亦綠、亦黃、亦苦、亦甜,一切物即綠、即黃、即苦、即甜。然則綠也、黃也、苦也、甜也,其分別不在物而在我,故曰:“三界惟心”。
有二僧因風颺剎幡,相與對論。一僧曰:“風動”,一僧曰:“幡動”,往復辨難無所決。六祖大師曰:“非風動,非幡動,仁者心自動。”任公曰:三界惟心之真理,此一語道破矣。
天地間之物一而萬、萬而一者也。山自山,川自川,春自春,秋自秋,風自風,月自月,花自花,鳥自鳥,萬古不變,無地不同。然有百人於此,同受此山、此川、此春、此秋、此風、此月、此花、此鳥之感触,而其心境所現者百焉;千人同受此感触,而其心境所現者千焉;億萬人乃至無量數人同受此感触,而其心境所現者億萬焉,乃至無量數焉。然則欲言物境之果為何狀,將誰氏之從乎?仁者見之謂之仁,智者見之謂之智,憂者見之謂之憂,樂者見之謂之樂。吾之所見者,即吾所受之境之真實相也。故曰:惟心所造之境為真實。然則欲講養心之學者,可以知所從事矣。三家村學究,得一第,則驚喜失度,自世胄子弟視之何有焉?乞兒獲百金於路,則挾持以驕人,自豪富家視之何有焉?飛彈掠面而過,常人變色,自百戰老將視之何有焉?“一簞食,一瓢飲,在陋巷,人不堪其憂”,自有道之士視之何有焉?天下之境,無一非可樂、可憂、可驚、可喜者,實無一可樂、可憂、可驚、可喜者。樂之、憂之、驚之、喜之,全在人心,所謂“天下本無事,庸人自擾之”。境則一也,而我忽然而樂,忽然而憂,無端而驚,無端而喜,果胡為者?如蠅見紙窗而競鎖,如貓捕樹影而跳擲,如犬聞風聲而狂吠,擾擾焉送一生於驚喜憂樂之中,果胡為者?若是者,謂之知有物而不知有我;知有物而不知有我,謂之我為物役,亦名曰:“心中之奴隸”。
是以豪傑之士,無大驚,無大喜,無大苦,無大樂,無大憂,無大懼。其所以能如此者,豈有他術哉?亦明“三界唯心”之真理而已,除心中之奴隸而已。苟知此義,則人人皆可以為豪傑。
Cảnh giả, tâm tạo giã. Nhất thiết vật cảnh giai hư huyễn, duy tâm sở tạo chi cảnh vi chân thực. Đồng nhất nguyệt dạ giã, quỳnh diên vũ trường, thanh ca diệu vũ, tú liêm bán khai, tố thủ tương huề, tắc hữu dư lạc; lao nhân tư phụ, đối ảnh độc toạ, xúc chức minh bích, phong diệp nhiễu thuyền, tắc hữu dư bi. Đồng nhất phong vũ giã, tam lưỡng tri kỷ, vi lư mao ốc, đàm cổ đạo kim, ẩm tửu kích kiếm, tắc hữu dư hứng; độc khách viễn hành, mã đầu lang đang, tiễu hàn xâm cơ, lưu liêu phương cốc, tắc hữu dư muộn. “Nguyệt thượng liễu tiêu đầu, nhân ước hoàng hôn hậu”, dữ “Đỗ vũ thanh thanh bất nhẫn văn, dục hoàng hôn, vũ đả lê hoa thâm bế môn”, đồng nhất hoàng hôn giã, nhi nhất vi hoan hám, nhất vi sầu thảm, kỳ cảnh tuyệt dị. “Đào hoa lưu thuỷ yểu nhiên khứ, biệt hữu thiên địa phi nhân gian”, dữ “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu xuân phong”, đồng nhất đào hoa giã, nhi nhất vi thanh tịnh, nhất vi ái luyến, kỳ cảnh tuyệt dị. “Trục lô thiên lý, tinh kỳ tế không, si tửu lâm giang, hoành sóc phú thi”, dữ “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, phong diệp địch hoa thu sắt sắt. Chủ nhân hạ mã khách tại thuyền, cử tửu dục ẩm vô quản huyền”, đồng nhất giang giã, đồng nhất chu giã, đồng nhất tửu giã, nhi nhất vi hùng tráng, nhất vi lãnh lạc, kỳ cảnh tuyệt dị. Nhiên tắc thiên hạ khởi hữu vật cảnh tai? Đãn hữu tâm cảnh nhi dĩ! Đới lục nhãn kính giả, sở kiến vật nhất thiết giai lục; đới hoàng nhãn kính giả, sở kiến vật nhất thiết giai hoàng; khẩu hàm hoàng liên giả, sở thực vật nhất thiết giai khổ; khẩu hàm mật di giả, sở thực vật nhất thiết giai điềm. Nhất thiết vật quả lục da? Quả hoàng da? Quả khổ da? Quả điềm da? Nhất thiết vật phi lục, phi hoàng, phi khổ, phi điềm, nhất thiết vật diệc lục, diệc hoàng, diệc khổ, diệc điềm, nhất thiết vật tức lục, tức hoàng, tức khổ, tức điềm. Nhiên tắc lục giã, hoàng giã, khổ giã, điềm giã, kỳ phân biệt bất tại vật nhi tại ngã, cố viết: “tam giới duy tâm”.
Hữu nhị tăng nhân phong dương sát phiên, tương dữ đối luận. Nhất tăng viết: “phong động”, nhất tăng viết: “phiên động”, vãng phục biện nạn vô sở quyết. Lục tổ đại sư viết: “phi phong động, phi phiên động, nhân giả tâm tự động”. Nhiệm công viết: tam giới duy tâm chi chân lý, thử nhất ngữ đạo phá hĩ.
Thiên địa gian chi vật nhất nhi vạn, vạn nhi nhất giả giã. Sơn tự sơn, xuyên tự xuyên, xuân tự xuân, thu tự thu, phong tự phong, nguyệt tự nguyệt, hoa tự hoa, điểu tự điểu, vạn cổ bất biến, vô địa bất đồng. Nhiên hữu bách nhân ư thử, đồng thụ thử sơn, thử xuyên, thử xuân, thử thu, thử phong, thử nguyệt, thử hoa, thử điểu chi cảm xúc, nhi kỳ tâm cảnh sở hiện giả bách yên; thiên nhân đồng thụ thử cảm xúc, nhi kỳ tâm cảnh sở hiện giả thiên yên; ức vạn nhân nãi chí vô lượng số nhân đồng thụ thử cảm xúc, nhi kỳ tâm cảnh sở hiện giả ức vạn yên, nãi chí vô lượng số yên. Nhiên tắc dục ngôn vật cảnh chi quả vi hà trạng, tương thuỳ thị chi tòng hồ? Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí, ưu giả kiến chi vị chi ưu, lạc giả kiến chi vị chi lạc. Ngô chi sở kiến giả, tức ngô sở thụ chi cảnh chi chân thực tương giã. Cố viết: duy tâm sở tạo chi cảnh vi chân thực. Nhiên tắc dục giảng dưỡng tâm chi học giả, khả dĩ tri sở tòng sự hĩ. Tam gia thôn học cứu, đắc nhất đệ, tắc kinh hỉ thất độ, tự thế trụ tử đệ thị chi hà hữu yên? Khất nhi hoạch bách kim ư lộ, tắc hiệp trì dĩ kiêu nhân, tự hào phú gia thị chi hà hữu yên? Phi đạn lược diện nhi quá, thường nhân biến sắc, tự bách chiến lão tướng thị chi hà hữu yên? “Nhất đan thực, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu”, tự hữu đạo chi sĩ thị chi hà hữu yên? Thiên hạ chi cảnh, vô nhất phi khả lạc, khả ưu, khả kinh, khả hỉ giả, thực vô nhất khả lạc, khả ưu, khả kinh, khả hỉ giả. Lạc chi, ưu chi, kinh chi, hỉ chi, toàn tại nhân tâm, sở vị “Thiên hạ bản vô sự, dung nhân tự nhiễu chi”. Cảnh tắc nhất giã, nhi ngã hốt nhiên nhi lạc, hốt nhiên nhi ưu, vô đoan nhi kinh, vô đoan nhi hỉ, quả hồ vi giả? Như dăng kiến chỉ song nhi cạnh toả, như miêu bộ thụ ảnh nhi khiêu trịch, như khuyển văn phong thanh nhi cuồng phệ, nhiễu nhiễu yên tống nhất sinh ư kinh hỉ ưu lạc chi trung, quả hồ vi giả? Nhược thị giả, vị chi tri hữu vật nhi bất tri hữu ngã; tri hữu vật nhi bất tri hữu ngã, vị chi ngã vi vật dịch, diệc danh viết: “tâm trung chi nô lệ”.
Thị dĩ hào kiệt chi sĩ, vô đại kinh, vô đại hỉ, vô đại khổ, vô đại lạc, vô đại ưu, vô đại cụ. Kỳ sở dĩ năng như thử giả, khởi hữu tha thuật tai? Diệc minh “tam giới duy tâm” chi chân lý nhi dĩ, trừ tâm trung chi nô lệ nhi dĩ. Cẩu tri thử nghĩa, tắc nhân nhân giai khả dĩ vi hào kiệt.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 13/02/2007 09:38
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 13/02/2007 09:40
Cảnh là do cái tâm tạo ra. Hết thảy vật cảnh đều là hư ảo, chỉ có cái cảnh do tâm tạo ra là chân thực. Cùng một đêm trăng, nếu có tiệc quỳnh chén vũ, giọng ca trong trẻo, điệu múa khéo lạ, rèm thêu hé mở, tay trắng dắt nhau, thì niềm vui có thừa; nếu là kẻ làm ăn khó nhọc, người đàn bà ưu tư, ngồi một mình trước bóng, tiếng dế kêu vang vách, lá phong rụng quanh thuyền, thì nỗi đau thương có thừa; cùng trong một cơn gió, nếu là vài ba người tri kỷ, bên lò vây, trong nhà cỏ, bàn chuyện xưa nay, cô độc đi xa, lếch thếch nơi đầu ngựa, hơi núi lạnh thấm da, rạch nước chảy hư trục xe, thì mối buồn có thừa. "Trăng lên đầu cành liễu, người hẹn sau hoàng hôn", và "Không nỡ nghe tiếng cuốc kêu rời rạc. Trời sắp hoàng hôn. Mưa đập hoa lê, đóng kín cửa", cùng là hoàng hôn, mà một đằng thì vui vẻ, một đằng thì thảm sầu, cảnh khác xa nhau. "Nước chảy, đào trôi ra viễn xứ; đất trời riêng biệt, khác nhân gian", và "Mặt ai nay ở đâu rồi, hoa đào năm ngoái vẫn cười gió xuân", cùng là hoa đào, mà một đằng thì thanh tĩnh, một đằng thì luyến ái, cảnh khác xa nhau. "Tàu bè muôn dặm, cờ tán rợp trời; rót chén rượu đứng trên mặt sông, cầm ngang ngọn giáo ngâm câu thơ" và "Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu. Người xuống ngựa, khách dừng chèo. Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti", cùng là sông, cùng là thuyền, cùng là rượu, mà một đằng thì hùng tráng, một đằng thì tiêu điều, cảnh khác xa nhau. Thế thì trong thiên hạ há có vật cảnh sao? Chỉ có tâm cảnh mà thôi. Đeo kính màu lục, thì những vật trông thấy đều màu lục; đeo kính màu vàng, thì những vật trông thấy đều màu vàng; miệng ngậm hoàng liên, thì những thức ăn đều đắng; miệng ngậm mật kẹo, thì những thức ăn đều ngọt: mọi vật thực ra đều lục sao, vàng sao, đắng sao, ngọt sao? Mọi vật không phải lục, không phải vàng, không phải đắng, không phải ngọt; mọi vật thì lục, thì vàng, thì đắng, thì ngọt; mọi vật đúng lục, đúng vàng, đúng đắng, đúng ngọt. Thế thì lục, vàng, đắng, ngọt khác nhau không tại vật mà tại ta, cho nên nói rằng: "Ba cõi chỉ là tâm".
Có hai vị tăng nhân gió thổi bay tung là cờ của nhà chùa, cùng nhau bàn luận. Một vị nói rằng gió động, một vị nói rằng cờ động; phân biệt, gạn hỏi quẩn quanh, không quyết định nổi. Lục tổ đại sư nói rằng: "Không phải là gió động, không phải là cờ động, lòng người nhân tự động". Nhiệm công này cho rằng: một câu nói đó có thể tỏ rõ được cái chân lý "tam giới duy tâm".
Những vật trong khoảng trời đất, một mà là vạn, vạn mà là một. Núi là núi, sông là sông, xuân là xuân, thu là thu, gió là gió, trăng là trăng, hoa là hoa, chim là chim, muôn đời không đổi, không chỗ nào là không giống nhau. Nhưng có trăm người ở chốn này, cùng nhận cái cảm xúc của núi này, sông này, xuân này, thu này, gió này, trăng này, hoa này, chim này mà tâm cảnh của họ hiện ra trăm vẻ; ngàn người cùng nhận cái cảm xúc ấy, nhưng tâm cảnh của họ hiện ra ngàn vẻ; ức vạn người cho đến vô số người cùng nhận cái cảm xúc ấy, nhưng tâm cảnh của họ hiện ra ức vạn cho đến vô số vẻ. Vậy thì muốn nói vật cảnh thực là trạng thái nào, biết theo ai? Người nhân trông thấy thì bảo là nhân, người trí trông thấy thì bảo là trí, người lo trông thấy thì bảo là lo, người vui trông thấy thì bảo là vui. Cái mà ta trông thấy chính là chân tướng của cái cảnh mà ta nhận được, cho nên nói rằng chỉ có cải cảnh do tâm tạo ra là chân thực. Vậy muốn giảng về cái đạo dưỡng tâm, có thể biết được phải theo đâu mà làm. Người học trò nơi làng xóm tiêu điều có được một căn nhà thì kinh ngạc, mừng vui khôn siết; ở địa vị con em nhà dòng dõi mà trông, thì có gì đáng kể? Đứa ăn mày bắt được trăm tiền ở ngoài đường thì mang đi kiêu căng với người khác; ở vào địa vị nhà giàu có mà trông, thì có gì đáng kể? Đạn lạc bay vút qua mặt, người thường thấy thế thì biến sắc; ở vào địa vị bậc lão tướng đã từng đánh trăm trận mà trông, thì có gì đáng kể? Một giỏ cơm ăn, một bàu nước uống, ở nơi ngõ hẻm, người ta không chịu nổi lo buồn; ở vào địa vị của kẻ sĩ hữu đạo mà trông, thì có gì đáng kể? Những cảnh trong thiên hạ không cảnh nào không đáng vui, đáng lo, đáng sợ, đáng mừng; thực không cảnh nào đáng vui, đáng lo, đáng sợ, đáng mừng; vui, lo, mừng, sợ hoàn toàn là do ở lòng người; nên có câu rằng: "Trong thiên hạ vốn không có sự gì; những người tầm thường tự làm cho rắc rối". Cảnh thì giống nhau, thế mà ta chợt vui, chợt lo, vô cớ mà sợ, vô cớ mà mừng làm chi? Như những con ruồi trông thấy cửa sổ dán giấy đua nhau xuyên thủng, như con mèo bắt bóng cây nhảy nhót, như con chó nghe tiếng gió sủa loạn, đưa cuộc đời vào trong chốn rối bời những sợ, mừng, lo, vui làm chi? Như thế là biết có vật mà không biết có mình. Biết có vật mà không biết có mình, thé gọi là mình bị vật sai khiến, cũng gọi là "nô lệ trong lòng".
Vì thế bậc hào kiệt không có niềm kinh lớn, không có nỗi mừng lớn, không có nỗi khổ lớn, không có niềm vui lớn, không có mối lo lớn. Những bậc đó sở dĩ làm được như thế, há có thuật nào khác đâu? Cũng chỉ là hiểu rõ cái chân lý "tam giới duy tâm" mà thôi, biết trừ diệt tên nô lệ trong lòng mà thôi. Nếu hiểu được ý nghĩa ấy thì ai ai cũng đều có thể là hào kiệt.