Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Kiên Giang » Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962)
Đăng bởi Vanachi vào 18/04/2007 18:52, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 07/07/2021 10:36
Kính tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc ở xóm biển Kiên Giang
Tuổi thơ tóc để gáo dừa
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa “cần ong”
Hai ta cùng học vỡ lòng
Giắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh
Hai nhà chung một mái gianh
Chia vui từng trái ngọt lành có nhau.
Đêm cùng đón ánh trăng cao
Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời
Anh moi đất nặn hình người
Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
Mỗi tuần chợ họp đôi phiên
Anh mang người bán lấy tiền lá rơi
Tiền là giấy bạc em ơi!
Tiền là giấy bạc của người làm ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Bây giờ mỗi buổi chiều êm
Tôi gom lá đốt khói lên ngút trời
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời người họp mình tôi mua gì?
(Riêng tặng các bạn đã dang dở với mối tình đầu...)Bài thơ đã được Lý Dũng Liêm phổ nhạc.
Ngày thơ, hớt tóc “miểng vùa”
Ngày thơ, mẹ bắt đeo “bùa cầu ông”.
Đôi ta cùng học vỡ lòng,
Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh.
Đôi nhà cũng một sắc tranh,
Chia nhau từ một trái chanh, trái đào.
Đêm vàng soi bóng trăng cao,
Ngồi bên bờ giếng đếm sao trên trời.
Anh moi đất nắn “tượng người”,
Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền.
Mỗi ngày chợ họp mười phiên,
Anh đem “người đất” đổi tiền “lá rơi”.
Nào ngờ mai mỉa cho tôi,
Lớn lên em đã bị người ta mua.
Kiếp tôi là kiếp làm thơ,
Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi.
Tiền không là lá em ơi!
Tiền là giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Bây giờ những buổi chiều êm,
Anh gom lá đốt, khói lên tận trời!!!
Người mua đã bị mua rồi,
Chợ lòng họp một mình tôi vui gì!
Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi 101 ngày 31/08/2009 09:27
Có 1 người thích
Kỳ thực, bài thơ "Tiền và lá" của Kiên Giang có dòng đầu tiên:
Ngày thơ, hớt tóc miểng vùa
Miểng vùa là gì? Từ điển phương ngữ Nam Bộ do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP.HCM, 1994; tr. 609) giải thích: “Nửa cái sọ dừa”.
Miểng vùa chứ chẳng phải miểng rùa, nhá!
Gửi bởi 101 ngày 31/08/2009 09:33
Bài thơ "Tiền và lá" được tác giả Kiên Giang đề: "Kính tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc ở xóm biển Kiên Giang".
Chừng ấy mà đã khiến lắm người lầm tưởng bài thơ này của Nguyễn Bính.
Gửi bởi Chèvrefeuille ngày 18/09/2009 06:18
Bài thơ này thực chất là do nhà thơ Kiên Giang sáng tác
Gửi bởi Vanachi ngày 22/09/2009 10:22
xin bạn cung cấp thêm thông tin
Gửi bởi lexuyen80 ngày 12/05/2010 20:43
Bài thơ này thực chất là của nhà thơ Kiên Giang. Ông làm bài thơ này là để tặng cho Nguyễn Bính để nhớ những tháng ngày tá túc ở Kiên Giang. Bài thơ phảng phất hồn quê nên có nhiều người nhầm lẫn cho là thơ Nguyễn Bính.
Gửi bởi lexuyen80 ngày 12/05/2010 20:54
Có 1 người thích
Bài đăng này còn thiếu và sai một vài chỗ.
Sau câu "Em ngồi em bán lấy tiền lá rơi" còn một câu nữa "Tiền không là lá em ơi!", "Hớt tóc miểng dừa" chứ tóc để gáo dừa thì không có nghĩa, "Bùa cầu ong" "Khói lên tận trời" chứ không phải là ngút trời", " Người mua đã bị mua rồi" chứ không phải là "người ta"... Tóm lại là bài này cầu xem lại.
Gửi bởi balucklcm ngày 04/06/2010 00:45
Bài này mình có đọc trên báo Nhân dân Tết những năm 80 của thế Kỷ XX, ghi tác giả là Nguyễn Bính.
Cũng nên sử lại một số từ trong câu không đúng: "Đêm cùng đón ánh trăng cao" nên sửa là " Đêm cùng đón ánh trăng lên"; "Em mamg ngồi bán tấy tiền lá rơi: đúng là "Em mang ra bán lấy tiền lá rơi"; "Tiền là giấy bạc của đời làm la" đúng là:"Tiền là giấy bạc của đời làm ra"
Gửi bởi Vanachi ngày 04/06/2010 06:51
Có 1 người thích
Xin thông cảm, các bạn nói những chỗ sai mong chỉ rõ nguồn tham khảo cụ thể, chứ mình không thể làm chuyện đẽo cày giữa đường, sửa nọ sửa kia mà không biết có chắc chắn đúng hay không được.
Theo như thầy giáo mình dạy ở Đại Học Sư Phạm Hà Nội là thầy Lê Quang Hưng có noi: Bài thơ vẫn còn có hai xu hướng nhằm nêu lên nguồn gốc, xuất xứ của bài thơ. Một là cho rằng của người khác sáng tác, còn một nhận định khác cho rằng của Nguyễn Bính sáng tác. Theo đó thi đại đa số các nhà nghiên cứu đồng ý cho rằng bài thơ la Nguyễn Bính sáng tac. Hơn nữa xu hướng ngược lai chưa thu được các bằng chứng cụ thể chính xác cũng như được sự đồng thuận nhiều của các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy bài thơ vẫn được cho rằng là do tác giả Nguyễn Bính sáng tác! Hơn nữa câu :"Tiền là giấy bạc của đời làm ra" theo như bạn trên đã sủa là đúng. Thầy giáo Lê Quang Hưng đã đọc rất chi tiết bài này. nếu bạn nào có cần thiết phải xác minh thông tin thi liên hệ với mình. Sau đó mình sẽ đưa số của thầy giáo để các bạn có thể làm rõ vấn đề hơn nữa!
Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối